Trồng cây vạn tuế - Nguyễn Huy Trí

Đăng lúc: , Cập nhật

Vạn tuế (danh pháp: Cycas revoluta) là một loài cây có nguồn gốc từ miền nam Nhật Bản, thuộc chi Cycas, họ Cycadaceae, bộ Cycadales, lớp Cycadopsida, ngành Cycadophyta. Thunb.

trồng cây vạn tuế

1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo

Vạn tuế là cây thân gỗ. Trong phần gỗ (xy em) của thân chỉ (sơi) có quân bào và nhu mô gỗ mà không có sợi gỗ và mạch vì vậy không phải là gỗ cứng mà là gỗ mềm.

Lá kép lông chim với lá chét sắp xếp xít nhau khi non thì cuốn theo kiểu xoắn ốc sau đó thì mở phẳng ra. Lá phân bố trên thân theo hình vòng xoắn tạo thành từng lớp do các đốt lá xít nhau.

Thân hình trụ mọc thẳng đứng lên trên sùi sì do vết tích của cuống lá già và các lá hình vẩy. Trên thân có các mầm chồi nách có thể hình thành các chổi bên và được tách ra để nhân giống theo phương thức vô tính.

Cơ quan sinh sản của Vạn tuế là các nón. Các tế bào sinh dục (tế bào trứng hay hạt phấn) hình thành ở mặt trong của lá hình vẩy và các lá này sắp xếp theo xoắn ốc dạng nón. Khác với các cây khác trong lớp thực vật hạt trần, vạn tuế thường gồm những cây riêng của 2 loại : một loại chỉ có nón hình thành hạt phấn và một loại chỉ có nón tạo thành tế bào trứng. Chỉ khi hạt phấn của nón đực được phát lán đi rơi vào nón cái và ở đây xẩy ra sự thụ tinh tế bào trứng để hình thành nên hạt. Quá trình thụ phấn, thụ tỉnh và hình thành hạt của vạn tuế xẩy ra Với thời gian dài có thể 1 - 2 năm.

Rễ phát sinh từ phần trung trụ của thân. Khi còn non có màu trắng, dòn, khi già chuyển sang màu nâu vàng và nâu, có khả năng phân nhánh cao, chịu khô hạn ở thời gian khá dài.

2. Nguồn gốc và yêu cầu ngoại cảnh

Hiện nay trong trạng thái dã sinh chỉ có một đại diện Zamia gần với vạn tuế được tìm thấy ở trạng thái hoang dại của vùng rừng Florida - Mỹ. theo các nhà thực vật học thì vạn tuế phát triển chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đời trên thế giới mà điều kiện khí hậu đặc trưng là ấm, ẩm và có mùa đông không quá lạnh.

Do cấu trúc của lá, thân của vạn tuế đã tạo ra khả năng thích ứng của chúng khá rộng. Chúng có thể sinh trưởng tốt ngay cả trong những điều kiện bất lợi của mùa hè nóng ẩm và mùa đông lạnh lẽo, vững bền với tác hại của gió mạnh. Sự thích nghi của vạn tuế thể hiện ở sự ra lá của chúng : Với điều kiện thích hợp trong một năm chúng có thể sinh ra 2 hoặc hơn số vòng lá, trong điều kiện bình thường 1 vòng lá và khi điều kiện bất thuận chúng có thể không ra lá và các lá vảy được hình thành nhiều để bao bọc điểm sinh trưởng của cây.

Vạn tuế không yêu cầu khắt khe về điều kiện chiếu sáng cũng như đất đai. Chúng có thể trồng trên nhiều loại đất và đặt để trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau.

3. Kỹ thuật nhân giống

Khi trồng đơn độc vạn tuế không có khả năng hình thành hạt để nhân giống bằng con đường hữu tính vì vậy trong thực tế việc nhân giống vạn tuế chỉ tiến hành bằng con đường nhân giống vô tính bằng cách tách các chồi bên của thân đem dâm gơ để tạo ra cây con trồng. Cũng có thể nhân bằng nuôi cấy mô song chưa được nghiên cứu nhiều.

