Những cách diệt cỏ thông dụng đúng cách

Đăng lúc: , Cập nhật

Như các bạn cũng đã biết ở đất nước mình có rất nhiều loại thực vật khác nhau , nhưng có lẽ phổ biến nhất đó chính là cỏ dại , có rất nhiều loại cỏ dại khác nhau , từ cỏ dại ngoài đồng lúa , cỏ trên vườn rau hay là kể cả cỏ trước sân nhà bạn ... Có rất nhiều cách diệt cỏ dại khác nhau

Những cách diệt cỏ tự nhiên, dễ dàng, nhanh chóng không lo cỏ dại mọc lại.

Những cách diệt cỏ tự nhiên, thông dụng

1. Đào, nhổ cỏ

Nhổ cỏ là cách thông thường nhưng có thể đem đến một kết quả nhanh và hiệu quả nhất. Đào, nhổ cỏ sau cơn mưa hoàn không phải là phương pháp xa lạ đối với mọi người. Nhưng đây lại là cách diệt cỏ tự nhiên, hoàn toàn không hóa chất độc hại mà lại thân thiện với môi trường. Dọn cỏ dại sau mưa bởi vì đất khi này rất tơi xốp giúp việc nhổ cỏ dễ dàng hơn rất nhiều.

Nhổ cỏ là phương pháp phổ thông nhất
Nhổ cỏ là phương pháp phổ thông nhất (Ảnh sưu tầm)

2. Đổ nước sôi vào cỏ dại

Đây là một cách diệt cỏ đơn giản mà dễ làm. Bạn chỉ cần đun một nồi nước sôi, rồi đổ nước sôi vào gốc cây hoặc đám cỏ dại đáng ghét trong vườn. Nước nóng sẽ khiến cây bị chết lụi và có ít cơ hội sống sót, hoặc bạn cũng có thể tận dụng nước nóng sau khi nấu thực phẩm không dùng đến như nước luộc để đổ vào gốc cây cỏ dại. Nhanh mà có hiệu quả hơn rất nhiều.

Đổ nước sôi vào cỏ sẽ khiến chúng bị chết lụi
Đổ nước sôi vào cỏ sẽ khiến chúng bị chết lụi (Ảnh sưu tầm)
 
Dùng phương pháp này bạn có thể đun những ấm, phích nước sôi sau đó đổ vào gốc cây hay đám cỏ dại nước nóng sẽ khiến cỏ bị lụi dần.
Bạn có thể sử dụng nước sôi sau khi đun nấu thực phẩm không cần dùng đến nữa đây cũng là cách tiết kiệm nước mà vẫn có thể diệt cỏ dại nhanh chóng.

3. Rắc muối lên vùng cỏ dại

Muối mặn, có đặc tính sát trùng cao. Nếu bạn đổ một lượng muối lên cây cỏ, cỏ dại có thể bị chết héo một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu cỏ nhà bạn mọc xen kẽ với cây trồng, bạn không nên sử dụng phương pháp rắc muối này. Bởi nó hoàn toàn có thể tiêu diệt cả cây trồng nhà bạn một cách dễ dàng. Bạn chỉ nên rắc muối ở những khu vực có nhiều cỏ dại mọc hoặc diệt cỏ dại trước khi có ý định trồng cây ở khu vực đó. Lưu ý, loại muối dùng để tiêu diệt cỏ dại là muối biển, muối hạt to.

Sử dụng muối hạt để tiêu diệt cây cỏ dại
Sử dụng muối hạt để tiêu diệt cây cỏ dại (Ảnh sưu tầm)
 

 4. Tưới giấm để diệt cỏ dại

Cũng tương tự như tiêu diệt cỏ dại bằng muối. Giấm cũng là một loại thuốc diệt cỏ dại tự nhiên, khiến cỏ chết nhanh mà lại thân thiện với con người và môi trường sống. Bạn chỉ cần dùng giấm nguyên chất, không nên pha loãng mà tưới trực tiếp vào gốc cây cỏ dại. Chúng sẽ chết trong một vài ngày hoặc đối với cây cỏ dại lớn, bạn phải tưới đều lượng giấm lớn nếu muốn tiêu diệt cỏ dại đến tận gốc.
Bạn có thể hòa dấm vào nước cho vào bình xịt để phun lên đám cỏ dại lây lan. Chúng sẽ bị tiêu diệt, chết rất nhanh mà không gây hại cho môi trường.

