1. Ghép mắt khác gì với ghép cây
Như bài viết kỳ trước của Công Cụ Tốt, chúng mình đã giới thiệu chung về Kỹ thuật ghép cây và cụ thể là các phương pháp Ghép cành trong “nhà nông”. Để tiếp tục bổ sung những kiến thức bổ ích cho độc giả, chúng ta sẽ lại đi vào tìm hiểu về các phương pháp trong Ghép mắt.
Kỹ thuật ghép mắt mầm cây là cách ghép bao gồm một mắt (chồi đơn) trên một phần vỏ có hoặc không có gỗ. Hầu hết sự nảy chồi nên được thực hiện ngay trước hoặc trong mùa sinh trưởng, từ vụ xuân tới cuối vụ thu. Cách ghép này với nhiều người là đơn giản hơn ghép cành vì chỉ cần một chồi duy nhất từ cành mong muốn thay vì sử dụng toàn bộ đến cành ghép có nhiều chồi. Có thể hiểu: trong ghép cành, phần trên (cành ghép) của một cây này mọc trên hệ thống rễ (gốc ghép) của cây khác. Còn trong quá trình ghép mắt, mắt (chồi) được lấy từ cây này và trồng trên cây kia. Yêu cầu chung của 2 cách ghép cây này có thể thấy rõ chính là phải đảm bảo cành (mắt) ghép và gốc ghép tương thích với nhau.Khác với ghép cành, một phương pháp cổ đại được phát minh từ xa xưa trong trồng trọt, ghép mắt là một kỹ thuật làm vườn dần đang dần quen thuộc với mọi người trong những năm gần đây. Tuy nhiên, ghép mắt lại có lợi thế để sử dụng cho các cây ăn quả, sử dụng ít thao tác hơn nên có giá trị kinh tế rất cao. Nếu bạn phải đau đầu để thành thạo chuyên môn xử lý những cành ghép phức tạp, hãy tìm đến phương pháp ghép mắt - vì chúng đơn giản và ứng dụng hơn nhiều.
2. Dụng cụ ghép mắt
- Dao ghép mầm: dùng để cắt ghép mắt và tách vỏ miệng vết ghép. Dao cắt mầm thường có đầu cong giúp cắt các rãnh dễ dàng hơn. Có người dùng dao rọc giấy thay thế nhưng hiệu quả vết cắt không đẹp bằng. Bạn nên đầu tư lâu dài cho những loại dao chuyên dụng trong cấy ghép thực vật. Gợi ý: có thể tìm mua cán dao ghép làm bằng sừng để không phản ứng với ta-nanh trong vỏ cây, cán dao để tách vỏ miệng vết ghép.
- Khung ghép cây (hình chữ nhật): là dao cắt 4 cạnh tiện lợi cho phương pháp ghép mắt cửa sổ, vết cắt được đẹp và độ chính xác cao.
- Thuốc tiệt trùng: để ngăn ngừa truyền nhiễm bệnh cho cây chúng ta phải tiệt trùng dụng cụ ghép bằng thuốc tẩy có độ đặc 1.5%.
- Kéo cắt cành (hoặc cưa tay): dùng để cắt các cành ghép, gốc ghép…
- Vật liệu buộc: chủ yếu là dây ni lông và không dày quá 0,2mm.
- Lá nhôm mỏng: bảo vệ vết ghép sau khi thực hiện xong.
3. Mắt ghép chữ T
Đây có thể nói là một trong những phương pháp phổ biến nhất khi nhắc đến ghép mắt.
3.1 Bước 1: Cắt mầm (chồi) ghép
Cầm chắc cành ghép gốc có những mắt mầm ở trên, bạn đọc chuẩn bị sẵn nhiều mắt mầm phòng trường hợp cắt sai hỏng. Tiếp theo, tay còn lại cầm dao cắt phiến mầm (mắt ghép) từ phía trên mắt khoảng 0,3 đến 0,6 cm xuống phía dưới, lưỡi dao nghiêng khoảng 45 độ. Bề ngang phiến mầm nên đạt độ dày từ 0,6 đến 0,8 cm (nhưng cũng tùy thuộc vào chồi), chú ý cắt sâu đến phần gỗ. Sau đó tại phía dưới cách mầm 1,5 cm cắt vát lên trên để tạo hình phiến mầm, có ít gỗ. Thao tác thật nhanh bạn nhé.3.2 Bước 2: Mở miệng ghép
Có thể dùng bàn chải cọ, hoặc chà xát nhẹ bằng tay hoặc dùng một mảnh vải lau sạch nơi cần ghép ở thân cây gốc ghép. Ở nước ta, độ cao cần ghép quy định là 10 đến 15 cm đối với cây ăn quả. Dùng tiếp mũi dao cắt một đường ngang thân, gần đến gỗ. Tại giữa đường cắt ngang, rạch một đường dọc xuống phía dưới giống hình chữ T. Trong thực tế, đỉnh của chữ T thường hơi nghiêng. Sau đó, bạn cậy nhẹ lớp vỏ ra một chút.Cách bẩy miệng ghép ra 2 phía
3.3 Bước 3: Cắm phiến mầm
Sau khi cậy vỏ miệng ghép chữ T ra 2 phía, cần cẩn thận và nhanh chóng đẩy phiến mầm vào giữa vỏ và gỗ gốc ghép. Hãy nhớ phải đảm bảo bề mặt cắt của gốc ghép và mắt mầm thật sạch sẽ. Sau mỗi thao tác cắt ghép xong không vứt chồi xuống đất hay ngậm tạm ở miệng của bạn.Cuối cùng, dùng dây ni lông dài 15 đến 30 cm để quấn vết ghép từ dưới lên trên. Quấn bọc là bước cực kỳ quan trọng trong quá trình nảy chồi. Nếu tất cả các cạnh của vết cắt không được che phủ, chồi sẽ bị khô trước khi có thể hợp nhất thành công. Không cần làm quá chặt tay, vòng quấn sau đè lên ⅓ vòng quấn trước sẽ giúp định chắc chắn mắt ghép rồi. Không quấn bịt vào mắt mầm! Bước tiếp theo không bắt buộc nhưng là một “bí thuật” mà những người ghép lâu năm chia sẻ kinh nghiệm là hãy bọc thêm một lớp giấy nhôm ở ngoài để bảo vệ vết ghép khỏi thời tiết khô hạn. Vì ghép mầm thường được thực hiện trong những tháng mùa hè nóng nực nên sẽ cần ghi nhớ hai biện pháp phòng ngừa để đảm bảo thành công. Đầu tiên, không nên ghép mắt mầm khi nhiệt độ không khí vượt quá 32 độ C. Thứ hai, nên cắm mầm ở phần phía bắc hoặc phía đông mát hơn của thân cây. Thứ ba, điều cần thiết là phải loại bỏ những mầm yếu kém để không làm giảm khả năng sinh trưởng và chất lượng của cây chính.
