Tưới nước trồng rau sân thượng

Đăng lúc: , Cập nhật

Hiện nay, xu hướng trồng rau trên sân thượng là một phương pháp được nhiều gia đình lựa chọn. Chúng đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm lại giúp cho bạn có được một khu vườn theo như ý muốn. Tuy nhiên, việc chăm sóc chúng trên sân thượng không hề dễ dàng như các khu vườn rau xanh thông thường. Trong bài viết này, Công Cụ Tốt sẽ giới thiệu cho các bạn một số phương pháp tưới cây, chăm sóc, tưới phân bón và cách lắp đặt hệ thống tưới thông minh.

Những cách tưới nước trồng rau và lắp đặt hệ thống tưới tự động trên sân thượng

Đối với nhiều gia đình ở vùng đô thị hoặc những nơi bị giới hạn về diện tích đất trồng thì bạn rất dễ bắt gặp hình ảnh trồng rau trên sân thượng. Sở dĩ là do hình thức trồng rau trên sân thượng có mái che đem đến nhiều ưu điểm nổi bật. Rau xanh luôn là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Và chắc hẳn ai trong các bạn cũng đều ý thức được tầm quan trọng của rau xanh đối với cơ thể. Tuy nhiên, trong thực tế vì nhiều lý do khác nhau mà dường như rau sạch bỗng trở nên khan hiếm và ít đi. Thay vào đó, các loại rau bẩn, không rõ xuất xứ được trồng với lượng hóa chất quá mức tràn lan trên thị trường lại rất đáng phải báo động. Điều đó cũng là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.

Do đó, trồng rau xanh tại nhà, trên sân thượng đã bắt đầu xuất hiện và dần chiếm được sự ưu ái của nhiều gia đình, đặc biệt là ở các gia đình ở thành phố. Sử dụng rau sạch giúp bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Đồng thời, sức khỏe của bạn và gia đình sẽ luôn được bảo vệ một cách tốt nhất. Vậy bạn có biết cách trồng, tưới nước, ... như thế nào sẽ hợp lý chưa. Nếu bạn còn phân vân về vấn đề đó, thì hãy theo dõi bài viết này ngay để biết giải đáp những thắc mắc của bạn nhé !

1.Các vấn đề cơ bản về việc tưới nước trồng rau sân thượng

Nguồn nước tưới vườn rau sân thượng

Nếu bạn có nguồn nước tưới là các bồn thu gom được nước mưa thì rất tốt, nước này không chứa cờ lo và rất thân thiện với rau. Tuy nhiên việc tổ chức thu gom nước mưa và cất trữ để dùng cho vườn rau sân thượng rất tốn kém và vẫn phải bổ xung nguồn nước khác khi nắng hạn.

Nguồn nước giếng bơm lên bể chứa sân thượng : Với một số khu vực chưa có nước máy, người dân sử dụng nguồn nước giếng khoan, giếng đào để bơm lên bể chứa nước trên mái nhà sau đó sử dụng để tưới rau. Nếu nguồn nước này vẫn làm ra dưới đất xanh tốt thì không có vấn đề gì, bạn tiếp tục sử dụng để tưới rau sân thượng.

Nguồn nước máy : Có thể nói đây là nguồn nước tưới rau chính và hay gặp nhất khi tưới trên sân thượng. Trong nước máy sẽ có hàm lượng cờ lo để khử trùng nên tưới nhiều không tốt cho cây trồng và dễ làm cây mất xanh, vàng lá. Nếu nước vừa bơm lên bồn mà trong vòng 2 giờ đồng hồ ta mang tưới rau ngay sẽ hại cho rau. Ngay cả việc dùng nước máy ngay lập tức cho vào bể cá có thể làm chết cá. Do đó bạn chỉ dùng nguồn nước máy sau 2 giờ được bơm lên bồn sân thượng để hả bớt cờ lo. Cách tốt nhất là bạn nên có một bồn chứa nước phụ chuyên để tưới rau có mặt thoáng rộng, bạn có thể thả vào đó vài bẹ chuối để khử bớt cờ lo.