Giấm có thể khiến cỏ héo và chết chỉ sau vài ngày
Giấm có thể khiến cỏ héo và chết chỉ sau vài ngày (Ảnh sưu tầm)
 

5. Trồng cây vào không gian trống

Các cây trồng thường phải cạnh tranh lẫn nhau để lấy nước và chất dinh dưỡng. Bởi vậy, một cách tiêu diệt cỏ dại hiệu quả chính là trồng kín cây những phần đất trống, cỏ dại sẽ không có không gian xâm lấn để mà phát triển.

6. Dùng thuốc baking soda

Cây trồng nhà bạn đang bị các loại cỏ dại xâm lấn, lây lan nhanh, bạn có thể sử dụng phương pháp baking soda thay vì rắc muối thông thường. Áp dụng giống hệt như khi rắc muối, nhưng nên sử dụng baking soda trên từng nhóm cỏ dại riêng biệt.
Chỉ cần lượng nhỏ như 1 thì baking soda vào đám cỏ dại và phủ chắc chắn toàn bộ cây trồng xung quanh bọn cỏ dại sẽ chết dần, chết mòn chỉ trong vài ngày.

Banking soda phù hợp để diệt cỏ dại theo từng nhóm nhỏ

Diệt cỏ bằng bột soda
Banking soda phù hợp để diệt cỏ dại theo từng nhóm nhỏ (Ảnh sưu tầm)
 

7. Sử dụng cồn để diệt cỏ dại

Bạn trộn hỗn hợp giữa nước và cồn sử dụng từ 1 – 5 thìa cồn hòa trong 4 chén nước sau đó tưới vào cỏ. Những cây cỏ dại sẽ chết rất nhanh, lưu ý nhỏ là khi phun chú ý những cây trồng xung quanh.

8. Dùng Xà Phòng

Nghe thì cỏ vẻ không liên quan nhưng thực ra xà phòng là diệt cỏ rất tốt, chúng ta có thể dùng nước xà phòng để diệt cỏ dại. Phương pháp cực kỳ dễ làm mà lại còn tiện lợi cỏ sẽ bị đánh bay trong vài ngày.

9. Hỗn hợp tự nhiên

Diệt cỏ dại bằng công thức trộn hỗn hợp dành cho riêng bạn: 1 lít giấm trắng + 1 thìa nước xà phòng + 1 chén muối. Sau đó trộn tất cả chúng với nhau cho vào bình xịt phun vào đám cỏ dại để tiêu diệt sạch cỏ theo cách tự nhiên, an toàn mà cực hiệu quả.

10. Biến các loại cỏ dại thành rau sạch vào thực phẩm hàng ngày

Một số loài cỏ dại có thể được dùng để chế biến món ăn, như cây bồ công anh, rau diếp xoăn, cây chút chít… Vậy bạn có thể tận dụng các loại cây cỏ đó để làm rau sạch ăn hàng ngày mà không cần phải đào rễ để loại bỏ chúng ra khỏi vườn nhà.

Diệt cỏ dại ở cánh đồng lúa

Cỏ dại là một loại thực vật khá phổ biến, nó có thể mọc ở mọi nơi trên mặt đất, trên cánh đồng lúa cũng vậy, đây cũng là điều rất phiền muộn ở người dân khi cỏ dại cứ lây lan trên cánh đồng lúa. Cỏ dại không gây hại trực tiếp cho cây lúa nhưng nó cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước với cây lúa. Cỏ dại có thể làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Cỏ dại có thể làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời làm tăng chi phí sản xuất, gạo không thể xuất khẩu nếu có lẫn hạt cỏ. Ngoài ra, nhiều loài cỏ dại là ký chủ của sâu bệnh hại và còn là nơi trú ẩn, sinh sản của chuột. Cỏ dại còn là cầu nối của nhiều dịch hại nguy hiểm khác như cỏ lồng vực, đuôi phụng còn là ký chủ phụ của rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoăn lá.


