Tác động của biến đổi khí hậu đến nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và giải pháp ứng phó

Đăng lúc: , Cập nhật

Biến đổi khí hậu là một vấn nạn của loài người ở thế kỉ 21 và toàn bộ những sinh vật đang sinh sống trên trái đất, và nó đã gây ảnh hưởng nặng nề cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp do thúc đẩy sâu hại sinh sôi, phát triển. Là một đất nước có nên kinh tế chính là sản xuất nông nghiệp, Việt Nam không thể nào thiếu đi sự xuất hiện của các thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét lại toàn bộ quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của mình để đưa ra những giải pháp giải quyết hiệu quả hơn

Thuốc bảo vệ thực vật đã góp phần không nhỏ trong nông nghiệp, nhưng trước tác động của biến đổi khí hậu như hiện nay chúng ta có nên tiếp tục sử dụng chúng?

Những tác động của biến đổi khí hậu lên nông nghiệp

Giới thiệu về biến đổi khí hậu và tác động của nó lên môi trường và nông nghiệp

Biến đổi khí hậu là gì?

Một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI đó chính là vấn nạn về biến đổi khí hậu. Biểu hiện chính cũng như là dễ nhận biết nhất của biến đổi khí hậu đó là sự nóng lên trên toàn cầu, khiến băng tan ở hai cực (Bắc cực và Nam cực) từ đó dẫn đến mực nước biển dâng cao, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. Không chỉ thế, biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của tất cả các loài động thực vật trên trái đất, trong đó có con người.

Thế nào là biến đổi khí hậu?

Biến đổi khí hậu là một thuật ngữ được dùng để gọi chung cho những sự thay đổi của khí hậu, mà những sự thay đổi này hầu hết đều do tác động chủ yếu từ những hoạt động của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Những sự thay đổi này khi kết hợp cùng với các yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên sẽ dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua từng giai đoạn, thời kì nhất định có thể là thập kỷ hay cũng có thể lên tới hàng triệu năm. Nói một cách dễ hiểu hơn, thì biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyền, thạch quyển và băng quyển cả ở hiện tại và cả ở tương lai.

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu toàn cầu phát sinh từ hai nhóm nguyên nhân chính: nguyên nhân khách quan (tự nhiên) và nguyên nhân chủ quan (do con người gây ra). Theo nghiên cứu khoa học, tác động của hoạt động con người lên môi trường tự nhiên là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Việc tăng lượng khí CO2 từ sản xuất công nghiệp, phá rừng, và sử dụng nguồn nước, cũng như các loại khí độc hại khác, là các yếu tố dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, các yếu tố khách quan như sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, quỹ đạo trái đất, và sự dịch chuyển của các châu lục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra tình trạng biến đổi khí hậu này.

Một số tác động của biến đổi khí hậu

• Mực nước biển ngày càng dâng cao
Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất đang ngày càng tăng lên, điều này đã dẫn đến việc mực nước biển cũng càng ngày càng được dâng lên. Lí do để giải thích cho hiện tượng này chính là sự gia tăng nhiệt độ của Trái Đất đã làm cho băng của hai cực Bắc và cực Nam trên Trái Đất tan ra, khi đó lượng nước đổ vào biển càng ngày càng nhiều, mực nước biển cũng tăng cao hơn.
Các dãy núi băng và sông băng cũng đang có hiện tượng bị thu hẹp lại. Những vùng đất rộng lớn trước đây luôn được phủ kín bởi những lớp băng vĩnh cửu dày đặc giờ đây đã bị cây cối bao phủ một phần nào đó. Chẳng hạn như, các dãy núi băng ở dãy núi Himalaya, cung cấp nguồn nước ngọt cho sông Hằng - nguồn nước uống và tưới tiêu cho khoảng 500 triệu người - đang ngày càng co rút lại với tốc độ khoảng 37 mét mỗi năm.

Bên cạnh đó, các bờ biển ở nhiều nơi trên thế giới cũng đang có dấu hiệu biến mất, ví dụ như, các bãi biển ở Miami, cùng với rất nhiều khu vực biển khác trên thế giới, đang bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao, và có nguy cơ bị biến mất bờ biển do mực nước biển ngày càng dâng cao.
Các nhà khoa học đã quan sát, đo lường và nhận thấy rằng các tảng băng ở đảo Greenland đã bị tan biến một lượng lớn, điều này đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia ven biển của đảo này. Theo ước tính, nếu các tảng băng tiếp tục tan chảy, mực nước biển sẽ tăng ít nhất là 6 mét vào năm 2100. Ở mức này, hầu hết các hòn đảo của Indonesia và nhiều thành phố ven biển khác sẽ bị ngập lụt hoàn toàn và có nguy cơ sẽ biến mất vĩnh viễn.
Một số tác động của biến đổi khí hậu
Một số tác động của biến đổi khí hậu
• Các hệ sinh thái bị phá hủy
Những thay đổi liên tục của điều kiện khí hậu và sự tăng nhanh một cách chóng mặt của lượng khí carbon dioxide từ các hoạt động của con người đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái nói chung, và một số điều kiện sống khác của con người nói riêng như nguồn nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm,....
Bên cạnh đó, dưới những tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, số lượng các rạn san hô ở nhiều vùng biển cũng đang giảm dần. Điều này cho thấy cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải gánh chịu những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, kèm với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương.

• Gây mất đa dạng sinh học
Nhiệt độ trung bình của trái đất hiện nay đã tăng lên khoảng 1 độ C trong vòng 100 năm qua, chính điều này đã và đang làm cho các loài sinh vật trên toàn thế giới có thể biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tiếp tục tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát các loài động vật này là do chúng đang dần bị mất đi môi trường sống của chính mình vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển đang dần ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy rằng đã có một số loài động vật đang phải tìm môi trường sống phù hợp với chúng hơn bằng cách di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng chỉ thường sống ở vùng Bắc Mỹ thì hiện nay chúng đã chuyển lên vùng Bắc cực dể có môi trường sống phù hợp hơn.

Đối với những hiện tượng thời tiết cực đoan kể trên, thì con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất bị hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến quá trình sinh sống và phát triển của chúng ta. Con người phát triển cho đến bây giờ đều dựa vào nguồn lương thực chính là các loài thực vật và động vật khác, vậy nên nếu các loài động thực vật bị ảnh hưởng thì con người cũng sẽ thiếu nguồn thực phẩm để phát triển tốt.

• Dẫn đến chiến tranh và xung đột
Khi biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng sẽ dẫn đến nguồn lương thực và nước ngọt trên Trái Đất ngày càng trở nên khan hiếm, đất đai sẽ ngày càng trở nên khô cằn, không thể canh tác được hoặc có thể sẽ dần biến mất nhưng dân số loài người thì vẫn luôn tăng ở mức đáng báo động; đây là những yếu tố dẫn đến xung đột và chiến tranh giữa các nước và các vùng lãnh thổ, chiến tranh là một hành động xấu, nhưng nếu không có đủ lương thực ở mức cần thiết thì cũng đồng nghĩa với cái chết.

Do nhiệt độ trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu đang diễn ra theo chiều hướng xấu vì vậy các nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn cũng đang dần cạn kiệt, và có nguy cơ biến mất hoàn toàn một số loại khoáng sản quý hiếm. Một cuộc xung đột điển hình do việc biến đổi khí hậu xảy ra là ở Darfur . Xung đột tại đây đã nổ ra trong gần 20 năm - khi mà một đợt hạn hán đang kéo dài tại khu vực này, trong nhiều năm trời, vùng này chỉ có mưa nhỏ giọt, và thậm chí là nhiều năm không hề có mưa, làm nhiệt độ ở đây lúc nào cũng trong tình trạng cao, nắng nóng kéo dài và dẫn đến sa mạc hóa ở nhiều nơi. Xung đột ở Darfur (Sudan) xảy nguyên nhân một phần là do các ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, các quốc gia ở các vùng ít có mưa, và thường xuyên bị khan hiếm nước ngọt, sẽ dẫn đến mùa màng thu hoạch kém thường sẽ có nhiều bất ổn về vấn đề an ninh xã hội.

• Xảy ra nhiều dịch bệnh hơn
Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng đi kèm với đó là nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra như: Lũ lụt, hạn hán, băng tan... đang trở thành mối đe dọa khủng khiếp đối với mọi người trên toàn thế giới. Bởi khi xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan là lúc các loài muỗi, những loài ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh dịch khác càng có cơ hội phát triển mạnh. Chẳng hạn như khi băng ở hai cực tan ra nhiều hơn, sẽ đi kèm với đó là các virus gây bệnh dịch cũng thoát ra từ những tảng băng tan, gây bệnh dịch cho con người.

Tổ chức WHO - Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra nhiều báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang tràn lan ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng có khí hậu lạnh giờ đây cũng bắt đầu xuất hiện các loại bệnh chỉ có ở vùng nhiệt đới.

Hàng năm, chúng ta ghi nhận có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.

• Gây hạn hán ở nhiều nơi
Trong khi một số nơi trên thế giới luôn phải chịu cảnh chìm ngập trong lũ lụt liên miên thì một số nơi khác lại đang phải hứng chịu những đợt hạn hán, nắng nóng khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước ngọt cần cho sinh hoạt và tưới tiêu hằng ngày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến con người mà còn đến nền nông nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Hậu quả của hạn hán là nhiều nơi trên thế giới lương thực bị thiếu hụt một cách trầm trọng, đe dọa đến an ninh lương thực của các quốc gia đó, và chắc chắn là một lượng lớn dân số trên trái đất đã, đang và sẽ phải chịu cảnh đói khát quanh năm.

Hiện tại, nhiều vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi lúc nào cũng trong tình trạng phải hứng chịu những đợt hạn hán nặng nề, lượng mưa ở các khu vực này càng ngày càng thấp, và tình trạng này được dự đoán là vẫn còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo một nghiên cứu đã được công bố tại Mỹ, trong giai đoạn từ năm 2011 tới năm 2050, có thể lên đến 1 tỷ người trên trái đất sẽ bị thiếu nước sạch dùng cho sinh hoạt. Nguy cơ thiếu nước sẽ ngày càng trở nên nghiên trọng hơn nếu các thành phố không có kế hoạch tiết kiệm và dự trữ nguồn tài nguyên tự nhiên này.

Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang ngày càng được diễn ra một cách thường xuyên, diễn ra nhiều hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.

Hậu quả của các đợt nắng nóng, hạn hán khủng khiếp này là nguy cơ xảy ra cháy rừng cũng ngày một cao, kèm với đó là các bệnh liên quan nhiệt độ cao ảnh hưởng tới con người cũng ngày càng nhiều, và tất nhiên là điều này sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.

• Gây bão lụt ở nhiều nơi
Theo nhiều số liệu thống kê được cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm trở lại đây, chúng ta đã phải gánh chịu nhiều những cơn bão mạnh gây thiệt hại không chỉ đến con người mà còn về của, trong đó những cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi so với trước đây.

Nước biển ấm lên là nguyên nhân khiến cho những cơn bão trở nên manh hơn và kéo dài lâu hơn. Nguyên do chính là mức nhiệt cao trên đại dương và trong khí quyển, đã đẩy tốc độ của cơn bão lên cấp độ mạnh nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất.

Nhiệt độ trung bình của Trái Đất ngày càng tăng sẽ khiến nước ở các biển và đại dương cũng trở ấm lên và đó là nhân tố chính tiếp thêm sức mạnh cho các cơn bão. Những cơn bão có sức tàn phá
mạnh mẽ đang ngày một nhiều hơn. Chỉ trong vòng 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi là điều khiến mọi người trên toàn thế giới phải đau đầu suy nghĩ ra giải pháp để khắc phục chúng.

• Gây thiệt hại đến nền kinh tế quốc gia
Khí hậu chính là một yếu tố quan trọng để phát triển nền kinh tế của một quốc gia, một khi khí hậu có nhiều biến đổi không tốt thì các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày một tăng lên theo chiều hướng không tốt. Các cơn bão lớn xảy ra nhiều hơn trong năm sẽ làm mùa màng của người nông dân bị ảnh hưởng liên tục, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế nông nghiệp. Hay phải kể đến số tiền khổng lồ để giải quyết dịch bệnh sau mỗi cơn bão lũ xảy ra cũng là một số tiền không hề nhỏ. Chính vì vậy, chúng ta thấy rằng khí hậu càng khắc nghiệt thì nền kinh tế quốc gia càng kém phát triển hoặc phát triển một cách khó khăn.

Kinh tế là thước đo sự phát triển của tất cả các quốc gia, vậy nên các tổn thất về kinh tế sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của người dân đang sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia bị tổn thất đó. Người dân sẽ phải chịu cảnh giá cả thực phẩm, nhiên liệu hay thậm chí là chi phí được sử dụng nguồn nước ngọt bị độn lên cao vút; còn các chính phủ sẽ phải đối mặt với việc các nghành công nghiệp, thương mại, dịch vụ khác sẽ kém phát triển hơn và lợi nhuận từ các ngành ấy sẽ có sự giảm sút đáng kể.

Ngành nông nghiệp đang phải chịu tác động như thế nào trước sự biến đổi của khí hậu

Biến đổi khí hậu là một vấn nạn của loài người và toàn bộ những sinh vật đang sinh sống trên trái đất, nó không chỉ gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá, hạn hán, lũ lụt, băng tan,..... mà nó còn gây ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực nông nghiệp, chẳng hạn như: Làm giảm diện tích đất thịt có thể canh tác được, gây ra tình trạng hạn hán và thúc đẩy sâu bệnh phát triển mạnh ở nhiều nơi, thậm chí là còn có thể dẫn đến mất mùa hoàn toàn.