Thời điểm tưới vườn rau sân thượng

Cũng như việc canh tác trồng rau dưới mặt đất, thời điểm tưới tốt nhất là sáng sớm và chiều tối. Đặc trưng trồng rau sân thượng là lượng nước trong đất ít (nếu bạn trồng thủy canh thì khỏi nói việc tưới) nên mùa hè có thể tưới vào gốc rau vào tầm 10h sáng đến 11 giờ trưa, không tưới vào lá.

Lượng nước tưới 

Cũng như việc trồng rau dưới vườn, trên sân thượng ta cũng cần đất chứa môt lượng ẩm phù hợp với loại ra ta trồng, nói chung mùa mưa nên tưới ít còn mùa khô hanh nên tưới nhiều hơn.

2.Tưới nước bằng tay trên sân thượng

Sử dụng bình tưới xịt cho cây – Cách tưới cây trên sân thượng ban công

Cách tưới này phù hợp cho ban công sân thượng có diện tích nhỏ hẹp, sẽ tiết kiệm chi phí hơn cách tưới tự động. Do là diện tích nhỏ hẹp nên mặc dù là thủ công nhưng cũng không tốn quá nhiều công sức. Đây cũng là cách dễ dàng nhất được nhiều người áp dụng vì nó tiện lợi, tiết kiệm chi phí.
 
Trồng rau trên sân thượng
Trồng rau trên sân thượng (Ảnh sưu tầm)
 
Tuy nhiên sử dụng bình tưới cần lưu ý tưới đúng liều lượng, thường là thấy đất đã đủ ướt và ẩm là được. Nếu tưới quá nhiều sẽ dễ dẫn đến thối rễ. Nếu quá ít cây sẽ không có đủ nước trong môi trường ban công sân thượng. Có nhiều ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp gây mất nước. Có thể tưới gốc hoặc tưới lá tùy theo từng loại cây. Đây là cách dễ dàng nhất , gọn và tiện lợi nhưng phù hợp cho những nơi trồng rau với diện tích nhỏ , còn với diện tích lớn hơn ta cần cân nhắc

3. Thiết kế hệ thống tưới nước trên sân thượng

Việc chăm sóc, tưới tắn cho vườn rau hàng ngày lại tốn khá nhiều thời gian. Trong khi vị trí trên sân thượng chịu tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời, vườn rau không được cung cấp đủ nước rất dễ héo và sinh trưởng kém . Vì vậy, việc lắp đặt hệ thống tưới nước đang rất được nhiều người ưa chuộng và có những cách khác nhau như sau :

1. Hệ thống tưới rau trên sân thượng theo phương pháp nhỏ giọt

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt
Hệ thống tưới nước nhỏ giọt (Ảnh sưu tầm)

Với hình thức tưới nhỏ giọt, nước sẽ được đưa tưới thẳng tới gốc cây, không phun lên bề mặt lá mà nước sẽ đến trực tiếp đất trồng. Với hệ thống tưới này sẽ phù hợp trồng rau trong thùng xốp, chậu nhựa.
Ưu điểm:
  • Tưới đều cho toàn bộ những gốc cây ở các vị trí khác nhau.
  • Giúp rau hấp thụ tối đa lượng nước tưới.
  • Hạn chế sự xuất hiện cũng như phát triển của các loài cỏ dại quanh gốc cây.
  • Áp dụng được cho nhiều loại chậu, khay trồng khác nhau.
  • Chi phí thi công phải chăng, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều người.
  • Tiết kiệm nước, vì hệ thống tưới nhỏ giọt không làm nước bị vung vãi ra bên ngoài.
Nhược điểm:
  • Đầu vòi không thể tưới nước lên lá và thân cây.
  • Đầu tưới có thể bị tắc nghẽn nếu như bạn không sử dụng bộ lọc.

