I. ĐẶC ĐIỂM CÂY QUẤT
Quất sinh trưởng nhanh, phân nhiều cành, tán đa dạng, cây không có gai, lá ngắn đuôi lá tròn, tích tinh dầu trên mặt lá nhỏ ít có mùi thơm như chanh, cam.- Rễ ăn nông gần mặt đất, xung quanh rễ có 1 lớp nấm Micorhiza dày, giúp cho rễ hút nước, hút dinh dưỡng tốt hơn.
- Quất ra hoa một từ tháng 1 đến tháng 12, hầu như quanh năm.
II. YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
Nguồn gốc quất là từ Trung Quốc, Nam á cần ấm nhưng phải có 1 giai đoạn lạnh ở mùa ra hoa quả. Nhiệt độ thích hợp là 23" - 28°C nhiệt độ tời cao là 39°C, tối thấp là 13°C. Lượng mưa thích hợp 1000 - 2000mm, độ ẩm đất là 60cm. Đất yêu cầu tốt, độ phì cao, nhiều mùn pH = 6.5 - 7Quất cảnh trống tốt nhất từ vì độ 19 trở ra.
III. KỸ THUẬT TRỒNG
1. Phương pháp gây gióng
Có 2 phương pháp chủ yếu, gây giống và chiết cành.- Gieo hạt : thường làm với những cây quất trồng để thu hoạch quả vào tháng 8 tháng 9 âm lịch, phương pháp này không được phổ biến.
- Chiết cành : Thường tiến hành đối với cây quất chơi tết âm lịch. Thời vụ chiết từ tháng 3, tháng 4 dương lịch, tháng 7, 8 thì hạ được. Khi chiết cây không nên chọn cành quá to, đường kính cây không quá 1,0 - 1,5cm, chỉ nên chiết 2 - 3 cành trong một khung tán, nên chiết những cành có chiều dài khoảng 45cm.
2. Trồng và chăm sóc điều khiển quất có quả chín vào tết âm lịch
a) Cây quất 1 năm không chơi tết âm lịch
Ở bất kỳ thời vụ nào thì phải làm đất lên luống đào hố bón phân trước khi trồng từ 7 - 10 ngày, làm đất nhỏ, lên luống cao thoát nước rộng 1 - 1,2m, tránh nơi kín gió, thiếu nắng. Không được dùng phân tươi bón lót, dùng 5 kg phân chuồng mục + 50 - 100g phân lân nung chảy.Trước khi trồng cắt những cành già, cành tăm không đúng vị trí, cành tốt cắt đau, cành xấu cắt bỏ toàn bộ những cành đã mang quả năm trước.
Khoảng cách trồng (80 - 100cm) * 60 cm. Trồng cây (chiết) trồng thẳng cây, chặt gốc, trồng xong tưới đẫm.
- Tưới nước lá 5 ngày tưới 1 lần.
- Làm cỏ xới xáo 2 lần/tháng.
- Vét luống 2 tháng 1 lần.
- Bón thúc : cứ 1,5 tháng bón thúc 1 lần lượng bón 5 kg/cây, những lần bón thúc phải kết hợp làm cỏ, xới xáo, vét luống, tuyệt đối không tưới phân lên lá cây quất. Sau trồng 20 ngày nó phát lộc ngắt nụ hoa, kết hợp tạo tán cho tới tháng 5 âm lịch.
b) Câyquất 2 và 3 năm
Sang năm thứ 2 mục đích chăm sóc quất là điều khiển quất có quả và chín vào dịp tết.Chăm sóc quất trước khi đảo
5 ngày tưới nước lã 1 lần. Trước khi đảo phải sửa tán 2 lần để cho tán tròn đẹp.
- Trong thời gian trước khi đảo nếu cây ra hoa thì phải ngắt bỏ, nhằm mục đích để tập trung dinh dưỡng nuôi lá và cây.
- Bón phân trước khi đảo quất, từ tháng 1 đến tháng 5 dương lịch, cứ 50 ngày bón thúc cho quất 1 lần, thường dùng phân khoáng, nước phân chuồng mục là tốt nhất, đợt bón cuối có thể thêm 1 ít phân kali với nồng độ khoảng 1/200 (5 gam K_{2}*S*O_{4} cho 1 lít), sau mỗt lần tưới nước phân phải xới phá vàng, phun thuốc sâu phòng trừ sâu bệnh cho quất.