• Những tác động trực tiếp đến nông nghiệp
Theo các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu là một trong những trở ngại đáng lo mà khu vực ASEAN sẽ phải tính đến. Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra hàng loạt những dự báo về một số vấn đề liên quan đến môi trường mà những người nông dân canh tác quy mô nhỏ trong khu vực đang và sẽ phải đối mặt như: Chất lượng đất suy giảm, dịch hại bùng phát, năng suất cây trồng giảm sút và cơ hội thương mại của nông sản kém đi. Hạn hán có những năm làm giảm từ 20 đến 30% năng suất cây trồng, làm giảm sản lượng nông sản cho thu hoạch được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chăn nuôi và nguồn lương thực của người dân. Ngoài ra, việc duy trì và cải thiện chất lượng đất cũng là một thách thức lớn mà mỗi quốc gia có nền nông nghiệp là nền kinh tế quan trọng phải đối mặt hiện nay. Việc quản lý sâu bệnh, đảm bảo đủ năng suất cây trồng, mở rộng thị trường phù hợp và cải thiện khả năng tiêu thụ nông sản cho nông dân cũng là những vấn đề rất đáng lưu tâm.

Hiện nay, những đợt hạn hán và nắng nóng kéo dài nhiều ngày liên tiếp đã và đang xảy ra ở khắp các vùng trong cả nước, cho thấy những năm gần đây chúng ta đang phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực với mức độ gia tăng ngày càng lớn của tình trạng biến đổi khí hậu. Nếu tình trang hạn hán vẫn tiếp tục kéo dài thì sẽ dẫn đến nguy cơ sa mạc hóa ở một số vùng, đặc biệt là ở khu vực miền Trung, các khu vực ven biển có nhiều bãi cát, và vùng đất dốc ở khu vực trung du và miền núi, điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng kể cho sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Theo nghiên cứu và dự báo từ Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPPC - International Plant Protection Convention) và Ngân hàng thế giới (WB - World Bank), ở Việt Nam, nếu nước biển tiếp tục dâng lên khoảng 1 mét nữa thì sẽ làm ngập khoảng từ 0,3 đến 0,5 triệu ha diện tích đất liền tại đồng bằng sông Hồng, còn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ có từ 1,5 đến 2,0 triệu ha bị ngập lụt và trong những năm có lũ lụt lớn thì khoảng trên 90% diện tích của đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập từ 4 đến 5 tháng, trong đó chủ yếu là đất trồng lúa bị ngập hoặc nhiễm mặn không thể trồng trọt. Biến đổi khí hậu cũng đã góp phần làm gia tăng thiên tai khiến năng suất cây trồng, sản lượng thu hoạch nông sản giảm. Theo đánh giá của Ngân hàng phát triển Châu Á , nếu nhiệt độ trung bình tăng thêm 1 độ C, thì năng suất lúa sẽ giảm đi 10%, và thực trạng trên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, đe dọa đến an ninh lương thực quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân.

Biến đổi khí hậu cũng đang và sẽ tiếp tục làm thay đổi điều kiện sinh trưởng, phát triển của các loài sinh vật, từ đó dẫn đến tình trạng biến mất, tuyệt chủng của một số loài và cùng với đó, thì cũng sẽ xảy ra trường hợp xuất hiện nguy cơ gia tăng thêm các loại sinh vật có hại mới dẫn đến dịch bệnh trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn. Trong thời gian nhiều năm trở lại đây, một số dịch bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng mà chưa có biện pháp kiểm soát dứt điểm có thể kể đến như: dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá,.....đều diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long và diễn biến ngày càng phức tạp hơn, ảnh hưởng đến khả năng canh tác, tăng vụ và làm giảm sản lượng lúa trồng được của người dân. Biến đổi khí hậu còn có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa vụ, ảnh hưởng đến quy hoạch vùng trồng trọt, làm thay đổi kỹ thuật tưới tiêu, gia tăng sâu bệnh, giảm năng suất, sản lượng; làm suy thoái tài nguyên đất, làm mất đi sự đa dạng sinh học và suy giảm về số lượng cũng như là chất lượng sinh vật có lợi do lũ lụt hoặc do hạn hán, nắng nóng, từ đó làm tăng thêm nguy cơ tiệt chủng của động vật, thực vật, làm biến mất các nguồn gen, các cá thể động vật, thực vật quý hiếm.

Nông nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu ở những phương diện nào

Thứ nhất, khi nhiệt độ tăng cao do hạn hán, nắng nóng kéo dài sẽ có nguy cơ bị sa mạc hóa đất nông nghiệp, gây ảnh hưởng đến sự phân bổ của cây trồng, và đặc biệt hơn là sẽ làm giảm năng suất của một số loại cây trồng đặc thù. Có thể kể đến như là năng suất thu hoạch lúa ở vụ xuân có xu hướng giảm mạnh hơn so với năng suất lúa ở vụ mùa; năng suất ngô vụ đông có xu hướng tăng cao hơn ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và giảm ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ.

Thứ hai, lũ lụt và nước biển dâng cao sẽ làm mất đất canh tác cho nông nghiệp. Nếu mực nước biển tiếp tục dâng cao thêm 1 mét nữa mà chúng ta không có biện pháp xử lí hiệu quả, thì sẽ có khoảng 40% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích vùng Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh thuộc vùng ven biển khác sẽ bị ngập lụt một cách nghiêm trọng. Lũ lụt có khả năng sẽ khiến gần 50% diện tích đất trồng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chìm và không còn khả năng canh tác, Điều này là rất nguy hiểm, bởi khu vực đồng bằng sông Cửu Long là một khu vực chuyên canh tác cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước - vừa là cây lương thực chính của người dân Việt Nam, vừa là cây trồng có tỉ trọng xuất khẩu ra nước ngoài lớn nhất của chúng ta.

Thứ ba, đối với tài nguyên rừng và các hệ sinh thái, tài nguyên có sẵn khác: Thời gian qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà sự đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái rừng đều bị suy thoái trầm trọng, và điều này hoàn toàn có thể nhận thấy được một cách rõ ràng. Một trong những lí do khiến hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng nghiêm trong là do nước biển dâng lên làm giảm diện tích các khu rừng ngập mặt ven biển, từ đó gây tác động xấu đến hệ sinh thái rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn ở đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, nhiệt độ và lượng nước bốc hơi ngày càng có xu hướng tăng dẫn đến hán kéo dài, từ đó, sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, phát triển của các loài thực vật và động vật sống trong rừng.
Nông nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu ở những phương diện nào
Nông nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu ở những phương diện nào

Thứ tư, ngoài lũ lụt và hạn hán thì tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng là một lí do khiến đất trồng nông nghiệp bị thu hẹp. Một phần diện tích đáng kể đất trồng trọt ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng sẽ bị nhiễm mặn vì hai vùng đồng bằng này đều là những vùng đất khá thấp so với mực nước biển. Xâm nhập mặn làm cho diện tích đất dùng để canh tác, trồng trọt giảm, từ đó hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3 đến 4 lần/năm xuống còn từ 1 đến 1,5 lần/năm. Ngập mặn thường sẽ đặc biệt nghiêm trọng hơn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nếu nước biển tiếp tục dâng cao thêm 1 mét thì khoảng 1,77 triệu ha đất canh tác đều sẽ bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích đất ở đồng bằng sông Cửu Long và hơn hết là, các chuyên gia ước tính sẽ có khoảng 85% người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cần được hỗ trợ về nông nghiệp.

Tóm lại, Việt Nam vẫn là nước có nền kinh tế là chủ yếu và nền nông nghiệp thì vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên như hiện nay, chún ta cần chủ động đánh giá và dự báo được tác động của biến đổi khí hậu, để có thể kịp thời đưa ra được những giải pháp ứng phó phù hợp nhất, góp phần giúp phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững và năng suất hơn.

Giới thiệu về nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới và tại Việt Nam

Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới thuốc bảo vệ thực vật ngày càng đóng vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ trong công cuộc phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm. Theo tính toán và khảo sát của các chuyên gia trên toàn thế giới, trong những thập kỷ 70, 80, 90 của thế kỷ 20, thuốc bảo vệ thực vật đã góp phần bảo vệ và tăng năng suất khoảng từ 20 đến  30% đối với các loại cây trồng thiết yếu như lương thực, rau, hoa quả.

Những năm gần đây theo góp ý và nghiên cứu của nhiều tổ chức khoa học, các chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp, bảo vệ thực vật và sinh thái thì quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở thế giới có thể trải qua 3 giai đoạn là:
• Cân bằng sử dụng (Balance use):Là khi yêu cầu trong quá trình sử dụng thuốc cao, đòi hỏi sử dụng có hiệu quả.
• Dư thừa sử dụng (Excessise use): Là giai đoạn bắt đầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức, có hiện tượng lạm dụng thuốc, gây ảnh hưởng đến môi trường, làm giảm hiệu quả sử dụng.
• Khủng hoảng sử dụng (Pesticide Crisis): đây là giai đoạn mà con người quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, tạo điều kiện cho nhiều nguy cơ gây hại đến cây trồng, môi trường, sức khỏe con người, và còn làm giảm hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, giai đoạn dư thừa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã xảy ra từ những năm 80 - 90 và giai đoạn khủng hoảng thì bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ 21. Với những nước đang phát triển, quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có diễn ra chậm hơn (trong đó có Việt Nam) thì các giai đoạn trên sẽ lùi lại khoảng từ 10 đến 15 năm.

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật treb thế giới trong hơn nửa thế kỷ vẫn luôn luôn tăng, đặc biệt là ở những thập niên 70, 80, 90 của thế kỷ trước. Theo Gifap, giá trị tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới vào năm 1992 là 22,4 tỷ USD, năm 2000 là 29,2 tỷ USD và năm 2010 rơi vào khoảng 30 tỷ USD. Tuy nhiên trong 10 năm gần đây, khi thống kê được ở 6 nước châu Á trồng lúa, nông dân đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tăng từ 200 đến 300% nhưng năng suất cho thu hoạch lúa gạo vẫn không tăng.
Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới
Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới

Hiện nay, danh mục các hoạt chất bảo vệ thực vật trên thế giới đã lên tới hàng nghìn loại, ở các nước thường có từ 400 đến 700 loại. (Ví dụ như: Trung Quốc có khoảng 630, Thái Lan có khoảng 600 loại). Và tốc độ tăng trưởng, phát triển ra thêm nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật mới những năm gần đây từ 2 đến 3%. Trong số đó ở Trung Quốc lượng tiêu thụ khoảng 1.400.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật (2016).

Bên cạnh những đóng góp tích cực đôi với sự phát triển chung của sản xuất nông nghiệp trên thế giới thì thuốc bảo vệ thực vật cũng đã cho ta thấy những hệ lụy xấu mà chúng mang lại, đặc biệt là trong vòng hơn 20 năm trở lại đây.

Sự đóng góp của thuốc bảo vệ thực vật vào quá trình tăng năng suất, sản lượng nông sản ngày càng giảm.

Theo Sarazy, Kenmor (2008 - 2011), ở các nước châu Á trồng nhiều lúa thì trong 10 năm từ năm 2000 đến năm 2010 đã sử dụng lượng phân bón tăng 100%, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tăng từ 200 đến 300% nhưng năng suất, sản lượng cho thu hoạch lúa gạo hầu như không tăng, số lần phun thuốc trừ sâu không tương quan hoặc thậm chí là tương quan nghịch so với năng suất. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để bảo vệ thực vật còn gây tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái và cả sức khỏe con người, phá vỡ đi sự bền vững của phát triển nông nghiệp. Lạm dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật còn làm tăng tính kháng thuốc, gây suy giảm hệ ký sinh và các loài thiên địch có lợi cho cây trồng, và để lại dư lượng chất độc hại trên nông sản, đất và nước, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, gây nhiễm độc cho người tiêu dùng nông sản. Trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000, ở các nước đã phát triển, người ta đã bắt đầu có những quy trình kiểm tra rất nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng tồn tại dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trên nông sản như: Hoa Kỳ có 4,8% mẫu trên mức cho phép, cộng đồng châu Âu - EU là 1,4%, Úc là 0,9%. Hàn Quốc và Đài Loan từ 0,8 đến 1,3%. Do lo lắng về những hệ lụy và tác động xấu của việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật cho nên ở nhiều nước trên thế giới, người ta  đã và đang thực hiện việc đổi mới chiến lược sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ “Chiến lược sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả và an toàn” sang “Chiến lược giảm nguy cơ của thuốc bảo vệ thực vật”.

Trên thực tế, chúng ta có thể hiểu rằng “Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả và an toàn” mới mang tính kinh doanh vì chưa đề cập nhiều đến vấn đề quản lý trong cách sử dụng thuốc, đặc biệt là mục tiêu giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, còn “giảm nguy cơ của thuốc bảo vệ thực vật” thì đã thể hiện tính đồng bộ, hệ thống, của nhiều biện pháp quản lý, kinh tế, kỹ thuật, nó bao gồm các nội dung như sau:
• Thắt chặt quản lý đăng ký, xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
• Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật có thể sử dụng
• Thay đổi cơ cấu và loại thuốc
• Sử dụng an toàn và hiệu quả
• Giảm lệ thuộc vào thuốc hóa học bảo vệ thực vật thông qua việc áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp.

