Những kỹ năng cần có để làm thủ công tại nhà - Phần 1

Đăng lúc: , Cập nhật

Để trở thành một thợ thủ công tại nhà bạn cần có rất nhiều kỹ năng để tạo nên đa dạng các loại sản phẩm. Dưới đây là những kỹ năng cần có để làm thủ công tại nhà (Phần 1: Nghệ thuật tạo hình)

Nghệ thuật tạo hình - Những kỹ năng cần có để làm thủ công tại nhà.

Phần 1 - Chủ đề về Nghệ thuật tạo hình.

Nghệ thuật tạo hình là từ dùng để chỉ các loại hình nghệ thuật tạo nên những hình tượng mang tính tạo hình trực tiếp bằng hệ thống ngôn ngữ tạo hình. Tác phẩm tạo hình mang tác động trực tiếp vào thị giác của người thưởng thức bằng hình khối, màu sắc, bố cục… So với các loại hình nghệ thuật khác ta sẽ thấy rõ đặc điểm của nghệ thuật tạo hình. Nghệ thuật tạo hình là một trong những loại hình nghệ thuật ra đời sớm nhất của loài người, nó bao gồm nhiều ngành có cùng chung một phương tiện biểu đạt, tạo nên các mối quan hệ không gian và tác động đến người xem bằng cảm hứng thị giác. Vì vậy nghệ thuật tạo hình còn được gọi là nghệ thuật thị giác hay mỹ thuật. Dưới đây là một số kỹ năng cần có thuộc chủ đề Nghệ thuật tạo hình:

1.Ceramics (Nghệ thuật làm gốm sành)

Ceramics là gì?

Đồ gốm sành.
Đồ gốm sành.

Ceramics hay còn được gọi là nghệ thuật làm gốm sành.

Danh pháp Kết hợp (CN, Combined Nomenclature) của Cộng đồng châu Âu, một tiêu chuẩn công nghiệp của châu Âu đã phát biểu rằng:

“Stoneware, which, though dense, impermeable and hard enough to resist scratching by a steel point, differs from porcelain because it is more opaque, and normally only partially vitrified. It may be vitreous or semi-vitreous. It is usually coloured gray or brownish because of impurities in the clay used for its manufacture, and is normally glazed.”

Bản dịch:

“Đồ sành là những vật phẩm chắc sít, không thấm và cứng đủ để chống lại cào xước do mũi thép, nhưng khác với đồ sứ ở chỗ nó mờ đục hơn, và thông thường chỉ thủy tinh hóa một phần. Nó có thể là thủy tinh hóa hoặc nửa thủy tinh hóa. Thông thường nó có màu xám hoặc ánh nâu do các tạp chất trong đất sét sử dụng để sản xuất nó, và thông thường được tráng men.”

Đồ sành, gốm sành hay đơn giản chỉ là sành là một thuật ngữ khá rộng để chỉ một lớp đồ gốm hay các vật phẩm khác bằng gốm được nung ở nhiệt độ tương đối cao. Một định nghĩa hiện đại mang tính kỹ thuật coi đồ sành là gốm thủy tinh hóa hoặc nửa thủy tinh hóa chủ yếu làm từ đất sét sành hoặc đất sét lửa không chịu lửa. Cho dù có thủy tinh hóa hay không thì chúng là vật liệu không xốp (không cho chất lỏng thấm qua); và chúng có thể được tráng men hoặc không. Theo dòng lịch sử, trong phạm vi rộng khắp thế giới thì đồ sành ra đời sau đồ đất nung và trước đồ sứ, và thường được sử dụng làm những đồ vật chất lượng cao hoặc đồ đựng thiết thực thông thường.

Khi mới bắt đầu tạo ra đồ gốm, có một loại vật liệu thuộc đồ gốm nhưng tên gọi của nó là sành dùng để tạo nên chậu, bình hoặc lọ hoặc tượng nhỏ làm từ đất sét. Sành hoặc trộn với các vật liệu khác như silica, được làm cứng lên và thiêu trong lửa. Sau đó, đồ gốm sành được tráng men và nung để tạo ra các bề mặt mịn, có màu, giảm độ xốp thông qua việc sử dụng các lớp phủ gốm thủy tinh, vô định hình trên bề mặt gốm tinh thể. 

Các sản phẩm bằng sành có nhiệt độ nung thấp hơn so với sứ, nhiệt độ nung trung bình vào khoảng 800ºC đến 1000ºC. Tùy vào đặc điểm tạo nên sản phẩm bằng sành như xương đất hoặc lò nung mà đồ sành có thể được nung đến khoảng 1250ºC. Vì vậy mà các sản phẩm bằng sành sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu đất sét đầu vào. Nếu sử dụng đất sét trắng thì sản phẩm sẽ là sành trắng và sành xốp. Còn nếu sử dụng nguyên liệu đất sét thường thì sản phẩm sẽ cho ra loại đồ sành màu nâu đất. Tóm lại, nguyên liệu làm lên đồ sành sứ rất quan trọng, đất sét có tốt thì sẽ cho ra sản phẩm có chất lượng cực tốt.

Làm gốm sành là làm gì? 

Những người thợ gốm sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau trong công việc của họ. Để tạo một đối tượng, họ có thể:

1.Lựa chọn nguyên liệu, xử lý đất.

Lựa chọn đất và xử lý đất.
Lựa chọn đất và xử lý đất.

Đây là bước quan trọng để làm ra một sản phẩm gốm chất lượng. Nguyên liệu chính được sử dụng là đất sét. Đầu tiên, phải lựa chọn loại đất sét tốt, sau đó đất sẽ được đi tinh luyện để loại bỏ các tạp chất. Lúc này, đất sẽ đạt được độ mịn, dẻo.

Các nghệ nhân làm đồ sành sứ có thể ném hoặc nặn đất sét đã làm mềm trong khi xoay nó trên một bàn xoay. Đây là phương pháp làm bình truyền thống bao gồm cốc và bát.

2. Tạo form, hình dạng cơ bản của đối tượng.

Tạo hình chiếc bình nhỏ
Tạo hình chiếc bình nhỏ

2.1.Tạo các sản phẩm phẳng như tấm bằng cách sử dụng một quy trình gọi là jiggering.

Nó có thể được thực hiện bằng tay, nhưng thường được tự động hóa một phần hoặc hoàn toàn. Một miếng đất sét phẳng được đặt trên một khuôn quay và một mặt cắt hoặc hoa văn kim loại được đẩy xuống để ép đất sét thành hình dạng yêu cầu.

