Phin sấy, phin lọc và các thiết bị phụ khác của tủ lạnh - GS.Nguyễn Đức Lợi

Đăng lúc: , Cập nhật

Phin sấy, phin lọc và các thiết bị phụ khác của tủ lạnh đã được GS.Nguyễn Đức Lợi biên soạn và xuất bản

Phin sấy, phin lọc và các thiết bị phụ khác của tủ lạnh đã được GS.Nguyễn Đức Lợi biên soạn và xuất bản

Phin sấy, phin lọc và các thiết bị phụ khác

Phin sấy là một thiết bị lắp vào hệ thống lạnh để hút ẩm (hơi nước) còn sót lại trong vòng tuần hoàn của môi chất lạnh.
Ẩm là kẻ thù nguy hiểm của hệ thống lạnh. Khi lắp ráp hoặc sau khi sửa chữa, dù cẩn thận đến đâuu, trong hệ thống lạnh vẫn còn sót lại một chút hơi ẩm. Hơi ẩm trong tủ lạnh không những gây га tắc ẩm mà còn kết hợp với dầu bôi trơn và môi chất tạo ra khí không ngưng, tạo ra axit ăn mòn các chi tiết.
Ở cửa thoát của van tiết lưu hoặc ống mao, khi áp suất đột ngột giảm xuống Pₒ thì nhiệt độ cũng đột ngột giảm xuống tₒ (dưới O°C), hơi ẩm sẽ đông thành đá bịt kín lối thoát của môi chất lạnh, làm cho hệ thống mất lạnh hoàn toàn. Hiện tượng trên gọi là tắc ẩm. Ở tủ lạnh gia đình, chỉ 15mg âm cũng đủ gây tắc ẩm hoàn toàn.
Phin sấy gồm một vỏ hình trụ bằng đồng hoặc thép, bên trong có lưới chặn, có thể có thêm lớp nỉ hoặc dạ, giữa là các hạt hóa chất có khả năng hút ẩm như silicagel hoặc zeolit (hình 44). Vì phin say bao giờ cũng có lưới chặn nên nó làm nhiệm vụ của cả phin lọc. Phin sấy được lắp cho tất cả các hệ thống lạnh có nhiệt độ bay hơi thấp hơn O°C. Chúng thường được lắp ở cuối dàn ngưng, trước bộ phận tiết lưu hoặc ở cuối dàn bay hơi trước khi về máy nén.
Chú ý: Tuyệt đối không được tiêm cồn mêtanol vào hệ thống lạnh để chống tắc ẩm vì con mêtanol ăn mòn dàn nhôm và phá hủy sơn cách điện dây quấn động cơ, tạo axit ăn mòn chi tiết. Chỉ được sử dụng hạn chế cồn mêtanol cho hệ thống lạnh hở không có các chi tiết bằng nhôm.
Hình 44
Hình 44. Phin sấy và cách lắp trong hệ thống lạnh.

Phin lọc

Phin lọc dùng để lọc bụi cơ học ra khỏi vòng tuần hoàn môi chất lạnh như cát, bụi, xỉ, vảy hàn, mạt sắt, kim loại, tránh tắc bẩn và tránh hỏng hóc máy nén cũng các chi tiết chuyển động.
Phin lọc gồm vỏ hình trụ, bên trong có bố trí lưới lọc hoặc một khối gốm kim loại có khả năng lọc bụi (hình 45). Phin lọc thường sử dụng cho các hệ thống lạnh có nhiệt độ bay hơi lớn hơn O°C như các máy điều hòa nhiệt độ. Khi nhiệt độ bay hơi nhỏ hơn 0°C, thường dùng phin kết hợp sấy lọc.
Hình 45
Hình 45. Phin lọc của máy điều hòa cửa sổ.

Bình chứa

Các hệ thống lạnh dùng ống mao không có bình chứa nhưng các hệ thống lạnh dùng van tiết lưu bao giờ cũng có bình chứa và một số thiết bị phụ khác (hình 46). Trước hết lốc là loại máy nén kín, nửa kín hoặc hở, thường có hai van chặn đầu hút và dây đẩy gọi tắt là van hút và van đẩy. Dàn ngưng thường là loại có quạt gió hoặc làm mát bằng nước. Sau đó là bình chứa cho môi chất lỏng dạng hình trụ đứng hoặc nằm ngang. Đầu ra từ bình chứa có van chặn tiếp theo là phin sấy lọc, van điện tử van tiết lưu nhiệt, dàn bay hơi và lốc. Nếu dàn bay hơi đặt thấp hơi lốc hoặc trên đường ống hút có một đọan đường ống bất kì mà hơi đi từ dưới lên trên thì phải bố trí bẫy dầu. Bãy dầu đơn giản là một đoạn ống hình chữ U đặt ở cuối dàn bay hơi để nối với ống đứng mà hơi freôn đi hướng lên trên (xem hình 45). Tốc độ hơi trong đoạn ống đứng phải đạt 5÷8 m/s để đảm bảo hồi dầu về máy nén.
Hình 46
Hình 46.Hệ thống lạnh dùng van tiết lưu.

Một số hư hỏng và biện pháp khắc phục

- Phin lọc bị tắc do bẩn: Lắp ráp tại xưởng chế tạo hệ thống ít bị tắc phin vì độ sạch các chi tiết được đảm bảo, thường phin bị tắc sau quá trình sửa chữa hoặc do hệ thống để quá lâu. Biểu hiện giống như tắc ống mao. Có thể dùng máy, hơ nóng phin rồi gõ nhẹ, có thể cặn bàn sẽ rơi xuống, phin thông. Nếu không được phải tháo ra làm sạch hoặc thay mới.
- Phin lọc bị rách gây tắc van tiết lưu hoặc ống mao, phải thay mới. 
- Phin sấy lọc bị tắc phải thay mới.
- Phin sấy lọc bị bão hòa âm, mất tác dụng: Nhất thiết phải thay mới. Nhiều thợ lạnh tưởng rằng dùng đèn khò nóng phin kết hợp với hút chân không là có thể tái sinh được phin nhưng không những không tái sinh được phin còn làm rã các hạt chống ẩm gây tắc bộ phận tiết lưu.
 
 

 
gọi Miễn Phí