Trong chăn nuôi gà tự cải thiện, ấp trứng cũng là một khâu quan trọng nhằm bảo đảm tự túc gà con hoặc bán gà con giống. Nếu làm tốt khâu này, đồng thời lại biết chọn lựa thời vụ ấp, thì chăn nuôi gà càng thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ấp tự nhiên là dùng gà mẹ ấp trứng. Cũng có người dùng gà tây, vì gà tây ấp được nhiều trứng hơn. Nhưng gà tây ấp thường làm vỡ nhiều trứng vì nó nặng và ấp không khéo. Cho nên, trong ấp tự nhiên, dùng gà mẹ là tốt nhất.
Khi cho gà mẹ ấp cần chú ý mấy diềm sau :
Chọn gà ấp
Chọn những con mái khỏe mạnh, nhiều lông tơ, cánh rộng, mình tròn. Con mái ấp khéo thì lên, xuống ề nhẹ nhàng, khi nằm cạnh phủ kín trứng, đảo trứng khéo và đều.Chọn gà ấp chú ý những con chân không cao, không có lông chân. Thường dùng gà ri pha cho ấp là tốt nhất. Nếu dùng gà tây, chọn những con đã đẻ hết lứa nhưng còn sung sức, lông không xơ xác, ngón chân bình thường, tính hiền lành.
Chọn gà ấp
Làm ổ ấp
Nơi đề ồ ấp cần thoáng, mát, yên tĩnh và hơi tối. Ô nên lót rơm mềm, hay cỏ khô, lót thành lòng chảo và dày đều nhau. Mùa rét lót dày hơn mùa nóng. Muốn tránh bọ mạt trong thời gian ấp cần thay vài lần, hoặc có thể lót dưới ở một ít lá xoan hay cọng thuốc lá.Ổ ấp nếu đề cao thì cần buộc cho vững, tránh đề nghiêng, phòng khi gà nhảy vào ấp làm ô bị sập và vỡ trứng. Tốt nhất là nên bố trí thế nào để gà không nhảy trực tiếp ngay vào ở mà có sàn đề gà bước hoặc nhảy lên trước khi vào ở ấp.
Số lượng trứng cho mỗi mẻ ấp nên quy định từ 12 đến 15 quả tùy theo mùa và tùy trứng to nhỏ.
Nếu có điều kiện ta nên sắp xếp cho nhiều con cùng ấp một ngày, đề sau khi soi loại trứng xong có thể dồn những trứng còn lại cho một vài con ấp và cuối cùng khi gà nở sẽ dồn lại cho một số ít mẹ nuôi.
Kích thước ổ ấp nên quy định vào khoảng 40x40cm, nghĩa là vừa chứa được một gà mái và còn dư lại một ít là được. Đối với gà tây kích thước ở ấp nên là 60% 70cm.
Chọn trứng ấp
Chọn trứng có trọng lượng vừa phải và phù hợp với từng giống gà. Thí dụ : trứng gà ngoại to hơn trứng gà nội, trứng gà pha to hơn trứng gà Ri.Trứng bé quá, gà nở ra cũng bé; trứng to nhỏ không đều thì gà nở ra cũng không đều.
Chọn trứng hình dáng bình thường, không quá dài, hoặc quá tròn. Trứng dài và to một cách bất bình thường cũng không nên lấy, vì thường đó là trứng hai lòng đỏ.
Trứng vỏ quá mỏng thì dễ v tilde alpha nếu dày quá thì con khó phá vỡ trứng chui ra. Trúng vỏ xù xì cũng là loại trứng không nên ấp.
Chọn trứng lòng trắng đặc thì có thể đạt tỷ lệ nở cao. Khi soi đèn nếu thấy lòng trắng màu vàng, lòng đỏ di động chậm là biểu hiện trứng có lòng trắng đặc. Ngược lại, trường hợp lòng trắng loãng thì có màu nhạt, lòng đỏ di động nhanh. Cần loại những trứng có dị vật, có bọt khí.
Chọn trứng mới. Về mùa hè trứng không nên để quá 7 ngày, tốt nhất là từ 3 đến 5 ngày; về mùa đông không nên để quá 10-14 ngày. Muốn biết trứng cũ hay mới, nhìn buồng không khí. Buồng khí càng bé thì trứng càng mới. Trứng mới thì vỏ cũng mới, bóng.
