1.Đối với loài đơn thân
2. Đối với loài đa thân
+ Phương pháp chung cho các loài
+ Phương pháp riêng cho Dendrobium
+ Phương pháp riêng cho Phaius, Cymbidium. Catasetum.
+ Phương pháp nhân giống phát hoa Phaius.
- Kỹ thuật tách chiết với cách tiến hành như hình vẻ, kéo cắt cành phải được khử trùng trước khi dùng đến. Cây lan phải được khử trùng bề mặt vết cắt.
- Đối với loài đơn thân, có thể dùng dây đồng buộc vào thân cây mẹ, để gây sự ức chế các mạch dẫn nhựa lên phần ngọn; kích thích sự nảy chồi, không cần cất rời ngọn cây mẹ khỏi gốc. Nhân giống theo cách này không ảnh hưởng sự ra hoa trong mùa kế tiếp.
- Phương pháp nhân giống với 3 giả hành có thể dùng cho tất cả các loài đa thân, ngoại trừ một số giống như Cymbidium, Phaius, Catasetum có thể dùng 1 giả hành duy nhất.
- Đối với giống Dendrobium cây lan có thể tái sinh bằng cách mọc các cây con trên đầu giả hành, ta có thể cắt lìa cây con rời khỏi cây mẹ chỗ tiếp giáp.
- Đối với giống Paphiopedilum, chỉ tách chồi non ra khỏi thân cây mẹ, trồng vào một chậu mới.
3. Thời gian tách chiết
Đa số loài lan, thời gian tách chiết tốt là đầu mùa tăng trưởng. Hầu hết mùa tăng trưởng của lan phù hợp với mùa mưa ở Việt Nam. Nếu điều kiện ẩm độ của vườn cho phép, ta có thể tách chiết lan trong suốt năm. Dĩ nhiên cây tách chiết sẽ phát triển mạnh nhất là đầu mùa mưa, trung bình giữa mùa mưa và phát triển yếu trong mùa nắng. Vì thế trong mùa nắng cây lan chi tách chiết khi thật cần thiết.Vài tháng trước khi cuối mùa mưa, cây lan có thể cất rời thành từng đơn vị với 3 giả hành một và giữ nguyên trong chậu. Sự cắt cây nhằm mục đích giúp cho cây tạo được 1 giả hành mới thành thục dủ sức chịu đựng trong mùa nắng trước khi cây bước vào mùa nghỉ. Khi mùa mưa đến ta trút hết các cây trong chậu ra, bằng cách ngâm vào nước có pha thuốc ngừa rêu trong 30 phút. Cây sẽ được trút ra rất dễ dàng, sau đó cắt bỏ toàn bộ các rễ hư thối, rửa một lần cuối cùng bằng thuốc sát khuẩn để diệt mầm bệnh.