Chiến lược sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mới này đã mang lại hiệu quả ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước ở khu vực Bắc Âu, đã thành công trong việc giảm thiểu tối đa nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn quản lý được dịch hại tốt. Trong vòng 20 năm từ năm 1980 đến năm 2000 Thụy Điển đã có thể giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật có thể sử dụng đến 60%, Đan Mạch và Hà Lan giảm 50%. Tốc độc gia tăng mức tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới trong 10 năm trở lại đây đã giảm dần, cơ cấu của thuốc bảo vệ thực vật cũng đã có nhiều thay đổi theo hướng gia tăng thuốc có nguồn sinh học, thuốc thân thiện với môi trường, thuốc ít độc hại,…

Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam

• Khẳng định vai trò quan trọng của thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp
Thuốc bảo vệ thực vật bắt đầu được sử dụng ở miền Bắc Việt Nam vào những năm 1955 từ đó đến nay chúng chính là lựa chọn hàng đầu mỗi khi muốn nhanh chóng dập tắt các dịch hại, sâu bệnh trên diện rộng. Vì vậy, điều đầu tiên, chúng ta cần phải khẳng định vai trò không thể thiếu được của thuốc bảo vệ thực vật trong điều kiện sản xuất nông nghiệp của nước ta trong nhiều năm qua, hiện nay và cả trong tương lai sắp tới.

• Liều lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở nước ta ngày càng tăng nhanh.
Theo số liệu của cục bảo vệ thực vật trong giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1986 số lượng thuốc đã được sử dụng từ 6,5 đến 9,0 ngàn tấn thương phẩm, tăng lên từ 20 đến 30 ngàn tấn trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000 và từ 36 đến 75,8 ngàn tấn trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010. Lượng hoạt chất được tính theo đầu diện tích canh tác (kg/ha) cũng tăng từ 0,3kg (trong gia đoạn từ năm 1981 đến năm 1986) lên từ 1,24 đến 2,54kg (trong gia đoạn từ năm 2001 đến năm 2010).
Bên cạnh đó giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng nhanh chóng, trong năm 2008 là 472 triệu USD, và đến năm 2010 là 537 triệu USD. Số loại thuốc có thể được đăng ký sử dụng cũng tăng nhanh một cách chóng mặt, trước năm 2000 số hoạt chất sử dụng được là 77, tên thương phẩm là 96, đến năm 2000 là 197 - tên thương phẩm là 722, đến năm 2011 đã nhảy vọt lên 1202 - tên thương phẩm là 3108. Như vậy chỉ trong vòng 10 năm từ năm 2000 đến năm 2011 số lượng thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng tăng gấp 2,5 lần, số loại thuốc nhập khẩu từ nước ngoài tăng lên khoảng 3,5 lần. Điều đáng nói là trong năm 2010 lượng thuốc bảo vệ thực vật mà Việt Nam sử dụng bằng 40% mức sử dụng thuốc trung bình của 4 nước lớn dùng nhiều thuốc trên thế giới (là Mỹ, Pháp, Nhật và Brazin) trong khi GDP của nước ta chỉ bằng 3,3% GDP trung bình của các nước kể trên. Số lượng hoạt chất được đăng ký sử dụng ở Việt Nam hiện nay xấp xỉ gần 2000 loại trong khi của các nước trong khu vực khác thì ít hơn rất nhiều, như Trung Quốc chỉ khoảng 564 loại, Thái Lan, Malasia thì từ 400 đến 600 loại. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bình quân đầu người ở Trung Quốc là 1,2 kg, còn ở Việt Nam là 0.95 kg (2010).

• Mạng lưới sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tăng nhanh và khó kiểm soát
Theo số liệu của cục bảo vệ thực vật, cho đến năm 2023 cả nước ta có trên 300 công ty sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, gần 100 nhà máy, cơ sở sản xuất thuốc và khoảng 30.000 cửa hàng, đại lý buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi hệ thống thanh tra bảo vệ thực vật của chúng ta rất mỏng, yếu, cơ chế hoạt động thì vẫn còn chưa chặt chẽ và có nhiều lỗ hổng.

• Những tác động tiêu cực của thuốc bảo vệ thực vật
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản của Việt Nam là phổ biến và vẫn còn khá cao, đặc biệt trên các loại rau, hoa quả, chè…
Kết quả kiểm tra, tư năm 2000 đên năm 2002 của cục bảo vệ thực vật cho thấy ở vùng thành phố Hà Nội số mẫu có dư lượng thuốc quá mức cho phép khá cao, trên rau, nho, chè từ 10% đến 26%, tại thành phố Hồ Chí Minh từ 10 đến 30%. Các chuyên gia ước tính được rằng, mười năm sau, trên rau con số dư lượng đó vẫn còn 10,2%. Thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm tăng tính kháng thuốc của nhiều loại sâu bệnh, tiêu diệt các loại ký sinh thiên địch có lợi, có thể gây bùng phát các dịch hại cây trồng. Sử dụng nhiều thuốc sẽ dẫn đến tác động xấu gây ảnh hưởng cho môi trường, gây ô nhiễm đất, nước, không khí, và còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo thống kê vào năm 2010 cả nước hiện còn tồn đọng trên 706 tấn thuốc bảo vệ thực vật cần tiêu hủy và 19.600 tấn rác bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã được sử dụng nhưng chưa được thu gom và xử lý, hàng năm phát sinh mới thêm khoảng 9.000 tấn.
Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam

• Những tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Sử dụng thuốc quá nhiều, quá mức cần thiết: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, quá mức cần thiết có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Đầu tiên là dẫn đến ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Thuốc bảo vệ thực vật có thể rửa trôi vào nguồn nước, đất đai và không khí, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống chung của con người. Thứ hai là khi sử dung thuốc quá nhiều hơn mức cần thiết thì sẽ dẫn đến tình trạng sâu bệnh bị kháng thuốc. Các loại côn trùng và vi khuẩn gây hại có thể phát triển kháng cự với thuốc, làm giảm hiệu quả của các loại thuốc và tăng nguy cơ gây hại cho người nông dân. Tiếp theo là gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sự tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật thông qua thực phẩm hoặc môi trường có thể gây hại cho sức khỏe con người. Nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như ung thư, rối loạn hormone, và các vấn đề sức khỏe khác. Cuối cùng là khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cần thiết sẽ gây giảm chất lượng và an toàn thực phẩm của nông sản, bởi các chất có trong thuốc bảo vệ thực vật hoàn toàn có thể gây ô nhiễm thực phẩm và giảm chất lượng, an toàn của các sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần phải được quản lý cẩn thận và tuân thủ các quy định an toàn để giảm thiểu những tác động tiêu cực này.

- Sử dụng thuốc khi thiếu hiểu biết về kỹ thuật: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thiếu hiểu biết về kỹ thuật có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như: Đem lại nhiều nguy cơ cho sức khỏe con người. Khi thiếu hiểu biết về cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm độc cho người sử dụng. Việc không tuân thủ các hướng dẫn an toàn và quy trình bảo vệ cá nhân có thể gây hại cho sức khỏe không chỉ của chính người sử dụng mà thậm chí còn gây hại đến sức khỏe của những người khác. Tiếp đến là, khi không rõ về kỹ thuật sử dụng thuốc thì khả năng ứng dụng thuốc sẽ không hiệu quả. Bởi, thiếu hiểu biết về kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể dẫn đến việc áp dụng không hiệu quả, làm giảm hiệu quả của việc kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại, và tăng chi phí sản xuất. Để giảm thiểu các rủi ro này, quan trọng là người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên được đào tạo, hướng dẫn đầy đủ về cách sử dụng an toàn và hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, việc tuân thủ các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý và nhà nước cũng rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính người sử dụng và cả những người xung quanh.

- Sử dụng thuốc quá liều lượng khuyến cáo, tùy tiện hỗn hợp khi sử dụng. Tương tự như những tồn tại và hạn chế ở trên, thì khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều lượng khuyến cáo sẽ có thể gây ra nhiều nguy cơ độc hại cho sức khỏe con người. Khi tiếp xúc với các hợp chất hóa học trong thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ra các vấn đề sức khỏe không tốt cho tất cả mọi người, dù là ở lứa tuổi nào đi chăng nữa. Thứ hai là khi sử dụng quá liều lượng lượng và tùy tiện trộn lẫn hỗn hợp thuốc khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ra ô nhiễm môi trường bởi các chất hoạt động trong thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của cả con người và các sinh vật khác trên trái đất. Ngoài ra, khi sử dụng quá liều lượng và tùy tiện pha trộn hỗn hợp thuốc có thể dẫn đến sự phát triển của các loại sâu bệnh kháng thuốc. Các loại côn trùng và vi khuẩn gây hại có thể phát triển để kháng cự lại với thuốc, làm giảm hiệu quả của các loại thuốc. Chính vì vậy, hãy là một người tiêu dùng thông thái, nên tuân thủ liều lượng khuyến cáo và hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nhà sản xuất. Ngoài ra, cần tuân thủ các quy tắc an toàn và các quy trình bảo vệ cá nhân khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ thời gian cách ly. Khi không tuần thủ thời gian cách li sau khi phun thuốc, thì tác động đầu tiên sẽ là gây ô nhiễm thực phẩm bởi, thuốc bảo vệ thực vật chứa các hợp chất hóa học có hại cho sức khỏe con người. Nếu không tuân thủ thời gian cách ly được quy định, các hợp chất này có thể tiếp tục tồn tại trên sản phẩm nông nghiệp và gây ô nhiễm thực phẩm. Khi tiêu thụ, người tiêu dùng có thể phải đối mặt với nguy cơ độc tố từ các chất này. Việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thuốc bảo vệ thực vật thông qua sản phẩm nông nghiệp mà không tuân thủ thời gian cách ly có thể mang lại nhiều tác động xấu cho sức khỏe con người. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà không tuân thủ thời gian cách li thì sẽ gât thiệt hại cho doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp bởi sản phẩm nông nghiệp mà không tuân thủ quy định về thời gian cách ly thì hoàn toàn có thể bị từ chối nhập khẩu hoặc bị thu hồi khỏi thị trường, dẫn đến mất mát kinh tế. Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về thời gian cách ly và an toàn sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, việc giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm nông nghiệp trước khi đưa ra thị trường cũng rất quan trọng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.

- Coi trọng lợi ích lợi nhuận hơn tác động xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, có một thực tế rất đáng để toàn xã hội lên án đó là một bộ phận người nông dân cố tình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sai quy định pháp lý của nhà nước và kỹ thuật chỉ vì mục đích trục lợi của bản thân, hành vi này là hành vi xem nhẹ luật pháp và lợi ích chung của cộng đồng. Nhất là những sản phẩm về rau, quả, chè, hoa, hay những nông sản có giá trị cao. Việc chỉ coi trọng lợi ích lợi nhuận của bản thân mà không để ý đến những yếu tố khác có thể dẫn đến thiệt hại về danh tiếng của cá nhân hay doanh nghiệp và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của cá nhân hay tổ chức đó. Trên thực tế, chúng ta nên cân nhắc giữa lợi ích lợi nhuận và tác động xã hội khác, vì sự phát triển kinh tế bền vững.

Như vậy có thể thấy, quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở nước ta trong nhiều năm trở lại đây, dù có những thành tựu, ưu điểm đáng khen ngợi tuy nhiên quá trình này cũng còn nhiều tồn tại, thiếu sót, đến từ cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Trong đó, nguyên nhân chủ quan đến từ phía xây dựng, ban hành, thực hiện các chính sách quản lý, kỹ thuật còn chủ quan từ phía thực hiện của người sản xuất nông nghiệp trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Trước sự biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi vừa phải chứng kiến lại vừa phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến môi trường và nông nghiệp. Sự xuất hiện tăng cường ngày càng nhiều của hiện tượng khí hậu cực đoan, thay đổi môi trường sinh thái và sự xuất hiện của nhiều loại hình thời tiết bất thường đã tạo ra điều kiện lý tưởng cho sự phát triển và lây lan của côn trùng gây hại, bệnh hại thực vật và các loại dịch bệnh. Những yếu tố này đe dọa năng suất nông nghiệp và an toàn thực phẩm, đồng thời tạo ra áp lực tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm kiểm soát những mối đe dọa này. Do đó, việc hiểu rõ và đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong bối cảnh biến đổi khí hậu là một vấn đề cấp thiết và đầy thách thức tại Việt Nam.

Cùng với việc con người ngày càng gia tăng sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường, nguy cơ kháng thuốc của dịch hại, sâu bệnh và sự ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người cũng tăng theo. Khi đó, các sản phẩm bảo vệ thực vật sinh học (biopesticides) được xem là giải pháp hiệu quả để thay thế dần và giảm thiểu các tác hại của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Là một nước có nền kinh tế chính là sản xuất nông nghiệp, Việt Nam càng cần phải quan tâm hơn tới việc nghiên cứu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất nông nghiệp của Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung

Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Năng Suất Nông Nghiệp trên toàn thế giới

Biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực có thể kể đến như: Mực nước biển dâng cao, lũ lụt, hạn hán,.... đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới và ngày một rõ rệt hơn, gây thiệt hại cho nền sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới. Đặc biệt hơn là khi đất nước chúng ta có nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, thì Việt Nam hoàn toàn không thể tránh khỏi những hệ lụy tiêu cực mà biến đổi khí hậu đem lại.