2.2.Tạo các vật rỗng chẳng hạn như cốc, bằng tay hoặc bằng máy bằng quy trình gọi là jolleying

3.Khắc tỉa hoa văn, họa tiết thủ công  

Khắc, tỉa hoa văn.
Khắc, tỉa hoa văn.

Sau khi đã có hình dạng của vật thể, tiếp đến sử dụng một số phương pháp để tạo ra các mặt hàng từ đồ ăn và đồ gia dụng đến các đồ vật điêu khắc và trang trí cho vật thể trở nên xinh đẹp và trở nên bắt mắt. Sau đó sẽ đem vật thể đi tráng qua một lớp men gốm.

4.Tạo màu hoa văn tỉ mỉ

Tạo màu hoa văn tỉ mỉ
Tạo màu hoa văn tỉ mỉ

Hoàn thiện một sản phẩm bằng cách tiện và tạo hình trên máy tiện, sử dụng các công cụ cầm tay, quy trình bán tự động hoặc tự động và tạo màu cơ bản cho vật thể. Rồi phơi cho màu trên vật thể khô trong nhiều giờ đồng hồ.

5.Nung sản phẩm

Lò nung gốm sành
Lò nung gốm sành

Nhiệt độ nung tối đa có thể dao động đáng kể, từ 1.100°C (2.010°F) tới 1.300°C (2.370°F), phụ thuộc vào hàm lượng trợ chảy. Thông thường, nhiệt độ nằm trong khoảng 1.180–1.280°C (2.160–2.340°F). Để sản xuất thành phẩm tráng men nung chất lượng tốt hơn người ta có thể sử dụng kỹ thuật nung hai lửa. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với các công thức phối trộn bao gồm các loại đất sét cao cacbon. Đối với các loại đất sét này, nhiệt độ nung mộc là khoảng 900°C (1.650°F), và nung tráng men (nung để tạo ra một lớp men che phủ bề mặt đồ sành) là 1.180–1.280°C (2.160–2.340°F).

Sau đó để nguội lò nung và cho ra lò sản phẩm sành.

Gốm sành được sử dụng khi nào?

Ứng dụng của đồ sành
Ứng dụng của đồ sành: chum sành.

Đồ sành là đồ gốm được nung trong lò nung ở nhiệt độ tương đối cao, cứng hơn và không thấm đối với chất lỏng. Đồ sành rất cứng và hữu dụng, và phần lớn luôn luôn mang tính thực dụng dành cho nhà bếp hoặc để làm đồ đựng hơn là đồ đặt trên bàn. Nhiều loại hình đồ sành thực dụng cũng đã được đánh giá cao như một dạng đồ mỹ nghệ.

Nhờ các đặc tính đã nêu ở trên nên sành được ứng dụng chủ yếu làm đồ đựng hoặc thủ công mỹ nghệ như: bộ đồ ăn, bình hoa, chum đựng nước, bình rượu,... các sản phẩm được làm từ gốm sành có độ bền cao và không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Ngoài ra nhờ tính chất cách điện nên sành còn được ứng dụng nhiều trong công nghệ năng lượng.

Trong gốm công nghiệp, 5 thể loại đồ sành cơ bản được đề xuất:

+Đồ sành truyền thống: Những vật phẩm chắc sít và không đắt tiền. Chúng mờ đục, có thể có màu bất kỳ với các vết vỡ dạng vỏ sò hoặc đá. Theo truyền thống được làm từ đất sét dẻo, hạt mịn thứ sinh, có thể được dùng để tạo hình những vật phẩm rất lớn.

+Đồ sành tinh xảo: Được làm từ việc phối trộn và pha chế những vật liệu chọn lọc kỹ hơn. Nó được sử dụng để sản xuất những vật phẩm nhà bếp và đồ mỹ nghệ/mỹ thuật.

+Đồ sành hóa chất: Được sử dụng trong công nghiệp hóa chất, và yêu cầu ở đây là khả năng chống lại các phản ứng hóa học. Các nguyên vật liệu tinh khiết hơn được sử dụng so với khi để sản xuất các loại đồ sành khác. 

+Đồ sành chống sốc nhiệt: Có các phụ gia là một số vật liệu nhất định để tăng cường khả năng chống sốc nhiệt của đồ sành sau khi nung.

+Đồ sành kỹ thuật điện: Trong quá khứ được sử dụng làm vật liệu cách điện, mặc dù hiện nay đã bị thay thế bằng đồ sứ cách điện.

2.Pottery (Nghệ thuật làm gốm men sứ)

Pottery là gì?

Đồ gốm sứ
Đồ gốm sứ

Pottery con được biết đến là nghệ thuật làm gốm men sứ.

Sứ là một dạng vật liệu gốm được tạo ra bằng cách đun nóng nguyên liệu, thường bao gồm đất sét ở dạng cao lanh, trong lò với nhiệt độ khoảng 1.200 °C (2.192 °F) và 1.400 °C (2.552 °F). Nhiệt độ này cao hơn so với sử dụng cho các loại khác, và đạt được những nhiệt độ này cũng như nhận ra những vật liệu cần thiết là một thách thức lâu dài. Độ dai, độ cứng và độ trong của sứ, so với các loại gốm khác, phát sinh chủ yếu từ thủy tinh hóa và sự hình thành của khoáng vật mullit trong tạo hình ở những nhiệt độ cao này. Sứ có các đặc tính như độ thẩm thấu thấp, độ đàn hồi, độ bền, độ cứng, độ trong, độ giòn, độ trắng, độ sáng, và độ vang; sứ có tính đề kháng cao với chất hóa học và sốc nhiệt. Theo đó, gốm là một tên gọi chung, và sứ là một trong những sản phẩm của gốm. Trong các sản phẩm sứ lại chia ra làm hai loại chính đó là đồ sứ và đồ bán sứ.

Làm đồ gốm men sứ là làm gì? 

Quy trình sản xuất gốm gồm nhiều công đoạn, tổng kết lại gồm 5 khâu chính. Bao gồm: Lựa chọn và xử lý đất, Tạo hình, Trang trí, Tráng men, Nung sản phẩm. Đó là quy trình sản phẩm gốm chất lượng chung của mỗi làng nghề. Tuy nhiên ở từng công đoạn được thực hiện khác nhau tùy theo trình độ tay nghề.

