Cây trúc cành - Nguyễn Huy Trí

Đăng lúc: , Cập nhật

Bambusa ventricosa là một loài tre có nguồn gốc từ Việt Nam và tỉnh Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc. Loài này được trồng rộng rãi ở các vùng cận nhiệt đới trên khắp thế giới để lấy thân củ và cây cảnh. Loài này được sử dụng trong cây cảnh. Tên phổ biến bao gồm Phật tre và Phật bụng tre.

Cây trúc cành

1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo

Trúc đùi gà (còn gọi là trúc phật bà) có thân bao gồm các đốt họp lại. Lóng của thân thường trên nhỏ dưới to có dạng hình chùy (có dáng như đùi gà, đùi ếch nên có tên gọi trúc đùi gà, trúc đùi ếch...). Các mắt trên đốt của thân sinh ra các cành ngang ra 2 bên tạo thành hình quạt có dáng như các tay của phật quan âm thiên phù (nên còn gọi là trúc phật bà).

Lá mỏng, dài có gân song song đặc trưng cho lá của họ tre nứa.

Những đốt của thân nằm ở dưới mặt đất hình thành ra các chồi (măng) mọc lên thành thân và do đó hợp với cây mẹ thành bụi. Các chồi nhánh này có thể tách ra để nhân giống.

Cây chỉ ra hoa 1 lần trong suốt đời sống của mình thường là sau 30 - 50 năm và khi ra hoa thì cây sẽ chết, hiện tượng này gọi là trúc khuy.

2. Nguồn gốc và yêu cầu ngoại cảnh

Trúc phật bà có nguồn gốc ở châu á. Cùng với trúc phật bà, trong họ Bambuloideac còn có nhiều loại cũng được dùng làm cảnh như trúc tăm, trúc Nga My (tre đằng ngà, tre vàng, tre xanh) trúc Nhật Bản, trúc quân tử (trúc hóa long) v.v...

Thuộc nhóm cây nhiệt đói nên trúc sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện nóng ẩm đặc trưng của vùng nhiệt đới thích hợp trồng trên các loại đất tốt, có độ ẩm cao. Trên đất xấu, khô hạn cây sinh trưởng rất kém cằn cỗi, lóng không to và mập, cành ít và lá bị rụng khô.

Về ánh sáng trúc phật bà sinh trưởng tốt trong điều kiện chiếu sáng đầy đủ. Trong bóng dâm hoặc ánh sáng tán xạ nhiều các lóng của thân có xu hướng kéo dài, lóng không mập và sẽ mất dáng "đùi gà". Hiện tượng này cũng gặp khi cây được chăm sóc quá tốt, cành lá nhiều.

Nhìn chung trúc phật bà là cây ưa ẩm và có nhu cầu nước cao vì vậy có thể trồng ở nới có nước - ẩm liên tục như các bể cạn, non bộ hoặc trong chậu có nước cùng với đất.

3. Kỹ thuật nhân giống

Trúc phật bà được nhân giống bằng các thân ngầm hình thành từ các chồi bên của gốc cây nằm trong đất. Tuy nhiên để đảm bảo sự sinh trưởng của cây con sau này thường tách các chồi cùng với những đoạn thân ngầm đã phát triển đầy đủ vào mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm.

Trước khi tách chồi ngầm, thân ngầm từ cây mẹ cần tiền hành tưới nước và chăm sóc cho cây mẹ trước đó 1 - 2 tháng để các chồi bên của thân ngâm bước vào thời kỳ hoạt động tưới nước đẫm trước khi tách thân ngầm sau đó đào bới đất và dùng thuổng hoặc kéo, dao cắt phần thân ngầm tách ra khỏi bụi của cây mẹ. Cắt bỏ bớt rễ của phần thân ngầm đã tách và đem đi gơ, dâm trong nhà dâm hoặc nơi gơ, dâm. Đất để dâm gơ cần làm kỹ sạch cỏ và sau khi gơ cần tưới nước nhiều gây độ ẩm cao cho cây mọc. 

4. Kĩ thuật trồng

Chọn các loại đất có khả năng giữ ẩm cao, giàu mùn để trồng. Những đất cát có thành phần cơ giới nhẹ không nên trồng vì cây sẽ sinh trưởng kém. Đất trước khi trồng phải làm nhỏ, tơi xốp và bón thêm phân lót. Trồng ở ngoài đất hoặc trong chậu, song khi trồng ở trong chậu cần chọn những loại chậu có khả năng giữ ẩm như chậu xi măng v.v...

Đặt cây và lấp đất sao cho lớp đất lấp vừa bằng cổ thân không trồng quá sâu cũng như quá nông cây sẽ sinh trưởng kém do bị nghẽn hoặc trôi gốc quá nhiều.

Sau trồng phải tưới dẫm nước thường xuyên đảm bảo cho đất đủ ấm.

5. Chăm sóc

Trúc phật bà không yêu cầu chăm sóc khắt khe. Trong quá trình trồng cần chú ý giữ ẩm cho đất, tưới phân thúc cho và cắt bỏ các cành tăm, nhánh yếu cắt bớt các lá chen nhau để tạo cho lá trên cành và cây trong bụi ở mức độ hợp lí, thoáng để các lóng mập và không vươn dài.

Nên trồng và đặt để trúc phật bà ở nơi ít gió lùa, nơi ẩm và có điều kiện chiếu sáng đầy đủ.

 
 
gọi Miễn Phí