Một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Food, khi đọc bài nghiên cứu này, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu rõ được những tác động do biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra đối với nền sản xuất nông nghiệp toàn cầu.

Các nhà khoa học cũng đã khẳng định rằng các yếu tố như nhiệt độ trung bình tăng, sự thay đổi về lưu lượng mưa, tần suất gia tăng của sóng nhiệt và hạn hán, phát thải khí nhà kính về cơ bản sẽ luôn ảnh hưởng đến cây trồng trên toàn thế giới ở một mức độ nào đó, và có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng mất cât bằng của các hệ sinh thái trên toàn thế giới.

Nhà nghiên cứu Jonas Jägermeyr - là nhà khoa học khí hậu nổi tiếng trong lĩnh vực khoa học môi trường và nông nghiệp, cũng là người sáng tạo mô hình cây trồng tại Viện nghiên cứu không gian Goddard của NASA (GISS), ông là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng của nó đối với sản xuất nông nghiệp và nguồn lực tự nhiên. Ông đã đóng góp nhiều nghiên cứu quan trọng về tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực. Trong nhiều nghiên cứu gần đây, ông cho biết: "Chúng tôi đã nhận thấy rằng các điều kiện khí hậu mới sẽ đẩy năng suất cây trồng nông nghiệp vượt ra ngoài phạm vi bình thường ở nhiều khu vực. Chất thải khí nhà kính được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con  sẽ dẫn tới nhiệt độ cao hơn, từ đó sẽ dẫn đến thay đổi của lượng mưa và thúc đẩy sản sinh ra lượng CO2 cao hơn hơn trong không khí. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng cây trồng và chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện của biến đổi khí hậu sẽ xảy ra rõ ràng hơn trong vòng một thập kỷ tới hoặc sau đó sẽ xảy ra ở nhiều khu vực quan trọng khác trên toàn cầu".

Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Năng Suất Nông Nghiệp trên toàn thế giới
Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Năng Suất Nông Nghiệp trên toàn thế giới


Biến đổi khí hậu sẽ đe dọa đến sản lượng lượng thực toàn cầu

Bằng các phương pháp phân tích, dự báo khí hậu mới, các mô hình cây trồng hiện đại, Jägermeyr và các đồng nghiệp của ông đã nhận thấy rằng, các khu vực như Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Trung Á, Đông Á, và Tây Phi sẽ nhanh chóng phải chứng kiến những vụ mùa mà sản lượng ngô thu hoạch được giảm tới 20% trong nhiều năm tới.

Trong khi đó, ở các khu vực khác như miền Bắc nước Mỹ, Canada hoặc Trung Quốc, sản lượng lúa mì thu hoạch được có thể sẽ có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, lợi nhuận của việc thu hoạch lúa mì ở khu vực Bắc bán cầu sẽ không thể nào có thể bù đắp được cho tổn thất mùa ngô ở khu vực phía Nam bán cầu. Mặc dù khi mức CO2 có trong không khí cao hơn thật sự có thể mang lại nhiều tác động tích cực đến sự phát triển của cây lúa mì nhưng nó cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của những cây trồng khác, dễ thấy nhất chính là ngô.

Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu khác là Christoph Müller, nghiên cứu tại PIK giải thích: "Tác động rõ ràng nhất mà chúng ta có thể xem dữ liệu thể hiện, đó là các nước nghèo hơn thường phải chịu sự suy giảm sản lượng các loại cây lương thực, cây nông sản chủ lực một cách dễ nhận thấy nhất. Điều này càng làm kéo dài những khác biệt đã tồn tại trước đây về vấn đề an ninh lương thực và sự chênh lệch giàu nghèo".

Tóm lại, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra là rất lớn, không chỉ ảnh hưởng đến một khu vực hay một loài sinh vật nào cụ thể, mà biến đổi khí hậu sẽ gây ảnh hưởng cho toàn bộ cả trái đất. Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lại đòi hỏ người nông dân cần phải thích nghi nhanh hơn với biến đổi khí hậu, ngoài ra còn có thể thay đổi ngày gieo trồng hoặc sử dụng các giống cây trồng luân phiên khác nhau để vừa tránh gây thiệt hại nặng nề vừa đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn.

Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Năng Suất Nông Nghiệp của Việt Nam

Trong Luật Khí tượng thủy văn năm 2015, số 90/2015/QH13 ban hành, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.

Dân số loài người đang càng ngày càng tăng lên theo thời gian, dẫn tới thiếu diện tích đất để sinh hoạt, chính vì vậy con người bắt đầu chặt phá, xâm lấn rừng để có chỗ sinh sống và phát triển. Bên cạnh đó, chúng ta còn khai thác cạn kiệt các loại tài nguyên khoáng sản có sẵn trong tự nhiên để sử dụng, phục vụ cho đời sống con người. Các hoạt động này đã làm tăng các loại khí thải, khí carbondioxit , gây hiệu ứng nhà kính, khiến trái đất bị nóng lên, nhiệt độ trung bình cũng tăng lên và từ đó đã tạo ra một hệ lụy nguy hiểm hơn đó chính là biến đổi khí hậu.

Trong đó, vấn nạn nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng đã dẫn đến nhiệt độ môi trường khắc nghiệt hơn đối với con người, các loài sinh vật, thực vật và động vật khác. Nhiệt độ vẫn tăng cao kỷ lục theo từng năm, những cơn nắng nóng kéo dài trên 40 độ C, dẫn đến cơ thể con người gần như không thể chịu nổi. Hậu quả tiếp theo của sự tăng nhiệt độ toàn cầu là sự tan chảy của các tảng băng vĩnh cửu ở Nam cực và Bắc cực gây ngập lụt ở các khu vực ven biển và đồng bằng thấp hơn so với mực nước biển, thậm chí chiều nơi còn có nguy cơ bị biến mất.

Sự khắc nghiệt về nhiệt độ đã gây ra nhiều thiệt hại trong quá trình trồng trọt, sản xuất lương thực và nông sản, vì ngay cả đến con người có thể sử dụng các biện pháp để giảm bớt sự nắng nóng gay gắt của thời tiết còn không thể chịu nổi thì cây cối và các loài động vật khác cũng không thể nào có thể thích nghi kịp thời được trong điều kiện khí hậu quá nóng bức như hiện nay. Và chính vì thời tiết nắng nóng khắc nghiện như hiện tại mà ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã đưa ra nhiều báo động về nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động thực vật.

Ngoài ra, việc biến đổi khí hậu còn có thể gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của nông hải sản. Và lũ lụt thì lại gây cản trở cho việc vận chuyển hàng hóa và xuất nhập khẩu, làm ảnh hưởng đến năng suất kinh tế.
Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Năng Suất Nông Nghiệp của Việt Nam
Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Năng Suất Nông Nghiệp của Việt Nam

Cũng giống như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu là do các hoạt động cho mục đích phát triển của con người đã làm gia tăng khí thải trong bầu khí quyển trái đất. Các nguyên nhân chính có thể kể đến từ:
• Nguồn năng lượng chính phục vụ cho mọi hoạt động sinh hoạt của con người ở Việt Nam vẫn là từ việc sử dụng, đốt cháy các nguồn nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt. Năng lượng này không chỉ được để sản xuất nhiệt điện cho các hộ gia đình sử dụng mà còn dùng cho các khu công nghiệp.

• Cùng với mật độ dân số vẫn đang tiếp tục tăng theo từng ngày ở Việt nam thì việc chặt phá rừng sẽ còn tiếp tục ngày càng nhiều, do chúng ta thiếu đất để sinh sống, nhất là ở các đô thị dân cư đông đúc, chính vì vậy, ở nhiều khu vực miền núi, đã chuyển đổi đất rừng sang mục đích sử dụng khác để đáp ứng nhu cầu phát triển của con người: phát triển đô thị, trồng cây nông nghiệp và công nghiệp, khu nuôi trồng thuỷ sản. Trong khi đó, rừng là nguồn tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, rừng có nhiều vai trò quan trọng đối với sự phát triển của toàn bộ các loài động vật, và con người trên trái đất, là lá phổi xanh của hệ sinh thái trong việc hấp thụ khí thải Cacbondioxit và giữ carbon trong đất. Diện tích rừng tiếp tục bị thu hẹp trong khi khí thải ngày càng nhiều hơn sẽ dẫn đến hiệu ứng nhà kính.

• Sự ô nhiễm không khí từ các phương tiện giao thông sử dụng xăng dầu ngày càng có thể nhận thấy rõ, lượng khí thải độc hại được thải ra môi trường mỗi ngày. Ngoài ra, khí thải còn đến từ các khu công nghiệp sản xuất, xây dựng.  Những chất gây ô nhiễm được thải từ các khu công nghiệp còn chứa nhiều hoạt chất gây hại và thải nhiều hơn như carbon dioxide, oxit nitơ và các hợp chất hữu cơ bay hơi khác, khi bốc hơi lên trên cao sẽ làm thủng tầng ozone, và khi kết hợp với khí ozone thì sẽ tạo thành khí nhà kính góp một phần lớn vào biến đổi khí hậu ở trái đất. Bên cạnh đó, một số các hoạt động khác của con người như sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc,... cũng tạo ra khí nhà kính như metan (CH4) và dinitơ monoxide (N2O).

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu đáng lo ngại và các tác động của biến đổi khí hậu cũng ngày càng rõ rệt hơn. Những năm gần đây mức nhiệt độ trung bình ở Việt Nam cũng ngày càng tăng, thậm chí có một số khu vực cả mùa hè lẫn mùa đông vẫn có mức nhiệt tăng kỷ lục.

Đây là một trong những điều đáng lo ngại nhất khi Việt Nam là một nước ven biển trong khi đó chiều cao mực nước biển trung bình ở Việt Nam tăng mỗi năm từ 0,3 đến 0,5mm, cao hơn hẳn so với toàn cầu. Điều này sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ gây hại cao như: lũ lụt, ngập mặn và bị mất nguồn nước ngọt tại những nơi là vùng đồng bằng ven biển.

Còn đáng lo ngại hơn khi càng ngày càng có nhiều đơn vị truyền thông đưa tin về tần suất xảy ra thiên tai như bão, lũ lụt và hạn hán xảy ra càng nhiều ở Việt Nam trong những năm vừa qua. Hậu quả của thiên tai liên tục gây thiệt hại không chỉ về người mà còn gây ảnh hưởng đến kinh tế, phát triển của quốc gia đó.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu còn gây tăng cao về nhiệt độ và thiên tai xảy ra nhiều hơn, dẫn tới rừng tự nhiên, vùng đầm lầy và các hệ sinh thái không ngừng bị xáo trộn. Nhiều giống loài quý hiếm không kịp thời thích nghi với môi trường thay đổi dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng, biến mất.

Từ những thực trạng và hậu quả do biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến Việt Nam kể trên, chúng ta cần phải đưa ra nhiều giải pháp toàn diện và thống nhất để khắc phục ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Các giải pháp có thể thực hiện được xoay quanh như: giảm thiểu khí thải nhà kính; phát triển sử dụng năng lượng xanh; tiết kiếm năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái; tăng cường nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về biến đổi khí hậu; đẩy mạnh hợp tác giữa nhiều quốc gia về khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu…

Tóm lại, vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam chúng ta hoàn toàn có thể nhìn nhận một cách rõ ràng, nó bao gồm nhiều sự biến đổi đột ngột về thời tiết, thiên tai ngày càng xảy ra nhiều hơn, như lũ lụt và hạn hán kéo dài. Vậy nên, nhất thiết phải có các biện pháp để khắc phục biến đổi khí hậu kịp thời.

Tác động của biến đổi khí hậu đến nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Sự gia tăng của các loại bệnh và sâu bệnh do biến đổi khí hậu

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự nóng lên toàn cầu có thể sẽ làm gia tăng số lượng sâu dịch bệnh hại, làm tăng sự ảnh hưởng cũng như là thay đổi thói quen di cư của chúng. Điều này là hoàn toàn có khả năng và sẽ là mối đe dọa lớn hơn đối với nghành sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới.

Mọi người nông dân trên thế giới đã luôn phải cố gắng để bảo vệ cây trồng của họ khỏi sâu bệnh dịch gây hại, vì nếu sâu hại không được kiểm soát tốt, thì chúng hoàn toàn có thể dẫn chúng ta đến với nguy cơ mất mùa, làm giảm sản lượng nông sản thu hoạch được, hay thậm chí là gây ra nhiều tác động xấu cho chất lượng và sự an toàn của thực phẩm.

Khi nhiệt độ toàn cầu chỉ cần tăng thêm khoảng 2 độ C là đã có thể khiến thiệt hại về năng suất của một số cây lương thực như: cây lúa mì, gạo và ngô do dịch sâu bệnh gây ra lần lượt giảm tới 46%, 19% và 31%. Những thiệt hại về sản lượng nông sản như vậy là đủ để gây ra những ảnh hưởng nặng nề hơn tới an ninh lương thực quốc gia, điều này có thể dẫn tới tính nghiêm trọng hơn cho những ảnh hưởng hiện có do đại dịch gây ra trên toàn cầu.