Bước 1: Lựa chọn & xử lý đất

Lựa chọn, xử lý đất.
Lựa chọn, xử lý đất.

Đây là bước quan trọng để làm ra một sản phẩm gốm chất lượng. Nguyên liệu chính được sử dụng là đất sét. Đầu tiên, phải lựa chọn loại đất sét tốt, sau đó đất sẽ được đi tinh luyện để loại bỏ các tạp chất. Lúc này, đất sẽ đạt được độ mịn, dẻo. Tùy vào từng ứng dụng sản phẩm, các nghệ nhân sẽ pha chế thêm các chất phụ gia ở mức độ khác nhau để có sản phẩm theo mong muốn.

Bước 2: Tạo hình

Tạo hình trên bàn xoay.
Tạo hình trên bàn xoay.

Trên thực tế, cách tạo hình cho sản phẩm gốm được áp dụng theo 3 phương pháp thủ công chính như: nặn bằng tay, tạo hình bằng khuôn hoặc với công cụ bàn xoay. Có những trường hợp có thể kết hợp cả 3 phương pháp để tạo ra sản phẩm gốm.

+ Tạo hình trên bàn xoay

Đất sau khi đạt độ dẻo nhất định sẽ được nhào nặn thành dây dài, kích thước to bằng cổ tay. Người nghệ nhân sẽ ngồi trên một chiếc ghế cao hơn mặt bàn, ngắt từng đoạn đất, dùng chân để đạp bàn xoay và lấy tay vuốt đất, khoanh giữa tạo thành một vùng trũng nhằm tạo hình dáng cho sản phẩm. Sản phẩm có kích thước to hay nhỏ, dày hay mỏng đều phụ thuộc vào bàn tay người thợ. Cách tạo hình bằng phương pháp này thường được áp dụng cho những sản phẩm có kích thước lớn như: bình, lọ, chum…

+ Tạo hình bằng khuôn:

Đây là phương pháp chủ yếu sử dụng trong sản xuất, dành cho các sản phẩm có khối lượng vừa như: đĩa, bát, chén…

+ Nặn bằng tay:

Các họa tiết con kê, trên đỉnh gốm, lon, hay hình thù linh thú, tượng… thường được thể hiện qua kỹ thuật này.

Bước 3: Trang trí

Trang trí họa tiết.
Trang trí họa tiết.

Đây là một trong những bước quan trọng không kém để làm nên một sản phẩm có hồn, bước trang trí sản phẩm có thể thực hiện bằng nhiều các phương pháp khác nhau.

+ Vẽ trực tiếp trên gốm

Người thợ sẽ dùng bút lông để trực tiếp vẽ các họa tiết, họa văn trên nền gốm thô. Để cho ra một tác phẩm đẹp hoàn hảo, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, hoa văn trên gốm phải được trau chuốt cẩn thận và hài hòa với hình dáng sản phẩm. Vì thế, sản phẩm gốm trở thành một loại hình nghệ thuật tinh tế. Đối với sản phẩm gốm được trang trí hoa văn sau khi tráng men được gọi là vẽ trên men, còn ngược lại được gọi là vẽ dưới men.

+ Chuốt & khắc vạch trực tiếp

Sau khi được chuốt và phơi nắng, đất sẽ se cứng lại. Sản phẩm gốm được mang đi chỉnh gọt và cạo nhẵn theo yêu cầu và trang trí hoa văn cho gốm. Với phương pháp này, người thợ sẽ vẽ hoặc khắc vạch trực tiếp lên xương gốm và đem đi nung.

+ In khuôn

Sản phẩm sau khi được chăm chút bề ngoài hoàn chỉnh, người thợ có thể làm theo 2 cách: nung sơ ở nhiệt độ thấp rồi đem tráng men hoặc tráng men rồi mới đem nung. Thông thường, người ta chọn cách tráng men trực tiếp. Sản phẩm sẽ được làm sạch bụi bằng chổi lông trước khi đem đi tráng men. Ở làng gốm Bát Tràng, màu men đặc sắc sẽ có màu tro, màu men nâu hoặc màu men lam.

Bước 4: Tráng men

Tráng men.
Tráng men.

Với những họa tiết cầu kỳ, khắc chìm vào xương gốm, các sản phẩm sẽ được thực hiện bằng phương pháp in khuôn, như sản phẩm gốm men ngọc hoặc gốm men hoa nâu.

Bước 5: Nung sản phẩm

Lò nung gốm sứ cũ
Lò nung gốm sứ cũ

Đây là bước cuối cùng và quan trọng trong quá trình làm gốm. Giữa sự kết hợp truyền thống và hiện đại, có nhiều loại gốm với kích thước khác nhau được cho ra đời.

Nhiên liệu để nung sản phẩm bao gồm than cám, củi hoặc gas. Tùy vào từng loại, các sản phẩm sẽ được nung ở mức nhiệt độ khác nhau, dao động từ khoảng 1200 độ C đến 1300 độ C. Sản phẩm được nung ở nhiệt độ cao trong khoảng 12 giờ đến 1 ngày, sau đó để nguội tầm 3 ngày rồi sẽ được đưa ra lò.

Đồ gốm men sứ được dùng khi nào?

Ứng dụng của gốm sứ
Ứng dụng của gốm sứ

Đồ sứ thì được dùng trong phòng bếp, đồ gia dụng, bàn ăn, bộ trà, bộ ly, muỗng,…. Sức chịu đựng cao của nó với sự cách điện tốt giúp cho sứ trở thành một đồ vật sử dụng trong việc cách điện rất tốt. Sứ cũng được sử dụng trong sản phẩm làm răng giả.

Dưới đây là sự phân chia ứng dụng của gốm sứ theo chức năng sử dụng của nó.

1. Chức năng chứa, đựng

Ngay từ thời kỳ đá mới, khi còn ở dạng thô đồ gốm sứ đã được dùng để chứa, đựng, tích lũy, cất giấu lương thực, thực phẩm. Đây là chức năng quan trọng nhất, thậm chí, có thể là chức năng đầu tiên khi đồ gốm sứ xuất hiện. Trước khi đồ gốm sứ xuất hiện, những người làm nghề nông vẫn có đồ đựng bằng tre, gỗ…. Việc con người sử dụng đồ gốm sứ để tích trữ lương thực, thực phẩm đã phản ánh tiềm năng kinh tế của họ (có của ăn của để) và phản ánh việc hình thành tập quán cư trú ổn định của những người làm nghề nông trong các giai đoạn lịch sử. Bởi nếu không định cư, con người không làm được nghề gốm. Đồ gốm sứ giúp con người bảo quản lương thực và thực phẩm được lâu hơn và an toàn hơn đồ đựng bằng tre và gỗ vì vậy đồ gốm trở nên thông dụng với cuộc sống.

