Nông dược: Nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh

Đăng lúc: , Cập nhật

Từ xa xưa đến nay, nông nghiệp vẫn luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng và không thể thay thế được bởi bất kỳ một ngành nghề nào khác. Sử dụng nông dược cũng là một trong số các phương pháp bảo vệ cây trồng, giúp chúng thuận lợi phát triển, đem lại năng suất, chất lượng tốt nhất đến tay người sử dụng, và khi chúng ta biết cách sử dụng nông dược một cách hợp lý trong quá trình trồng trọt sẽ giúp phát triển nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh.

Sử dụng nông dược một cách hiệu quả và hợp lý sẽ đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta đặc biệt là giúp phát triển nông nghiệp bền vững và kinh tế xanh.

Giới thiệu chung về nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh

Nông nghiệp bền vững là gì?

Nông nghiệp bền vững có lẽ là cụm từ không hề xa lạ và chắc hẳn ai cũng đã được nghe thấy cụm từ này một vài lần rồi phải không nhỉ? Tuy nhiên, không phải ai từng nghe qua cũng sẽ hiểu rõ cụm từ này có ý nghĩa như thế nào, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu nông nghiệp là gì? Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất cơ bản của xã hội, và cũng là ngành cơ sở đầu tiên, có lịch sử lâu đời nhất góp phần giúp con phát triển các ngành công nghiệp, khoa học sau này. Để mà nói rằng ngành nông nghiệp là ngành cốt lõi nhất, quan trọng nhất đối với sự phát triển của con người là không hề sai chút nào, bởi nông nghiệp đã đem lại cho chúng ta lương thực, thực phẩm, cung cấp thức ăn cho các loài động vật và cũng cung cấp một số nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp. Đối với một số quốc gia, một số châu lục thì nông nghiệp vẫn đang là ngành kinh tế quan trọng nhất, chẳng hạn như Việt Nam hiện nay vẫn đang là một nước nông nghiệp hay một số nước ở Châu Phi cũng thế.
Vậy nông nghiệp bền vững là gì?
Nông nghiệp bền vững chính là phát triển ngành nông nghiệp theo các phương pháp bền vững, có nghĩa là ngành nông nghiệp vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của con người một cách tốt nhất ở hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ hiện tại hoặc tương lai. Nông nghiệp hiện tại cũng là một trong những lý do gây ra ô nhiễm môi trường, các biến đổi khí hậu, hạn hán, bão lũ, băng tan và hàng chục các vấn đề khác của trái đất, vì vậy nông nghiệp bền vững được xem là giải pháp để giải quyết những vấn nạn trên. Phát triển nông nghiệp bền vững cũng được coi là sự phát triển bền vững của loài người và cũng là một xu thế phát triển ở trong tương lai.
Nông nghiệp bền vững là gì?
Nông nghiệp bền vững là gì?

Phát triển kinh tế xanh là gì?