2. Hệ thống tưới rau trên sân thượng theo phương pháp phun sương

Hệ thống tưới rau bằng phương pháp phun sương
Hệ thống tưới rau bằng phương pháp phun sương (Ảnh sưu tầm)
 
Hệ thống tưới phun sương là hệ thống tưới nước chịu áp suất của máy bơm tăng áp khiến dòng nước phun ra có dạng hạt rất nhỏ, mỏng mịn. Phù hợp với loại chậu treo, có kệ cao và vườn có mái che hoặc dạng nhà kính.
Ưu điểm:
  • Nước phun ra mỏng mịn, tưới đều cho toàn bộ vườn rau mà bạn muốn cung cấp nước.
  • Tiết kiệm lượng nước tưới.
  • Làm giảm nhiệt trong nhà kính hoặc diện tích trồng ngoài trời.
  • Tăng cường độ ẩm cho cây để chúng phát triển tốt. 
  • Hệ thống tưới phun sương lắp trong khu vườn thoáng gió sẽ điều tiết độ ẩm tránh sinh ra các bệnh như nấm mốc, đốm vàng, hấp lá.
Nhược điểm:
  • Nước tưới dễ gặp phải tình trạng bốc hơi nếu không có mái che.
  • Phần rễ cây hấp thụ được ít lượng nước so với nhu cầu của nó.

3. Hệ thống tưới rau trên sân thượng theo phương pháp phun mưa

 
Hệ thống tưới rau bằng phương pháp phun mưa
Hệ thống tưới rau bằng phương pháp phun mưa (Ảnh sưu tầm)
 
Hệ thống tưới rau trên sân thượng theo dạng phun mưa thì tia nước phun ra giống như mưa, tưới đều cho cây cối, rất phù hợp cho vườn rau diện tích rộng và dạng chậu phân kệ, thùng xốp. 
Ưu điểm:
  • Nước được tưới đều cho toàn bộ khu vực trồng rau.
  • Điều chỉnh lưu lượng nước tưới ở từng khu vực dễ dàng.
  • Phù hợp tưới nước cho nhiều loại cây khác nhau.
Nhược điểm:
  • Nước dễ bị bắn tung tóe ra xung quanh, ảnh hưởng tới vệ sinh cảnh quan.
  • Lưu lượng nước tưới lớn, không tiết kiệm nước như các hệ thống tưới tự động khác.

4. Cách làm hệ thống tưới phun mưa

Cách làm hệ thống tưới phun mưa không quá phức tạp, bạn có thể mua các thiết bị về nhà và tự tay lắp đặt cho khu vườn của mình. Tuy nhiên, trước khi tiến hành lắp đặt thì bạn cần xác định nguồn nước cung cấp cho hệ thống, sau đó khảo sát những khu vực nào cần tưới để đi đường dây dẫn nước chính, xác định vị trí và khoảng cách để cắm các đầu tưới cho phù hợp.

Cách lắp đặt hệ thống tưới phun mưa

Các bước lắp đặt một hệ thống tưới phun mưa cơ bản như sau:

Bước 1: Lắp đặt máy bơm tăng áp và bộ lọc tại nguồn nước.

Vì các béc tưới phun mưa hoạt động cần một áp lực nước đủ lớn để phun ra các tia nước phủ đều diện tích cần tưới nên bạn cần phải gắn thêm máy bơm tăng áp. Để lọc các chất cặn bã hay rong rêu tránh gây hại cho máy bơm và làm nghẽn các đầu tưới thì bạn nên lắp bộ lọc nước ngay tại nguồn nước ra.

Máy bơm tăng áp bộ lọc nguồn nước
Máy bơm tăng áp bộ lọc nguồn nước (Ảnh sưu tầm)

Bước 2: Gắn Timer hẹn giờ điều khiển tưới tự động vào hệ thống

Sau khi gắn bộ lọc và máy bơm xong, bạn tiếp tục gắn Timer hẹn giờ tưới tự động ngay sau đầu ra của máy bơm.

Bước 3: Đi đường dây dẫn nước chính đến các khu vực cần tưới

Dùng ống dây dẫn nước PE 16mm để kéo tới những khu vực màn bạn cần gắn các béc tưới.

Đi đường dẫn nước
Đi đường dẫn nước (Ảnh sưu tầm)
 
Bạn có thể dùng các khớp nối chữ T để chia ra nhiều nhánh hoặc dùng các co để đi dây ở những nơi có góc vuông 90 độ như hình bên dưới.