Chúng ta hãy cùng kể tên một số khu vực trên thế giới, nơi mà tình trạng sâu bệnh hại đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và trở thành một vấn đề cấp bách do hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra và cũng là những nơi mà ngành khoa học thực vật đang dẫn đầu có thể cung cấp những phương pháp hiệu quả, để cứu cánh cho nông dân.

Sự gia tăng của các loại bệnh và sâu bệnh do biến đổi khí hậu
Sự gia tăng của các loại bệnh và sâu bệnh do biến đổi khí hậu
• Hoa Kỳ
Loại rầy chổng cánh chuyên gây hại cho các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, chanh,...ở Châu Á (Asian Citrus Psyllid) đã gây thiệt hại nặng nề trên các loại cây ăn quả có múi và là vật trung gian chuyên gây ra bệnh vàng lá gân xanh. Loài gây hại này hiện nay còn có thể được tìm thấy ở nhiều bang của Hoa Kỳ, chẳng hạn như bang Florida với ngành công nghiệp - nông nghiệp chủ đạo là cam quýt có giá trị hàng tỷ đô la và còn xuất hiện các vùng lãnh thổ khác như Puerto Rico và Guam. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mầm bệnh trong loài rầy này có thể lây lan với tốc độ chóng mặt khi ở trong một phạm vi, nhiệt độ cụ thể nào đó, có nghĩa là nhiều khu vực trên thế giới hoàn toàn có thể cùng rơi vào tình trạng nguy hiểm này do biến đổi khí hậu.
Khi đó thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để kiểm soát tình trạng này và bảo vệ cây trồng khỏi loài rầy chổng cánh trong nhiều tháng. Để chống lại căn bệnh do loài rầy này lây lan, thì các cây cam quýt được nghiên cứu từ công nghệ sinh học có thể kháng bệnh vàng lá gân xanh và hiện đang được nghiên cứu, phát triển bởi một nhóm nghiên cứu tại Đại học Florida.

• Khu vực Mỹ La Tinh
Theo trang National Geographic đưa tin, nông dân trồng ngô ở khu vực Brazil sẽ phải chứng kiến thiệt hại năng suất mùa vụ giảm gần 16% do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Sâu bệnh gây hại là nguyên nhân chính gây giảm về năng suất cây trồng ở Brazil và khí hậu ngày một nóng hơn cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi của các loài sâu bệnh gây hại khác như sâu đục thân mía – một loài sâu bướm đêm được tìm thấy ở các vùng khí hậu ấm của khu vực Nam Mỹ. Một nhà nông học đồng thời cũng là một người nông dân ở Brazil, cho biết: “Nên kết hợp cả việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, áp dụng thêm cả nhiều phương pháp như luân canh và hạn chế cày xới đất là một trong những giải pháp giúp tăng tỉ lệ thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh hại cho nhiều loại cây khác nhau”.

• Khu vực châu Âu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu hoàn toàn có thể dẫn đến nhiều thiệt hại về sản lượng cây trồng do sâu bệnh gây ra rơi vào khoảng 75% hoặc hơn thế tại các quốc gia có canh tác cây ngũ cốc trên khắp các khu vực châu Âu, Pháp, với tư cách là những quốc gia dẫn đầu hệ thống sản xuất nông nghiệp lúa mì và ngô, có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Các sản phẩm bảo vệ thực vật đóng góp một phần không nhỏ trong việc duy trì sản lượng thu hoạch lúa mì và các loại cây trồng khác ở châu Âu. Nếu không có chúng, ước tính nông dân châu Âu sẽ có thể mất hơn 4 tỷ đô la thu nhập từ trang trại mỗi năm.

Những thay đổi trong môi trường sống của sâu bệnh và côn trùng gây hại

Biến đổi khí hậu không chỉ gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan mà còn phát sinh, thúc đẩy sự phát triển của nhiều loại sâu bệnh hại trên cây trồng. Đây là những thách thức cực lớn đối với sự phát triển chung của ngành sản xuất nông nghiệp và cần phải đưa ra giải pháp phòng, ngừa hiệu quả.

Theo nhiều nghiên cứu và dự báo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (IPPC - International Plant Protection Convention) và Ngân hàng thế giới (WB - World Bank), tại Việt Nam, ngoài tình trạng nước biển dâng cao hơn, thì biến đổi khí hậu cũng đã làm thay đổi điều kiện sinh sống của nhiều loài sinh vật khác nhau.

Môi trường sống thay đổi chính là nguy cơ đầu tiên dẫn đến việc gia tăng các loại sâu bệnh hại, có khả năng thích nghi với môi trường cao, mức độ gây hại nặng nề hơn cho cây trồng. Một số nghiên cứu mới gần đây cho thấy, ở nhiều địa phương trong nước ta đã xuất hiện thêm nhiều loại dịch hại mới, gây thiệt hại nặng cho quá trình sản xuất nông nghiệp.

Trong đó, phải kể đến một số dịch hại tiêu biểu như: vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh lùn sọc đen, dịch rầy nâu, sâu ăn lá cà phê… Gần đây nhất là sâu keo mùa thu gây hại cho cây ngô, và bệnh khảm lá sắn cũng đã xuất hiện tại nhiều địa phương.

Trong giai đoạn vào cuối vụ đông xuân năm 2022, nông dân ở tỉnh Đắk Nông đã phải đối diện với nhiều loại hình thời tiết bất thường và cực đoan như: mưa trái mùa, thời tiết lạnh, nắng nóng gia tăng… Tiếp theo đó là loại sâu keo mùa thu gây ảnh hưởng đáng kể đến năng suất thu hoạch ngô của người dân xã Ea Pô (Cư Jút). Ông Vi Văn Kim, ở thôn Thanh Sơn, xã Ea Pô (Cư Jút) đã cho biết, tần suất sâu bọ gây hại xuất hiện và tàn phá gần như suốt một vòng đời của cây trồng của vụ đông xuân. Trong đó, nhiều nhất là các loại sâu ăn lá, rễ, hoa, quả.

Theo Chi cục Phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Nông, trong môi trường sản xuất nông nghiệp sẽ luôn tồn tại đa dạng nhiều loài sâu bọ, dịch hại. Tuy nhiên, những năm gần đây, các loại sâu hại trên cây trồng như: rệp sáp, rệp muội, rệp vẫy nâu, sâu đục cành, sâu ăn lá... càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn, với nhiều biến chủng dị thường. Mức độ tàn phá của các loại sinh vật gây hại này cũng ngày một nghiêm trọng hơn, đặc biệt là hiện tại chúng đã có khả năng kháng lại một số loại thuốc bảo vệ thực vật thông thường.

Ông Nguyễn Văn Vương, ở xã Thuận An (Đắk Mil) cho hay, ông đã trồng cà phê hơn 20 năm nay, nhưng dạo gần đây mới bắt đầu bắt gặp loại sâu ăn lá cà phê. Tuy xuất hiện không nhiều, nhưng lại rất khó tiêu diệt, vì sâu non thường cuốn ở trong lá. Gia đình ông Vương có khoảng 1,5 ha cà phê. Năm nay, ông đã thực hiện tái canh một phần cà phê bằng biện pháp ghép chồi. Nhưng không ngờ chồi non vừa đến thời kỳ ghép thì lại bắt đầu xuất hiện sâu ăn lá.

Qua tìm hiểu thêm ở những khu vực khác, thì những tháng vừa qua, sâu ăn lá cà phê cũng bắt đầu xuất hiện tại một số tỉnh ở khu vực Tây Nguyên như: Lâm Đồng, Đắk Lắk… Loài sâu này gây hại bằng cách cắn phá đọt cà phê non, sau đó ăn dần đến lá bánh tẻ và lá già. Chẳng hạn như với những cây có mật độ sâu nhiều thì hoàn toàn có thể bị ăn trụi lá, khiến cây dần mất sức, dẫn đến sinh trưởng và phát triển kém. Sâu ăn lá cà phê thường gây hại lúc chiều tối hoặc sáng sớm. Còn ban ngày chúng sẽ ẩn nấp sâu trong các lá non, nên rất khó để phát hiện. Ngoài cà phê thì các loại cây họ đậu cũng bị ảnh hưởng nặng do sâu bệnh gây ra.

Cũng theo Chi cục Phát triển nông nghiệp của tỉnh tỉnh, hiện nay vẫn chưa có loại thuốc bảo vệ thực vật nào chuyên trị loài sâu này. Do đó, người trồng có thể sử dụng các biện pháp thủ công bằng cách bắt và diệt sâu non, thu gom nhộng và kết hợp một số loại thuốc có hoạt chất như: Alpha - Cypermethrin, Chlorpyrifos Ethul - Cypermethrin… để phun phòng trừ.

Theo các chuyên gia, ngành sản xuất nông nghiệp cần phải đánh giá kỹ hơn các tác động của biến đổi khí hậu đối với sự bùng phát, lây lan của các loại sâu bệnh hại mới. Trong đó, cần phải đặc biệt chú ý các loại sâu thứ yếu nhưng có thể trở thành chủ yếu, gây hại mạnh trên các loại cây trồng.

Ngành sản xuất nông nghiệp cũng cần phải xem xét nâng cấp, bổ sung, cải thiện đưa ra các biện pháp bảo vệ thực vật hữu ích hơn, để nâng cao hiệu quả phòng, chống sâu hại trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

Những tác hại của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của con người và những loài động vật khác. Biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến sự phân bổ không đồng đều của các loài động vật trên thế giới.

Trái đất đang nóng dần lên, điều này sẽ làm thay đổi phạm vi sinh sống của động vật và thực vật trên toàn thế giới, từ đó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nhân loại. Theo các nhà khoa học trên toàn thế giới, nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên làm cho các loài động vật phải di cư đến các vùng nước lạnh hơn, và đẩy côn trùng gây bệnh dịch vào các khu vực mới, đẩy các loài sâu hại vào tấn công mùa màng. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng sẽ có một số động thái làm ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp quan trọng để phát triển kinh tế như lâm nghiệp và du lịch, và thậm chí là căng thẳng sẽ nổi lên giữa các quốc gia với nhu cầu chuyển đổi các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự di cư của các loài động vật lẫn thực vật hiện đang được tiến hành trên khắp hành tinh cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự thay đổi khí hậu như: thảm thực vật tối hơn sẽ phát triển để thay thế các vùng tuyết phản chiếu mặt trời ở Bắc Cực.

Biến đổi khí hậu do nhiều nguyên nhân gây ra không chỉ là tăng nhiệt độ mà còn làm tăng mực nước biển, tăng độ chua của đại dương và làm cho thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn như hạn hán và lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn. Tất cả những điều này đang buộc nhiều loài phải di cư để tiếp tục được tồn tại.

Biến đổi khí hậu cũng đã tác động đến luồng di chuyển của các loài sinh vật biển. Có nhiều ví dụ cụ thể về các loài cá đã phải di cư để đối phó với sự ấm lên trên toàn cầu và một số ví dụ về sự tuyệt chủng của một loại cá nào nó. Những thay đổi về khí hậu này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, sức khoẻ con người và các loài động, thực vật khác trên trái đất. Ảnh hưởng trực tiếp nhất đến con người là sự di chuyển và hoành hành của những loài côn trùng mang bệnh, như muỗi truyền nhiễm bệnh sốt rét đã bắt đầu di chuyển sang các khu vực mới khi thời tiết ấm lên và nơi mà con người có hệ miễn dịch kém. Một ví dụ khác là sự di chuyển bệnh Lyme về phía bắc ở châu Âu và Bắc Mỹ bởi các loài động vật chuyên lây lan bệnh Lyme.

Đối với nghành sản xuất lương thực cũng đã bị ảnh hưởng rất nhiều vì một số loại cây trồng cần phải được di chuyển đến các khu vực lạnh hơn để tồn tại, chẳng hạn như cà phê cần được trồng ở những nơi có độ cao cao hơn, mát mẻ hơn, điều này đã gây ra sự gián đoạn cho ngành nông nghiệp toàn cầu. Kể cả các loài côn trùng của cây trồng cũng sẽ di chuyển theo các loại cây, cũng như các loài ăn thịt tự nhiên của chúng, như chim, ếch và động vật có vú.

Nhiều nguồn tài nguyên khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó một phần ba diện tích đất lâm nghiệp ở châu Âu sẽ không thể sử dụng được để trồng cây gỗ có giá trị cao trong nhiều thập kỷ tới. Những lợi ích của con người được cung cấp bởi các loài động thực vật khác, và các hệ sinh thái phức tạp cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trongk. Chẳng hạn, rừng ngập mặn đang bắt đầu di chuyển ở vùng cực Nam Úc và ở miền nam Hoa Kỳ, có nghĩa là tầm lá chắn bảo vệ khi có bão và các vùng nuôi cá đang dần biến mất ở một số nơi.

Việc di cư của động vật và thực vật vào các khu vực mới đôi khi sẽ có thể dẫn đến nhiều sự thay đổi mạnh mẽ khác, vì những khu vực này đã không hề có sự tiến hóa so với các vùng khác và không có sự bảo vệ từ tự nhiên. Ở vùng biển của Úc, những khu rừng ngập mặn đang bị tấn công và phá hủy bởi một giống cá nhiệt đới.

