Xây nhà có phải là điều đơn giản?
Ở đây nếu xét theo lý thuyết thì xây nhà bao gồm hai quá trình chính sau đây:- Quá trình 1: Xây thô, chính là quá trình tạo kết cấu cho khung nhà.
- Quá trình 2: Xây hoàn thiện đó chính là trát vữa, sơn tường, lát gạch… nhằm hoàn thiện nhà ở.
Xây nhà lần đầu không hề đơn giản. Có nhiều vấn đề từ kỹ thuật đến tài chính
Khó khăn lần đầu xây nhà gia chủ cần biết
Việc thi công, xây dựng nhà hoàn toàn không hề là điều đơn giản. Đặc biệt là trong điều kiện đời sống phát triển và yêu cầu của mọi người về ngôi nhà đang ngày càng cao hơn. Bởi vì nhà ở không chỉ đơn thuần là nơi để ở và che mưa che nắng mà thôi.
Mà quan trọng hơn còn mang đến tính thẩm mỹ và cả kinh tế, phong thủy, sự tiện dụng. Mặt khác một ngôi nhà còn góp phần thể hiện phong cách cho gia chủ. Góp phần quan trọng đối với việc kiến tạo nên một cuộc sống “an cư lạc nghiệp”.
Vì lẽ đó, xây nhà được xem chính là một việc lớn, nên có kế hoạch chuẩn bị kinh phí thật kỹ càng. Tâm lý chung của khách hàng chính là khoản đầu tư này nên đảm bảo tính hiệu quả. Sau khi đã bỏ ra một số tiền lớn thì họ cần có được một không gian sống thoải mái, tiện nghi và đầy bền vững. Cần phải tránh những chi phí có thể phát sinh khi xây dựng nhà ở.
Ngoài ra việc đầu tư cũng phải đảm bảo có sự hài hòa với nguồn lực bản thân hiện có. Nên có sự đảm bảo nguồn lực ổn định nhằm giải quyết mọi vấn đề phát sinh nếu có. Gia chủ khi đó có thể tham khảo thêm kinh nghiệm từ chính các đơn vị, cá nhân với trình độ chuyên môn cao. Hay có kinh nghiệm, có dự toán nhằm có được sự chuẩn bị tốt nhất trước khi xây nhà.
Kinh nghiệm lần đầu xây nhà từ chuyên gia
Theo chia sẻ từ các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Thì việc xây dựng nhà cửa luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chúng ta cần phải thực hiện một số các vấn đề quan trọng bao gồm:
Cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia khi xây nhà lần đầu
1. Chuẩn bị thủ tục pháp lý, khảo sát thật kỹ
Xét về mặt pháp lý, trước khi xây nhà, gia chủ nên đảm bảo tính pháp lý cho lô đất mình sở hữu. Cùng với những công trình sẽ thực hiện ở đó như là:- Lô đất ấy không được vướng những tranh chấp quyền sử dụng và sở hữu.
- Xin đầy đủ giấy phép xây dựng với công trình dân dụng của mình.
- Chủ đầu tư bên cạnh đó cũng phải khảo sát thực địa như diện tích đất, tình trạng sạt lún, không gian xung quanh… Nhằm đưa ra chính xác phương án khi thi công.
2. Chuẩn bị phương án thiết kế nhà ở
Thông thường đối với các công trình nhỏ. Nhằm mục đích tiết kiệm chi phí thì gia chủ hoàn toàn có thể tự thiết kế theo sở thích. Hoàn toàn không cần sự giúp đỡ từ những đơn vị tư vấn. Nhưng chúng ta cần có sự cân nhắc về lợi ích trong quá trình thuê đơn vị tư vấn thiết kế để đảm bảo tính chuyên nghiệp.
Có hồ sơ công trình cấu trúc, thiết kế nội thất hoàn chỉnh.
Thiết kế công trình và ứng dụng đầy đủ chức năng, đảm bảo sự hợp lý.
Nên có sự dự trù kinh phí để tránh lãng phí nhân công cũng như vật liệu xây dựng.
Kiến trúc sư cũng cần tính toán các không gian trong việc bố trí cầu thang, cửa, đồ đạc… Nên có sự sắp xếp hợp lý để thêm an tâm trong quá trình xây dựng.
Chọn đơn vị tư vấn thiết uy tín để an tâm thực hiện. Bởi vì nếu không tìm hiểu kỹ, chọn nhầm đơn vị thi công có thể gây nhiều những phát sinh không mong muốn. Gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và cả việc kéo dài thời gian, làm độn chi phí lên cao.