Khới nối dẫn nước hình chữ T
Khới nối dẫn nước hình chữ T (Ảnh sưu tầm)
 

Bước 4: Kết nối ống PE 16mm với Timer hẹn giờ tưới cây và chốt bít ống

Sau khi đi đường dây tới các khu vực cần tưới xong, bạn kết nối một đầu của ống PE 16mm vào ngõ ra của Timer.

Kết nối ống dẫn PE với Timer hẹn giờ tưới cây
Kết nối ống dẫn PE với Timer hẹn giờ tưới cây (Ảnh sưu tầm)
 
Tại các đầu còn lại của đường ống dẫn nước PE 16mm, bạn dùng chốt bít cuối ống để bít lại (như hình bên dưới).

Hãy bịt các đầu cuối của đường dẫn nước
Hãy bịt các đầu cuối của đường dẫn nước (Ảnh sưu tầm)
 

Bước 5: Gắn các béc tưới phun mưa vào ống PE 16mm

Sau khi bạn đã xác định các vị trí cần gắn đầu tưới, bạn tiến hành đục lỗ trên đường ống dẫn nước PE 16mm.

`Gắn các loại bec phun mưa vào hệ thống dẫn nước
Gắn các loại bec phun mưa vào hệ thống dẫn nước (Ảnh sưu tầm)
 
Sau khi đục lỗ xong, hãy kết nối các béc tưới phun mưa vào những vị trí mà bạn đã đục lỗ trên đường ống dẫn nước PE 16mm.

Cố định dàn béc phun
Cố định dàn béc phun (Ảnh sưu tầm)

Bước 6: Cài đặt thời gian tưới tự động trên Timer

Sau khi lắp hệ thống hoàn chỉnh, bạn tiến hành cài đặt thời gian tưới cho thiết bị Timer theo mong muốn của bạn.
 

5. Cách lắp đặt hệ thông tưới nhỏ giọt

Hệ thống tưới nhỏ giọt là một phương pháp tưới tiết kiệm nước và phân bón. Bằng cách cho phép nước nhỏ giọt từ từ vào rễ của nhiều loại cây khác nhau. Hoặc nhỏ lên bề mặt đất hoặc trực tiếp lên vùng có rễ thông qua một mạng lưới gồm các van, đường ống, và lỗ thoát. Nó được thực hiện bằng cách sử dụng các ống nhỏ để cung cấp nước trực tiếp đến gốc cây. Tưới nhỏ giọt được chọn để thay thế việc tưới bề mặt để giảm thiểu sự bay hơi nước. Nó giúp bạn tiết kiệm thời gian và bảo tồn nguồn cung cấp quý giá của nước sạch.
 

Các bước lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt

Bước 1: Lắp đặt nguồn nước


Lắp đặt nguồn nước
Lắp đặt nguồn nước (Ảnh sưu tầm)
Danh mục thiết bị hệ thống tưới nhỏ giọt theo luống

 
Các thiết bị lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt
 
Sử dụng ống PVC hoặc HDPE hoặc PE tùy vào quy mô của vườn để thiết kế hệ thống dẫn nước từ bể nước hay nguồn nước.
Với hệ thống tưới 1 bên: dùng co nối L
Với hệ thống tưới 2 bên: dùng nối chữ T

Hệ thống bón phân tự động

Bước 2: Lắp đặt đường dẫn chính và phụ

Đường ống nước chính, đường ống phụ (ống uPVC, HDPE) có thể đi dọc biên hoặc đi giữa trung tâm vườn để chia thành nhiều khu tưới có kích thước nhỏ.
Trải các dây tưới nhỏ giọt dọc luống với chiều dài tối đa cho mỗi đoạn là 25m để tránh làm nước yếu cuối đoạn. Cung cấp đủ nước tới cuối đường ống.