 
Cỏ dại có mặt khắp mọi nơi và không có biện pháp quản lí kịp thời thì có thể tốn rất nhiều chi phí và thiệt hại rất nhiều. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, cỏ dại có khả năng thiệt hại lên đến 50%. Thật vậy, khả năng tồn tại và thích ứng và tồn tại ở cỏ dại luôn cao hơn cây lúa rất nhiều, dù trong thời tiết dù trong thời tiết rét, hay nắng nóng, phèn mặn. Ngoài ra, hầu hết các loại cỏ dại đều có thời gian ngủ nghỉ, cộng với cấu trúc đặc biệt của vỏ nên tồn tại trên đất rất lâu, chúng sinh sản bằng nhiều cách khác nhau với tốc độ rất nhanh, phát tán dễ dàng trên diện rộng vì hạt thường nhỏ, nhẹ, có lông tơ, dễ được nước, gió, công trùng, gia súc, con người mang đi xa.
Để có thể quản lý được cỏ dại thì cần có sự kết hợp nhiều yếu tố. Trước hết là làm đất kỹ, bằng phẳng để chủ động được lượng nước vì nước đóng một vai trò rất quan trọng trong khâu diệt cỏ. Tiếp theo là cách người dân thường hay sử dụng nhất là dùng thuốc diệt cỏ, nhưng phải chọn lựa kĩ thuốc diệt cỏ để diệt cỏ hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn cho sự phát triển của lúa được tốt nhất.

Diệt cỏ trong vườn nhà bạn

Cỏ dại cần được chú ý đặc biệt nhằm tiêu diệt và loại trừ trong khu vườn của bạn để chúng không làm hại hoa hoặc bụi cây gần đó. Có những cách tự nhiên để diệt cỏ mà không cần dùng đến thuốc diệt cỏ độc hại. Tất cả chỉ cần một số vật dụng gia đình, lao động cơ khí và sự kiên trì là bạn có thể dễ dàng tiêu diệt cỏ của mình mà không cần đưa hóa chất vào cảnh quan trong nhà.
Cỏ dại thường mọc rất nhanh trong khu vườn của bạn, điều này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi phải nhổ cỏ liên tục. Nếu bạn không muốn tốn quá nhiều chi phí cho dịch vụ diệt cỏ hoặc sử dụng thuốc hóa chất độc hại trong khu vườn thì ở đây có ngay những cách diệt cỏ dại trong vườn tự nhiên, không độc hại.

1: Làm rào chắn cỏ

Bạn có thể ngăn cỏ mọc lan sang những vùng khác bằng những rào chắn cỏ đơn giản làm bằng gỗ phế liệu.

2: Ngăn ánh sáng mặt trời

Nhiều cây cỏ dại như cỏ ba lá và cỏ cua rất ưa sáng vì vậy bạn có thể “tiêu diệt” loại cỏ này bằng cách ngăn ánh sáng mặt trời chiếu vào chúng. Bạn có thể dùng giấy báo che lên cỏ và mùn cưa để rắc quanh đám cỏ để ngăn cỏ dại mọc lên.

3: Nhổ cỏ

Nhổ cỏ là cách đơn giản nhất để loại bỏ cỏ trong trong vườn nhà bạn. Có một số loại cỏ dại khó nhổ hơn các loại cỏ khác ví dụ như cỏ bồ công anh. Để dễ nhổ cỏ hơn, bạn hãy đổ thêm nước vào cỏ dại để đất mềm và ẩm hơn trước khi nhổ cỏ. Bạn có thể dùng thêm dao hoặc cuốc để nhổ cỏ dễ hơn.

Lưu ý khi dùng thuốc diệt cỏ

Cần tìm hiểu trên bao bì nhãn mác các sản phẩm thuốc cỏ định sử dụng để biết và hiểu về dạng thuốc.Thuốc diệt cỏ cho lúa đều có tính chọn lọc (chỉ ảnh hưởng trên cỏ nhưng không ảnh hưởng trên cây trồng). Nhiều loại thuốc còn có tính chọn lọc đối với một số nhóm cỏ nhất định. Vì vậy trước khi chọn để diệt cỏ nông dân cần đọc kĩ thuốc đó có tác dụng hữu hiệu đối với những loại cỏ nào mà nhà sản xuất đã công bố trên bao bì.
 

