Các công đoạn sản xuất dao làm bếp Phúc Sen từ thép nhíp

Đăng lúc: , Cập nhật

Phúc Sen là một làng nghề nổi tiếng với việc sản xuất dao, những con dao cao cấp tới từ làng nghề Phúc Sen có chất lượng vô cùng tốt, luôn rất được ưa chuộng, vậy bạn đã biết quy trình sản xuất dao tại Phúc Sen diễn ra như nào không? Hãy đến với video này để cùng CÔNG CỤ TỐT tìm hiểu vệ một quy trình để sản xuất con dao làm bếp từ thép nhíp từ làng nghề Phúc Sen.

Video

Các công đoạn sản xuất dao làm bếp Phúc Sen từ thép nhíp. Ngày tải lên:

Quy trình để sản xuất con dao làm bếp từ thép nhíp từ làng nghề Phúc Sen

Dao Phúc Sen

Dao Phúc Sen được biết tới là một sản phẩm dao rèn truyền thống của làng nghề Phúc Sen, Cao Bằng. Các sản phẩm dao từ làng nghề Phúc Sen tuy có ngoại hình không được bắt mắt, bóng bẩy như những sản phẩm dao hiện đại, tuy nhiên những con dao đều được rèn bằng cái tầm, cái tâm của những người nghệ nhân tài hoa kết hợp cùng những nguyên liệu chất lượng là nhíp xe ô tô. Cho nên, những con dao được sản xuất tại nơi đây không những sắc bén, kháng rỉ sét và có độ bền vô cùng tuyệt vời, vậy nên khi đã sử dụng dao Phúc Sen bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt của chúng so với những sản phẩm dao khác trên thị trường.

Một vài sản phẩm dao tới từ làng nghề Phúc Sen

Một vài sản phẩm dao tới từ làng nghề Phúc Sen

Các công đoạn sản xuất dao làm bếp Phúc Sen từ thép nhíp

Chuẩn bị nguyên liệu

Những con dao được rèn tại làng nghề Phúc Sen chủ yếu từ loại thép nhíp được lấy từ những chiếc xe ô tô, vậy bạn có thắc mắc tại sao lại chọn loại thép này để rèn dao mà không phải là một loại nguyên loại khác không? Hãy để CÔNG CỤ TỐT giải đáp cho bạn nhé!

  • So với các loại thép khác thì thép nhíp có nhiều ưu điểm hơn như là thep nhíp có độ cứng vô cùng cao, cao hơn hẳn cả sắt, chính vì vậy khi sử dụng dao làm từ thép nhíp con dao sẽ có thể chặt được nhiều thứ mà không sợ bị mẻ dao. Thép nhép là loại thép được đánh giá là chất liệu tốt nhất để rèn dao
  • Ngoài ra, thép nhíp có độ tính dẻo và độ đàn hồi, điều này cũng vô cùng tốt cho quá trình rèn dao, giúp người thợ có thể dễ dàng tạo hình cho những con dao. Những con dao được rèn ra có thể chịu lực tốt hơn mà không lo bị cong, bị rạn hay nứt.

Đây chính là thép nhíp , loại thép để rèn dao Phúc Sen

Đây chính là thép nhíp , loại thép để rèn dao Phúc Sen

Bước đầu tiên để rèn ra được những con dao là người nghệ nhân phải tiến hành rèn những thanh nhíp ô tô. Từ những thanh nhíp ô tô cũ, những người thợ sẽ tiến hành chọn lọc ra những thành nhíp có chất lượng tốt để sử dụng để rèn ra những con dao với chất lượng tốt.

Những thanh nhíp sử dụng để làm dao phải được lựa chọn một cách kỹ lưỡng

Những thanh nhíp sử dụng để làm dao phải được lựa chọn một cách kỹ lưỡng

Những thanh thép nhíp đã được tuyển chọn kỹ lưỡng sẽ được nung trên lò than cho tới khi nóng đỏ, việc phải nung nóng đỏ sẽ giúp ích cho công đoạn cán nhíp phía sau.

Những thanh nhíp được nung tới khi nóng đỏ

Những thanh nhíp được nung tới khi nóng đỏ

Những thanh nhíp ban đầu sẽ vô cùng cong vênh, hình dạng không được thống nhất, chính vì vậy cần phải nung nóng chúng và tiếp tục đến với công đoạn cán để tạo hình cho phôi. Những thanh nhíp qua chiếc máy cán sẽ trở nên thẳng, hình dạng sẽ được thống nhất hơn.

Công đoạn cán nhíp sẽ giúp những thanh nhíp trở nên thẳng và thống nhất hình dạng hơn

Công đoạn cán nhíp sẽ giúp những thanh nhíp trở nên thẳng và thống nhất hình dạng hơn

Những thanh nhíp sau quá trình cán đã đủ tiêu chuẩn để sử dụng rèn những con dao Phúc Sen.

