Sâu bệnh hại hoa lan - Nguyễn Công Nghiệp

Đăng lúc: , Cập nhật

Sự quan tâm và lo lắng cho hầu hết các nhà vườn trồng lan ở Việt Nam là sâu và bệnh. Các loài côn trùng chỉ làm cho cây chậm phát triển nhưng các loại bệnh sẽ giết chết cây rất nhanh. Khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm thích hợp cho sự phát triển của vô số các loài côn trùng và mầm bệnh. Việc phòng ngừa sâu, bệnh vẫn là biện pháp chính, do đó vườn lan phải được trồng trong điều kiện thật vệ sinh, tiểu khí hậu nơi trồng phải ẩm mát nhưng thật thoáng. (Không khí tù hãm là một ổ bệnh nguy hiểm). Phân hữu cơ khi dùng phải được trộn lẫn với thuốc sát khuẩn. Kéo và dụng cụ trồng lan phải được khử trùng bằng cồn và rửa lại bằng nước sạch trước khi dùng. Chậu phải thật sạch và không đóng rêu. Tuy nhiên sâu và bệnh là 2 lãnh vực hoàn toàn khác biệt. Vì thế phương pháp trị liệu và phòng ngừa sâu và bệnh dựa trên 2 cơ sở hoàn toàn khác nhau. Cơ sở của sâu là côn trùng học và của bệnh là nấm và virut học. Ngoài ra các loài chuột, ốc sên và rêu cũng không kém phần nguy hiểm.

Sâu bệnh hại hoa lan

1. BỆNH LAN

+ Bệnh thối đọt : Nguyên nhân do nấm và virut. Khởi đầu đọt non bị thối và lan dần xuống giả hành, tuy nhiên bệnh thối đọt chỉ làm các giả hành non bị thối mà không ảnh hưởng đến các giả hành đã trường thành. Điều này ít nguy hiểm với cây lan đã trưởng thành vì các chồi mới sẽ mọc lại sau một thời gian khi vết thổi lành lặn, ngay tại mắt vec sigma chân giả hành vừa bị thối đọt. Nhưng bệnh thối đọt rất nguy hiểm đối với các cây mới tách chiết vì đối với các cây tách chiết chỉ có khả năng này được một chồi. Sự thôi dạt sẽ không làm chết cây tức khắc nhưng làm cây không phát triển và cũng sẽ chết trong tương lai như thường gặp ở Cattleya và Dendrobium.

+ Bệnh khô căn hành: Bệnh thường xảy ra ở loài Cattleya. Bệnh do nấm và virut. Khởi đầu bề mặt biểu bì của căn hành và phần tiếp giáp giữa giả hành và căn hành có màu nâu đen. Bệnh sẽ lan truyền lên giả hành và lây dần từ giả hành này sang giả hành khác. Phần bị nhiễm bệnh mềm đi và có màu nâu sẫm, bệnh bộc phát và giết cây rất nhanh. Nếu điều kiện ngoại cảnh thay đổi bất lợi cho sự phát triển của nấm bệnh, đồng thời với việc trị liệu một cách thích đáng, bệnh sẽ ngưng phát triển nhưng các chỗ bị nhiễm bệnh khô lại màu nâu đen và sẵn sàng phát triển khi có điều kiện thuận lợi, lúc này bệnh làm cây yếu đi rõ rệt và giết chết toàn bộ các mắt ngủ có trên căn hành. Các cây lan mắc bệnh này đã yếu sẵn, các mắt ngủ bị hư nhiều, phải một thời gian lâu cây mới phục hồi và phát triển trở lại như cũ.

+ Bệnh ở đỉnh lá : Cuối đỉnh lá cây lan trở nên vàng, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ lan dần từ đỉnh đến toàn bộ lá và cuối cùng sẽ rụng đi đối với cây mạnh khỏe. Nếu cây gầy yếu, khả năng kháng bệnh kém, bệnh sẽ xâm nhiễm vào giả hành, lan xuống tận căn hành, và có thể giết cây nhanh chóng.on

+ Bệnh đốm lá do vi khuẩn Cercosporo : Trên lá xuất hiện các đốm vàng nhỏ. Bệnh này biểu hiện cây đang ở trạng thái suy yếu và chỉ một thời gian sau rất dễ dàng bị các bệnh khác tấn công. utób

+ Bệnh bỏng lá do vi khuẩn Pseudomonas Cattleya : Trên cây nguyên vẹn xuất hiện các vết bỏng mọng nước trên bề mặt lá và lan truyền nhanh chóng. Bệnh có thể gây thành dịch và lan rất nhanh từ cây này sang cây khác. Bệnh thường xuất hiện trên Phalaenopsis và Cattleya. Đối với Phalaenopsis bệnh sẽ giết cây trong vài ngày. Bệnh thường xảy ra ở cây yếu hơn là cây mạnh, trong điều kiện nước tưới không vệ sinh, dụng cụ không khử trùng, nhất là trong những ngày mưa bão không khí quá ẩm thấp. 