Lắp đặt đường ống dẫn nước chính và phụ hệ thống tưới nước
Lắp đặt đường ống dẫn nước chính và phụ hệ thống tưới nước (Ảnh sưu tầm)
 
Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt
Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt (Ảnh sưu tầm)

Bước 3: Nối dây nhánh

Gắn ống nhánh PE với ống chính uPVC thông qua thiết bị khởi thủy.
  • Khoan lỗ trên ống PVC (lưu ý chọn cỡ mũi khoan)
  • Nhét roăng cao su vào miệng lỗ trên ống PVC
  • Nhét một đầu cút nối của khởi thủy vào miếng roăng cao su (sử dụng nước rửa chén hoặc chất bôi trơn)
  • Đầu còn lại nối với ống PE.
Nối dây nhánh hệ thống tưới
Nối dây nhánh hệ thống tưới (Ảnh sưu tầm)
 
Gắn trực tiếp đầu tưới nhỏ giọt vào vị trí mà bạn đã đục lỗ trước đó. Hoặc là bạn có thể gắn các đầu tưới nhỏ giọt với dây dẫn nước PE 4mm. Sau đó gắn dây dẫn nước PE 4mm vào những vị trí đã đục lỗ trên dây dẫn nước PE 16mm bằng phụ kiện Joiner 4mm.

Nối dây dẫn nhánh với hệ thống tưới
Nối dây dẫn nhánh với hệ thống tưới (Ảnh sưu tầm)

Bước 4: Lắp đặt van khóa

Cuối đường ống sử dụng van khóa hoặc còng số 8 để khóa nước. Dùng chốt bít ống để bít ở phía cuối đường ống dẫn nước chính.

Lắp đặt van khóa
Lắp đặt van khóa (Ảnh sưu tầm)

Bước 5: Kiểm tra lại hệ thống tưới nhỏ giọt

Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống và hoàn thành hệ thống tưới nhỏ giọt

Tưới nhỏ giọt 1 bên
Tưới nhỏ giọt 1 bên (Ảnh sưu tầm)
 
Sau khi cài đặt thời gian xong thì bạn cho hệ thống hoạt động thử nhé! Nếu hệ thống tưới hoạt động bình thường thì bạn đã lắp đặt thành công.
 
Cài đặt thời gian cho hệ thống tưới nhỏ giọt
Cài đặt thời gian cho hệ thống tưới nhỏ giọt (Ảnh sưu tầm)

Bước 6: Kiểm tra và điều chỉnh các béc tưới

Mở hệ thống cho chạy thử để kiểm tra và điều chỉnh các béc tưới cho phù hợp.

Dau tuoi 8 canh antelco
Dau tuoi 8 canh antelco (Ảnh sưu tầm)

6. Cách lắp đặt hệ thống phun sương cho vườn rau trên sân thượng

Các bước thực hiện lắp đặt hệ thống phun sương cho rau sạch:
  • Bước 1: Đầu tiên, các bạn đấu nguồn điện cho máy bơm tăng áp và đấu nguồn nước vào máy bơm.
  • Bước 2: Tiếp theo, lắp bộ điều khiển tưới tự động với nguồn nước chảy ra từ máy bơm rồi gắn vào các ống dẫn nước. Giữa bộ điều khiển tưới tự động và nguồn nước đi vào, lắp đặt hệ thống lọc để những rác thải trong nước được lọc sạch không làm ống dẫn nước bị tắc nghẽn.
  • Bước 3: Sau khi đã lắp đặt đường ống dẫn nước xác định vị trí phù hợp để lắp đặt đầu tưới phun sương vào đó. Dùng dụng cụ để đục, tạo lỗ trên ống nước sao cho lỗ được đục vừa vặn với kích thước đầu tưới phun sương. Tiếp đến, gắn đầu phun sương lên lỗ vừa đục rồi gắn vòi phun vào đầu tưới.
  • Bước 4: Tiếp đến, tiến hành lắp ráp van điện từ để điều khiển tưới tự động. Van điện từ sẽ đóng ngắt và chia khu vực tưới đối với những vườn có diện tích rộng.
  • Bước 5: Cuối cùng, bịt cuối đường ống dẫn nước và lập trình bộ điều khiến tưới tự động theo thời gian cần tưới cho rau.