Nhíp sau khi xử lý sẽ trở thanh phôi sản xuất dao

Nhíp sau khi xử lý sẽ trở thanh phôi sản xuất dao

Cắt vào tạo hình cho lưỡi dao

Sau khi những chiếc nhíp được xử lý xong, tiếp tới sẽ những chiếc phôi nhíp sẽ được chia ra thành những phôi dao, tùy vào loại dao mà kích thước, hình dạng của những đoạn phôi này sẽ khác nhau. Công đoạn này cũng vô cùng quan trọng, bởi vì nó sẽ quyết định xem những con dao có đạt chuẩn kích thước cũng như hình dáng đồng đều của những con dao.

Những chiếc nhíp sẽ được chia thành những phôi dao

Những chiếc nhíp sẽ được chia thành những phôi dao

Người thợ sẽ sử dụng máy cắt để cắt những đoạn nhíp thành phôi rồi mới tới công đoạn rèn. Nhiều người thắc mắc tại sao thép nhíp mỏng như vậy, chính là bởi vì công đoạn trước đó ta đã sử lý và cán mỏng thanh nhíp để cho phù hợp với độ dày các loại dao, hơn nữa sẽ tiết kiệm được cả thời gian, sức lực và nhân lực so với khi giữ nguyên độ dày của thanh nhíp.

Người thợ dùng máy cắt để cắt nhíp thành phôi dao

Người thợ dùng máy cắt để cắt nhíp thành phôi dao

Rèn lưỡi dao

Những phôi dao đã được cắt xong sẽ tới công đoạn rèn lưỡi dao, là một trong những công đoạn quan trọng để hình thành nên một con dao, ở công đoạn này lưỡi dao sẽ được rèn để trở nên cứng và hình dạng sẽ chỉnh chủ hơn. Lưỡi dao được nung nóng, sau đó sẽ có 2 người thợ sử dụng búa gõ liên tục vào dao, công đoạn này sẽ định hình lưỡi dao, đồng thời cũng giúp đồng nhất hình dạng của lưỡi dao.

Công đoạn gõ búa giúp định hình lưỡi dao

Công đoạn gõ búa giúp định hình lưỡi dao
 
Để tăng năng suất, giảm sức lực, ở công đoạn này ta sẽ kết hợp sử dụng kết hợp với máy đập hiện đại giúp nâng đáng kể năng suất trong công đoạn rèn lưỡi dao.

Những chiếc máy được kết hợp để tăng hiệu quả trong công đoạn rèn lưỡi dao

Những chiếc máy được kết hợp để tăng hiệu quả trong công đoạn rèn lưỡi dao
 
Sau đó tiếp tục bỏ lưỡi dao ra và dùng búa căn chỉnh lại lưỡi dao bằng tay vì những chiếc máy có thể dập không được đều làm cong vệnh, độ dày mỏng không được đều nhau. Làm liên tục nhiều lần như vậy cho tới khi đạt được yêu cầu thì mới dừng lại.

Dùng những chiếc búa tạ để căn chỉnh lại một lần nữa

Dùng những chiếc búa tạ để căn chỉnh lại một lần nữa

Dập vân nên những con dao

Nếu bạn đã từng thấy một con dao có những đường vân rất đẹp trên đó, thì chắc chắn rằng nó đã được những người thợ dập vân nên đó. Ở công đoạn này, phôi dao tiếp tục sẽ được nung nóng và người thờ sẽ sử dụng một loại búa đặc biệt, gõ liên tục lên phần phôi dao để khi làm nguội, dao sẽ hiện nên những vân vô cùng đẹp mắt, mang lại sự thẩm mĩ cho con dao.

Người thợ sử dụng một chiếc búa có cấu tạo đặc biệt, gõ liên tục nên bề mặt phôi dao để tạo nên các đường vân mang lại sự thẩm mĩ cho con dao

Người thợ sử dụng một chiếc búa có cấu tạo đặc biệt, gõ liên tục nên bề mặt phôi dao để tạo nên các đường vân mang lại sự thẩm mĩ cho con dao

Rèn cán cho những con dao

Sẽ có hai loại dao chính là dao cán liền và phần dao cán rời, với những con dao cán liền sẽ tiếp tục trải qua một công đoạn rèn cán. Với những con dao có cán liền, ngay từ công đoạn cắt tạo hình cho phôi dao, người thợ đã phải tính toán kích thước phần cán cần cắt ra để có thể vừa đủ để rèn nên một chiếc cán liền.