Ngoài ra nếu đơn vị thiết kế, thi công không được tổ chức một cách chuyên nghiệp. Ví dụ như những đội thầu nhỏ với một nhóm người đứng ra nhận thi công. Điều này thực sự rất rủi ro với chủ đầu tư vì không có biện pháp thi công hợp lý. Nhân sự cũng không có sự ổn định nên gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Thậm chí còn gặp phải các đơn vị không trung thực, có thể rút ruột công trình, dùng vật liệu không đúng như thiết kế…
3. Chuẩn bị nguyên vật liệu cho quá trình xây dựng
Khâu chuẩn bị nguyên vật liệu vô cùng quan trọng
Chúng ta cần biết rằng vật tư đóng vai trò đặc biệt quan trọng để mang lại không gian sống như ý, chất lượng. Những vật liệu xây dựng nhà ở hiện nay hoàn toàn không khan hiếm như trước kia. Nhưng chính vì lẽ đó có thể gây ra nhiều khó khăn trong thi công, chuẩn bị đối với chủ đầu tư và nhà thầu trong quá trình xây dựng.
Cần biết cách giải quyết hoàn hảo bài toán tối ưu chi phí, đảm bảo chất lượng, tính thẩm mỹ. Nhưng hoàn toàn không bị “mắc bẫy” đối với các sản phẩm là hàng giả hay hàng nhái.
Kinh nghiệm lần đầu xây nhà hoàn hảo với 9 bước quan trọng
Trong quá trình xây dựng, đòi hỏi rằng chủ nhà cần có sự tìm hiểu thật kỹ để có được sự hoàn thiện tối ưu. Ngay dưới đây chính là 9 bước quan trọng được các chuyên gia trong nghề chia sẻ. Hy vọng rằng sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức để xây dựng nhà ở một cách chỉnh chu nhất.
Bước 1: Xác định nhu cầu của gia đình
Nhu cầu này có thể là nhu cầu sống hay nhu cầu kinh doanh… của gia đình. Cần lập danh sách cụ thể về số lượng thành viên thường trực trong gia đình. Số lượng thành viên đó là cha mẹ, con cái, vợ chồng. Danh sách cụ thể những người thường xuyên ghé thăm hay ở lại tại nhà. Cũng như nhóm người cố định hay đến với mục đích công việc, riêng tư của lịch trình một tháng.
Để từ đó chốt được người chủ gia đình và cả người có ảnh hưởng đến vận thế của gia đình. Khi xác định chính xác hai đối tượng này thì việc xem phong thủy nhà ở lại càng thuận lợi hơn.
Chú ý nên liệt kê danh sách và đính kèm theo độ tuổi từng người, nghề nghiệp và tình trạng sức khỏe… Càng chi tiết thì việc phân chia theo khu vực chức năng lại càng thêm tiện lợi hơn. Ngoài ra các tiện ích nội thất vì vậy tùy theo từng người mà độ phù hợp sẽ tốt nhất.Xác định rõ quy mô xây dựng nhà ở
Bước 2: Xác định quy mô khi xây dựng nhà
Kinh nghiệm lần đầu xây nhà mà chúng ta nhất định cần nhớ chính là xác định quy mô xây dựng. Vì sau bước 1 gia chủ lúc này đã dễ dàng hình dung về một bức tranh gia đình tổng thể của mình. Khi đó việc suy nghĩ diện tích xây dựng cần đáp ứng theo hai mục cơ bản như sau:- Nhu cầu sinh hoạt: Bao gồm tiếp khách, ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh, làm việc, học tập, phòng thờ cúng, phòng sinh hoạt chung, trồng cây…
- Số lượng người trên diện tích: Đây chính là đối tượng có đủ diện tích sinh hoạt ở một vị trí trong nhà mà không có sự bất tiện hay đợi chờ.
- Về diện tích được phép xây dựng tối đa.
- Về số lầu được phép xây dựng tối đa.
- Về chiều cao tối đa của nhà.
Bước 3: Dự trù kinh phí xây dựng
Bước kế tiếp trong kinh nghiệm lần đầu xây nhà chính là kinh phí dự trù. Đây được đánh giá chính là bước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục đích xác định ngôi nhà bạn có khả thi trong thực tế thế nào. Đến chi phí xây nhà, thì lời khuyên đó là “không nên giơ tay cao quá trán” trong lần đầu. Bởi vì sẽ cần kinh phí trong việc đề phòng rủi ro khá cao.