Kinh tế được xem như là một lĩnh vực, là tổng thể của các quá trình trao đổi, mua bán, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối, tiêu dùng,...nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của con người với con người, của con người với xã hội. Bên cạnh đó, kinh tế cũng có thể được xem như là một thước đo thể hiện trình độ phát triển, chất lượng cuộc sống, phúc lợi xã hội,... của một con người, một quốc gia hay một khu vực. Bởi, một quốc gia có kinh tế phát triển thì chất lượng cuộc sống của người dân ở quốc gia đó cũng sẽ tốt hơn so với người dân ở một quốc gia có kinh tế phát triển kém. 
Và kinh tế xanh là một trong những xu hướng kinh tế đang được ưa chuộng ở hiện tại, cũng như là tương lai sau này trên khắp thế giới. Kinh tế xanh là một kiểu phát triển kinh tế theo hướng bền vững vừa cải thiện được cuộc sống của con người mà vẫn không làm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống của chúng ta. Tóm gọn lại, phát triển kinh tế xanh chính là một xu thế phát triển kinh tế có đầy đủ 3 khía cạnh: con người - xã hội - môi trường kết hợp hài hòa với nhau, chú trọng lẫn nhau, cùng phát triển tốt lên như nhau. Việc phát triển kinh tế xanh là một hoạt động cần thiết của chúng ta hiện nay, bởi nó không chỉ gắn liền với quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà còn giúp chúng ta loại bỏ đi suy nghĩ ‘‘muốn phát triển kinh tế thì phải đánh đổi bằng ô nhiễm môi trường’’. Hãy nhớ lại một sự kiện ô nhiễm môi trường chấn động vào năm 2016 đó là vụ việc công ty Formosa Hà Tĩnh chưa xử lý nước thải chứa nhiều độc tố mà xả thẳng ra môi trường, làm ảnh hưởng đến 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Tại thời điểm đó, có người từng nói, bản chất của phát triển kinh tế chính là đánh đổi, chúng ta không thể có tất cả, mà phải lựa chọn giữa cái này và cái khác, phải lựa chọn như thế nào để lợi nhiều hơn mất. Nhưng đó là suy nghĩ của trước đây, ở thời điểm hiện tại, chúng ta có quyền đòi hỏi sự phát triển song song của kinh tế và môi trường, có quyền lên tiếng bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Phát triển kinh tế xanh là gì?
Phát triển kinh tế xanh là gì?

Tại sao chúng ta cần quan tâm đến nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh?

Ở Việt Nam hiện nay, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là mục tiêu hàng đầu, vì thế nên hướng tới nông nghiệp bền vững cũng đóng góp một phần không nhỏ vào mục tiêu lớn hơn là phát triển kinh tế xanh. Dưới đây là một vài lý do tại sao chúng ta cần quan tâm đến nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh.
  • Bảo vệ môi trường: Như những gì đã nói ở trên, hiện tại, tương lai nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh đã, sẽ, đang là một xu hướng phát triển mới của nhân loại, bởi những gì chúng đem lại cho chúng ta đều có lợi, giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, giúp con người phát triển lành mạnh hơn,...Đồng thời, phát triển kinh tế xanh sẽ hạn chế việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí hơn, giảm lượng chất thải độc hại được sinh ra, giúp duy trì và bảo vệ đa dạng tự nhiên trên trái đất này.
Bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường
  • An toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe con người: Nông nghiệp bền vững sẽ đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm an toàn, không chứa hóa chất, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật độc hại, đảm bảo chất lượng, quy trình nuôi trồng để phục vụ cho con người một cách tốt nhất. Còn phát triển kinh tế xanh cũng đóng góp một phần không nhỏ, chính là sẽ đưa ra các biện pháp, tiêu chuẩn phù hợp để quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, chất lượng cuộc sống, nhưng không để ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra còn đưa ra các biện pháp phát triển công nghệ thông minh để tăng cường chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
  • Tác động kinh tế: Càng về sau này, con người sẽ càng ưa chuộng các loại thực phẩm được nuôi trồng, chăm sóc theo hướng bền vững, bởi chúng hoàn toàn tự nhiên và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hơn hẳn các phương pháp nuôi trồng hiện tại. Vì vậy khi phát triển nông nghiệp bền vững và kinh tế xanh sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, thúc đẩy thị trường cùng phát triển theo hướng bền vững. Cung cấp cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp sinh thái, sản xuất năng lượng sạch, tạo ra việc làm và tạo ra nhiều giá trị kinh tế cho con người. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể cắt giảm nhiều chi phí sản xuất do hạn chế sử dụng các nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường, vì những loại nhiên liệu này tốn rất nhiều chi phí và thời gian để xử lý trước khi đưa ra ngoài tự nhiên.
  • Đảm bảo an ninh lương thực: Nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh đóng góp một phần không nhỏ vào việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lương thực của con người. Bằng cách sản xuất, nuôi trồng nông nghiệp theo hướng bền vững sẽ góp phần tăng cường hơn về năng suất, chất lượng, cũng như là số lượng để đáp ứng đủ tất cả nhu cầu của mọi người.
Đảm bảo an ninh lương thực
Đảm bảo an ninh lương thực 
Vì những lí do trên, quan tâm đến nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh là rất cần thiết, để góp phần xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, góp phần bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.