Sau này, khi những đồ đựng bằng hợp kim, nhựa… lần lượt ra đời và tỏ ra có những ưu thế về giá thành và sự tiện dụng, loại hình đồ đựng bằng gốm sứ vẫn được sử dụng trong rất nhiều trường hợp.

2. Chức năng công cụ sản xuất

Những công cụ sản xuất bằng gốm sứ được sử dụng rất nhiều ở thời kỳ đồ đá, theo nghiên cứu cách đây khoảng 5000 năm người ta đã dùng đồ gốm sứ làm công cụ để in – trang trí hoa văn, khắc dấu. Đến thời đại đồ đồng, với sự phát triển của kỹ thuật pha chế kim loại, đồ gốm sứ có thêm chức năng là những công cụ làm khuôn, tạo dáng cho đồ đồng.

Chúng ta thấy có những công cụ bằng gốm sứ liên quan đến nghề dệt như dọi xe chỉ, nghề đánh cá như các loại chì lưới, nghề luyện kim như muỗng nấu, thìa rót, khuôn, hay nghề buôn như quả cân. Đặc biệt, các công cụ của nghề gốm sứ trước đây phần lớn được làm bằng gốm đất nung, như khuôn, những dụng cụ để đập, mài, xoa, nén…

Tuy nhiên, trong vai trò công cụ sản xuất, đồ gốm sứ không có những ưu thế như đồ đồng, đồ sắt và cũng không được bảo trì lâu dài như các loại công cụ này. Vì vậy, ở các giai đoạn sau, chức năng công cụ sản xuất của đồ gốm sứ ngày càng bị thu hẹp, hiện chỉ còn được bảo lưu trong một số lĩnh vực như nghề đánh cá (chì lưới), nghề luyện kim (khuôn), nghề gốm và trong các công nghiệp hóa chất, điện dân dụng, điện tử,…

3. Chức năng ẩm thực

Không chỉ có người Việt, cách thức sử dụng đồ gốm sứ của các dân tộc Đông Nam Á đều liên quan đến thức ăn. Đồ gốm sứ không chỉ được dùng để đựng mà còn để vận chuyển, tàng trữ (bảo tồn), ủ cho lên men, đun nấu, dọn và lấy thức ăn, thức uống ra dùng. Trong số các chức năng của đồ gốm sứ, chức năng ẩm thực làm cho đồ gốm sứ trở nên đa dạng và phong phú nhất. Nói cách khác, nhờ trí sáng tạo của con người, đồ gốm sứ đã được thể hiện, phát huy tiềm năng một cách tối đa trong vai trò ẩm thực.

Trong lĩnh vực văn hóa ẩm thực, có lẽ chức năng đầu tiên của đồ gốm sứ là dùng để nấu chín thức ăn. Khi người Việt dần định cư ở vùng đồng bằng, những món ăn từ ngũ cốc và từ những động, thực vật mang bản sắc của châu thổ Bắc Bộ được nấu bằng nồi, niêu đất nung với nhiều hình thức (luộc, kho, ninh, hầm, xáo, bung…) còn được bảo lưu đến ngày nay. Cơm niêu, cá kho bằng nồi đất nung; trà ướp sen, ướp nhài được giữ hương trong những vò, lọ gốm miệng nhỏ, nút lá chuối khô; rượu nếp cái hoa vàng ủ lâu năm trong be sành, chum sành (và chôn xuống đất)… là những đồ ăn thức uống mang lại hương vị đặc biệt. Và chính điều đó đã tạo nên sắc thái riêng, độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Việt.

4. Chức năng trang trí

Người ta tin rằng, với cách thức tạo hình độc đáo, cùng với màu men và hoa văn trang trí, nếu được bày đặt đúng chỗ, đồ gốm sứ sẽ mang đến sự may mắn, an bình và thịnh vượng. Ngay từ thời Đại Việt, bên cạnh các chức năng là đồ dùng sinh hoạt hoặc vật liệu trang trí kiến trúc, đồ gốm sứ đã được bày đặt (ở một vị trí cố định) trong nội thất hoàng cung với chức năng làm đẹp, làm sang cho gia chủ như một bức tranh quý hay một vật trang sức. Ở vị trí này, chức năng thực dụng của đồ gốm sứ dường như bị triệt tiêu, nhưng giá trị của đồ gốm được nâng cao, mang ý nghĩa như một tác phẩm nghệ thuật.

Gốm sứ trang trí có nhiều thể loại, phổ biến là những chiếc đĩa men trắng vẽ lam với các đề tài lấy từ điển tích được bày đặt trang trọng ở bàn khách hoặc treo lên tường, những chiếc lọ lục bình có kích thước lớn trang trí hoa văn dày đặc, hay những bức tượng gốm sứ mỹ nghệ tạo hình người và con giống… Việc dùng đồ gốm để trang trí tư gia, nhà hàng, khách sạn, công ty thường gắn với vấn đề phong thủy.

3.Clay sculpting (Điêu khắc đất sét)

Clay sculpting là gì?

Điêu khắc đất sét.
Điêu khắc đất sét.

Clay sculpting còn được gọi là điêu khắc đất sét.

Đất sét là chất mềm dẻo khi ẩm, điều này có nghĩa là rất dễ tạo dạng cho nó bằng tay. Khi khô nó trở nên rắn chắc hơn và khi bị "nung" hay làm cứng bằng nhiệt độ cao, đất sét trở thành rắn vĩnh cửu. Thuộc tính này làm cho đất sét trở thành một chất lý tưởng để làm các đồ gốm sứ có độ bền cao, được sử dụng cả trong những mục đích thực tế cũng như dùng để làm đồ trang trí. Với các dạng đất sét khác nhau và các điều kiện nung khác nhau, người ta thu được đất nung, gốm và sứ.

