Tùng la hán (Tùng Vạn Niên) - Nguyễn Huy Trí

Đăng lúc: , Cập nhật

Tùng La hán là tên chung chỉ một số loài thực vật ngành thông thuộc chi Thông tre có đế và hạt tạo hình tương tự như các vị La hán trong Phật giáo.

Tùng la hán (Tùng Vạn Niên)

1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo 

Cây La hán còn gọi là tùng vạn niên là cây thân gỗ nhỏ trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 5 - 7m với đặc điểm là gỗ rất dẻo dễ uốn và do đó có thể tạo dáng, tạo thế cho cấy rất dễ dàng.

Cây có đặc điểm phân cành khỏe và nhiều với các cành phân ngang.

Trên cành có các lá có phiến, lá dài, thuôn, có gân giữa và có tuổi thọ khá cao nên tùng La hán cũng được xếp vào cây thường xanh không rụng lá vào mùa đông.

Cây lớn ra các hoa là các nón và có thể hình thành quả và hạt, song cây cũng rất dễ dàng nhân giống bằng con đường vô tính từ các đoạn thân, cành.

2. Nguồn gốc và yêu cầu ngoại cảnh

Có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện nay được trồng hầu hết ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Cùng họ với tùng La hán còn có các loại tùng lá tre, kim giao, thông nàng cũng được sử dụng để trồng làm cảnh. Mặc dù được trồng ở nhiều vùng sinh thái do khả năng thích nghi cao với ngoại cảnh song tùng La hán sinh trưởng phát triển thích hợp nhất ở các vùng có khí hậu ôn hòa với mùa hè không quá nóng. Nhìn chung tùng La hán chịu được khô hạn khá tốt, song nếu bị úng thì sức chịu đựng không cao, dễ bị rụng lá.

Đối với ánh sáng, cây có khả năng chịu bóng và có thể đặt để thời gian lâu dài trong điều kiện ánh sáng yếu. Tuy nhiên nếu đặt để thời gian lâu dài trong điều kiện ánh sáng yếu, cây sẽ có xu thế vươn dài thân cành, khả năng phân cành yếu và khoảng cách giữa các lá rộng, do đó nhìn tán cây thưa không đẹp.

3. Kỹ thuật nhân giống

Tùng La hán nhân giống chủ yếu bằng con đường nhân vô tính từ các đoạn cành dâm hay chiết. Nếu chiết cành thường chọn các cành đã hóa gỗ già có đường kính 0,4 - 0,5cm để khoanh vỏ chiết vào mùa xuân và sau 2 - 2,5 tháng là có thể có rễ cắt đem đi trồng.

Nếu dâm cành tiến hành vào đầu mùa xuân vào tháng 2 - 3 hàng năm.

Chọn các cành đã có vỏ xanh đậm, lá ổn định không có lá non hoặc lộc non mới ra, cắt các cành này cùng với ngọn có chiều dài 10 - 15cm và nói chung chỉ sử dụng các ngọn của cành để làm cành dâm để cây con sau này có khả năng sinh trưởng khỏe và có thân chính. Dùng các chất kích thích ra rễ để xử lí ở gốc cành dâm và tiến hành dâm trên và nền dâm tốt thì sau 1 - 1,5 tháng cành dâm ra rễ sau 2 - 3 tuần tiếp theo có thể đánh chuyển ra ngôi trên luống đất ở vườn dâm.

Tùng La hán cũng có thể nhân giống bằng hạt lấy từ các quả (nón cái) của cây, song nhìn chung cách nhân giống này có nhiều khó khăn nhất là việc thu hái hạt.

4. Kỹ thuật trồng

Đất trồng tùng La hán nên chọn các loại đất có thành phần cơ giới hơi nặng, tốt nhất là đất bùn ao phơi khô đập nhỏ để trồng không nên chọn các đất có thành phần cơ giới quá nhẹ (đất cát, sỏi...).

Khi cây con trong vườn nhân giống đạt chiều cao 0.4 - 0.5 là có thể bứng đem trồng ở bồn, chậu hoặc luống đất tạo dáng, thế. Trồng cây con có bầu đất và kĩ thuật trồng cũng tương tự với kĩ thuật trồng cây cảnh khác song cần chú ý khi đánh bứng cây con trong vườn đi trồng chỉ khi các lá đã ổn định không có nhiều lá hoặc lộc non mới ra.

Sau trồng tưới giữ ẩm cho đất và khi cây bén rễ thì tiến hành tưới thúc cho cây nhanh lớn, ra nhiều cành và giữ bộ lá xanh đậm.

5. Chăm sóc cho cây

Tùng La hán có đặc tính rất mẫn cảm với phân bón, chăm sóc cho cây bằng cách ra các cành nhánh, lộc non vì vậy cần chú ý tưới thúc cho cây ra nhiều cành. Do cành dẻo dễ uốn nên dễ dàng uốn tạo dáng thế cho cây theo ý muốn, song cần chú ý là sự tăng trưởng của gốc cũng như thân chậm, do vậy cần tiến hành cắt tỉa lá, cành trên tán hợp lí để nuôi thân.
 
gọi Miễn Phí