Rèn cán đối với những con dao cán liền

Rèn cán đối với những con dao cán liền

Thay vì rèn phần lưỡi trước, thì đối với những con dao cán liền, chúng ta sẽ rèn phần cán trước. Phần cán được nung nóng đỏ, sâu đó được đưa qua máy đập để có thể cán thật mỏng, nếu không có máy đập hỗ trợ thì phải cần tới 2 người thợ lực lưỡng dùng búa tạ đập liên tục thì mới có thể rèn được phần này.

Dùng máy đập để rèn mỏng phần cán

Dùng máy đập để rèn mỏng phần cán

Công đoạn nung và đập cán này được nặp đi lặp lại liên tục cho tới khi phần cán đạt được độ mỏng và độ dày vừa đủ để có thể cuộn tròn lại thành phần cán của dao. Nếu máy đập, dập không đều thì người thợ phải dùng búa tạ đập bằng tay để có thể căn chỉnh lại độ dày mỏng, công đoạn này cũng phải lặp lại vài lần.

Phần cán được cán mỏng ra sao cho đạt được độ mỏng và độ dày đủ để tạo thành chuôi cho con dao

Phần cán được cán mỏng ra sao cho đạt được độ mỏng và độ dày đủ để tạo thành chuôi cho con dao
 
Tiếp tới sẽ là công đoạn cuốn chuôi, công đoạn này đòi hỏi người thợ có kinh nghiệm và phải tỉ mỉ vì phải căn chỉnh sao cho phần chuôi được đều, được tròn, không được méo, được lệch so với phần lưỡi dao, 2 phần mép phải khít lấy nhau, không được quá hở cũng như không được quá dày để những con dao khi được sử dụng sẽ không bị cấn tay, bị đau tay.

Công đoạn cuốn chuôi dao

Công đoạn cuốn chuôi dao
 
Người thợ rèn sẽ phải căn chỉnh lại phần chuôi một lần nữa như phải hàn lại mối nối, mài đi những phần bị lồi lõm và điều chỉnh thêm vài bước nữa.

Căn chỉnh lại chuôi dao một lần nữa để hoàn thiện

Căn chỉnh lại chuôi dao một lần nữa để hoàn thiện

Tôi con dao

Đây cũng chính là một bước quan trọng để hình thành nên một lưỡi dao tốt. Để có thể tôi được một con dao chuẩn theo làng nghề Phúc Sen, việc đầu tiên cần quan tâm tới chính là nước để tôi dao. Nước để tôi dao Phúc Sen được pha chế từ phần tro của một loại cây bí mật nào đó cùng với nước suối, sau khi pha nước tôi phải để qua một đêm thì mới có thể được sử dụng.

Nước để tôi dao của làng nghề Phúc Sen được pha từ tro của một loại cây cùng với nước suối

Nước để tôi dao của làng nghề Phúc Sen được pha từ tro của một loại cây cùng với nước suối

Khi tôi dao, những người thợ sẽ chỉ tôi 1cm tính từ dưới lưỡi dao trở nên, chứ không được tôi hết phần lưỡi dao. Việc đó vô cùng quan trọng vì nó sẽ tạo nên được màu sắc cho con dao, việc tôi dao cũng giúp phần trên của con dao thì mềm dẻo còn phần lưỡi dao thì cứng chắc.

Một lưỡi dao đã trải qua quá trình tôi và đạt yêu cầu

Một lưỡi dao đã trải qua quá trình tôi và đạt yêu cầu

Mài dao

Công đoạn cuối cùng để tạo nên một con dao đó chính mài sắc lưỡi dao. Thay vì phải mài theo cách thủ công, những con dao Phúc Sen sẽ được mài bằng những chiếc máy mài vô cùng tiên tiến. Chỉ cần đưa lưỡi dao vào máy, máy sẽ tự động mài những còn dao trở nên vô cùng sắc bén.

Những con dao sẽ được mài tự động bằng máy móc

Những con dao sẽ được mài tự động bằng máy móc

Và trên bài viết là toàn bộ thông tin về những công đoạn để tạo nên một con dao bếp từ làng nghề Phúc Sen.Với các công đoạn sản xuất dao làm bếp Phúc Sen từ thép nhíp, hy vọng video trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách những con dao Phúc Sen được tạo ra như thế nào? và hơn nữa bạn còn biết được về một loại dao 'made in Vietnam' mà chất lượng không thua kém gì những con dao ngoại. Một lần nữa, CÔNG CỤ TỐT xin cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi, còn chần chừ gì nữa mà không tìm mua cho mình những con dao Phúc Sen ngay bây giờ! và cũng đừng quên ghé thăm CÔNG CỤ TỐT thường xuyên để khám phá thêm nhiều điều bổ ích nữa nhé!

 
gọi Miễn Phí