Điêu khắc từ đất sét, nó là quá trình đầu tiên để tạo nên các bản mẫu độc đáo, thủ công và nghệ thuật được xây dựng tại đây. Trên đôi bàn tay và khối óc của người nghệ sĩ, chúng ta chỉ có thể thưởng thức nó trên đường phố, trong căn phòng, chiếc bàn nhỏ, và họ đặt tâm tư vào nó để gửi đến bạn.Điêu khắc tạo mẫu bằng đất sét là phương pháp sử dụng tay hoặc các dụng cụ điêu khắc để tạo mẫu, tạo các hình thù như bạn mong muốn bằng đất sét. Dễ thấy nhất là các chậu đất sét, gạch, chậu đất sét dùng phương pháp tạo hình thủ công, gạch đến ngày nay đã có máy tạo mẫu gạch.

Điêu khắc tạo mẫu bằng đất sét, điển hình có thể thấy là đồ gốm. Đất sét là phương tiện, vật liệu tạo nên nhiều tác phẩm điêu khắc, các nhà điêu khắc thường dựng tác phẩm sơ bộ nhỏ bằng đất sét chưa nung.

Những bức tượng nhỏ bằng đất sét rất phổ biến trong văn hóa phương tây hiện đại, có thể sử dụng phương pháp khuôn đúc, hoặc phương pháp tạc. Đất sét giúp tạo hình, điêu khắc từ cơ bản đến nâng cao nhất, giúp cả người chuyên nghiệp cho đến người mới điêu khắc có thể luyện tập kỹ thuật như một cách thuận lợi nhất.

Điêu khắc đất sét là làm gì? 

Đất sét khi gặp không khí sẽ tiến hành quá trình oxi hóa, làm cho đất sét nhanh cứng lại, vì vậy khi lấy đất sét ra khỏi hộp hay gói đựng, cần tiến hành tạo hình càng nhanh càng tốt. Trước tiên cần tạo khung, sườn cho mẫu điêu khắc của bạn, sau đó dùng đất sét đắp lên khung sườn, càng chặt, càng chắc thì mẫu điêu khắc sẽ có độ bền tốt hơn. Chú ý độ ẩm, độ mềm của đất sét để dễ dàng điều chỉnh bằng cách dùng máy sấy. Sau khi đã tạo được mẫu, hình dáng cơ bản nhất thì bước tiếp theo cần sử dụng các dụng cụ, đơn giản như tăm để đục khoét tạo độ lồi lõm. Mẫu vật điêu khắc có đẹp hay không là phụ thuộc vào tay nghề của người nghệ nhân. Phương pháp tạc sẽ yêu cầu người nghệ nhân phải tỉ mỉ, cẩn thận. Còn một phương pháp là phương pháp đúc, người nghệ nhân chỉ cần tập trung đầu tư vào bước đầu tiên, các bước sau sẽ trở nên đơn giản hơn. Điêu khắc theo phương pháp đúc khuôn, thường thì bạn thấy những vật liệu kim loại được nung chảy và đổ vào khuôn tạo mẫu. Nhưng phương pháp đúc khuôn đối với đất sét cũng khá độc đáo. Bạn phải để đầy đất sét dẻo lấp đầy khuôn đúc, sau khi gỡ khuôn ra bạn vẫn phải thực hiện các bước giống như phương pháp tạc. Nhưng phương pháp phổ biến nhất vẫn là phương pháp tạc, vì đây là phương pháp dễ thực hiện, phương pháp chính thống trong điêu khắc tạo mẫu bằng đất sét.

Làm thế nào để bắt đầu điêu khắc?

Bây giờ bạn đã sắp xếp đất sét gốc nước của mình, đã đến lúc cho phần sáng tạo. Làm việc trong không gian ba chiều sẽ mất một số thời gian để làm quen. Tuy nhiên, năm lời khuyên hữu ích này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo ra các tác phẩm điêu khắc bằng đất sét, từ ý tưởng ban đầu đến cách cải thiện.

Bước 1. Hình dung ý tưởng của bạn 

Hình dung ý tưởng
Hình dung ý tưởng

Bạn nên có ý tưởng rõ ràng về cách bạn muốn tác phẩm điêu khắc bằng đất sét cuối cùng sẽ ra sao. Vì vậy, trước khi bạn bắt đầu, hãy phác thảo các quan điểm và hình chiếu tưởng tượng khác nhau. Cũng xem xét kích thước của các hình dạng chính và tỷ lệ giữa các chiều dài.

Một khuyến nghị khác, nếu bạn là người mới bắt đầu tạo tác phẩm điêu khắc 3D cho ngôi nhà của mình, thì hãy nghĩ xem nó sẽ được nhìn từ hướng nào. Sau đó, nếu nỗ lực của bạn không hoàn hảo từ mọi góc độ, thì ít nhất nó sẽ trông ổn ở vị trí.

Bạn thậm chí có thể muốn xem xét thử một tác phẩm điêu khắc phù điêu. Vì điều này liên quan đến việc thêm các hình thức lên một phiến đất sét phẳng, nên sản phẩm cuối cùng sẽ không được nhìn từ mọi phía. Nó cũng làm giảm bớt nỗi lo về cân nặng và sự cân đối.

Bước 2. Kiểm tra độ ẩm của đất sét

Kiểm tra độ ẩm của đất
Kiểm tra độ ẩm

Bây giờ bạn đã biết tác phẩm điêu khắc của mình sẽ có hình dạng như thế nào, đã đến lúc lấy đất sét của bạn. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, bạn cần kiểm tra xem nó có đủ ướt không vì đất sét khô rất khó xử lý.

May mắn thay, điều này rất dễ kiểm tra – lấy một mẩu đất sét nhỏ mà bạn định sử dụng và lăn nó trong tay cho đến khi nó tạo thành một hình trụ, đường kính khoảng 1cm và dài khoảng 10 cm. Gập đôi hình trụ. Nếu nó uốn cong trơn tru, nó có thể sử dụng được; nếu nó bị nứt, hãy thử thêm nhiều nước hơn.

Bước 3. Dùng các kĩ năng đục, khoét các chi tiết.

Đục, khoét tỉ mỉ các chi tiết.
Dùng các kĩ năng đục, khoét các chi tiết.

Nếu bạn đang làm việc mà không có bàn xoay của thợ gốm, thì vẫn có một số cách đơn giản để tạo các biểu mẫu. Các cuộn đất sét là một cách tốt để xây dựng các cạnh của hình dạng rỗng – đặt đất sét theo hình xoắn ốc sẽ giúp nó không dễ bị sụp đổ. Các hốc cũng có thể được tạo ra bằng cách véo đất sét, dùng ngón tay cái và ngón trỏ đào ra.