1.1 Các loại thuốc trị bệnh

+ Các loại thuốc sát khuẩn có đồng :

Oxiclorua đồng : Nồng độ trị liệu là 0,5 - 1% và nồng độ ngừa bệnh là 0,25 - 0,35%.

+ Dung dịch Boóc-đô :

Vật liệu gồn 1kg CuSO4, 1kg vôi, 100 lít nước, chậu bằng sành.

Cách pha : Sunfat đồng chỉ có hiệu quả khi hòa tan với vôi trong kiềm pH > 7 , vì thế ta dùng 80 lít nước để pha CuS*O_{4} với nồng độ thật loãng, điều này sẽ tăng pH của dung dịch có chứa sunfat đồng, ngược lại chỉ dùng 20 lít nước để pha 1kg vôi, do đó dung dịch này sẽ đâm đặc hơn nhằm mục đích giảm pH của dung dịch có chứa vôi ở mức tối thiểu. Sau khi cả hai dung dịch đã hòa tan, ta đổ từ từ dung dịch có chứa CuS*O_{4} vào dung dịch có chứa vôi và khuấy đều. Kết quả này cho ta thấy rằng, điều bắt buộc phải để một dung dịch có tính axit vào dung dịch có tính kiềm, để sự hòa tan xảy ra trong môi trường kiềm. Nếu đổi ngược lại sẽ không có hiệu quả. 

Cuối cùng dùng một đinh sắt nhúng vào dung dịch Sau khi lấy ra thấy lớp CuSO, bám vào sắt có màu đồng đỏ, nếu một thời gian ngắn lớp màu đỏ này biến thành màu đen chứng tỏ dung dịch Boóc-đô còn thiếu vôi, ta phải đổ thêm nước vôi cho đến khi không có điều trên xảy ra nữa. Không nên dùng các vật chứa bằng kim loại, inte ἣν

Các loại thuốc có đồng rất hiệu quả với nhiều loại bệnh của vùng nhiệt đới, thuốc có giá thành rê, nhưng vì phải tự pha chế nên dễ gây cháy lá nếu thuốc pha nồng độ cao. Vì thế, khi dùng các loại thuốc có đồng, phảiphun thuốc vào những lúc trời thật mát như sáng sớm hoặc chiều tối.

-Các chất dẫn xuất có gốc etilen từ axit bisditio cacbamic :

+ Etilen CH2 = CH2

Axít etilen bis - ditiocacbamic

+ Zineb C H2-NH-C-S C H2-NH-C-S

Zineb với tác dụng trên hầu hết các loại bệnh. Bột thấm ướt Zineb 65% pha với nồng độ 0,3% phun ngừa cách nhau 2 tuần rất tốt.

+ Maneb

có tính năng tương tự Zineb.

+ Hỗn hợp Zineb + oxítclorua dồng; có tác dụng hơn.

Các loại thuốc trong nhóm này ngoài tính năng phòng và chữa bệnh còn có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây qua tác động cung cấp các nguyên tố vi lượng Zn, Mg trong hợp chất, 

- Nhóm Phtalimit:

+Captan (N.triclorometil mer ta-tetrahidrop-talimít).

+ Rượu metin triclorometin 

+ Triclorometin mer captan 

Captan tác dụng rất hiệu quả phần lớn các loài nấm Ascomycetes dùng dung dịch 0,5% bột thấm nước. 50% dùng để ngừa bệnh 3 lần cách nhau 2 tuần.

1.2 Cách chữa bệnh

- Tốt nhất là nên trồng lan trong điều kiện thật hợp vệ sinh và ngừa bệnh thường xuyên 2 tuần/1 lần đối với các loại thuốc kể trên.

- Phải phát hiện thật sớm và chữa trị kịp thời.H

- Đối với các bệnh lây lan nhanh chóng, nhất là các bệnh do virut gây nên tiến hành trình tự như sau: cách ly cây bị bệnh; dùng kéo để khử trùng cắt bỏ phần xâm nhiễm và tiêu hủy bằng lửa cho đến khi không có dấu hiệu xâm nhiễm nơi mặt cắt sau cùng. Bề mặt vết cắt được khử trùng bằng một lớp Vadolin trộn lẫn với thuốc tỷ lệ 1/5 .