Thuôc diệt cỏ (Ảnh sưu tầm)
 
Thời điểm áp dụng của thuốc: Có 2 thời điểm đó là diệt cỏ khi chưa nảy mầm (thuốc tiền nảy mầm) hay đã nảy mầm thành cây cỏ (sử dụng thuốc hậu nảy mầm). Tùy theo thời tiết sau khi gieo cấy hoặc phương thức là gieo thẳng hay cấy mạ mà người trồng lúa có thể sử dụng thuốc cỏ tiền nảy mầm (1 - 4 ngày sau gieo cấy) hay sử dụng thuốc hậu nảy mầm (5 - 20 ngày sau gieo cấy).
Nếu thời tiết giá lạnh liên tiếp ngay sau gieo cấy lúa xuân tốt nhất không nên sử dụng ngay thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm để phun hay rắc ra ruộng. An toàn và hiệu quả nhất là chờ đến khi cỏ mọc, thời tiết nắng ấm mới tiến hành trừ cỏ bằng thuốc hậu nảy mầm.
Sử dụng thuốc đúng cách hơn:
  • Dùng đúng thuốc: Tùy theo từng loại cỏ dại ,cần phòng trừ để chọn đúng loại thuốc. Nên sử dụng thuốc trừ cỏ có hiệu quả cao với loài cỏ dại cần phòng trừ nhưng ít độc hại với con người và môi trường. Không sử dụng thuốc cấm, thuốc không nằm trong danh mục được phép sử dụng.
  • Dùng đúng lúc: Tuỳ theo đặc điểm của từng loại thuốc trừ cỏ mà sử dụng vào lúc thuốc có tác động mạnh nhất đến cỏ dại và ít có nguy cơ gây hại cho cây trồng. Không nên phun thuốc trừ cỏ khi trời nắng nóng, đang có gió to hay sắp mưa
  • Dùng đúng nồng độ và liều lượng: Liều lượng là lượng thuốc tối thiểu trên đơn vị diện tích để đảm bảo tiêu diệt hết cỏ dại nhưng không gây hại tới cây trồng (thường tính bằng lít, kg thuốc thành phẩm hoặc nguyên chất cho 1 ha). Nồng độ là độ pha loãng của thuốc để trừ dịch hại nói chung và cỏ dại nói riêng thường được tính bằng %, gam, ml. Dùng đúng nồng độ và liều lượng số bình cần phun đủ  cho một đơn vị diện tích theo khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc. Khi sử dụng ở liều lượng quá cao hoặc phun chồng lối, một số thuốc trừ cỏ có thể gây ngộ độc cho cây trồng chính làm cây trồng chính bị cháy lá, lùn, còi cọc hoặc chết. Nhưng nếu dùng ở liều lượng thấp cỏ có thể không chết, hiệu quả trừ cỏ thấp.
  • Dùng đúng cách: Tùy theo đặc tính của thuốc trừ cỏ là lưu dẫn qua thân lá hoặc hấp thụ qua rễ mà tuân thủ theo những hướng dẫn theo yêu cầu riêng của từng loại thuốc. Pha thuốc bằng nước sạch. Cần phun rải đều để thuốc tiếp xúc tốt với cỏ dại sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc. Phun thuốc đúng cách còn được hiểu là dùng phương pháp phun, cách phun làm tăng hiệu quả tiêu diệt cỏ dại của thuốc trừ cỏ và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng.

Cỏ chỉ nước là gì? Cách diệt cỏ chỉ nước

Cỏ chỉ nước hay cỏ san nước có tên tiếng anh Paspalum distichum, là một loài cỏ lâu năm, chúng là một trong những loài cỏ dại mọc trên ruộng lúa nước ở các vùng trồng lúa. Cỏ chỉ nước sinh sản được bằng cả hai phương thức là sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính
Trong điều kiện có nước cỏ chỉ nước sinh sản vô tính chồi là chủ yếu. Trên ruộng lúa, cỏ thường xuất phát từ một điểm, bắt đầu từ một đoạn thân ngắn hay một bụi rất nhỏ, gặp điều kiện thuận lợi (đủ nước, đủ dinh dưỡng, không bị cây lúa che mất ánh sáng nhiều...) cỏ sẽ sinh sôi nẩy nở và phát triển rất nhanh thành những đám, những mảng lớn trên ruộng. Một khi trên ruộng lúa có nhiều bụi cỏ, cụm cỏ nhỏ nằm rải rác, nếu không nhổ bỏ, diệt trừ kịp thời thì những bụi, cụm nhỏ này cùng đồng thời phát triển và hòa lẫn vào nhau có khi dầy khắp ruộng, lúc đó sẽ tốn rất nhiều công sức, tiền của để diệt trừ chúng.