Bước 4. Làm cho các chi tiết mềm mại

Làm cho các chi tiết mềm mại
Làm cho các chi tiết mềm mại

Một câu hỏi phổ biến từ những người mới bắt đầu là làm thế nào để tạo ra những bức tượng bằng đất sét. Bạn có thể đã thấy những nhà điêu khắc cao cấp hơn tạo ra những thứ này, với những chiếc chân mở rộng. Rất có thể những nghệ sĩ này sẽ sử dụng các phần ứng - các cấu trúc khung xương dài, bằng kim loại hỗ trợ trọng lượng của đất sét.

Thanh đồng thau, dây nhôm và các vật liệu bền hơn khác cũng có thể được sử dụng cho mục đích này, nhưng việc thực hành điêu khắc bằng đất sét tại nhà với nhiều hình dạng kín đáo hơn thường dễ dàng hơn. Khi bạn đã hiểu rõ về điều này, thì đã đến lúc xem xét thêm phần ứng dụng vào tiết mục của bạn.

Bước 5. Tìm phòng trưng bày ở địa phương (có thể hoặc không)

Tìm phòng trưng bày
Tìm phòng trưng bày

Mặc dù một số kỹ năng nghệ thuật có thể học được thông qua quan sát và thực hành, nhưng các khía cạnh nâng cao hơn của điêu khắc đất sét có thể phức tạp và cần có sự hướng dẫn của chuyên gia. Tìm kiếm các khóa học hoặc studio địa phương và đăng ký để tìm hiểu thêm.

Điều này mang đến cho bạn cơ hội thử nung các tác phẩm đã hoàn thành của mình để tồn tại vĩnh viễn và cuối cùng sẽ cải thiện kỹ năng điêu khắc đất sét của bạn.

Điêu khắc đất sét được dùng khi nào?

Ứng dụng của đất sét.
Ứng dụng của đất sét.

Đất sét được nung kết trong lửa đã tạo ra những đồ gốm sứ đầu tiên và hiện nay nó vẫn là một trong những vật liệu rẻ tiền nhất để sản xuất và sử dụng rộng rãi nhất. Gạch, ngói, các xoong nồi từ đất, các đồ tạo tác nghệ thuật từ đất, bát đĩa, thân bugi và thậm chí cả các nhạc cụ như đàn ocarina đều được làm từ đất sét. Đất sét cũng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, chẳng hạn trong sản xuất giấy, xi măng, gốm sứ và các bộ lọc hóa học.

Lợi ích của mô hình đất sét đối với trẻ em.

Mô hình đất sét là một hoạt động có lợi về mặt trị liệu cho trẻ em. Nó tăng cường khả năng sáng tạo của trẻ và là một phần thiết yếu của giáo dục mầm non.

+ Nó giúp phát triển kỹ năng vận động: Nó đặt nền tảng cho việc học viết, cầm ly, buộc dây giày, v.v.

+ Nó phát triển lòng tự trọng và sự thể hiện bản thân: Nó giúp đứa trẻ làm dịu cảm xúc và có được sự tự tin và kiên trì.

+ Nó xây dựng sự tập trung và tập trung.

+ Nó giúp phát triển các kỹ năng không gian thị giác. Những kỹ năng này giúp trẻ phân tích những gì chúng nhìn thấy và đưa ra lựa chọn dựa trên thông tin hình ảnh.

+ Nó cũng hỗ trợ phát triển chức năng điều hành, bao gồm trí nhớ làm việc, tính linh hoạt của tinh thần và khả năng tự kiểm soát.

Đất sét là chất mềm dẻo khi ẩm, điều này có nghĩa là rất dễ tạo dạng cho nó bằng tay. Khi khô nó trở nên rắn chắc hơn và khi bị "nung" hay làm cứng bằng nhiệt độ cao, đất sét trở thành rắn vĩnh cửu. Thuộc tính này làm cho đất sét trở thành một chất lý tưởng để làm các đồ gốm sứ có độ bền cao, được sử dụng cả trong những mục đích thực tế cũng như dùng để làm đồ trang trí. Với các dạng đất sét khác nhau và các điều kiện nung khác nhau, người ta thu được đất nung, gốm và sứ. Loài người đã phát hiện ra các thuộc tính hữu ích của đất sét từ thời tiền sử và một trong những đồ tạo tác sớm nhất mà người ta đã biết đến là các bình đựng nước làm từ đất sét được làm khô dưới ánh nắng mặt trời. Phụ thuộc vào các hợp chất có trong đất, đất sét có thể có nhiều màu khác nhau, từ màu trắng, xám xịt tới màu đỏ-da cam sẫm.

Đất sét được nung kết trong lửa đã tạo ra những đồ gốm sứ đầu tiên và hiện nay nó vẫn là một trong những vật liệu rẻ tiền nhất để sản xuất và sử dụng rộng rãi nhất. Gạch, ngói, các xoong nồi từ đất, các đồ tạo tác nghệ thuật từ đất, bát đĩa, thân bugi và thậm chí cả các nhạc cụ như đàn ocarina đều được làm từ đất sét. Đất sét cũng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, chẳng hạn trong sản xuất giấy, xi măng, gốm sứ và các bộ lọc hóa học.

Đất sét còn được sử dụng làm vật liệu chống thấm nước cho các công trình thủy lợi: cống rãnh, đập ngăn nước....

4.Iron sculpturing (Điêu khắc sắt, kim loại, phế liệu).

Điêu khắc kim loại là gì?

Điêu khắc kim loại.
Điêu khắc kim loại.

Iron sculpturing còn được biết đến với tên gọi là nghệ thuật điêu khắc sắt, kim loại hoặc phế liệu.

Nghệ thuật điêu khắc kim loại, phế liệu là một hình thức thể hiện độc đáo và hấp dẫn, biến kim loại bỏ đi thành các tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ các tác phẩm điêu khắc đến trang trí sân vườn, không có giới hạn nào cho sự sáng tạo có thể được giải phóng thông qua phương tiện này. Cho dù bạn là một nghệ sĩ đầy tham vọng, một người đam mê tự làm thủ công hay chỉ đang tìm kiếm một sở thích mới, thì đây là hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu để bắt đầu làm nghệ thuật kim loại phế liệu.