Thuốc trị bệnh được pha theo đúng nồng độ chỉ dẫn ở trên, dùng bình xịt thuốc sát trùng phun sương lên lá và rễ.

2. CÔN TRÙNG PHÁ HOẠI LAN

2.1 Các loại sâu

Đặc biệt mỗi loại lan chỉ bị một số loại côn trùng phá hoại và mỗi loại côn trùng cũng thường cắn phá từng bộ phận riêng biệt của lan. Có loài chỉ chuyên cắn phá rẻ, loài khác thì hút nhựa ở lá và giả hành, một vài loài chỉ phá hoại các hoa vừa nở.

+ Kiến:

Kiến không trực tiếp phá hại cây sống và nhiều loại lan ưa kiến. Tuy nhiên, kiến lại làm phát tán các con rệp son làm chúng tràn ngập các cây nuôi trồng.

+ Gián :

Gián cánh thường xuất hiện trong giá thể cấu tạo bằng xơ dừa, cây mục và xuất hiện cả trong giá thể than gạch khi dùng nhiều phân hữu cơ. Chúng hoạt động ban đêm và ẩn nấp ban ngày, thường sinh sống nhờ các chất hủy hoại và ít khi tấn công cây sống (đôi khi chúng ăn các rễ non hay một vài hoa mềm mại có mùi thơm như Cattleya). Diệt trừ gián, trước hết phải tìm ra các nơi chúng ẩn nấp lúc ban ngày (thường trong các kẽ hở của giá thể) rồi dùng dung dịch thuốc sát trùng lặp lại nhiều lần mới làm chúng chết hoàn toàn.

+ Ruồi :

Một số ruồi thường đẻ trứng trên các cánh hoa, làm cho hoa có những vết đen lấm tấm làm hoa bị giảm phẩm chất rất nhiều, đấy là những con côn trùng nhỏ có cánh sống bằng cách chích lá. Tuy nhiên hiếm khi gặp chúng trên lan vì chúng ưa thích các loại lá mềm hơn. Ta có thể dùng các khuôn màu vàng bôi keo để bắt ruồi.

+ Rệp son:

Rệp son thường được gọi dưới tên “rận”, chúng được chia làm 2 nhóm :

- Nhóm có thân bao phủ bằng một chất màu trắng, kết túm và di động trong suốt đời sống của chúng.

- Nhóm có thân bao phủ bằng một lớp cứng cố định, lúc trưởng thành có màu trắng, vàng hay nâu, lớp này di động lúc trẻ và sau đó cố định. Kích thước của các con rệp son biến thiên từ 1 đến 6mm. Các côn trùng này sống bằng cách hút nhựa cây và bơm vào cây nhiều chất gây ra sự mất màu ở các bộ phận bị tấn công và làm cây chết trụi, đặc biệt là giết chết các mắt ngủ ở các căn hành.

+ Bọ trĩ:

Đây là những côn trùng rất nhỏ có bồn cánh dài và hẹp màu trăng trắng hay hơi vàng. Đến giai đoạn phát triển nào đó, chúng có một chữ thập đen ở lưng. Chiều dài trung bình là 1mm. Bọ trĩ không xuất hiện thường xuyên ở lan nhưng đôi khi sự phá hoại trở nên quan trọng. Chúng tấn công lan bằng cách chích, hút nhựa lá non và đẻ trứng vào các mô, Chúng ưa thích không khi khô ráo. Không khí ẩm và tưới nước nhiều làm chúng phải xa rời khỏi cây lan.

2.2 Các loại thuốc sát trùng (sát côn trùng) 

+ Bassa 50% dùng để trừ các loại rầy, sâu, tỷ lệ dùng 1/500. Chú ý, thuốc này không dùng chung với chất kiềm.

+ Malathion 50% nồng độ dùng 1/500.

+ Đa số các loại thuốc sát trùng đều có thể diệt dễ dàng các loài côn trùng cắn phá rễ, các loài rệp dính với nồng độ 1/300-1/500. Tuy nhiên các vườn lan ở Việt Nam thường trồng có tính cách tiêu khiển rất gần nơi ở (bên cửa sổ mái hiên hay ban-công nhà) cho nên việc sử dụng thuốc sát trùng bị hạn chế vì có thể gây ngộ độc cho trẻ em và súc vật do đó người ta thay thế các loại thuốc sát trùng bằng các chất trích chiết từ cây cỏ nhằm mục đích giảm tác hại đến mức tối thiểu cho con người.

