Mọi thứ về nghề thợ xây, đọc rồi hãy đi học

Đăng lúc: , Cập nhật

Thợ xây - đây chính là danh từ chỉ về nghề nghiệp chung, có liên quan đến ngành xây dựng. Tuy nhiên hiểu rõ về công việc của thợ xây, cũng như nơi đào tạo, mức lương cơ bản ra sao… thì có lẽ không phải bất cứ ai cũng biết rõ và muốn được tìm hiểu một cách thật chi tiết. Chính vì vậy trong nội dung được phân tích trong bài viết sau, chúng tôi xin được tư vấn giúp bạn có thêm thông tin trong việc hiểu nghề thợ xây, nhằm có được đầy đủ kiến thức về nghề nghiệp này một cách chuẩn hơn.

Nếu bạn có ý định trở thành một thợ xây thì đây là những thông tin bạn cần biết về các khía cạnh tích cực cũng như hạn chế của nghề này.

Hiểu rõ hơn về thợ xây và ý nghĩa ngành nghề

Nghe nhiều về thợ xây, nhưng hiểu rõ về nghề nghiệp cũng như ý nghĩa của ngành nghề thì chẳng phải ai cũng biết. Chúng ta lần lượt đi phân tích qua nội dung sau.
Nghề xây được quan tâm
Nghề thợ xây được nhiều người quan tâm

Định nghĩa về nghề thợ xây

Thợ xây, thợ nề hay thợ hồ đều là khái niệm chung. Khái niệm này được dùng để chỉ về người làm công việc xây dựng, lắp đặt nhà cửa hoặc những công trình cơ sở hạ tầng. Họ đều là những người thợ học việc ở những công trường. Thế nhưng vẫn có một số bộ phận thợ xây đã được đào tạo một cách bài bản qua trường lớp.

Nghề thợ xây chính là nghề lao động dựa vào chính công sức cũng như chân tay. Họ có thời gian làm việc không cố định, sau khi hoàn thành dự án sẽ nhận lương. Thợ xây cũng được phân thành nhiều cấp bậc như: Thợ cả, thợ nề, thợ sơn, thợ máy… Sự phân chia ngành nghề này còn phụ thuộc vào phần lớn kỹ năng chuyên môn mỗi người thợ. Mỗi người đều làm các công việc riêng biệt nhằm thi công và xây dựng công trình một cách hoàn thiện.

Thợ xây nhà chính là gì?

Đây chính là những người còn được gọi với tên là thợ cả, thợ chính, là thợ xây nghề lâu năm lành nghề. Họ khá giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, tay nghề tốt. Do vậy được nhiều sự tin tưởng từ khách hàng lâu năm. Khi mà có được uy tín thì họ được chủ nhà bàn giao hợp đồng để làm theo mức giá thỏa thuận từ trước. Người này họ sẽ phụ trách tất cả công trình từ khâu thuê nhân công cho đến việc nhập nguyên vật liệu…

Đa số thì thợ xây hay bắt đầu với các công việc lao động phổ thông để học nghề từ các công trường. Khi ấy công việc chính sẽ là xách hồ, xách nước, bê gạch, đào đất, vác cây… Sau đó khi mà học hỏi thêm được nhiều công việc khác như trộn hồ, vữa, phụ quét vôi… Lúc ấy họ lên làm được thợ hồ một cách chính thức. Tùy thuộc vào trình độ cũng như năng lực từng người mà từ thợ phụ có thể lên để làm thợ cả.

Vậy thợ nề là thợ gì?

Cụm từ này đôi khi được dùng một cách thường xuyên như với thợ xây. Vì vẫn còn tùy vào thói quen hoặc là cách gọi của từng địa phương. Nhưng về cơ bản thì thợ nề vẫn chính là thợ xây. Chính xác hơn thì họ sẽ thực hiện các công việc có liên quan đến vữa, gạch hay vôi…

Thợ nề đến thợ khoan đục điện nước
Công việc của thợ xây khá nhiều

Các công việc chính của thợ xây như thế nào?