Cỏ chỉ nước
Chúng ta có thể thấy cỏ chỉ nước thường xuyên ở các vùng nông thôn (Ảnh sưu tầm)
 
Khi hết vụ lúa, nếu ruộng lúa bị khô hạn thiếu nước phần lá phía trên của cây cỏ có thể bị héo, bị khô nhìn như chúng đã chết, nhưng thực tế phần gốc của chúng vẫn còn sống, khi gặp mưa hoặc nước bơm vào ruộng để chuẩn bị xuống giống cho vụ sau chúng lai "sống lại" và phát triển bình thường. Đã thế cỏ chỉ lại kháng được khá nhiều loại thuốc trừ cỏ. Vì thế cỏ chỉ nước được xếp vào loại rất khó phòng trừ.
 
Muốn phòng loài cỏ này, không thể chỉ dùng sức suốt ngày đi nhổ cỏ trên ruộng được vì sẽ tốn rất nhiều công sức, mà các bạn phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Sau đây là một số biện pháp chính:
  • Sau khi thu hoạch lúa nếu đất ruộng khô lại gặp điều kiện thời tiết nắng nóng thì nên cày phơi khô đất, bừa xới lại đất thật kỹ để diệt chết cả thân rễ cỏ, không cho chúng có cơ hột tái sinh gây hại cho lúa vụ sau.
  • Nếu ruộng ướt, trước khi làm đất để xuống giống vụ sau cần nhổ, thu gom hết cỏ trên ruộng tập trung lại tiêu hủy, nếu không khâu làm đất sẽ băm đứt thân cỏ ra thành nhiều đoạn "hom" ngắn phát tán rộng trên ruộng, những "hom giống" này sẽ mọc trở lại và gây hại cho lúa vụ sau, sẽ gây tốn kém rất nhiều cho công việc nhổ bỏ, diệt trừ sau này.
  • Sau khi phun thuốc diệt cỏ, phải thường xuyên kiểm tra ruộng lúa để phát hiện những bụi, những cây còn chưa bị tiêu diệt, nếu có cỏ phải tiến hành ngay việc nhổ bằng tay, khi nhổ nhớ thu gom hết cả thân rễ cỏ để chúng không còn cơ hội tái sinh. Nên nhớ là phải thu gom tiêu diệt chúng ngay từ khi cây cỏ còn nhỏ chưa kịp phát triển rộng thì mới đỡ tốm kém công sức diệt chúng sau này.


Cỏ sẽ lụi dần sau khi phun thuốc diệt cỏ (Ảnh sưu tầm)

Diệt cỏ bằng Ure và Kali

Trộn và hòa tan ure, kali, nước theo tỷ lệ 1:1:10 sẽ mang lại hiệu quả cao nhất trong việc diệt cỏ. Trong vườn cam, đu đủ và các loại rau màu khác và đều cho tác dụng tích cực với loại phân bón diệt cỏ này . Cỏ chết vì bị "ngộ độc" hữu cơ, vì vậy cần trộn và hòa tan đậm đặc theo tỷ lệ 8kg ure, 8 kg kali và 80 lít nước để dùng cho cả vườn cây.

Diệt cỏ bằng cách cho chúng ngộ độc Ure và Kali
Diệt cỏ bằng cách cho chúng ngộ độc Ure và Kali (Ảnh sưu tầm)
 
Dùng bình xịt hoặc máy phun thuốc để phun phân hóa họchòa tan lên cỏ, không ảnh hưởng gì khi phun vào thân cây, có thể dùng vòi nhựa để dễ dàng phun vào cỏ ở các hàng, luống cây xanh, rau màu. Sử dụng phân hóa học diệt cỏ cũng giúp nhà vườn tiết kiệm được chi phí trừ cỏ vì giá phân thấp hơn so với giá thuốc diệt cỏ, lại không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và chất lượng đất trồng.

KẾT LUẬN

Qua bài viết này, Công Cụ Tốt đã giới thiệu đến cho bạn một số cách diệt cỏ thông dụng, đúng cách, nhanh chóng và dễ dàng nhất. Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm hay về nông nghiệp, vườn tược, bạn có thể tham khảo thêm chi tiết hơn tại đây.
 
gọi Miễn Phí