Ngoài ra, các rạn san hô cũng sẽ có nguy cơ biến mất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Theo các nhà khoa học thuộc Viện Động vật học ZSL ở Anh, cho biết: “Sự tái phân bố các loài trên trái đất được gây ra bởi khí hậu không chỉ là mối quan tâm, lo lắng của các nhà sinh vật học bảo tồn mà còn là nỗi lo lắng của tất cả mọi người. Thế giới hiện nay vẫn chưa thể đưa ra các biện pháp giải quyết hàng loạt các vấn đề nổi lên liên quan đến việc các loài di chuyển đi khắp nơi qua biên giới địa phương, quốc gia và quốc tế.” Theo các nhà khoa học thì tất cả mọi quốc gia, mọi tổ chức nên đưa ra các kế hoạch chi tiết và cẩn thận để ứng phó với biến đổi khí hậu. Và điều cần thiết để giải quyết những vấn đề này là mọi người có thể đóng góp một phần trong việc thu thập nhiều dữ liệu cần thiết để chúng ta có thể đưa ra các giải pháp sớm nhất có thể trong tương lai.

Những thay đổi trong môi trường sống của sâu bệnh và côn trùng gây hại
Những thay đổi trong môi trường sống của sâu bệnh và côn trùng gây hại

Một đất nước có nên kinh tế nông nghiệp đang bắt đầu tiến lên sản xuất lớn như Việt Nam không thể nào thiếu đi sự xuất hiện của thuốc bảo vệ thực vật. Mỗi năm, Việt Nam đã phải nhập khẩu tới gần cả tỷ USD tiền thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, số lượng thuốc bảo vệ thực vật được nhập khẩu bao nhiêu không hề quan trọng bằng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như thế nào là đúng cách và biện pháp kiểm soát thị trường thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam đã chặt chẽ chưa.

Theo thống kê được, có tới tận 80% thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam đang được người dân sử dụng không đúng cách, không cần thiết và thậm chí là sử dụng rất lãng phí. Một số báo cáo cho biết rằng Việt Nam có thể cắt giảm đến tận 50% lượng thuốc bảo vệ thực vật có thể dùng, mà không hề làm ảnh hưởng tới năng suất của sản xuất nông nghiệp.

Thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là các loại thuốc có nguồn gốc từ hóa học, luôn bị xem là độc hại, do lượng tồn dư của những loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí là ảnh hưởng ngay trên người sử dụng thuốc. Điều này là hoàn toàn chắc chắn bởi nếu không chứa một hàm lượng độc tố nhất định nào đó, thì thuốc bảo vệ thực vật sẽ không có khả năng diệt trừ được sâu bệnh và không thể bảo vệ mùa màng. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chúng ta cần chú ý tới tiêu chí "4 đúng": đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng.
Trước những tác hại của thuốc bảo vệ thực vật hóa học đối với môi trường và con người, hiện nay, người dân ở nhiều địa phương đã và đang phổ biến, chuyển sang sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học tự sản xuất để an toàn hơn cho cây trồng, đất canh tác và cho môi trường nhằm thực hiện lối canh tác xanh, để tạo ra những nguồn thực phẩm sạch, an toàn, chất lượng cao đến tay người tiêu dùng.

Trong sản xuất nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật là một trong những yếu tố quan trọng nhất, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng, cũng góp phần quyết định giá trị và chất lượng sản của phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt, mà nhất là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường. Việc sử dụng thuốc bảo vệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích có thể kể đến như: ít để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản; ít độc hại và gần như là an toàn tuyệt đối với con người, môi trường và hệ sinh thái; nhanh phân hủy trong tự nhiên; và thời gian cách ly sau khi dùng thuốc ngắn… Do đó, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học là một trong những giải pháp để phát triển kinh tế bền vững, vừa bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái mà vẫn an toàn cho người sử dụng lại còn không để lại tồn dư thuốc trong nông sản, bảo đảm chất lượng đầu ra cho nông sản Việt.

Một ví dụ điển hình nhất là tại huyện Sóc Sơn, nông dân ở xã Thanh Xuân từ nhiều năm nay gần đây đã thử nghiệm và làm quen với việc không dùng thuốc bảo vệ thực vật hóa học cho cây trồng mà thay vào đó là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ sinh học. Người dân đã không sử dụng bất kỳ một loại thuốc trừ sâu từ chế phẩm hóa học nào để phòng trừ sâu bệnh gây hại, mà họ đã dùng tỏi, gừng giã nhuyễn sau đó trộn với rượu phun lên rau hoặc dùng phương pháp dẫn dụ sâu bệnh thủ công bằng đèn bẫy côn trùng; hay còn ủ phân từ những nguyên liệu có sẵn trong gia đình như là lá cây, trấu, tro…

Theo Giám đốc của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp sạch hữu cơ Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, bà Hoàng Thị Hậu cho biết, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 34 ha, để bảo đảm chất lượng cho nguồn rau sạch hữu cơ, hợp tác xã đã tuyên truyền tới từng thành viên phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong quá trình trồng rau. Toàn bộ nước dùng để tưới rau cũng là nguồn nước sạch được bơm lên từ hệ thống giếng khoan của hợp tác xã, để đảm bảo nguồn nước không bị nhiễm các kim loại nặng. Nguồn nước sạch chính là một trong những yếu tố cơ bản nhất để giúp rau sinh trưởng tốt và không gây độc hại cho cây trồng trong suốt quá trình canh tác.

Chia sẻ về lợi ích khi chúng ta bắt đầu chuyển sang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tại Hà Nội, bà Lưu Thị Hằng cho biết, trong khoảng 10 năm trở lại đây, người nông dân đã bắt đầu quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc thay cho thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong canh tác nông nghiệp. Tỷ lệ các hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thảo mộc tại Hà Nội hiện nay đã chiếm khoảng 50% tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng. Thực tế đã cho thấy là thuốc bảo vệ thực vật sinh học có rất nhiều ưu điểm, ví dụ như: Mang lại tính an toàn cao trong suốt quá trình sử dụng, ít gây độc hại đối với sinh vật có lợi và môi trường, nhanh phân hủy vào trong đất, và không gây ảnh hưởng tới sự đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp, thời gian cách ly ngắn sau sử dụng ngắn, ít hoặc không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản mà vẫn cho năng suất, chất lượng tốt.

Việt Nam nên cụ thể hóa hơn về các chính sách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, Cục Bảo vệ thực vật đã bắt đầu xây dựng và triển khai đến toàn bộ người dân về chương trình "Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học giai đoạn 2021 - 2025". Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, ông Huỳnh Tấn Đạt cho biết, hiện nay cả nước đã có hơn 99 cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đạt chuẩn về điều kiện sản xuất thuốc; trong đó có tới 85 cơ sở là có thể sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Đến nay, Việt Nam đã sản xuất được gần 30 loại các dạng thuốc bảo vệ thực vật sinh học thành phẩm khác nhau, trong đó có rất nhiều loại thuốc cực kì tiên tiến và có độ an toàn cao cho con người chẳng hạn như thuốc ở dạng hạt phân tán trong nước, dầu phân tán, đậm đặc tan trong nước, dạng hạt. Ngoài ra thì có nhiều các công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học phổ biến trên thế giới đã được đăng ký, sản xuất và ứng dụng như: Sản xuất thuốc sinh học nano, sản xuất thuốc sinh học chiết xuất từ thảo mộc, sản xuất thuốc sinh học chứa các vi sinh vật, các thuốc có nguồn gốc vi rút hay nguồn gốc từ tuyến trùng…

Hiện nay, lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học được nhập khẩu đang tăng dần lên, nếu như vào năm 2020 cả nước chỉ nhập khẩu khoảng 21,9 nghìn tấn, có giá trị 89,4 triệu USD; năm 2021 đã tăng lên 28,2 nghìn tấn, có giá trị 113,8 triệu USD; năm 2022 là 25,2 nghìn tấn, có giá trị 111,2 triệu USD; và trong 9 tháng đầu năm 2023 lượng thuốc nhập khẩu là 13,5 nghìn tấn, có giá trị 50,5 triệu USD. Từ những con số trên đã cho thấy trong 3 năm gần đây, lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học được sử dụng trung bình trên cả nước đã có sự ổn định hơn và có xu hướng tăng từ 16,67% năm 2020 lên 18,49% vào năm 2022.

Ở hiện tại, ngành sản xuất nông nghiệp tại các địa phương đã và đang tích cực tăng cường các công tác tuyên truyền, đồng thời cũng bắt đầu đưa thông tin rộng rãi danh mục các hoạt chất và tên các loại thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học để người dân biết và sử dụng nhiều hơn.

Tuy nhiên, hiện nay để mở rộng các mô hình canh tác nông nghiệp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học còn nhiều hạn chế bởi nhiều nguyên nhân chẳng hạn như: Phần đa các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học đang được sử dụng trên thị trường Việt Nam đều được nhập khẩu từ nước ngoài; các hệ thống trang thiết bị, phòng thử nghiệm, nghiên cứu và kiểm tra chất lượng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trước khi đưa ra thị trường chưa đáp ứng được những yêu cầu chung cho việc sản xuất thuốc; hơn hết là mức chi phí cho quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học sinh học thường cao hơn nhiều so với thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc sau khi sử dụng còn dư thừa cũng khó bảo quản hơn, khó sử dụng hơn so với thuốc hóa học. Ngoài ra, nhận thức và hiểu biết của người dân về vai trò, ưu điểm của thuốc bảo vệ thực vật sinh học, còn nhiều hạn chế…

Với mục đích tháo gỡ những khó khăn và góp phần nhân rộng các mô hình sử dụng thuốc bảo thực vật sinh học trên toàn lãnh thổ, Phó Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Phương cho biết, Sở NN&PTNT Hà Nội đã và đang có chỉ đạo về các Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tại nhiều địa phương để tăng cường tuyên truyền, đẩy mạnh chú trọng nội dung về những đặc tính và những lợi ích của thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc đem lại để nông dân hiểu biết hơn, và tích cực sử dụng hơn nhiều các chủng loại thuốc bảo vệ thực vật có tính an toàn cao để tạo ra sản phẩm nông nghiệp bảo đảm năng suất, chất lượng, đủ điều kiện xuất khẩu ra nước ngoài. Mặt khác, ngành nông nghiệp sẽ hỗ trợ các địa phương trong việc triển khai thí điểm, đón đầu các mô hình sản xuất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, để mở rộng diện tích sản xuất nông sản giàu dinh dưỡng và an toàn hơn, bên cạnh đó cũng sẽ thực hiện liên kết sản xuất với các doanh nghiệp để đưa các sản phẩm sản xuất được vào các thị trường phân phối hiện đại.

Theo ban lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật của các bộ, ngành cần bổ sung, ưu tiên, khuyến khích các chính sách có mục tiêu phát triển sản xuất xanh và hỗ trợ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học; miễn giảm các loại chi phí, thuế nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Các địa phương cũng cần ban hành các cơ chế hỗ trợ, để khuyến khích phát triển sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, đặc biệt là khuyến khích sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học ở quy mô nông hộ trên toàn địa bàn.

Cùng với đó, chúng ta cũng nên đẩy mạnh tuyên truyền, nhằm thay đổi nhận thức của người nông dân sản xuất về vai trò, lợi ích của các chế phẩm sinh học và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, với mong muốn nâng cao tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ sinh học, các địa phương cần phải tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, thực hành kỹ thuật sử dụng thuốc, sản xuất nông sản an toàn, lành mạnh. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần có các biện pháp để tăng cường thông tin, hiểu biết cho người dân những danh sách, địa chỉ uy tín kinh doanh thuốc bảo vệ sinh học đạt chuẩn để người dân không mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Đồng thời, nên nhân rộng, mở rộng hơn diện tích sản xuất nông sản an toàn, thực hiện liên kết quá trình sản xuất với các doanh nghiệp bán hàng để nâng cao giá trị của các sản phẩm sạch do người dân sản xuất ra.

Hậu quả của việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật hóa học

Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi chung dùng để chỉ các sản phẩm được tạo ra từ nhiều hóa chất hóa học được dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp với mục đích ngăn ngừa, phòng trừ và tiêu diệt các đối tượng gây hại cho cây trồng, cho nông lâm sản hay để điều hòa, kích thích sinh trưởng, phát triển cho cây trồng từ đồng ruộng cho đến kho bảo quản. Đặc biệt, thuốc bảo vệ thực vật bắt buộc phải được đăng ký vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được cấp phép sử dụng ở Việt Nam, thì mới được buôn bán để người dân sử dụng rộng rãi. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vậy tuy nhanh đem lại nhiều hiệu quả tức thời, nhanh đáp ứng nhu cầu của người sử dụng nhưng cũng lại gây ra nhiều hệ quả, hệ lụy nghiêm trọng khác sẽ ảnh hưởng nhiều mặt lâu dài về sau, một phần do chính bản chất độc hại của thuốc bảo vệ thực vật, một phần khác là do người sử dụng không ý thức được tầm nguy hiểm, ảnh hưởng của những loại thuốc này, nên bắt đầu lạm dụng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách vô tội vạ, không kiểm soát và dùng sai cách.

Ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và hình thành nhiều dịch bệnh nông nghiệp mới

• Gây ô nhiễm môi trường
Thuốc bảo vệ thực vật rất dễ bay hơi, nhất là trong thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, chúng ta thường rất ít gặp những trường hợp được ghi nhận là ngộ độc do dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật có trong không khí. Chủ yếu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được tìm thấy ở môi trường đất và môi trường nước. Sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì một phần của thuốc sẽ bị bay hơi; một phần khác thì được quang hóa; một phần sẽ được cây trồng hấp thu và phân giải, chuyển hóa; dù chúng ta có xử lý bằng cách nào đi chăng nữa thì cuối cùng thuốc vẫn sẽ đi vào lòng đất; thuốc vấn sẽ tồn tại lại ở nhiều lớp đất khác nhau vào nhiều khoảng thời gian khác nhau, khi đó một số những sinh vật có lợi trong đất sẽ giúp chúng ta phân giải một phần dư lượng thuốc và các hạt đất cũng sẽ hấp thu một phần (sét và mùn hút).