Nông dược và vai trò của nó trong nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh

Nông dược là gì?

Thuốc bảo vệ thực vật hay tên gọi khác là nông dược là những chất gây độc cho các loài sâu bọ, côn trùng, nấm, vi khuẩn, virus gây hại cho cây trồng. Nông dược có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc các hóa chất hóa học tổng hợp.
Trong việc phòng chống các loại sâu bệnh gây hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là cách nhanh nhất, và cũng đem lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy sau đó, bởi các loại nông dược đều rất độc và cũng tác động lên cơ thể con người không kém gì các loài sâu bọ. Hiện nay, các chuyên gia đều khuyên người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng. Nếu chúng ta không tìm hiểu kỹ, và sử dụng thuốc bừa bãi thì không chỉ không giúp cây loại bỏ được sâu bệnh, mà còn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên các cây nông nghiệp của chúng ta, gây ô nhiễm môi trường, tàn dư thuốc sẽ gây bệnh cho con người.
Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ tự nhiên thường đem lại hiệu quả chậm hơn, hoặc ít gây ảnh hưởng đến sâu bệnh hơn thuốc có nguồn gốc từ các chất hóa học. Tuy nhiên lợi ích mà nông dược tự nhiên đem lại là không hề nhỏ chút nào, nếu để so sánh với nhau, nông dược tự nhiên không chỉ giúp bảo vệ môi trường, không gây ảnh hưởng đến con người, không phải lo lắng vì thừa dư lượng thuốc vào nông sản mà còn giúp chúng ta có những hướng phát triển nông nghiệp một cách an toàn hơn, bền vững hơn.
Ở bài viết hôm nay chúng ta sẽ không bàn đến lợi ích của thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ các chất hóa học, chỉ tập trung phân tích các điểm có lợi và hạn chế của nông dược tự nhiên.
Nông dược là gì?
Nông dược là gì?

Lịch sử phát triển của nông dược

Thuốc bảo vệ thực vật bắt đầu được sử dụng từ thời kỳ cổ đại vào khoảng thời 500 năm TCN, vào thời điểm ấy con người đã biết sử dụng các loại thuốc tự nhiên để bảo vệ cây trồng ngăn không cho các loại sâu bệnh gây ảnh hưởng đến vụ mùa của họ. Ở thời kỳ đó, các loại thuốc được sử dụng bao gồm các loại độc dược đơn giản và các loại tinh dầu được chiết xuất từ cây trồng.
Vào thế kỷ thứ 15, thì một số chất độc hóa học được tìm hiểu và sử dụng đến như là Asen (thạch tín), thủy ngân, chì được những người nông dân áp dụng để trừ sâu bệnh. Ở thế kỷ 17, muối Nicotin sulfat được tìm thấy trong các cây họ cà, và  được chiết xuất chủ yếu từ lá cây thuốc lá được sử dụng để phòng trừ côn trùng, sâu bệnh. Tuy nhiên ở hiện tại,  muối Nicotin sulfat được xem là một loại thuốc trừ sâu nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài động vật có vú, trong đó có con người nếu dùng quá liều lượng cho phép.
Đến thế kỷ 19, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển các loại thuốc bảo vệ thực vật hiện đại hơn, phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người lúc đó hơn. Đầu tiên là việc sử dụng các loại hóa chất đơn giản, sau đó là sự phát triển của các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Hai loại nông dược tự nhiên lúc đó là pyrethrum được tìm thấy từ loài cây chi Cúc và Rotenon được tìm thấy từ rễ của các loài cây nhiệt đới thuộc họ Đậu
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tập trung vào việc phát triển các loại thuốc bảo vệ thực vật an toàn hơn cho môi trường và con người, bao gồm các loại thuốc từ thực vật và vi sinh vật có lợi.

