1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Trắc bách diệp thuộc loại thân gỗ đạt được chiều cao trung bình từ 3 - 5m, trong điều kiện tự nhiên cây có thể đạt chiều cao 10 - 12m.Thân có đặc điểm phân cành mạnh thành nhiều lớp và các cành trên cây thường sắp xếp theo 1 mặt phẳng. Gỗ của cây thuộc loại gỗ xốp, giòn và có mùi thơm được dùng trong kĩ nghệ làm hương thơm hoặc hương liệu.
Lá nhỏ ôm lấy thân cành, luôn xanh và cũng chứa tinh dầu thơm, khi già lá khô héo đi những vẫn ôm lấy thân, cành một thời gian khá dài mới rụng đi.
Cơ quan sinh sản là các nón đực, cái và các nón cái có thể cho hạt để nhân giống. Tuy nhiêncác cây trồng đơn độc khả năng hình thành hạt rất kém.
2. Nguồn gốc và yêu cầu ngoại cảnh
Cây có nguồn gốc ôn đới và được trồng phổ biến ở các vùng có mùa đông lạnh trong năm. Cùng họ với Trắc bách diệp còn có các loại được gọi là tùng cũng được trồng làm cảnh như tùng tháp, tùng xà, bách xù v.v...Là cây có tính chịu lạnh rất cao vì vậy sinh trưởng, phát triển tốt ở nơi có mùa đông lạnh và dài. Những nơi ấm, nóng cây thường có biểu hiện lá không xanh đậm, ngả vàng và sinh trưởng chậm. Trắc bách diệp là cây không yêu cầu nước cao song đòi hỏi phải có nước ẩm đều không khô hạn.
Về đất trắc bách diệp sinh trưởng tốt trên các đất nặng. Những đất có thành phần cơ giới nhẹ cây sinh trưởng chậm do khả năng cung cấp nước của đất cho cây rất kém.
Hiện nay ở nước ta cũng đã có nhập thêm giống bách diệp mới có hai màu được gọi là bách diệp Nhật. So với các loại khác, bách diệp Nhật có tính chịu nóng cao hơn.
3. Kỹ thuật nhân giống
Trắc bách diệp có thể nhân giống từ hạt hoặc cành dâm, cành chiết, ở nước ta phương pháp nhân giống từ chiết hoặc dâm cành là phổ biến hơn so với nhân giống bằng gieo hạt vì khả năng hình thành hạt trong điều kiện ở ta của trắc bách diệp không cao.Đối với gieo hạt người ta chọn các quả già, khô đem phơi để hạt tách ra khỏi quả. Thu hạt và ngâm trong nước 54°C có một chút muối ăn (3 - 5%) để loại bỏ hạt lép, lửng. Sau đó ngâm tiếp trong nước sạch từ 4 - 5 giờ đồng hồ, vớt ra, ủ hạt ở nơi ấm khi hạt nứt nanh thì đem gieo. Đất gieo hạt cần nhỉ mịn vì hạt nhỏ. Độ sâu gieo hạt từ 0,5 - 1,0cm. Gieo xong nên tủ rơm rạ mục lên mặt luống gieo. Tiến hành tưới giữ ẩm cho đất gieo thường xuyên để hạt mọc.
Thời kì đầu cây con sinh trưởng rất chậm vì vậy cần chú ý tưới nước, làm cỏ cho cây. Khi cây đạt chiều cao 3 - 5cm thì có thể tưới ít lần hơn và tưới thúc cho cây bằng nước phân loãng.
Trắc bách diệp dễ dàng nhân giống bằng chiết cành hoặc dâm cành. Khi chiết cành, chọn cành có đường kính 0, 6 - 1 1,0cm chiết vào tháng 9 - 10 hàng năm và khoảng tháng 2 - 3 năm sau có thể cắt cành chiết để đem gơ.
Đối với dâm cành chọn cành bánh tẻ, các lá khô còn bám trên cành không nhiều. Dâm các cành này vào tiết đông chí hàng năm khoảng tháng 12 của năm. Sử dụng các chất kích thích ra rễ tỉ lệ thành công sẽ cao có thể đạt 70 - 80% số cành dâm.
4. Kỹ thuật trồng
Nên chọn các đất thịt trung bình hoặc hơi nặng để trồng. Trắc bách diệp cũng có thể trồng trên đất thịt nặng đất sét, đất thịt pha cát song không nên trồng trên đất cát, sỏi cây sẽ sinh trưởng kém.Để cây sinh trưởng và phân cành tốt sau này nên bón lót cho đất trước khi trồng nhất là đối với trồng trong chậu, bồn cảnh.
Nên trồng cây con cùng với bầu đất, lấp đất đến cổ rễ của cây, nén nhẹ đất xung quanh gốc và tưới ẩm cho đất từ từ ít một từ ngoài vào trong, từ trên ngọn xuống dưới để đất không bị váng, cây chóng bén rễ.
5. Chăm sóc cho cây
Trắc bách diệp ít sâu bệnh và cũng ít đòi hỏi chăm sóc đặc biệt vì khả năng sinh trưởng và chống chịu tốt đồng thời bản thân cây có tán và dáng đẹp.Cần chú ý khi cây ra các lộc cành non cần giữ cho khỏi gãy vì các ngọn non thưởng mềm, ẻo lả, dòn và dễ gẫy. Đối với các cây trồng ngoài vườn, trong bồn hay các cây lớn ở ngoài tự nhiên thường có sâu cuốn lá hại trên các lá, cành có thể dễ dàng bắt bỏ bằng tay hoặc trừ bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Trắc bách diệp và các cây trong họ đều có thể tạo dáng, tạo thế được.