Công việc chính của thợ xây vô cùng đa dạng, liên quan đến cơ sở hạ tầng cùng với công trình. Vì thợ xây được phân chia thành nhiều các loại thợ, do đó công việc của họ cũng sẽ khác biệt.
Xét theo thứ bậc

Nếu là thợ cả

Công việc chủ đạo của họ chính là đọc bản vẽ kết cấu cũng như bố cục công trình, nội dung của dự án. Kế tiếp họ sẽ phân công thợ phụ hoàn thiện công việc, đảm bảo hợp lý. Họ cũng thực hiện giám sát, kiểm tra hay tham gia vào nhiều công việc mà đòi hỏi trình độ cao. Thợ cả ngoài ra còn chính là người chịu trách nhiệm để báo cáo chất lượng cùng tiến trình… với cấp trên hoặc với chủ nhà.

Nếu là thợ phụ

Thợ phụ họ làm việc dưới sự phân công cũng như chỉ đạo từ thợ cả hay từ chủ nhà thầu. Họ làm nhiều công việc như xách hồ, xách nước cùng những việc như đào đất, trát vôi, trát xi măng tường… Những công việc này đều khá vất vả cũng như đòi hỏi cần nhiều công sức chân tay, lao động.

Xét theo công việc

Ban đầu người thợ hay bắt đầu với các công việc tay chân, lao động phổ thông. Một số công việc chính là: Đào đất, xách hồ, khuân gạch, xách nước… Đa phần họ sẽ phụ giúp công việc cho người thợ chính. Khi đã quen với toàn bộ công việc này thì họ mới có kỹ năng trộn hồ và phụ quét vôi hay phụ đóng trần.

Họ được thợ chính kèm cặp và hướng dẫn từ đó thành thợ phụ. Thường thì thời gian thợ học việc thành thợ phụ trung bình khoảng 6 tháng cho đến 1 năm. Điều này vẫn còn tùy vào thái độ cùng tư duy người học việc. Sau thời gian khi mà người thợ phụ vững tay nghề họ sẽ làm các công việc từ dễ đến khó. Nếu đạt yêu cầu trình độ, kỹ năng thì họ mới được công nhận để trở thành người thợ chính. Lưu ý thợ chính cũng được chia thành nhiều cấp bậc với mức lương thưởng có sự khác biệt nhau.

Về cơ bản thì công việc người thợ xây trải dài từ khâu đào móng cho đến khi hoàn thiện đó là:

Nhiều thứ bậc trong công việc
Tùy vào cấp bậc mà công việc có sự khác nhau

1. Đào móng

Người thợ xây cần biết cách lấy chuẩn xác độ cao của công trình. Cũng như biết cách xác định độ sâu móng, cân móng đảm bảo vuông góc và song song, xác định chính xác vị trí móng. Ngoài ra người thợ xây cũng phải tư vấn để khách hàng chọn được loại sắt phù hợp làm vỉ móng, cổ móng và đà kiềng.

2. Sắt cột và đổ cột

Khi hoàn thành xong phần móng thì cần sắt cột và đổ cột. Theo đó thợ chính cần làm việc cùng thợ sắt, cốp pha chuẩn bị sắt cùng với khuôn trong việc đổ cột bê tông.

3. Công việc khác

Sau khi đã đổ cột bê tông xong thì lúc này có thể xây tường bao và đổ sàn. Một loạt các công việc sau đó cần được thực hiện chính là: Làm cầu thang, lắp đặt cửa, mũ cột, chạy các chỉ tường, quét vôi, tô sơn, tô tường, ốp gạch nền…

Thuận lợi và khó khăn khi làm nghề thợ xây

Thợ xây chính là nghề khá tự do cũng như quen thuộc trong xã hội. Tuy nhiên cũng như nhiều ngành nghề khác, làm thợ xây đều có thuận lợi hoặc là hạn chế nhất định. Chính điều này cũng gây các ảnh hưởng không nhỏ cho quá trình chọn lựa nghề nghiệp.

Thuận lợi nghề thợ xây

Nghề nghiệp này về cơ bản có nhiều thuận lợi nhất định khiến người chọn lựa để làm công việc kiếm sống. Làm thợ xây không đòi hỏi yêu cầu trình độ văn hóa cao. Chủ yếu học việc ở các công trường. Đây chính là một trong số các việc dễ tiếp thu, không có nhiều các yêu cầu phức tạp cho người nhận việc.
Nếu như thợ phụ chịu khó, có tinh thần cầu tiến nâng cao tay nghề cùng trình độ chuyên môn. Vậy thì hoàn toàn có thể lên để trở thành thợ cả. Chính vì vậy mà tính chất công việc ổn định và thu nhập cũng cao hơn.

