ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Máy lạnh nén hơi bao giờ cũng cần một động cơ truyền động. Động cơ truyền động có thể là động cơ đốt trong, động cơ diezel hoặc động cơ điện. Máy nén kín và nửa kín nhất thiết phải dùng động cơ điện vì phải lắp đặt trong vỏ máy nén. Động cơ điện có nhiều ưu điểm là gọn nhẹ, đơn giản, tuổi thọ cao, có thể vận hành liên tục nhưng trong điều kiện Việt Nam, điện áp kém ổn định, chính động cơ điện trong máy nén lại là bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất.Chỉ có các động cơ dị bộ được sử dụng trong các hệ thống lạnh, loại ba pha trong các máy điều hòa công suất trung bình và lớn, còn loại một pha cho các máy điều hòa của sò và tủ lạnh. Tốc độ vòng quay
p - Số cặp cực
s - Hệ số trượt
Tốc độ vòng quay thường, đạt 29500 v/f với 1 cặp cực và 1450 v/f với 2 cặp cực điện 50Hz. Với điện 60Hz có 3500 v/f và 17500 v/f. Tốc độ cao được ưa chuộng vì kích thước máy nén gọn nhẹ hơn. Các động cơ lắp trong máy nén kín (lốc) phải đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt của chế độ làm việc như: không bị môi chất ăn mòn, không bị dầu ăn mòn, chịu được nhiệt độ cao, có tuổi thọ lớn, có mômen khởi động lớn, điện áp lưới cho phép -15% đến + 10% so với điện áp định mức.
Động cơ điện một pha
- Về cấu tạo động cơ điện một pha chỉ có một cuộn dây quấn một pha.- Dòng điện xoay chiều chạy trong dây quấn stato không tạo được mômen quay vì khi có dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây, chỉ có trị số và chiều của từ trường thay đổi, nhưng phương của từ trường là cố định (từ trường đập mạch) nên rôto không tự quay được.
- Do đó cần phải tạo ra một mômen khởi động cho động cơ một pha.
Động cơ lòng sóc dị bộ 1 pha có vòng ngân mạch
Người ta chẻ cực từ ra và cho vào đó một vòng đồng ngắn mạch. Nhờ vòng ngắn mạch, từ thông chia làm 2 nhánh Φ1 và Φ2 lệch pha để tạo ra một mômen mở máy.Loại động cơ này chỉ có công suất rất nhỏ (từ 0,5 đến 30W, cá biệt 150N) dùng cho các cơ cấu truyển động, quạt bàn, quạt tủ lạnh và máy ĐHND, không dùng cho máy nén.
Ưu điểm: – Gọn nhẹ, tiện lợi đối với loại công suất nhỏ, đổi điện áp dễ dàng
- Tổn hao ít khi ngắn mạch, khả năng chịu ngắn mạch cao có khi hàng giờ không cháy.
Nhược điểm: cosφ nhỏ, hiệu suất thấp, tổn hao ở rôto lớn, mômen khởi động nhỏ, kém ổn định, khả năng quá tải kém.
Hình 47. Cấu tạo động cơ một pha có vòng ngắn mạch
Động cơ một pha có cuộn khởi động
Ngoài cuộn dây chính ( cuộn dây làm việc ) CR còn có một cuộn dây phụ làm lệch pha tạo mômen khởi động (cuộn khởi động) CS. C,S,R là viết tắt từ tiếng Anh:C-common đầu chung;
R-Run đầu cuộn chạy;
S-Start đầu cuộn khởi động (cuộn đề).
Cuộn khởi động đặt trong một số rãnh stato sao cho sinh ra một từ thông lệch với từ thông chính một góc 90° và dòng điện trong cuộn khởi động lệch với dòng điện trong cuộn dây làm việc một góc 90°, tạo lệch pha khởi động máy nén.