Đảo quất
Khi mùa xuân đến quất ra hoa tự nhiên, bứt bỏ hoa đi, cắt đau các cây quất 1 tuổi, 2 tuổi, để tạo thành các cành vượt dễ tạo tán cho cây. Khoảng tháng 4 âm lịch, khi quất đã phát triển ổn định, nghĩa là lộc đã trở thành bánh tẻ, bắt đầu đảo quất.
- Yêu cầu trước ngày đảo quất : cây phải sạch sâu bệnh, trên tán cây có ít nhất là 3/4 diện tích là lá bánh tẻ, chiều trên mặt là đạt ít nhất 0,4 - 0,5cm2, chiều cao sinh trưởng khoảng 60 - 75cm.
- Thời vụ đảo : Thường đảo tháng 5 đến tháng 6 âm lịch hoặc cuối tháng 4 đầu tháng 5 âm lịch.
Cách đảo : Đào 1 bầu cách gốc chừng 25 - 30cm hoặc 35 - 40cm, sâu 25 - 30cm, moi dân rễ không làm đứt rễ chính, không làm vỡ bầu sau đó nhấc toàn bộ bầu lên trồng sang hố khác, lấp đất chặt gốc, đóng cọc để cố định cũng chống mức gió, bão, hai ngày sau mới tưới nước.
Nếu gặp mưa khi ta đang đào, ta phải dừng lại, nếu đào gặp mưa, ta để một thời gian mới đặt bầu xuống.
Chăm sóc quất sau khi đảo
Năm ngày tưới nước một lần, khi cây đã đậu quả mà gặp những đợt sương muối thì sáng sớm phải phun nước rửa lá quả để quả không bị rám.
Bón phân thúc : Sau khi rụng cánh hoa 5 - 7 ngày tiến hành bón thúc bằng nước phân chuồng mục, dùng lân, K2SO4 bón 20 - 30 ngày/lần, bón từ 3 - 5g / cây bón 2 - 3 lần, tỷ số 20 g/cây, khi bón kali người ta ưu tiên dùng K2SO4 hơn KCI.
Rắc 7 - 10 kg vôi bột cho 1 sào, rắc 1 - 2 lần, rắc cách gốc 15 - 20cm. Phân thúc thường tưới đến hết tháng 11 âm lịch.
- Làm cỏ xới xáo vét luống thường xuyên.
- Sâu bệnh cần đặc biệt chú ý.
- Sâu vẽ bùa, phá hại vào mùa xuân có nhiều lộc non, người ta có thể phun Decis 1‰ - 1,5‰, 5. 7 ngày phun một lần, hoặc có thể dùng Bi58 nồng độ 1,5‰, Monitor : nồng độ 1‰.
Nếu có nhiều rệp, dùng Trebon 1‰ Bi58 1,5‰ rất có hiệu quả.
Quất cũng còn do nhện trắng, nhện đỏ làm rám quả, phun hỗn hợp Bi58 + Ken tan 3 + 1 nồng độ 1‰.
Bệnh phấn trắng là ngoài sử dụng alvyl có thể dùng CuSO 4 lượng 5 - 10g + 10lit nước + 10 gam xà phòng bột.
Thời kỳ quất chuẩn bị chín có ruồi đục quả phá hại, có thể dùng Dipterex phun phòng. Người ta có thể dùng bẫy bả, cách làm như sau : lấy quả quất rụng, cạm rụng, bôi thuốc Metyl Erozenol + 5‰ Manép.
Người ta còn dùng GA phun cho quất chống rám quả, kích thích cây lên lộc, tạo dáng cho cây.
Ngắt lộc quất
Sau khi đảo cây 1 tháng, cây sẽ ra hoa 1 tháng sau nữa cây sẽ hình thành quả, trong thời gian này cây có 1 đợt rụng quả theo sinh lý. Khi quả bằng hạt ngô, lúc này lộc non phát triển cần tỉa hết lộc non để cây nuôi quả. Phải ngắt lộc kịp thời cho đến tháng 10 âm lịch.
Nhưng trước khi mang quất đi tiêu thụ khoảng 1 tháng không bấm bút non để kích thích mầm phát triển, tỉa bớt quả xấu méo mó, sửa lại cành.
Đánh xuất cây : Cây sau 2 năm đánh bầu có kích cỡ 0,25*0, 3cm , nếu cây hai năm không xuất được, thì đầu năm phải ngắt hết quả và chăm sóc cây như cây 2 năm cho đến khi quả chín.
Đánh xuất cây 3 năm theo cỡ bầu 0,35 x 0,45cm.
Sau các đợt đánh xuất cây phải tiến hành bởi đất màu để khỏi bị úng.
Tỷ lệ cây đậu và chín quả vào dịp tết là 80% tổng số cây trồng.