Nhiều loại thuốc có chứa nhiều thành phần độc hại cao sẽ giết chết rất nhiều sinh vật có lợi trong đất, thời gian phân hủy của thuốc dài thì không đủ thời gian để đất phân hủy hết dư lượng thuốc còn lại, trong khi con người vẫn luôn dùng lâu dài và liên tục, thì chắc chắn các chất độc hại của thuốc bảo vệ thực vật vẫn sẽ tích lũy lại trong đất trong một khoảng thời gian dài sau đó.
Những phần thuốc khi chưa thẩm thấu vào trong lòng đất đất thì sẽ chảy tràn lan trên đồng ruộng, kênh rạch hay thông qua đất mà sẽ ngấm vào mạch nước ngầm gây ảnh hưởng đến nguồn nước, chưa kể là những bao bì hay vỏ lọ thuốc mà người dân sau khi sử dụng đã vứt bỏ lại ngoài đồng ruộng, hay người dân trực tiếp lấy nước từ trong ruộng khi xục rửa các dụng cụ chứa thuốc sau khi đã phun xong rồi đổ ra các nguồn nước ở gần đó. Tất cả những hành động trên đều là những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước, và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của con người và của các loài động, thực vật, sinh vật khác.
Ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và hình thành nhiều dịch bệnh nông nghiệp mới
Ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và hình thành nhiều dịch bệnh nông nghiệp mới
• Hình thành dịch bệnh hại mới
Sau một thời gian dài sau khi sử dụng thuốc, những loài sâu bệnh gây dịch hại chủ yếu trước đó sẽ bị suy yếu, và gây ảnh hưởng không đáng kể. Ngược lại, những đối tượng sâu hại mà bị chúng ta xem nhẹ trước đây vì ít gây hại thì chúng sẽ lại phát triển mạnh hơn và biến thành dịch hại nguy hiểm, gây tổn thất nặng nề. Mỗi dịch hại mới bùng phát thì thường rất phức tạp và khó xử lý hơn những loài dịch hại trước đó, và những nhà sản xuất thì lại vẫn tiếp tục nghiên cứu cho ra những sản phẩm sau phải độc hại hơn sản phẩm trước thì mới có thể diệt trừ được những dịch hại sâu bệnh mới.

Sau khi dùng thuốc bảo vệ thực vật, đầu tiên các dịch hại sẽ bị giảm đi về số lượng quần thể một cách nhanh chóng, tuy nhiên, chúng sẽ nhanh chóng hồi phục lại và phát triển mạnh mẽ hơn với số lượng nhiều hơn trước chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Những người nông dân bắt buộc lại phải tiếp tục sử dụng thuốc nhưng với nồng độ và liều lượng phải tăng nhiều hơn, tăng cả về số lần dùng thuốc, tăng các chu kỳ dùng thuốc trong một mùa vụ lên nhiều hơn và sẽ phải tiếp tục lặp đi lặp lại như vậy. Việc làm này giống như chúng ta đang huấn luyện cho các đối tượng gây dịch hại vậy, chúng sẽ dần thích nghi hơn đối với các loại thuốc diệt trừ chúng và cũng sẽ ngày càng phát triển mạnh hơn. Sau đó sẽ hình thành các dịch bệnh hại mới là kết quả của sự khác biệt về độ nhạy cảm và khả năng hình thành tính kháng thuốc giữa các loài sâu hại.

Trong khi đó các loài gây hại thường sẽ có khả năng sản sinh và phát triển nhanh, mạnh hơn các sinh vật có ích, mà người nông dân thì vẫn cứ tiếp tục sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách liên tục thì có khả năng là các sinh vật có ích sẽ ngày càng bị đe dọa, môi trường sống sẽ ngày càng bị ô nhiễm.

Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và sức khỏe con người

• Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm
Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm từ thuốc bảo vệ thực vật hóa học là một vấn đề đáng lo ngại và đáng để bận tâm trong ngành nông nghiệp hiện đại. Các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học thường chứa nhiều các hợp chất hóa học có thể gây ô nhiễm và tồn đọng lại trong thực phẩm thông qua quá trình sử dụng và xử lý. Khi thuốc bảo vệ thực vật không được sử dụng đúng cách, thì các chất hóa học này hoàn toàn có thể được tích tụ lại trong thực phẩm và gây nhiều nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe con người. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc quá mức cũng có thể gây ô nhiễm cho môi trường, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học và chu kỳ sinh học tự nhiên của trái đất. Để giảm thiểu các nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm từ các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thì việc áp dụng các phương pháp canh tác hữu cơ, sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác thông minh, hay sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và chọn lựa các phương pháp kiểm soát sâu bệnh, dịch hại không hóa chất là những giải pháp bền vững và nên được được áp dụng rộng rãi.

• Ảnh hưởng đến con người
Trong khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nếu người nông dân canh tác hay người sử dụng thuốc chủ quan, không làm theo hướng dẫn sử dụng như: Không trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi phun thuốc, không vệ sinh kỹ sau khi phun xịt thuốc thì chắc chắn họ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dư lượng của thuốc trừ sâu. Nếu là loại có chứa độc tính nhẹ thì sẽ không gây nguy hiểm ngay lập tức, mà sẽ tích lũy trong cơ thể dần dần rồi đến một lúc nào đó cơ thể của chúng ta sau khi tích lũy đủ số lượng độc tố, khi ấy sẽ có nhiều biểu hiện ra bên ngoài, lúc này cơ thể đã bị các chất độc hại ấy phá hủy rồi.

Còn nếu là loại thuốc có độc tính mạnh thì chắc chắn sẽ rất nguy hiểm ngay đến tính mạng, đài báo đã từng đưa tin khá nhiều về những trường hợp bị ngộ độc sau khi phun xịt thuốc, hay thậm chí là có những người tìm đến thuốc bảo vệ thực vật để tự tử, hoặc có những trường hợp trẻ nhỏ không biết gì đã vô tình ăn hay uống nhầm phải thuốc dẫn đến ngộ độc rồi tử vong.
Có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật thậm chí còn gây ảnh hưởng đến cả các thế hệ sau này, người trực tiếp sử dụng thì có thể không bị biểu hiện ra bên ngoài, nhưng thực chất lại gây ra biến đổi di truyền bên trong ở nhiều đời như dị tật hay mắc những căn bệnh hiểm nghèo bẩm sinh.

Ví dụ: Trong cuộc chiến tranh lịch với Việt Nam, Mỹ đã rải xuống đất nước của chúng ta một thứ chất hóa học được gọi là chất độc màu da cam hay là hợp chất Dioxin, hợp chất này là nguyên nhân dẫn đến những biến đổi di truyền gen của nhiều ra đình Việt Nam, mục đích ban đầu của Mỹ là để làm rụng hết lá cây nhưng hệ lụy sau đó cũng đã giết chết biết bao thế hệ tương lai, để lại bao nỗi đau đầy xót xa.

Mất cân bằng trong hệ sinh thái và sự suy giảm đa dạng sinh học

• Gây mất cân bằng hệ sinh thái
Hiện nay, lượng thuốc bảo vệ thực vật được dùng tại Việt Nam vẫn đang được dùng quá nhiều, dẫn đến đất bị bạc màu, gây ảnh hưởng đến tài nguyên đất, gây nguy hiểm cho môi trường, cho con người và cho cả sự phát triển của nền kinh tế. Mỗi năm, Việt Nam đã nhập tới hơn 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại. Danh mục thuốc đang được phép sử dụng có hơn 1.600 hợp chất với hơn 4.000 thương phẩm. Đây là số lượng quá lớn so với quy mô sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

Điểm đáng bận tâm hơn là trong hơn 4.000 loại được cho phép sử dụng, chỉ có từ 15 đến 20% là thuốc có nguồn sinh học, thân thiện với môi trường và không gây hại nhiều, còn lại vẫn là các loại thuốc có nguồn gốc hóa học có thời gian tồn đọng lâu dài trong đất và cây trồng. Dùng thuốc bảo vệ thực vật đã trở thành một thói quen khó bỏ của người nông dân, và hầu như mùa vụ nào cũng phải sử dụng đôi ba lần. Dùng càng nhiều thuốc thì càng lệ thuộc vào chúng, từ đó sẽ góp phần vào việc gây mất cân bằng hệ sinh thái, trong tự nhiên nhiều loài thiên địch của sâu bọ đã dần biến mất, làm dịch bệnh ngày càng bùng nổ và khó kiểm soát hơn.
Mất cân bằng trong hệ sinh thái và sự suy giảm đa dạng sinh học
Mất cân bằng trong hệ sinh thái và sự suy giảm đa dạng sinh học
• Suy giảm sự đa dạng sinh học
Thuốc trừ sâu là những chất hoá học được tạo ra để góp phần gây hại cho các loại sinh vật gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật như nấm, côn trùng, sâu bọ, cỏ dại. Tuy nhiên, trong khi thuốc trừ sâu được xem là đã giúp người nông dân giải quyết được nhiều vấn đề trong quá trình trồng trọt thì cũng đồng nghĩa với việc quá trình này đã tạo ra nhiều ảnh hưởng khác cũng không kém phần nguy hiểm cho ngoại cảnh vì chúng là nguyên nhân gây ra cái chết của nhiều loài động vận hoang dã như một số loài động vật có vú, giun đất và ong.

Trong lịch sử, đã có một số chất gây ô nhiễm dai dẳng, độc hại nhất được thải ra môi trường tự nhiên là thuốc trừ sâu (ví dụ như DDT, dieldrin, chất độc da cam). Độc tính và khả năng tích tụ của những hoạt chất này ở trong đất, ở trong chuỗi thức ăn đã được tìm hiểu và phát hiện sau nhiều thập kỷ sau khi được con người sử dụng trong nông nghiệp và những loại thuốc trừ sâu này đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ảnh hưởng đến môi trường sống và ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học mà chúng ta đang phải trải qua ngày nay.
Mô hình sản xuất nông nghiệp được sử dụng nhiều thuốc trừ sâu của chúng ta đã được khẳng định là nguyên nhân chính dẫn đến sự mất đa dạng sinh học. Thuốc trừ sâu hoàn toàn có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên qua nhiều thập kỷ và sẽ là mối đe doạ trên toàn cầu đối với toàn bộ hệ sinh thái mà sản xuất lương thực phụ thuộc vào.

Việc sử dụng ngày càng nhiều và lạm dụng thuốc trừ sâu sẽ dẫn đến ô nhiễm nguồn đất, nước và tất cả môi trường xung quanh, sẽ gây ra hiện tượng mất đi sự đa dạng sinh học, tiêu diệt quần thể các loại côn trùng có ích, là thiên địch của sâu hại và làm giảm giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm được sản xuất ra.

Giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu lên nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Biến đổi khí hậu có tác động lớn đến nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Nhiệt độ tăng cao đã gây ra sự suy giảm khả năng chịu đựng của cây trồng, thay đổi lương mưa cũng đã tăng cường hơn khả năng phát triển của các loài côn trùng gây hại,.... và còn nhiều các yếu tố liên quan khác của biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến người nông dân luôn tăng cường sử dụng và gây ô nhiễm cho môi trường do thuốc trừ sâu. Chính vì vậy, việc tìm ra giải pháp để ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu lên nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là một vấn đề quan trọng trong nông nghiệp hiện đại. Dưới đây là một số giải pháp như sau:

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và chế độ canh tác thông minh để giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật

Thực tế  trong vài năm trở lại đây, phong trào khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất nông nghiệp thông minh, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được nhiều người chọn lựa, dù đã trải qua nhiều khó khăn, vất vả nhưng nhiều người trong số họ đã thành công, và đã trở thành những người tiên phong điển hình trong phong trào phát triển sản xuất nông nghiệp, và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu ở mỗi địa phương.

Thứ nhất, chúng ta đều nhìn nhận thấy rõ xu hướng của hiện tại và trong tương lại sẽ luôn luôn bền vững, đó là các sản phẩm có nguồn gốc được nuôi trồng sạch và tự nhiên. Để có những sản phẩm sạch như thế thì yếu tố hữu cơ sẽ là yếu tố quan trọng giúp sản phẩm của chúng ta có giá trị cao, vượt ra ngoài biên giới Việt Nam, vươn mình với thế giới. Bên cạnh những yếu tố sản xuất theo phương pháp hữu cơ, chúng ta có thể tham gia sản xuất và xây dựng sản phẩm của mình theo tiêu chuẩn OCOP - viết tắt của "One Commune One Product", trong tiếng Việt có nghĩa là "Mỗi Xã Một Sản Phẩm". Đây là một chương trình được triển khai tại Việt Nam nhằm khuyến khích phát triển sản phẩm đặc trưng của từng vùng, từng xã để tạo ra sự đa dạng và phong phú trong sản phẩm nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ. Chương trình này giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tạo công ăn việc làm và góp phần phát triển kinh tế địa phương, đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm mà nhiều địa phương đã và đang tiếp tục xây dựng cho chính địa phương của mình.