- Công suất thường nhỏ hơn một mã lực;
- Mômen khởi động nhỏ, khi khởi động K đóng, khởi động xong K mở;
- Cuộn CS bao giờ cũng có điện trở lớn hơn cuộn CR;
- Rất hay dùng cho tủ lạnh gia đình, lắp trong lốc. Dùng cho lốc thì K là rơ le khởi động (thường là rơ le dòng điện) và chỉ có 3 cọc tiếp điện C, S, R.
- Cũng có thể là loại thông dụng, khi đó K có thể là rơle kiểu li tâm, khi rôto đjat 75% tốc độ định mức K ngắt ra do lực li tâm. Loại thông dụng có thể có 4 đầu dây (2 của cuộn chạy và 2 của cuộn khởi động) hoặc 6 đầu dây để có thể dấu cho 2 loại điện áp.
Hình 48a
Động cơ một pha có tụ khởi động
Cấu tạo giống như động cơ một pha có cuộn khởi động. Khác biệt duy nhất là có thêm một tự khởi động Cₛ, để tăng mômen khởi động mắc nối tiếp với tiếp điểm K.- Sử dụng rất nhiều trong lốc tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ, công suất đến một mã lực.
- Tụ khởi động thường là tụ hóa hoặc tụ dầu có kích thước gọn nhẹ vì tụ chỉ hoạt động vài giây khi khởi động.
Hình 48b
Động cơ 1 pha có tụ khởi động và tụ ngâm
- Động cơ có tụ khởi động và tụ ngâm được lắp trong các lốc của tủ lạnh lớn và máy điều hòa nhiệt độ, công suất đạt đến 3 mã lực: Tiếp điểm K thường
Hình 49.
Động cơ một pha có tụ ngâm
Cấu tạo giống như các động cơ đã trình bày. Đặc điểm là chỉ có một tụ ngâm. Cᵣ luôn luôn mắc giữa 2 đầu S và R của động cơ. Momen khởi động thấp nhưng vận hành êm. Vì không có các bộ phận khởi động phức tạp nên cũng ít hư hỏng. Công suất tới 3 mã lực, sử dụng cho lốc máy nhưng hay sử dụng cho quạt gió vì quạt không đòi hỏi momen lớn. Quạt trần rất hay sử dụng kiểu động cơ này.Hình 50
Các phương pháp xác định đầu dây C, S, R của lốc kín
Lốc kín một pha thường có 3 cọc tiếp điện trên vỏ, nhưng không đánh dấu đầu nào là dầu chung C, đầu cuộn khởi động S và đầu cuộn chạy R. Vì vậy trước khi thử máy nén, công việc đầu tiên là xác định các cọc C,S, R của động cơ. Có một số phương pháp xác định như sau:
Đo điện trở
Đây là phương pháp chính xác và an toàn nhất, dụng cụ đo lại đơn giản: ôm kế hoặc vạn năng kế. Nếu gọi điện trở của cuộn làm việc là Rʳ của cuộn khởi động là Rₛ ta có các cơ sở sau đây để phân biệt và nhận biết các đầu dây. Điện trở của cuộn làm việc bao giờ cũng nhỏ hơn điện trở của cuộn khởi động.Nếu đo 2 đầu C và R ta có điện trở nhỏ nhất giữa đầu C và S có điện trở trung bình giữa 2 đầu S và R ta sẽ có điện trở lớn nhất bằng tồng Rₛ + Rᵣ. Tiến hành đo thực tế:
1. Đánh dấu 3 cọc theo thứ tự bất kì.
2. Tìm điện trở lớn nhất khi đo 2 cọc bất kì, cọc còn lại sẽ là đầu chung.
3. Từ đầu chung đo với 2 cọc; cọc có điện trở nhỏ là R và cọc có điện trở lớn hơn là S.
Hình 51
Đo cường độ dòng điện
Nếu không có ôm kế hoặc đồng hồ vạn năng thì phải dùng phương pháp do cường độ dòng điện nhưng phương pháp này kém chính xác hơn vì dòng điện không chỉ phụ thuộc điện trở cuộn dây mà còn phụ thuộc vào điện cảm.