Bạn đọc có thể xem video ngắn dưới đây để hình dung ra kỹ thuật cơ bản:
3.4 Các cách ghép chữ khác
Bên cạnh cách cắt ghép hình chữ T, người ta còn sáng tạo thêm các cách ghép khác như ghép chữ T ngược, chữ +, chữ I, chữ H… miễn là ra được kết quả tương tự.
Ví dụ ghép chữ T ngược tận dụng ở nơi có nhiều mưa, phiến mầm cắt ở phía trên nhỏ, phía dưới to. Ghép chữ thập (dấu cộng) thích hợp cho những cây có cắt mầm to như hồng, dẻ… Vết cắt ngang ở giữa vết dọc. Phiến mầm được cắt cân đối. Mầm nằm chính giữa miệng ghép.
Ghép chữ I miệng ghép nhỏ ở 2 đầu rạc ngang, thích hợp đối với cây có mắt mầm nhỏ. Ghép mắt mầm hình chữ H dùng trong hoàn cảnh cây gốc ghép lớn, mắt (chồi) cũng lớn. Đầu tiên rạch 2 đường dọc song song cách nhau 0,5 đến 1 cm, dài 2 đến 3 cm, rạch ngang ở giữa nối lại để ra chữ H.
Miệng ghép hình chữ H
4. Ghép mầm dưới bụng
Phương pháp này đặc hình dùng cho cây gốc ghép có thân nhỏ, mầm ghép hình tam giác, ghép vào mùa thu4.1 Bước 1: Cắt phiến mầm
Cắt phiến mầm từ trên xuống dưới, tạo thành hình hơi giống parabol ngược, có gỗ, dài 1,5 đến 2 cm, rộng 0,3 đến 0,8 cm. Sau đó cắt ngang ở giữa hoặc độ cao ⅔ và giữ lại phần vỏ để đỡ phiến mầm. Động tác tách này giống như bẻ khớp vỏ ra, vậy nên phải nhanh và dứt khoát.Hình dạng mầm cần có sau khi cắt
4.2 Bước 2: Cắm phiến mầm
Bạn nhẹ nhàng cắt phiến mầm sao cho cân đối, vừa khít với miệng ghép rồi cắm phiến mầm thật khéo, tới đáy miệng ghép và gắn chặt với nhau. Thao tác cuối, bạn chỉ cần quấn dây ni lông đều tay. Tay trái cầm một đoạn giữ chặt ở phía dưới mầm ghép, tay phải quấn dây quanh vị trí ghép trên gốc ghép. Vòng 1,2 quấn giữ dây của tay trái, sau đó lần lượt quấn vòng lên, vòng sau đè lên ½ vòng trước. Để lộ mắt mầm.4.3 Bước 3: Cắt tháo dây buộc
Trong mùa xuân, mùa hè, sau khi ghép 15 ngày thì kiểm tra, nếu mắt ghép sống thì tháo dây. Riêng mùa lạnh thì nên để ủ trong vài tháng đã rồi mới tháo dây buộc và cưa phần trên nơi ghép của cây gốc ghép. Có thể để lại 1 đoạn dài làm cọc đỡ mầm ghép hoặc lấy 1 chiếc dây mỏng khác buộc lỏng để bảo vệ.Congcutot tiếp tục đính kèm video minh họa kĩ thuật cho phương pháp này ở đây:
5. Ghép cửa sổ
Nhắc đến ghép mắt chắc nhiều người sẽ hình dung đến phương pháp này nhất. Cách ghép này tưởng trông đơn giản mà hóa ra giản đơn thật. để ghép cửa sổ, dùng dao cắt phiền mầm dài 2 cm, rộng 1 cm hình chữ nhật. Hoặc như Congcutot đã để cập ở mục dụng cụ, bạn có thể tìm mua khung ghép cây có hình 4 cạnh sẵn để cắt ra hình hoàn hảo nhất. Sau khi cắt, nhớ bẩy phiến mầm ra để làm hở phần miệng ghép. Mở miệng ghép ở độ cao thích hợp trên gốc cây gốc ghép, rạch vỏ thành hình chữ nhật rộng hơn một chút so với mầm ghép. Tách bỏ lớp vỏ ngay lập tức. Bước cuối cùng là cắm phiến mầm sau đó buộc dây ni lông cố định.6. Ghép mắt ở các cây thuộc họ nhà Cam
Cây họ Cam áp dụng phương pháp ghép mắt chữ T cùng nhiều phương pháp ghép cành khác để ra hiệu suất cao nhấtThành quả tốt đẹp của cây khi có nhiều mắt mầm màu mỡ