Trong quá trình tính toán dự trù chi phí, gia chủ cần chú ý chia thành một số bước nhỏ chính là:
Cần xác định sơ bộ về mức giá xây nhà trên thị trường và địa phương của mình: Xây dựng phần thô sẽ bằng đơn giá chung nhân với diện tích xây dựng. Còn xây dựng hoàn thiện còn tùy vào mức độ hoàn thiện của gia chủ cũng như cả mức độ sang trọng của căn nhà.
Chú ý tính toán chi phí dự phòng, đây chính là khoản phí không thể nào lường trước được của quá trình xây dựng. Chi phí ấy có thể xuất phát bởi điều kiện thời tiết, ý kiến của gia chủ hoặc thay đổi dựa theo đơn giá vật tư gia tăng theo thời gian…
Tìm đơn vị thi công và thiết kế xây nhà uy tín
Bước 4: Tìm kiếm đơn vị thi công, thiết kế
Trong những kinh nghiệm lần đầu xây nhà, thì bước này đóng vai trò hết sức quan trọng mà gia chủ cần chú ý. Sau khi đã góp đầy đủ kinh phí, thì nên tham khảo ý kiến chuyên gia như sau:
Chuyên gia lĩnh vực phong thủy
Nghĩa là không chỉ nên nghe theo một chuyên gia nhưng lại không nên nghe theo quá nhiều các chuyên gia. Đối với phong thủy nên tham khảo một cách cẩn thận hướng xây nhà. Cũng như các phạm đối với thể đất cùng phương cách xử lý, tháng xây nhà đẹp, tuổi xây nhà phù hợp…
Kiến trúc sư
Trước khi gặp gỡ kiến trúc sư thì gia chủ nên chuẩn bị tinh thần kiên định phong cách mà mình mong muốn cho ngôi nhà. Là phong cách đơn giản, truyền thống, cầu kỳ hay sang trọng… Không nên quá mơ hồ đối với yêu cầu bản thân. Ngoài ra cũng cần cho kiến trúc sư biết rõ ý kiến chuyên gia phong thủy để tiện lợi kết hợp với bản thiết kế chung của mình.
Đơn vị thi công nhà ở
Cần tìm hiểu và chọn lựa đơn vị thi công uy tín. Vì có như vậy mới thực sự đảm bảo chất lượng của khu vực. Tránh chọn cá nhân đơn lẻ hay những đơn vị chưa có hoặc có quá ít kinh nghiệm. Cần để đơn vị thi công chốt phương án thi công dựa vào chính bản vẽ của kiến trúc sư. Như vậy mới tránh trường hợp thi công không phù hợp theo ý tưởng thiết kế.
Bước 5: Thống nhất thiết kế cuối cùng nhà ở
Thống nhất thiết kế cuối cùng cho nhà ở chính là:
Chốt phương án cùng kiến trúc sư: Dựa theo đúng nhu cầu cơ bản gia đình cũng như phong cách theo yêu cầu. Đảm bảo tránh sự thay đổi sẽ gây chậm trễ về tiến độ.
Cần phối hợp chặt chẽ với kiến trúc sư: Như vậy sẽ giúp hoàn thiện phối cảnh, điện nước, mặt tiền… để đáp ứng đúng nhu cầu sinh hoạt gia chủ.
Bước 6: Xin phép xây dựng nhà ở
Trong kinh nghiệm lần đầu xây dựng nhà chúng ta cũng cần chú ý xin phép xây dựng nhà. Công đoạn này nên có sự tiến hành một cách song song cùng thiết kế. Đòi hỏi rằng gia chủ cùng nhà thầu nên có sự tìm hiểu, chuẩn bị một cách kỹ càng từ trước. Có như vậy mới hoàn thành đúng được tiến độ ban đầu theo ý muốn của mình.
Nếu như giấy tờ hợp lệ thì chỉ cần 30 đến 45 ngày thì sẽ xin phép xây dựng hoàn thành. Sau khi có giấy phép xây dựng xong thì chủ nhà thầu thi công đã có thể tiến hành việc xây dựng nhà ở cho mình.
Chốt hợp đồng kỹ càng cùng đơn vị thi công
Bước 7: Chốt hợp đồng cùng đơn vị thi công
Sau khi đã kiểm tra đầy đủ thông tin đơn vị thi công uy tín, có đầy đủ giấy phép kinh doanh. Lúc đó gia chủ cùng đơn vị thi công sẽ ký kết hợp đồng xây dựng. Gia chủ cần nhớ có khoản cam kết liên quan đến tiến độ, chi phí, hạng mục xây dựng cũng như cả phần phạt hợp đồng.