Chọn trứng của những gà trống và gà mái để có đặc tính tốt và đã được một hai tuổi.
Trứng tốt nhưng bảo quản kém thì cũng ảnh hưởng xấu đến kết quả ấp trứng. Nơi để trứng cần thoáng, không có mùi gì đặc biệt, không quá ầm làm trứng dễ mốc, hoặc quá khô làm trứng dễ bốc hơi. Độ ẩm vào khoảng dưới 80% là vừa. Nhiệt độ phòng đề trứng không nên vượt quá 20°C vì ở 25°C là trứng đã phát dục. Nếu nhiệt độ cao thì phôi thai sẽ phát dục, rồi khi nửa chừng có sự thay đổi nhiệt độ thì phôi thai sẽ yếu đi hoặc bị chết. Trứng chưa ấp không nên xếp đống, nên xếp trên khay, đầu to lên trên và hơi nghiêng. Mỗi ngày nên đảo trứng một lần.
Nhớ rằng khi ấp cần chọn trứng sạch. Loại những quả quá bần. Những quả bần vừa có thể lau qua rồi xoa ít rượu cồn để sát trùng. Không nên rửa trứng, vì bên ngoài vỏ trứng có một lớp men có tác dụng ngăn những vi khuẩn xâm nhập vào trong trứng (rửa trứng, lớp men này sẽ bị mất đi).
Chọn trứng ấp
Chăm sóc gà ấp
Trước khi cho cả mẻ trứng vào ấp chính thức, ta bỏ vài quả làm mồi nhử gà mẹ ấp. Khi nào gà quen ồ và say ấp thì hãy cho trứng vào.Hàng ngày tập cho gà ấp có thói quen xuống ăn một lần để nó khỏi la bàn vào ô. Khi nào đó thấy gà mẹ bỏ ồ lâu, không chịu lên ấp thì phải xem ô có bọ mạt hay không, nếu có thì phải thay rơm lót ô ngay và cho mẹ gà tắm cát trộn tro bếp hoặc diêm sinh.
Thức ăn cho gà ấp cần nhiều năng lượng (ngô, thóc...) và thêm rau xanh. Có nhiều mẹ gà ấp khi trứng gần nở không xuống ở nữa. C hat an lưu ý đảm bảo cho gà ăn uống đầy đủ vào lúc này.
Gà tây rất say ấp và có thể kéo dài liền hai mé ấp. Trong trường hợp ấy cần chăm sóc chu đáo để gà khỏi gầy sút quá đáng.
Thời vụ ấp
Nhân dân ta có thói quen cho gà ấp quanh năm, hễ có trứng là cho gà ấp. Như vậy không có lợi vì về mùa nóng tỷ lệ nở rất thấp.Ấp theo mùa vụ là một việc làm có tính chất khoa học và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ở nước ta có hai thời vụ ấp chính trong một năm; vụ mùa xuân vào những tháng 2, 3, 4; vụ mùa thu vào những tháng 9 và 10 (dương lịch).
+ Vụ ấp mùa xuân: Lúc này thức ăn sẵn, rau cỏ sâu bọ nhiều. thời tiết cũng ấm áp. Gà trống gà mái đều sung sức. Tỷ lệ có phôi và tỷ lệ ấp nở đều cao. Gà con nở ra khỏe mạnh, mau lớn, nhưng cần phải có biện pháp đề phòng bệnh đậu thường hay có trong mùa này.
+ Vụ ấp mùa thu: Thời gian này, gà mái thường thay lông đã xong hoặc gần xong, sức khỏe đã được hồi phục. Thời tiết mát mẻ, gà ăn được nhiều, trứng nở tốt. Gà con nở vào dịp này cũng dễ nuôi, ít bệnh.
Đối với các xứ lạnh (như ở u châu) thời vụ ấp chính là mùa xuân. Ở các nước này, từ cuối thu sang đông, thời tiết đã bắt đầu lạnh nhiều. Ở nước ta thời tiết có khác vì mùa thu trời chưa rét nên ta có thể cho gà ấp vào lúc này vẫn tốt.