Vai trò của nông dược trong nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh

Thuốc bảo vệ thực vật hay nông dược được xem là một trợ thủ đắc lực giúp con người trong quá trình trồng trọt để bảo vệ cây trồng khỏi các tác nhân gây bệnh như côn trùng, sâu bọ,...Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần được thực hiện một cách cẩn thận và đem lại hiệu quả cao, nhằm đảm bảo an toàn cho con người, động vật và môi trường. Hiện nay, con người đã dần chuyển sang các phương pháp phòng trừ sâu hại tự nhiên, một trong số đó chính là sử dụng nông dược tự nhiên từ các men vi sinh. Không thể phủ nhận hiệu quả của nông dược hóa học, nhưng đi kèm những lợi ích thì thuốc bảo vệ thực vật hóa học cũng gây ảnh hưởng không kém. Để đạt được mục tiêu hướng tới nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh thì sử dụng nông dược tự nhiên là hoàn toàn hợp lý.
Nông dược tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh. Cụ thể, nông dược giúp:
  • Giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học: Phương pháp sử dụng nông dược tự nhiên giúp kiểm soát sâu bệnh một cách hiệu quả mà không cần sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật hóa học, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nguy cơ cho sức khỏe con người và các loại động, thực vật khác.
  • Bảo vệ đa dạng sinh học: Việc sử dụng nông dược tự nhiên giúp chúng ta kiểm soát được cây trồng một cách hiệu quả hơn, không cần phải lo lắng vì dư thừa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bị ngấm vào đất, nước, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học trong đất trồng, giúp duy trì sự phong phú, đa dạng của các loài thực vật và động vật.
  • Tăng cường chất lượng sản phẩm: Nông dược tự nhiên giúp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường. Bởi sử dụng nông dược tự nhiên sẽ giúp cây trồng không cần tiếp xúc với các chất hóa học độc hại, từ đó cây trồng được phát triển tự nhiên, chất dinh dưỡng cũng vì thế mà được giữ lại trọn vẹn không lo bị ảnh hưởng.
Nâng cao chất lượng nông sản
Nâng cao chất lượng nông sản
  • Tăng năng suất và giảm chi phí : Sử dụng nông dược có nguồn gốc tự nhiên giúp tăng năng suất và giảm chi phí nuôi trồng, giúp nông dân có thu nhập cao hơn. Đa phần các loại thuốc bảo vệ thực vật từ tự nhiên đều được dùng từ một số thảo dược, cây trồng hay vi sinh được nuôi cấy tự nhiên và người nông dân cũng có thể tự tạo ra nông dược tự nhiên giúp giảm bớt chi phí, tăng năng suất cây trồng.
  • Phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp bền vững: Nông dược có nguồn gốc từ tự nhiên là một trong những công nghệ xanh, là những bước đệm đầu tiên giúp con người giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, giảm các tác hại từ các chất hóa học lên con người. Giúp con người vừa phát triển kinh tế vừa có thể bảo vệ môi trường sống, đóng góp vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất đến môi trường và xã hội.

Tầm quan trọng của nông dược trong nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh

Các lợi ích của việc áp dụng nông dược trong sản xuất nông nghiệp

Việc áp dụng nông dược có nguồn gốc tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:
  • An toàn cho sức khỏe của con người: Các sản phẩm nông dược có nguồn gốc từ tự nhiên được chiết xuất 100% từ các loại thảo dược tự nhiên và các vi sinh vật được nuôi cấy trong nhiều môi trường khác nhau, và chúng đều có khả năng phòng trừ sâu bệnh. Nông dược từ tự nhiên thì có độc tính thấp hơn so với nông dược hóa học nên khi sử dụng các sản phẩm nông dược có nguồn gốc tự nhiên giúp giảm thiểu nguy cơ cho sức khỏe con người, vì chúng không chứa các hóa chất độc hại.
An toàn sức khỏe cho con người
An toàn sức khỏe cho con người
  • Bảo vệ môi trường: Ngày nay, tần suất sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiều, bởi chúng sẽ giúp cây trồng phát triển nhanh, năng suất tốt hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng đằng sau những lợi ích này thì thuốc bảo vệ thực vật cũng gây hại rất lớn đến môi trường, nguồn nước bị nhiễm thuốc, dư lượng thuốc trong đất cũng ngày càng nhiều hơn, không khí cũng bị ô nhiễm nặng nề. Vì vậy các sản phẩm nông dược có nguồn gốc tự nhiên được sản xuất từ các thành phần thiên nhiên, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất đến môi trường.
  • Tăng cường chất lượng sản phẩm: Các sản phẩm nông dược có nguồn gốc tự nhiên thường có chất lượng tốt hơn, ít gây ảnh hưởng đến cây trồng và sự phát triển của chúng, không ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của nguồn đất, không gây dư thừa thuốc bảo vệ thực vật,... vậy nên cây trồng của chúng ta có điều kiện phát triển thuận lợi, khỏe mạnh dẫn đến nông sản thu hoạch được cũng có chất lượng tốt hơn, an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.
  • Tăng năng suất và giảm chi phí: Sử dụng nông dược có nguồn gốc tự nhiên giúp cây trồng có điều kiện phát triển thuận lợi hơn, không bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học vì thế cả chất lượng, lẫn sản lượng của nông sản sẽ tăng cao hơn so với nông dược hóa học. Bên cạnh đó, nông dân còn có thể tự chế nông dược tự nhiên từ một số loại thảo mộc, men vi sinh để xua đuổi một vài loại côn trùng, sâu bọ đơn giản từ đó giúp cây trồng, nông sản tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, giúp nông dân có thu nhập cao hơn.
  • Hỗ trợ phát triển nông thôn: Việc sản xuất các sản phẩm nông dược có nguồn gốc tự nhiên giúp tạo ra các công việc mới và cơ hội kinh doanh cho người dân tại các khu vực nông thôn.
Hỗ trợ phát triển nông thôn
Hỗ trợ phát triển nông thôn
  • Khuyến khích sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp: Áp dụng các sản phẩm nông dược có nguồn gốc tự nhiên giúp khuyến khích sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp, giúp tăng tính bền vững của hệ thống sản xuất.

Các loại nông dược dùng để trị sâu bệnh

Nông dược bảo vệ thực vật đã có nguồn gốc từ rất lâu và hiện nay chúng lại càng được sử dụng rộng rãi. Hiện nay, trong trong danh mục nông dược có nguồn gốc từ tự nhiên được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thống kê từ năm 2000 đến nay đã có hơn 500 loại thuốc được cấp phép lưu hành rộng rãi. Trong đó có 300 loại thuốc trừ sâu và 98 sản phẩm thuốc trừ bệnh, tác dụng của những loại thuốc này là vừa phòng trừ sâu bệnh cho cây, vừa an toàn với môi trường và con người. Dưới đây là 5 nhóm nông dược có nguồn gốc từ tự nhiên:

Nông dược có nguồn gốc thảo dược

Loại thảo dược được sử dụng làm nông dược nhiều nhất có tên gọi ở Việt Nam là cây xoan chịu hạn, loài cây này được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, với nhiều công dụng khác như để lấy gỗ, lấy bóng mát,... Nông dược sản xuất từ cây xoan chịu hạn có thể được sử dụng hầu hết cho các loại cây trồng, từ lúa, hoa màu, cây ăn quả,...đến các loại cây cảnh. Nguyên lý hoạt động của loại thuốc này là gây chán ăn cho các loại sâu bệnh, từ đó khiến sâu bệnh không thế sinh sôi, đẻ trứng và phát triển được nữa. Sản phẩm từ cây xoan chịu hạn không tạo cho sâu bệnh khả năng kháng lại thuốc, không gây ảnh hưởng đến các loài thiên địch và càng không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến môi trường.
Công dụng:
  • Giúp tiêu diệt, hạn chế môi trường sống của các loại sâu bệnh và côn trùng gây hại.
  • Hạn chế sự tấn công của sâu bệnh từ đó nâng cao sức đề kháng cho cây trồng.
  • Giúp cây trồng có khả năng tự làm lành nhanh các vết thương hở.
  • Giúp cây có khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, từ đó năng suất, chất lượng của cây cũng được nâng cao hơn.