Để nhân giống cần chọn những cây mẹ có khả năng ra chồi nách cao để hệ số nhân được cao (trong thực tế người ta gọi là cây cái - một quan niệm các gọi không đúng về khoa học). Những cây mẹ này cần được trồng ở ngoài đất vườn để chăm sóc cho dễ dàng đặc biệt là việc tưới nước phân cho cây và tách chồi.

Cây mẹ sau khi đã chọn được cần tiến hành tưới nước phân chuồng với tỉ lệ 1/20 1 - 2 tuần tưới 1 lần để kích thích các chồi nách của thân mọc nhiều. Có thể dùng một số chế phẩm có chứa các chất kích thích sinh trưởng (Cytokynin, NAA v.v...) để phun cho cây để kích thích cây ra nhiều chồi nách hơn. Trong quá trình chăm sóc và tưới nước phân cho cây nên tiến hành định kì tưới ẩm cho cả thân của cây để chồi mọc ra sớm.

Các chổi sau khi hình thành sẽ có 1 - 2 lá kép nhỏ và hình thành được thân của chồi thì có thể tách chúng ra khỏi cây mẹ để đem đi gơ tạo thành cây con. Độ lớn của thân chồi bằng quả táo là được. Đất gơ chồi tốt nhất là đất bùn ao phơi khô đập nhỏ. Tiến hành trồng các chồi tách ra trên đất đã chuẩn bị sao cho lấp đất không lấp hết phần đỉnh lá của chồi. Che nắng hoặc đặt chỗ dâm mát cho cây con, tưới nước thường xuyên giữ ẩm vừa phải cho đất. Sau 2 tháng có thể pha thêm nước phân chuồng hoại tỉ lệ 1/50 để tưới cho cây. Như vậy sau 4 - 5 tháng cây con có bộ rễ hoàn chỉnh có thể đem đi trồng.

4. Kỹ thuật trồng

a. Đất trồng

Chọn đất tốt, thành phần cơ giới trung bình hoặc hơi nặng. Đất sét, đất gan gà hoặc đất lẫn sỏi, đá ong không thích hợp để trồng. Tốt nhất khi trồng trong chậu nên lấy đất bùn ao đã phơi đập nhỏ ra để trồng.

b. Thời vụ

Nên trồng vào vụ xuân (tháng 3 - 4) hay vụ thu (tháng 8 - 9) trong năm nếu trồng ở ngoài đất. Nếu trồng trong chậu thời vụ trồng rộng hơn do việc có thể chuyển cây vào chỗ thích hợp.

c. Kỹ thuật trồng

Đất trồng nên bón thêm phân lót trước khi trồng. Đặt cây trên đất đã chuẩn bị sẵn ở các hố nhỏ, đặt gốc cây và lấp đất cho gốc sao cho lấp đất chỉ đến phần phình to nhất của thân cây, không nên trồng quá nông hoặc quá sâu đều không tốt cho cây. Nén đất nhẹ xung quanh gốc và tưới giữ ẩm cho cây.

d. Chăm sóc sau khi trồng

Sau trồng cần phải tưới nước cho cây để cây bám vào đất. Tưới từ từ và đều tránh đóng váng trên mặt của đất. Định kỳ tưới 2 - 3 ngày 1 lần cho đến khi cây bén rễ vào đất ( 15 - 20 ngày sau trồng).

5. Chăm sóc cho cây

Vạn tuế không yêu cầu chăm sóc đặc biệt do có khả năng thích ứng cao với điều kiện ngoại cảnh. tuy vậy song cũng không nên để cây bị hạn hoặc quá ẩm ở đất sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra lá của cây. Cần chú ý khi cây ra lá non cần chú ý giữ gìn không làm gãy, dập hoặc rơi rớt nước phân lên cái lá non này nhất là những cây con thân cây vẫn còn thấp. Cứ khoảng 2 - 3 tháng nên tưới cho cây bằng nước phân chuồng pha loãng 1/20 để giữ bộ lá xanh đậm và tăng khả năng ra lá cho cây.






 
gọi Miễn Phí