Tạo hình điêu khắc nghệ thuật là như thế nào?

Nếu bạn đã được ngắm các công trình, những hiện vật được điêu khắc nghệ thuật thì nhất định sẽ cảm thấy không xa lạ. Tuy nhiên nếu như bạn chưa thấy bao giờ thì đây thật sự là điều thật lạ lẫm đối với bạn. Các công trình được điêu khắc bằng cách tạo thành các con vật, các mô hình hoạt hình, nhân vật điện ảnh nổi tiếng hoặc chính là các cột trang trí cao chót vót với ánh sáng lung linh sắc màu. Các hình nghệ thuật như cây cao và tỏa từng nhánh phía bên trên đang trở nên nổi tiếng hơn rất nhiều. Chúng ta trước kia thường bắt gặp tại địa điểm nổi tiếng nước ngoài và bây giờ đất nước chúng ta cũng đã có. Các công trình, mô hình điêu khắc nghệ thuật rất đa dạng, đối với những cột cao thì chủ yếu được làm từ 2 chất liệu chính đó là bê tông và sắt, thép. Các cột bê tông sẽ đóng vai trò cột trụ chính, còn sắt thép sẽ được uốn lượn thành các nhánh tỏa ra vô cùng đẹp.

Để cho các công trình tạo hình điêu khắc nghệ thuật đẹp hơn thì chúng ta cần đến các thiết bị để trang trí. Có những cột chỉ cần trang trí đèn led 1 màu sắc, có những cột để làm bắt mắt hơn thì sẽ dùng từ 2 đến 3 loại màu để tăng thêm độ lung linh sắc màu. Chính vì vậy nên thu hút được nhiều ánh nhìn. Chúng ta thường thấy các các công trình tạo hình điêu khắc nghệ thuật được lắp tại các nơi công cộng, công viên,…

Điêu khắc kim loại là làm gì? 

Các bước để tạo nghệ thuật kim loại phế liệu

Bước 1: Thu thập các công cụ và tài liệu của bạn

Thu gom phế liệu.
Thu gom phế liệu.

Bước đầu tiên trong việc tạo ra nghệ thuật kim loại phế liệu là thu thập các công cụ và vật liệu phù hợp. Bạn sẽ cần nhiều loại phế liệu kim loại, chẳng hạn như thép, nhôm hoặc đồng và nhiều loại công cụ, bao gồm cưa cắt kim loại, kìm và thiết bị hàn. Nếu mới bắt đầu, bạn có thể muốn đầu tư vào một số công cụ cơ bản, chẳng hạn như kéo cắt kim loại, kìm và búa để bắt đầu.

Bước 2: Lên kế hoạch cho tác phẩm của bạn

Lên kế hoạch.
Lên kế hoạch.

Trước khi bạn bắt đầu tạo tác phẩm nghệ thuật kim loại phế liệu của mình, điều quan trọng là phải có ý tưởng rõ ràng về những gì bạn muốn làm. Xem xét kích thước và hình dạng của mảnh của bạn, cũng như loại kim loại bạn muốn sử dụng. Bạn cũng có thể muốn xem xét thiết kế tổng thể và chủ đề của tác phẩm của mình, cũng như bất kỳ kỹ thuật hoặc công cụ đặc biệt nào mà bạn có thể cần.

Bước 3: Cắt và định hình kim loại của bạn

Cắt và định hình kim loại
Cắt và định hình kim loại.

Khi bạn đã có một kế hoạch rõ ràng trong đầu, đã đến lúc bắt đầu cắt và tạo hình kim loại của bạn. Bắt đầu bằng cách cắt phế liệu kim loại của bạn thành các hình dạng và kích cỡ bạn cần cho tác phẩm của mình. Bạn có thể sử dụng cưa hoặc kéo cắt kim loại để đạt được các hình dạng mong muốn. Tiếp theo, sử dụng kìm và các công cụ khác để uốn và tạo hình kim loại khi cần thiết. Kiểm tra bài viết này cho các công cụ cắt kim loại khác!

Bước 4: Hàn các mảnh lại với nhau

 Hàn các mảnh lại với nhau
 Hàn các mảnh lại với nhau

Khi các miếng kim loại của bạn đã được cắt và tạo hình, đã đến lúc bắt đầu hàn chúng lại với nhau. Hàn là một quá trình sử dụng nhiệt và áp suất để kết hợp hai mảnh kim loại lại với nhau. Đây là một bước quan trọng trong việc tạo ra cấu trúc chắc chắn, ổn định cho tác phẩm nghệ thuật kim loại phế liệu của bạn. Nếu bạn chưa quen với hàn, điều quan trọng là bắt đầu với một kỹ thuật hàn cơ bản, chẳng hạn như hàn MIG, và dần dần tiến tới các kỹ thuật nâng cao hơn.

Bước 5: Hoàn thiện và bảo vệ tác phẩm của bạn.

Công trình sản phẩm sau khi đã hoàn thiện.
Công trình, sản phẩm sau khi đã hoàn thiện.

Bước cuối cùng trong việc tạo tác phẩm nghệ thuật bằng kim loại phế liệu là hoàn thành và bảo vệ tác phẩm của bạn. Bạn có thể muốn phủ thêm một lớp sơn hoặc sơn lót để bảo vệ kim loại của mình khỏi rỉ sét và các dạng ăn mòn khác. Bạn cũng có thể muốn xem xét thêm một lớp sơn bảo vệ trong suốt, chẳng hạn như polyurethane trong suốt, để đảm bảo rằng tác phẩm của bạn tồn tại trong nhiều năm tới.

Dùng khi nào?

Ứng dụng của nghệ thuật điêu khắc kim loại: chim cú bằng kim loại.
Ứng dụng của nghệ thuật điêu khắc kim loại: chim cú bằng kim loại.

Như đã đề cập ở trên, việc sử dụng điêu khắc kim loại có thể khác nhau. Một số món đồ bắt đầu cuộc sống của chúng như những đồ vật tiện dụng, trong khi những món đồ khác được thiết kế đặc biệt cho mục đích làm đẹp. Giờ đây, các tác phẩm điêu khắc bằng kim loại được sử dụng làm công trình công cộng (trong công viên và bảo tàng) hoặc công trình tư nhân (trong gia đình hoặc doanh nghiệp). Tuy nhiên, có thể có một số chồng chéo. Ví dụ: bạn có thể thấy một tác phẩm điêu khắc trong viện bảo tàng thuộc bộ sưu tập tư nhân.