Thuận lợi và khó khăn
Nghề thợ xây có những thuận lợi và khó khăn

Khó khăn nghề thợ xây

Đa số người làm nghề này cần làm các công việc vất vả và nặng nhọc. Có nhiều trường hợp thì ngành nghề này còn phải tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động cao. Mặt khác môi trường làm việc nếu có nhiều xi măng, cát bụi… cũng gây ảnh hưởng sức khỏe con người.

Vì công việc mang tính chất thất thường làm cho chế độ nghỉ ngơi, ăn uống không đảm bảo. Hầu như thợ xây không thể có lương cứng mà chủ yếu làm việc theo dự án. Nên mức thu nhập vì vậy mà sẽ không thể có được sự ổn định.

Ngoài ra còn có nhiều thợ xây nếu không tìm hiểu kỹ có thể gặp phải chủ thầu không minh bạch, không đúng hạn tiền lương. Có nhiều dự án hoàn thành tuy nhiên thợ xây vẫn chẳng thể được thanh toán lương đúng như kế hoạch. Vậy nên nhiều người rơi vào cảnh lao đao, lận đận, phải tìm nguồn vay nhằm trang trải cho cuộc sống…

Mức thu nhập trung bình của thợ xây như thế nào?

Vì nghề thợ xây được phân thành nhiều vị trí khác nhau. Điều này khiến cho mức lương của những người thợ cũng có sự khác biệt. Còn tùy thuộc vào vị trí, công việc người thợ đảm nhiệm mà mức lương có sự khác biệt. Nhìn chung thì mức lương thợ chính dao động khoảng 400.000 đến 600.000 đồng mỗi ngày. Với thợ phụ thì mức lương sẽ dao động từ 300.000 đồng (tại thời điểm khi Công Cụ Tốt khảo sát để viết bài viết này là cuối năm 2022 đầu năm 2023). Mức thu nhập người thợ xây được trả theo ngày hay được trả theo tuần vì còn tùy thuộc vào từng dự án.

Thợ xây là nghề nhọc nhằn
Nghề thợ xây khá nhọc nhằn

Tâm sự nghề thợ xây

Chúng ta đều biết khí hậu nước ta hầu như đều trải qua hai mùa nắng nóng đỉnh điểm hoặc mùa mưa ngập lụt. Đa phần mọi người đều tận dụng cách tránh trú và hạn chế ra đường nhằm bảo vệ bản thân. Tuy nhiên chính vì cuộc sống mưu sinh mà nhiều người phải “phơi” mình trước cái nắng khắc nghiệt của tiết trời. Và nghề thợ xây chính là một trong số đó. Vì với đặc thù công việc chủ yếu hoạt động ngoài trời, chủ yếu dựa vào yếu tố thời tiết.

Ngoài ra nếu không trang bị đủ vật dụng mũ nón… thì cái nắng còn làm cháy da cháy thịt. Không khó để nhận ra hình ảnh những đôi bàn tay chai sạn hay những bộ quần áo lấm lem và cả giọt mồ hôi nhễ nhại. Đây được xem là hình ảnh đặc trưng của người thợ xây trong thời điểm tiết trời nắng nóng. Vì công việc vất vả, lao động tay chân quanh năm do vậy không phải bất cứ ai cũng có thể theo nghề được.

Một số người còn tâm sự nhiều lúc mệt mỏi không muốn đi làm. Thế nhưng vì cuộc sống, vì miếng cơm manh áo nên đành phải đi làm với thu nhập bình quân dao động 300.000 đồng. Sẽ giúp trang trải được phần nào nguồn chi phí cho gia đình.

Để có thể giảm bớt áp lực do thời tiết thì nhiều nơi cũng làm việc thời tiết linh động. Ví dụ như buổi sáng làm việc khoảng 6 giờ đến 10 giờ còn buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ. Mỗi ca làm việc trung bình sẽ có khoảng 15 phút giải lao.