Nông dược có nguồn gốc từ vi khuẩn

Nông dược có nguồn gốc vi khuẩn được chiết xuất từ chủng khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt). Sản phẩm từ chủng khuẩn này có tác dụng tiêu diệt sâu bệnh trên  rộng và cực kỳ hữu hiệu đối với các loại sâu bệnh như: sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp…
Khi sâu bệnh ăn phải thuốc này vì BT có khả năng tổng hợp protein sẽ gây tê liệt côn trùng, sâu bệnh sau đó chúng sẽ ngừng ăn sau vài giờ. Sau 1-3 ngày thì chết. Ở Việt Nam, chế phẩm từ Bacillus thuringiensis đã được nghiên cứu và cho ra đời từ khá sớm vào năm 1971. Một số sản phẩm BT trên thị trường bao gồm: Vi-BT 16000WP, 32000WP; Firibiotox P dạng bột; BT Xentary 35WDG, Firibiotox C dạng dịch cô đặc…
Công dụng:
  • Tiêu diệt nhanh các loại sâu bệnh chỉ sau từ 2-3 lần sử dụng.
  • Thuốc từ Bacillus thuringiensis có thể kết hợp được với hầu hết các loại thuốc nông dược sinh học khác. Từ đó làm tăng hiệu quả của sản phẩm trong phòng trừ sâu bệnh.
  • Không lo hiện tượng sâu bệnh kháng thuốc sau một thời gian sử dụng.
  • Thành phần của sản phẩm an toàn với môi trường, an toàn với sức khỏe của con người và các loại động vật khác, không xảy ra hiện tượng tồn dư thuốc trong cây. 

Nông dược có nguồn gốc từ nấm

Nông dược tự nhiên có nguồn gốc từ nấm được điều chế chủ yếu trên hai loại nấm là: nấm vi sinh Chaetomium và Trichoderma, là hai loại nấm có khả năng đối kháng lại các loại nấm bệnh có trong đất gây hại đến rễ cây.
Công dụng:
  • Có khả năng tiêu diệt hoàn toàn các loại nấm bệnh có trong đất. Giúp cây điều trị các bệnh như: thối rễ, xì mủ, chết thắt cây con, chết nhanh, chết chậm, lở cổ rễ, tuyến trùng,…
  • Giúp rễ cây phát triển tốt hơn, từ đó giúp cây lấy chất dinh dưỡng từ đất tốt hơn. Cây trồng cũng nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn, nông sản thu hoạch được sẽ có chất lượng tốt hơn.
  • Giúp tăng khả năng miễn dịch của cây trồng, góp phần để chúng có thể tự chống lại hầu hết các loại bệnh dịch trên cây trồng. 
  • Giảm việc tiếp xúc với các hóa chất hóa học của không chỉ cây trồng mà còn giảm các chất hóa học có trong đất để cây phát triển tốt hơn, tăng tuổi thọ cho cây, bảo vệ chất dinh dưỡng có trong đất.

Nông dược có nguồn gốc từ virus

Nuclear Polyhedrosis Virus (NPV) là loại virus tiêu biểu nhất, nổi bật nhất trong nhóm các chủng virus được dùng để sản xuất nông dược tự nhiên. Dù loại virus này có tính chuyên biệt, chỉ có khả năng tiêu diệt, loại trừ một số loại bệnh dịch trên cây do sâu xanh da láng tạo ra, nhưng nhìn chung chủng virus này lại rất phù hợp để dùng cho một số loại cây trồng như: các loại cây họ đậu, cây nho, ngô, hành,...Công dung chính của các loại thuốc nông dược từ virus là chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể sâu bệnh, phá hủy các cơ quan tiêu hóa của sâu bệnh, từ đó sâu bệnh sẽ chết dần chết mòn.