Phần tốt nhất về tác phẩm điêu khắc kim loại là tính linh hoạt của chúng. Vì hầu hết các kim loại đều bền nên bạn có thể đặt một miếng kim loại ở cả trong nhà và ngoài trời, cho phép chúng được trưng bày ở nhiều nơi dù là công cộng hay riêng tư. Chúng cũng là những cách tuyệt vời để thêm kích thước cho không gian cá nhân. tất cả các tác phẩm thiết kế để tăng thêm sự trang trọng cho không gian của bạn. Mỗi người đều có một câu chuyện của riêng mình – và nó đã sẵn sàng để kể câu chuyện đó trong nhà của bạn.

Công cụ làm nghệ thuật điêu khắc kim loại phế liệu

Một số dụng cụ làm nghệ thuật điêu khắc kim loại
Một số dụng cụ làm nghệ thuật điêu khắc kim loại.

Dưới đây là danh sách các công cụ thường được sử dụng trong việc tạo ra nghệ thuật kim loại phế liệu:

Cưa cắt kim loại: Dùng để cắt các phế liệu kim loại thành các hình dạng và kích thước mong muốn.

Mũi cắt kim loại: Được sử dụng để cắt phế liệu kim loại thành những mảnh nhỏ hơn và có hình dạng phức tạp. Crescent tạo ra Bulldog Snips rất phù hợp với kim loại dày hơn.

Kìm: Dùng để uốn và tạo hình phế liệu kim loại thành hình dạng mong muốn.

Búa: Được sử dụng để định hình phế liệu kim loại và thêm kết cấu cho bề mặt.

Thiết bị hàn: Được sử dụng để hàn hai mảnh kim loại lại với nhau để tạo ra cấu trúc chắc chắn, ổn định.

Mũ hàn: Được sử dụng để bảo vệ mặt và mắt của thợ hàn khỏi ánh sáng mạnh và nhiệt sinh ra trong quá trình hàn. Đây là một lựa chọn thân thiện với ngân sách tốt từ Yeswelder

Găng tay hàn: Dùng để bảo vệ tay thợ hàn khỏi sức nóng và tia lửa điện sinh ra trong quá trình hàn.

Máy mài: Được sử dụng để làm nhẵn và tạo hình các phế liệu kim loại và loại bỏ bất kỳ cạnh thô nào. Mục yêu thích của chúng tôi là từ Bosch và Metabo HPT

Giũa: Được sử dụng để tinh chỉnh hình dạng của phế liệu kim loại và loại bỏ bất kỳ cạnh sắc nào.

Và còn các công cụ khác nữa...

Đảm bảo an toàn khi làm nghệ thuật điêu khắc kim loại.

Tạo tác phẩm nghệ thuật bằng kim loại phế liệu có thể là một trải nghiệm bổ ích và thỏa mãn, nhưng điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn để ngăn ngừa thương tích và bảo vệ bản thân khi làm việc với phế liệu kim loại. Dưới đây là một số mẹo an toàn cần ghi nhớ:

+ Mặc đồ bảo hộ: Khi làm việc với phế liệu kim loại, điều quan trọng là phải mặc đồ bảo hộ, chẳng hạn như găng tay, kính bảo hộ và khẩu trang để bảo vệ mắt, da và phổi của bạn khỏi các hạt kim loại, bụi và tia lửa.

+ Thận trọng khi hàn: Hàn là một kỹ thuật phổ biến được sử dụng trong nghệ thuật kim loại phế liệu, nhưng nó có thể nguy hiểm nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Đảm bảo sử dụng mũ hàn để bảo vệ mặt và mắt của bạn khỏi ánh sáng mạnh và nhiệt sinh ra trong quá trình hàn, đồng thời đeo găng tay hàn để bảo vệ tay khỏi nhiệt và tia lửa.

+ Tránh các cạnh sắc: Mảnh vụn kim loại có thể có các cạnh sắc có thể gây ra vết cắt và vết thương thủng. Luôn đeo găng tay khi xử lý phế liệu kim loại và cẩn thận giũa hoặc mài bất kỳ cạnh sắc nào trước khi xử lý kim loại.

+ Bảo quản phế liệu kim loại đúng cách: Phế liệu kim loại có thể nặng và có thể gây thương tích nếu rơi hoặc nếu bạn vô tình va vào chúng. Lưu trữ phế liệu kim loại ở một vị trí an toàn, dễ tiếp cận và cẩn thận sắp xếp chúng một cách an toàn và có tổ chức.

+ Làm quen với các công cụ: Trước khi sử dụng bất kỳ công cụ nào, hãy nhớ làm quen với các hướng dẫn sử dụng đúng cách và an toàn của chúng. Đọc kỹ hướng dẫn và không bao giờ sử dụng công cụ cho mục đích không mong muốn.

Bằng cách làm theo các mẹo an toàn này, bạn có thể tận hưởng quá trình tạo tác phẩm nghệ thuật bằng kim loại phế liệu trong khi vẫn giữ an toàn cho bản thân và những người khác. Hãy nhớ rằng, an toàn phải luôn là ưu tiên hàng đầu khi làm việc với phế liệu kim loại và các vật liệu khác.

Tóm lại, làm nghệ thuật kim loại phế liệu là một sở thích thú vị và bổ ích cho phép bạn biến những vật liệu bỏ đi thành những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Cho dù bạn là một nghệ sĩ dày dạn kinh nghiệm hay người mới bắt đầu, chìa khóa thành công là có một kế hoạch rõ ràng, các công cụ và vật liệu phù hợp cũng như niềm đam mê sáng tạo. Bạn đang chờ đợi điều gì? Bắt đầu dự án nghệ thuật kim loại phế liệu đầu tiên của bạn ngay hôm nay!

Nguồn tham khảo

Trong quá trình tìm hiểu thông tin để hoàn thiện bài viết này, chúng tôi có tham khảo một số dữ tiệu theo đường link dưới đây. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các tác giả (tên được in đậm ngay sau tên tư liệu). Chúng tôi cũng không chịu bất cứ trách nhiệm gì nếu nội dung tham khảo bị thay đổi bởi bên thứ ba sau khi chúng tôi đăng bài viết này.

 
gọi Miễn Phí