Hầu hết người làm thợ xây đều có xuất phát điểm khá khó khăn. Hay có thể bản thân không được học hành hay ở trung tuần tuổi nên khó tìm được công việc đảm bảo nhất. Họ chỉ mong rằng bản thân có nhiều sức khỏe và có nhiều việc để làm lo cho gia đình. Vì với mức thu nhập trung bình vậy thì người lao động phần nào cũng lo được cuộc sống gia đình.

Để tránh nắng cho thợ thì chủ thầu cũng có một số biện pháp tránh nắng như: Dùng lưới che chắn, căng phông bạt… Nhưng tất cả đều chỉ hạn chế được một phần mà thôi…

Học nghề thợ xây
Học nghề thợ xây được nhiều người quan tâm

Học nghề thợ xây ở đâu bây giờ?

Nếu yêu thích nghề xây dựng, muốn trở thành một người thợ chuyên nghiệp. Thì người lao động có thể tìm đến các trung tâm dạy nghề đăng ký các khóa huấn luyện, đào tạo. Nhằm có được những kiến thức căn bản trong quá trình làm việc.
Mặt khác cũng cần phải thường xuyên trong việc rèn luyện kỹ năng bên ngoài thực tế. Cũng như theo sát các công trình và học hỏi kinh nghiệm từ chính người đi trước để hoàn thiện kỹ năng cho bản thân mình. Mục tiêu của các khóa học chính là trang bị giúp người lao động có các kiến thức, chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra còn giúp cho học viên nâng cao cơ hội việc làm, cải thiện mức thu nhập cùng điều kiện sống. Bên cạnh đó còn:
  • Trang bị giúp học viên có được kiến thức cơ bản liên quan kỹ thuật xây dựng. Đồng thời có cách tính toán liên quan cấp phối vữa xây và vữa bê tông.
  • Đọc hiểu rõ về bản vẽ xây dựng cũng như tiên lượng, lập dự án xây dựng các hạng mục công trình xây dựng dân dụng cùng công nghiệp.
  • Thực hiện một số những công việc như tô, trát, đổ bê tông, trộn bê tông, định vị ngôi nhà. Học cách để gia công ghép cốp pha, đà giáo, ván khuôn, cột chống. Thực hiện gia công các thanh thép, bố trí thép dựa theo yêu cầu bản vẽ.
  • Thực hiện thi công những hạng mục công trình xây dựng, dân dụng cùng công nghiệp….
Hình tượng người thợ xây trong thi ca
Có nhiều bài thơ, bài ca viết về nghề thợ xây

Hình ảnh chú thợ xây trong thơ ca

Có rất nhiều các bài thơ viết về hình ảnh thợ xây, nói về công việc mà họ mang lại cho cộng đồng, đất nước…

“Em làm chú thợ
Xây những ngôi nhà
Cho bà, cho mẹ
Cho chị, cho cha.
Nhà xây đẹp ghê
Tay cầm dao gạch
Tay nhanh thoăn thoắt
Như bác thợ nề.
Em làm chú thợ
Xây nhà vui ghê.”

Hay bài NGHỀ THỢ XÂY

“Sinh ra em vốn dân quê
Lớn lên em quyết theo nghề thợ xây
Đồ nghề bàn trát thước, dây
Thêm một quả dọi, cái bay đi kèm.
Nghề này hót nhất quê em
Không cần bằng cấp mà quen nhiều nhà
Người trẻ cho tới người già
Nếu cần cứ gọi em là vô tư.
Giá cả em siết từ từ
Sơ sài giá thấp, đẹp lừ giá cao
Từ chuồng lợn tới tường bao
Xây móng, đổ trụ, tiền vào ok.
Bao năm gắn bó với nghề
Làm ăn lương thiện ai chê được mình
Công việc khó nhọc mà vinh
Chỉ cần một chút nhiệt tình mà thôi.
Nhanh lên các bạn trẻ ơi
Nếu còn thất nghiệp, học tôi theo nghề
Thoát được cái cảnh đồng quê
Lại có thu nhập đề huề công khai”…

Bài viết trên đây chúng ta đã lần lượt tìm hiểu về toàn bộ thông tin liên quan đến nghề thợ xây. Mong rằng các thông tin này từ Công Cụ Tốt hoàn toàn hữu ích. Bạn có thể tìm hiểu thêm để quyết định có nên theo ngành nghề này không nhé!

 
gọi Miễn Phí