+ Rôtenon : ly trích từ cây thuốc cá (Derris elliptica). Ít độc đối với người, nhưng rất độc đối với cá Rotenon được dùng bằng cách dùng 2kg rễ dâm nhỏ ngâm trong 100 lít nước + 200 xà phòng, pha xong phun ngay.

+ Nhựa, lá, trái, hột bình bát : Cách sử dụng từng bộ phận của cây như sau :

- Lá : Đâm nhỏ, 1kg lá non trong 3 lít nước trong vài giờ, vắt kiệt bã, thêm vào 3-4% xà phòng.

- Hột : Đâm nhỏ 1kg hột ngâm trong 1 lít nước trong vài giờ; vắt kiệt bã lấy nước cốt; pha 300-400ml nước cốt trong 8 lít nước, thêm vào 3% xà phòng.

- Trái non : Lấy 10 trái non, ngâm trong 8 lít nước.

3. ỐC SÊN

Ốc sên chỉ xuất hiện ở nơi trồng thật ẩm. Đây là một loại rất khó trừ, vì chúng ít bị ảnh hưởng của thuở sát trùng và thường len lỏi trong các kẽ của giá thể cắn phá các đầu rễ non. Diệt ốc sên bằng mồi nhử như cải xà lách trộn metandehit hoặc cải xà lách không, rồi dùng đèn pin bắt chúng vào lúc trời tối khi chúng ra ăn mồi.

4. RÊU

Các loại rêu cũng gây thối rễ cho lan, nếu rễ bám vào đấy. Do đóm rêu cũng như nấm phải được phòng ngừa thường xuyên. Dùng thuốc Consan 20, pha vài giọt trong 1 lít nước có thể diệt chúng dễ dàng.

5. CHUỘT

Chuột thường cắn phá các chồi non làm các cây lan bị èo uột, hoặc không phát triển được. Từ chúng bằng cách đặt các loại mồi trộn với phốt phua kèm tỷ lệ 1/50. Cách đặt mồi phải khéo léo và thay đổi địa điểm để chuột không nhận ra được thuốc.

6. CÓC

Con cóc tỏ ra có ích lợi đối với vườn lan của bạn, vì cóc là một chuyên gia diệt “ốc sên" có kinh nghiệm, ngoài ra nó còn ăn cả những loài sâu bọ nếu chẳng may các chú sâu bị rơi xuống đất.

7. THẦN LẦN 

Thần lần là bạn đồng nghiệp với cóc. Nếu cóc trình sát phần dưới đất thì thằn lằn len lỏi trên các chậu, bảo vệ "không phận” của vườn lan nhờ bộ lưỡi sắc bén. Các chú ruồi, các con tiêu lạc đường rất dễ vào bụng các con thằn lằn trông có vẻ chậm chạp kia.

8. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU BỆNH

Khi pha chế người dùng thuốc phải thật cẩn thận và tuân thủ mọi chỉ định về cách sử dụng và phun thuốc của từng loại thuốc do nhà sản xuất hướng dẫn để tránh ngộ độc cho lan và người sử dụng. Không được tự ý trộn lẫn các loại thuốc với nhau khi chưa đọc và hiểu kỹ, chống chỉ định cụ thể của từng loại thuốc.

Khi phun thuốc phải trang bị bảo hộ lao động : quần áo, khẩu trang, găng tay cao su...

Khi phun thuốc, người phun thuốc phải đứng trên chiều gió để tránh trường hợp thuốc văng vào mắt cũng như không được ăn uống, hút thuốc. gắt có thể

Không phun thuốc vào buổi trưa nắng làm hư hại lá lan nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Không phun thuốc khi trời sắp mưa vì mưa làm trôi thuốc gây lãng phí.

Vào mùa khô ẩm độ không khí thấp, cây thoát hơi nước và mất nước nhiều, nếu phun thuốc vào lúc cây quá khô dễ làm "xốc" cho cây, nên tưới cho cây trước một giờ, rồi hãy phun thuốc.

Khi phun thuốc xong, các dụng cụ và người phun thuốc phải tắm rửa sạch sẽ, sau đó dụng cụ và thuốc còn thừa được đưa vào kho, cách xa nhà bếp, kho thực phẩm và sân chơi trẻ em 

Trường hợp xảy ra ngộ độc thuốc, phải kịp thời đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.

 
gọi Miễn Phí