Nếu như cẩn thận thì gia chủ nên báo đơn vị thi công đến hiện trường trực tiếp để khảo sát. Cũng như xin phép lối đi cùng nơi để vật liệu trong quá trình xây dựng. Đối với khu vực đông dân cư, đường đi khó khăn nên lưu ý kỹ về vấn đề này.
Bước 8: Tìm đơn vị giám sát thi công
Đây chính là khâu quan trọng khi tìm hiểu kinh nghiệm lần đầu xây nhà cần biết. Bởi vì cả chủ thầu cũng đều nhắc nhở gia chủ thật kỹ điều này. Là điểm mấu chốt giúp cho ngôi nhà thêm bền và đẹp của từng khâu xây dựng. Gia chủ hoàn toàn có thể cân nhắc để thuê đơn vị giám sát công trình uy tín ở địa phương mình.
Hay cũng có thể nhờ người nhà nếu rành về lĩnh vực xây dựng. Cần chịu khó ở lại công trình thi công và báo cáo tình hình thực hiện, tiến độ thi công lại với gia chủ.
Bước 9: Làm quen hàng xóm cùng khu phố
Có lẽ nhiều người lại bỏ sót điều này trong quá trình xây nhà lần đầu, đặc biệt những người xây dựng nhà ở thành phố lớn. Bởi vì làm nhà ở khu dân cư đông đúc có thể gây ra nhiều phiền toái đối với hàng xóm suốt một thời gian dài của quá trình thi công. Không chỉ là tiếng ồn, nhân công xây dựng mà còn có thể gây hư hỏng nhỏ đối với nhà hàng xóm.
Chắc chắn chẳng ai muốn ngôi nhà chưa xây dựng xong đã không được lòng hàng xóm láng giềng vì thi công nhà. Nhiều người mải mê lo lắng việc xây nhà mà lại bỏ quên hàng xóm của mình. Do vậy kinh nghiệm chính là một ít quà bánh hỏi thăm, xin phép hàng xóm sẽ giúp công việc thuận lợi hơn. Đặc biệt đối với những ngôi nhà chạm vách, cần đảm bảo hoạt động thi công không gây ra bất cứ ảnh hưởng gì cho nhà của họ.
Lưu ý gì khi xây nhà lần đầu tiên
Tìm hiểu kinh nghiệm lần đầu xây nhà, gia chủ cũng cần lưu ý một số vấn đề hết sức quan trọng đó là:1. Lưu ý thời điểm xây nhà phù hợp
Cần chọn thời điểm xây nhà phù hợp
Thời điểm tốt nhất để xây nhà theo các chuyên gia, người có nhiều kinh nghiệm chính là lúc giao mùa giữa mùa mưa cùng với mùa khô. Nhiều người nghĩ rằng xây nhà mùa khô cho tiện lợi. Nhưng điều này có thể khiến kết cấu bê tông ngôi nhà nứt giãn nếu như nhiệt độ bảo dưỡng không tốt.
2. Lưu ý khi xây nhà
Khi bắt tay vào quá trình xây nhà, thì chúng ta cũng cần chú ý như sau:- Nên tham khảo ý kiến từ chính người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công cũng như hoàn thiện ngôi nhà.
- Cần có sự chuẩn bị điều kiện cần thiết trong quá trình xây nhà như: Về tài chính, kinh tế, giám sát thi công, nguồn vật liệu, sơn nhà, đồ nội thất, đồ trang trí nhà cửa…
- Nên xác định kỹ về quy mô gia đình, về số lượng thành viên… Như vậy mới lên kế hoạch để sắp xếp và có sự bố trí phòng ốc phù hợp. Cũng như có được sự đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu của từng thành viên trong gia đình.
- Nên xem hướng nhà cùng với yếu tố phong thủy trước xây dựng. Bởi vì phong thủy luôn thiên về tam linh, chúng ta cần có sự xem xét thật kỹ. “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành” đúng theo lời ông bà xưa đã dạy.
- Chuẩn bị đầy đủ thủ tục pháp lý cũng như giấy phép xây dựng. Và cả hợp đồng xây dựng cùng nhà thầu. Như vậy mới tránh các sự cố đáng tiếc khi bắt tay vào quá trình xây nhà.