Phải dùng một nguồn điện có điện áp bằng hoặc nhỏ hơn điện áp động cơ, có thể 220V, 110V thậm chí 12V, 6V xoay chiều hoặc một chiều như pin ác quy...
Phương pháp nhận biết các đầu dây cũng như trên những giá trị ngược lại vì dòng điện tỉ lệ nghịch với điện trở.
Thực hành đo:
- Chọn điện thế và đồng hồ ampe phù hợp (hình 52).
- Đánh dấu các đầu dây.
- Tìm 2 cọc có dòng điện nhỏ nhất - cọc còn lại là đầu chung C.
Chú ý: phải thao tác nhanh với điện áp lớn để tránh làm hỏng các cuộn dây.
Hình 52
Phương pháp dùng đèn thử
Nếu điện áp 220V hoặc 110V có thể dùng bóng đèn chiếu sáng tủ lạnh 15W, nếu dùng nguồn pin hoặc ắc quy thì phải có "ăngpun" thích hợp (hình 53).
Hình 53
Dùng qui ước cơ bản
Qui ước này dodo hãng TECUMSEH áp dụng và được nhiều hãng trên thế giới công nhận. Các cọc sẽ được xếp thứ tự từ trên xuống dưới và từ trái sang phải là C, S, R (hình 54).Tuy nhiên, qui ước trên cũng chỉ dùng để tham khảo nhất là đối với các lốc không phải của hãng TECUMSEH hoặc các lốc đã bò ra quấn lại động cơ.
Tốt nhất vẫn nên dùng phương pháp đo điện trở.
Hình 54
Chạy thử động cơ lốc kín
Sau khi xác định tình trạng động cơ là tốt: độ cách điện giữa cuộn dây và vỏ đảm bảo, điện trở các cuộn dây khớp với giá trị tra ở bảng nghĩa là không chập vòng dây và sau khi xác định xong các cọc tiếp điện C, S, R ta có thè cho động cơ lốc kin chạy thử.
Mục đích chạy thử:
- Xác định dòng khởi động LRA và dòng làm việc có FLA.
- So sánh giá trị đo được với giá trị định mức.
- Thử nghiệm tình trạng làm việc động cơ và máy nén.
Đề xác định LRA và FLA phải dùng ampe kìm. Nếu không có ampe kìm phải dùng một ampe kế. Hình 55 giới thiệu một dụng cụ tự tạo có thể xác định dễ dàng điện thế lưới trước khi cắm vào lốc và dòng khi chạy lốc.
Hình 55. Dụng cụcụ tự tạo đo V và A.
Hình 56. Sơ đồ đầu dây của dụng cụ đo vôn và ampe thử lốc.
Trường hợp chạy không tải, đầu hút và đầu đẩy để tự do trong không khí, tất cả các loại động cơ đều có thể khởi động theo kiểu động cơ có cuộn khởi động không có tụ ngắm và tụ khởi động (hình 57) tuy nhiên dòng khởi động và làm việc khi đó sẽ không đúng với giá trị định mức.
- Cắm dụng cụ đo vào lưới điện, kiểm tra điện thế phù hợp với lốc.
- Nối dây vào các cọc C, R đóng mạch tiếp điểm K sau đó cắm phích 2 vào ổ 2 trên bảng gỗ, quan sát dòng ngắn mạch (khởi động).
- Sau khoảng 1s khi động cơ đã khởi động, dòng diện giám thì ngắt ngay tiếp điểm K, đọc dòng điện trên ampe kế.
A- Bắt đầu tiếp điện cho động cơ đồng thời cho cả 2 cuộn làm việc và khởi động.
B-Tại B rôto bắt đầu quay.
- Dòng đi qua cả 2 cuộn dây khi rôtô gần đạt tốc độ định mức, và điểm C là điểm ngắt mạch của tiếp điểm K.
- Dòng Id là dòng làm việc FLA.
- Dòng Id' lalà dòng không tải.
Các giá trị cường độ chỉ là ví dụ
Hình 58. Đặc tính dòng khởi động theo sơ đồ hình 57.
Hình 59.
Hình 59-tiếp