Thứ hai là xu hướng xuất khẩu sản phẩm nông sản ra nước ngoài, và để xuất khẩu được sản phẩm ra nước ngoài, thì mặt hàng nông sản của chúng ta cũng phải đáp ứng được nhiều yêu cầu khắt khe, điều đầu tiên chính là nông sản phải sạch, an toàn và giàu dinh dưỡng. Để đáp ứng được những yêu cầu như trên, thì trong quá trình sản xuất nông nghiệp, chúng ta không thể lạm dụng sử dụng quá nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học, mà phải chuyển sang các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tự nhiên và an toàn hơn. Hiện tại, các sản phẩm đến từ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đang ngày được xuất khẩu nhanh và nhiều hơn trước đây. Mỗi khi đọc những bản tin hay xem các chương trình thời sự chúng ta đều có thể thấy được các thông tin về xuất khẩu nông sản do người dân Việt Nam sản xuất ra. Và chỉ khi sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài thì mới có thể mang lại nhiều giá trị gia tăng cao gấp nhiều lần so với thị trường nội địa.

Và cuối cùng là xu hướng kết hợp nhiều yếu tố công nghệ cao vào thu hoạch sản xuất chế biến nông sản để tạo ra nhiều những sản phẩm đạt chuẩn, đem lại giá trị cao và có tính đột phá hơn. Khi đưa yếu tố công nghệ vào sản xuất nông nghiệp không chỉ giúp người nông dân tiết kiệm được chi phí mà còn có thể tăng được sức cạnh tranh của sản phẩm, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, rõ ràng.
Thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và chế độ canh tác thông minh để giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật
Thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và chế độ canh tác thông minh để giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật

Điều mà những người nông dân và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hiện nay cần nhất chính là Nhà nước, Chính phủ, chính quyền địa phương quan tâm và tạo điều kiện nhiều hơn cho sự phát triển nông nghiệp tại các địa phương, nhất là nông nghiệp có đầu tư công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nhất là để tạo điều kiện giúp các startup khởi nghiệp thành công, gây dựng được chất lượng sản phẩm uy tín hơn nữa không chỉ ở thị trường Việt Nam mà còn cả ở các thị trường nước ngoài.

Thêm vào đó, Nhà nước, các Bộ, và bác ban ngành nên có thêm nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững, mang tính dài lâu để không chỉ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, tiêu biểu của các vùng miền trong cả nước tiếp cận được với nhiều người tiêu dùng hơn không chỉ những người có thu nhập trung bình và cao mới mua được mà cả những người lao động bình dân cũng có cơ hội để tiếp cận, mà còn đưa nhiều loại nông sản khác của Việt Nam được phổ biến rộng rãi hơn đến với bạn bè quốc tế.

Sản xuất nông nghiệp hiện nay đang ngày càng thu hút nhiều người trẻ tuổi hơn, là mảnh đất màu mỡ cho các startup trẻ tuổi có tư duy muốn đổi mới, sáng tạo, nhất là với khởi nghiệp về nghành sản xuất nông nghiệp, ứng dụng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao. Mỗi một cá nhân hay một tổ chức khởi nghiệp đều có một con đường riêng, một phương pháp, phương thức riêng để đi đến với nghành sản xuất nông nghiệp đầy khó khăn này, nhưng ở họ duy nhất có một điểm chung là đều có quyết tâm muốn nâng tầm những sản phẩm nông nghiệp của nước nhà, góp phần mang lại diện mạo mới cho nông nghiệp – nông nghiệp thông minh thời kỳ mới.

Đẩy mạnh sử dụng các biện pháp kiểm soát sinh học và kỹ thuật không hóa chất

Theo Cục bảo vệ thực vật, những năm gần đây, đã có nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển thuộc nhóm Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Mỹ… đã đưa ra hàng loạt những quy định nghiêm ngặt về mức tồn dư tối đa được cho phép đối với các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật được có trong thực phẩm cũng như là đã thắt chặt hơn các quy định kiểm tra về an toàn thực phẩm của những hàng nông sản nhập khẩu.

Để vượt qua những hàng rào kỹ thuật này, giải pháp đưa ra đầu tiên là phải tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, và giảm dần thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp được xem là một sự lựa chọn thông minh và tất yếu. Yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng của nông sản chính là động lực để khuyến khích người sản xuất sử dụng rộng rãi thuốc bảo vệ thực vật sinh học thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

Hiện nay, ngành sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đang đặt mục tiêu đến năm 2025 tăng số lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học đăng ký được phép sử dụng lên 30%, tăng số lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học được người dân sử dụng lên 20 %.

Để thực hiện được những mục tiêu này, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cũng cần rà soát, để đưa ra các đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho việc đăng ký sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Chẳng hạn như là đơn giản hóa các quy định trong quy trình đăng ký như: Rút ngắn quá trình cấp giấy phép khảo nghiệm, giảm chi phí đối với các văn bản xin cấp giấy phép khảo nghiệm, giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Nhà nước cũng nên cần giảm thuế nhập khẩu đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học và các dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học với mức 0%.

Đẩy mạnh sử dụng các biện pháp kiểm soát sinh học và kỹ thuật không hóa chất
Đẩy mạnh sử dụng các biện pháp kiểm soát sinh học và kỹ thuật không hóa chất

Nhà nước cũng nên có những chính sách hỗ trợ vốn, cho thuê đất làm khu vực sản xuất thuốc, miễn hoặc giảm những loại thuế sản xuất, tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Nên bổ sung, ưu tiên các chính sách liên quan đến khuyến khích đầu tư, sản xuất, hỗ trợ, khuyến khích việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, đặc biệt là nên khuyến khích người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong chuỗi các liên kết sản xuất nông sản, tập trung vào các cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao, yêu cầu đáp ứng nhiều điều kiện về an toàn thực phẩm để phục vụ tốt cho xuất khẩu và tiêu dung trong nước…

Hiện nay, tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học tại Việt Nam còn thấp, vậy nên các cơ quan chức năng cần phải tăng cường các công tác tuyên truyền cho cộng đồng, người dân về vai trò của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong canh tác hữu cơ, khuyến khích nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học thay cho những loại thuốc có nguồn gốc hóa học. 
Cùng với đó, chúng ta cũng nên xem xét kĩ càng việc cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ có cơ hội được thực hiện các dự án theo hình thức hợp tác công - tư phân minh trong lĩnh vực bảo vệ thực vật. Trong đó, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phối hợp cùng với các Viện nghiên cứu, các trường đại học, trung tâm nghiên cứu đầu tư, tổ chức nghiên cứu sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học. 

Đồng thời, nhà nước nên đẩy mạnh hợp tác với các nước trên thế giới có nền nông nghiệp phát triển hơn nhằm học hỏi được các công nghệ mới nhất, có hiệu quả phòng trừ sinh vật, sâu bệnh gây hại một cách tốt nhất để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, từ đó kích thích phát triển và sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học ở Việt Nam.

Tích cực hợp tác, nghiên cứu với các phòng thí nghiệm của các cơ quan nghiên cứu nhà nước và các công ty, doanh nghiệp có các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học ở nước ngoài để xây dựng các phương pháp và tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học một cách tối ưu nhất.

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong quản lý sâu bệnh và côn trùng gây hại

Trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, áp dụng công nghệ cao là một yếu tố quan trọng để giải quyết nhiều khó khăn thách thức phức tạp hơn, khó khăn hơn liên quan đến các vấn đề về thực vật nói chung và nghành nông nghiệp nói riêng. Công nghệ cao bao gồm sự kết hợp giữa các ngành như: Công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, hình ảnh vệ tinh, cảm biến, và nhiều công nghệ khác nữa. Việc áp dụng công nghệ cao trong bảo vệ thực vật mang lại nhiều lợi ích quan trọng góp phần phát triển không chỉ ngành nông nghiệp mà còn phát triển cả về các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, văn hóa,....

Việt Nam là nước đang phát triển và nông nghiệp vẫn là nghành cốt lõi giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Chính vì vậy, chung ta luôn phải chú trọng đến nghành bảo vệ thực vật nói chung và nông nghiệp nói riêng. Bởi ngành này không chỉ giúp Việt Nam phát triển kinh tế, mà còn đảm bảo an ninh lương thực, phát triển sự đa dạng sinh học cho chính đất nước của chúng ta.
Hiện nay lĩnh vực công nghệ thông tin đang là lĩnh vực bùng nổ và có nhiều bước tiến phát triển vượt bậc. Rất nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đều áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ vào trồng trọt và chăn nuôi. Chính vì vậy, chúng ta cũng cần học hỏi, áp dụng các tiến bộ công nghệ cao vào lĩnh vực bảo vệ thực vật, nhằm tạo ra những phương pháp nuôi trồng mới, giúp thúc đẩy sự phát triển của các loài thực vật, cũng như bảo vệ lá phổi xanh của Trái đất.

Một trong những lợi ích chính của việc sử dụng tiến bộ công nghệ cao vào bảo vệ thực vật là khả năng phát hiện và đánh giá các mối đe dọa đối với thực vật một cách nhanh chóng và chính xác. Với sự kết hợp của các công nghệ như hình ảnh vệ tinh, cảm biến và phân tích dữ liệu, chúng ta có thể theo dõi và phân tích các thay đổi trong môi trường tự nhiên, như sự suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những nguy cơ và mối đe dọa đang diễn ra và đưa ra những biện pháp bảo vệ thích hợp.
Công nghệ cao cũng cung cấp cho chúng ta khả năng quản lý và giám sát hiệu quả các khu vực bảo tồn thực vật. Với việc sử dụng các công nghệ như cảm biến, hệ thống giám sát từ xa và trí tuệ nhân tạo, chúng ta có thể thu thập dữ liệu liên tục về tình trạng của các khu vực bảo tồn, như sự phát triển của cây cối, sự xuất hiện của loài dị thực vật hoặc hoạt động của các loài động vật gây hại. Nhờ đó, chúng ta có thể phát hiện sớm các vấn đề và can thiệp kịp thời để ngăn chặn những thiệt hại tiềm ẩn.

Ngoài ra, công nghệ cao cũng hỗ trợ trong việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thực vật. Việc thu thập và lưu trữ thông tin về các loài thực vật quý hiếm, khu vực bảo tồn và các biện pháp bảo vệ là rất quan trọng để có được kiến thức cơ bản và cơ sở dữ liệu chính xác. Công nghệ cao giúp chúng ta tổ chức và quản lý thông tin một cách hiệu quả, từ đó tăng cường khả năng nghiên cứu, trao đổi thông tin và triển khai các biện pháp bảo vệ.
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong quản lý sâu bệnh và côn trùng gây hại
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong quản lý sâu bệnh và côn trùng gây hại

Một vài ứng dụng công nghệ cao hiện nay có thể kể đến như là:
  • Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial intelligence) là một lĩnh vực của khoa học máy tính, được định nghĩa là khả năng học hỏi, hoàn thành các kĩ năng, nhiệm vụ của máy tính, robot hay các loại máy móc khác mà trước đây chỉ con người mới có thể thực hiện được. Con người phát triển AI bằng cách tập trung vào việc phát triển các thuật toán và mô hình máy tính để giúp máy tính có thể thực hiện các tác vụ thông minh giống như con người. AI có thể giúp máy tính, robot tự động học hỏi và cải thiện hiệu suất của chúng qua các kinh nghiệm và dữ liệu được con người cung cấp. Các ứng dụng của AI rất đa dạng, từ nhận dạng giọng nói, phân tích hình ảnh, tự động điều khiển và quản lý dữ liệu, đến các ứng dụng trong lĩnh vực y tế, tài chính, bảo vệ môi trường và nhiều lĩnh vực khác.
  • Thiết bị IoT (Internet of Things) là các thiết bị có khả năng kết nối internet và có khả năng thu thập, truyền tải, trao đổi dữ liệu cho nhau và xử lý dữ liệu tự động mà không cần sự can thiệp của con người. Bên cạnh đó, một vài thiết bị còn có nhiệm vụ đặc biệt hơn như làm nhiệm vụ phân tích các dữ liệu và đưa ra kết quả cuối cùng cho con người biết. Thiết bị IoT là các thiết bị điện tử như cảm biến, máy tính nhúng, thiết bị điện gia dụng và các thiết bị thông minh khác, được trang bị các cảm biến và dĩ nhiên là chúng đều có khả năng kết nối Internet.
  • Được phát triển từ năm 2008, blockchain là một công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin phi tập trung. Nó được xem là một bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ thông tin, vì nó cho phép các bên trao đổi thông tin mà không cần phải tin tưởng vào bên thứ ba.Blockchain là một công nghệ ‘‘chuỗi khối’’ cho phép chúng ta lưu trữ và truyền tải thông tin một cách an toàn, minh bạch và không thể thay đổi. Nó được sử dụng để tạo ra các hệ thống giao dịch điện tử phi tập trung và đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu.
Tóm lại, áp dụng công nghệ cao trong lĩnh vực bảo vệ thực vật là một bước tiến quan trọng để đối mặt với các thách thức ngày càng gia tăng. Nó giúp chúng ta nắm bắt thông tin quan trọng, phát hiện và đánh giá mối đe dọa, quản lý hiệu quả các khu vực bảo tồn và xây dựng cơ sở dữ liệu chính xác. Việc áp dụng công nghệ cao không chỉ giúp bảo vệ thực vật mà còn góp phần vào việc bảo tồn sự đa dạng sinh học và duy trì môi trường sống bền vững cho tương lai.
 
gọi Miễn Phí