Nông dược có nguồn gốc từ tuyến trùng

Tuyến trùng ký sinh gây bệnh cho côn trùng, sâu bệnh là Entomopathogenic nematodes - EPN là tác nhân sinh học đặc biệt có nhiều ưu điểm trong phòng trừ sâu bệnh như: phổ diệt sâu hại trên diện rộng, khả năng diệt sâu bệnh nhanh, có khả năng tự sản sinh với số lượng lớn sau khi đã giết chết sâu hại và có thể sản xuất bằng công nghệ sinh học. Các tổ hợp tuyến trùng EPN được coi là nông dược của thế kỷ 21, là một trong các nhân tố chủ yếu để xây dựng hệ thống nông nghiệp sinh thái, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật hóa học góp phần phát triển nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh. 
Công dụng chính là xâm nhập trực tiếp vào cơ thể sâu bệnh, tuyến trùng sẽ phát triển nhanh trong cơ thể sâu bệnh và gây chết cho sâu bệnh trong vòng từ 1-2 ngày.

Thách thức và cơ hội của nông dược

Những thách thức mà ngành nông dược đang phải đối mặt

Mặc dù hiện nay, nông dược tự nhiên đang là một xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững cho hiện tại và tương lai tuy nhiên nông dược có nguồn gốc tự nhiên vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm:
  • Hiệu quả sử dụng thấp: Nguyên liệu để sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật tự nhiên thường ít hơn hoặc ít loài thảo dược, nấm, virus, vi khuẩn,.. có thể đáp ứng đủ điều kiện phù hợp để điều chế ra nông dược. Tuy nhiên, vì hai lý do trên nên các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên ít có thể kết hợp được với nhau, từ đó hiệu quả sử dụng cũng thấp hơn so với các loại nông dược hóa học.
  • Giá thành cao: Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên thường có giá thành cao hơn so với các loại thuốc có nguồn gốc hóa học. Bởi quy trình nghiên cứu, sản xuất của nông dược tự nhiên thường khó khăn và hạn chế hơn. So với nông dược tự nhiên, nông dược hóa học có đến hàng trăm, hàng nghìn chất hóa học khác nhau đều có thể sử dụng một cách nhanh chóng để điều chế thuốc. Còn nông dược tự nhiên sẽ phải vất vả hơn trong việc nghiên cứu, tìm tòi các chủng thảo mộc, virus, vi khuẩn,..phù hợp để tiêu diệt sâu bệnh mà không gây ảnh hưởng đến cây. 
  • Khả năng bảo vệ thực vật kém: Một số loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên không đủ mạnh để bảo vệ các loại cây trồng khỏi sâu bệnh. Nguyên nhân là do, con người đã sử dụng nông dược hóa học trong một khoảng thời gian dài, các loại côn trùng cùng dần trở nên mạnh mẽ hơn để chống lại các loại nông dược ấy, nên khi chúng ta sử dụng nông dược tự nhiên không kết hợp cùng các hợp chất hóa học mạnh để tiêu diệt sâu bệnh thì chúng đều có khả năng miễn nhiễm với các loại thuốc này.
  • Tác động tiêu cực đến môi trường: Mặc dù thuốc bảo vệ thực vật tự nhiên được xem là an toàn hơn so với các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học, tuy nhiên chúng vẫn có thể gây ảnh hưởng đến môi trường. Nông dược tự nhiên có thể gây ảnh hưởng đến một vài loài động vật, côn trùng có lợi cho môi trường, hoặc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của một số loại cây trồng khác, và nông dược tự nhiên vẫn có tính rủi ro gây ra ô nhiễm đất, nước. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật tự nhiên cũng có thể làm giảm tính hiệu quả, khả năng phòng trừ sâu bệnh của thuốc.
  • Sự cạnh tranh với các sản phẩm hóa chất: Ưu điểm của nông dược hóa học là khá nhiều, chẳng hạn như chi phí sản xuất rẻ hơn nên giá bán cũng rẻ hơn, nhiều chủng loại, nhiều mức độ phòng trừ sâu bệnh hơn, hiệu quả nhanh hơn,...so với nông dược tự nhiên. Tuy nhiên ưu điểm vượt trội hơn hẳn của nông dược tự nhiên là chúng ít hoặc có thể không gây hại với con người và môi Để hài lòng với yêu cầu của người sử dụng thì chắc hẳn nông dược tự nhiên phải tiếp tục nghiên cứu và phát triển hơn nữa trong tương lai.
Nông dược tự nhiên phải cạnh tranh với nông dược có nguồn gốc hóa học
Nông dược tự nhiên phải cạnh tranh với nông dược có nguồn gốc hóa học

Các cơ hội phát triển của ngành nông dược trong tương lai

Hiện nay, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ tự nhiên đang được quan tâm, nghiên cứu và phát triển bởi các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Với mục tiêu nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh, ngành nông dược tự nhiên trong tương lai sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển nếu chúng ta biết cách khai thác hợp lý và đúng cách, các cơ hội phát triển của thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên trong tương lai bao gồm:
  • Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển thêm nhiều loại nông dược mới, góp phần tăng cường sự hiểu biết về các loại thảo dược tự nhiên và các hoạt chất có trong chúng để tạo ra các sản phẩm bảo vệ thực vật có hiệu quả cao hơn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của con người về nông dược tự nhiên trong tương lai. 
Tiếp tục nghiên cứu, phát triển nông dược mới
Tiếp tục nghiên cứu, phát triển nông dược mới
  • Không ngừng mở rộng hệ thống sản xuất, đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào việc sản xuất nông dược tự nhiên, góp phần phát triển công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên để giảm chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Để từ đó có thể tiếp cận với nhiều người hơn, thúc đẩy người dân chuyển sang sử dụng nông dược tự nhiên nhiều hơn.
  • Sử dụng các kỹ thuật mới như công nghệ sinh học, kỹ thuật vi sinh vật để tạo ra các sản phẩm bảo vệ thực vật hiệu quả và an toàn hơn. Cây trồng có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người, vì chúng ta nên sử dụng các kỹ thuật tiên tiến để nghiên cứu nông dược tự nhiên dành riêng cho cây trồng, để cây trồng phát triển tốt hơn, đem lại hiệu quả sử dụng an toàn hơn đối với sức khỏe của con người.
Sử dụng các kỹ thuật mới như công nghệ sinh học, kỹ thuật vi sinh vật để tạo ra các sản phẩm bảo vệ thực vật
Sử dụng các kỹ thuật mới như công nghệ sinh học, kỹ thuật vi sinh vật để tạo ra các sản phẩm bảo vệ thực vật
  • Tăng cường hợp tác giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp để đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các sản phẩm bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên. Như chúng ta đã biết, nông nghiệp bền vững sẽ được chú trọng và cần thiết hơn trong tương lai, vì vậy nên tạo điều kiện, đầu tư xứng đáng để nông dược tự nhiên phát huy tối đa ưu điểm của chúng, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, phát triển kinh tế xanh. 
  • Tăng cường giáo dục và tuyên truyền để người tiêu dùng nhận thức được giá trị của các sản phẩm bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên và ủng hộ sử dụng chúng. Hiện nay, nhiều người vẫn còn chưa hiểu biết hết các ưu điểm mà nông dược tự nhiên đem lại cho con người và môi trường. Vì vậy, để thay đổi suy nghĩ của người dân, nhắc nhở cho họ về tác hại của thuốc hóa học là một vấn đề nan giải ở hiện tại.

Kết luận

Nông dược có nguồn gốc từ tự nhiên là một phần không thể thiếu trong công cuộc hướng tới nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh của con người trong tương lai. Mặc dù ở hiện tại, chúng ta vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn, thử thách thậm chí là ít được ủng hộ từ người tiêu dùng, nhưng tin chắc rằng trong tương lai, nông dược có nguồn gốc từ tự nhiên sẽ được ưa chuộng hơn, phát triển hơn. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để phát triển nông dược tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe và sự tồn tại của con người cũng như các loại động vật khác.
nông dược góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xanh và nông nghiệp bền vững
Nông dược góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xanh và nông nghiệp bền vững
 
gọi Miễn Phí