7. Hệ thống tưới cây thông minh

Hệ thống tưới cây thông minh là hệ thống các thiết bị tưới có khả năng tự động Bật/Tắt để tưới nước cho khu vườn theo đúng thời gian và lưu lượng nước mà bạn mong muốn.
Hệ thống này sẽ giúp bạn tiết kiệm được đến 80% thời gian tưới cây mỗi ngày và 50% lượng nước tưới so với phương pháp tưới cây truyền thống.

Hệ thống tưới cây thông minh
Hệ thống tưới cây thông minh (Ảnh sưu tầm)

Hệ thống phun tưới thông minh thường được lắp đặt khi:

  • Thiết kế thi công sân vườn tiểu cảnh cho biệt thự, nhà hàng, quán Cafe, Resort – khu nghỉ dưỡng…
  • Thiết kế trồng rau sạch tại nhà ở ban công, sân thượng
  • Thi công vườn đứng, tường cây xanh
  • Thi công giàn hoa trước nhà, giàn hoa leo, giàn hoa hồng

8. Hệ thống tưới cây tự động

Hệ thống tưới rau tự động là tập hợp gồm các thiết bị như: Máy bơm, Timer (bộ hẹn giờ điều khiển tưới tự động), dây dẫn nước, các đầu tưới tự động… được thiết kế thành 1 hệ thống hoàn chỉnh, giúp trung chuyển nước từ nguồn đến những vị trí mà bạn muốn tưới cho rau.
Hệ thống tưới rau tự động này sẽ tự động Bật/Tắt mỗi ngày, bạn có thể hẹn giờ để tưới cho vườn rau của mình ở bất cứ thời điểm nào trong ngày mà bạn muốn, đảm bảo rau luôn được cung cấp đầy đủ nước.
Lắp hệ thống tưới rau tại nhà sẽ giúp vườn rau của bạn ngày càng xanh tốt hơn, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho việc tưới rau mỗi ngày.

Lợi ích:

- Nhờ được cung cấp đầy đủ nước nên vườn rau nhà bạn sẽ phát triển rất nhanh chóng và cho thu hoạch sớm, cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình mỗi ngày. 
- Bạn không cần mất thời gian tưới rau mỗi ngày, bạn có thể yên tâm đi làm mỗi ngày, đi công tác hay du lịch xa nhà dài ngày, hệ thống tưới rau thông minh này sẽ tự động Bật/Tắt mỗi ngày để tưới nước đầy đủ cho rau.
- Tiết kiệm được 50% lượng nước tưới rau mỗi ngày so với cách tưới rau thủ công, giúp làm giảm hóa đơn tiền nước hàng tháng cho gia đình của bạn.

9. Khi nào nên tưới đạm cho rau

Phân đạm thuộc vào danh sách các loại phân quan trọng cần sử dụng để bón khi trồng trọt. Đạm đứng top đầu vị trí các chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng. Vậy nên với bất cứ loại cây nào thì các bạn cũng nên tham khảo cách bón phân đạm thích hợp giúp cây luôn khỏe mạnh.
Phân đạm có ưu điểm trong việc tạo nên màu xanh tươi tự nhiên cho lá cây. Bên cạnh đó là giúp cây trồng tổng hợp protein để cây luôn phát triển tốt. Phân đạm cũng được xem như loại thức ăn chính của cây trồng. Tuy vậy, phân đạm có một nhược điểm là dễ bay hơi. Để tránh trường hợp hư hao phân đạm trước khi bón cây các bạn nên áp dụng đúng cách.

Tưới đạm cho rau
Tưới đạm cho rau (Ảnh sưu tầm)
 
Các chuyên gia khuyên rằng các bạn chỉ nên sử dụng lượng phân đạm vừa phải để bón cho cây trồng. Không nên sử dụng quá nhiều hay quá ít phân đạm để bón đều ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Đối với rau trồng khi tưới đạm thì cần đợi thời gian nhất định mới được thu hoạch và sử dụng. Thời gian thích hợp để thu hoạch rau sau khi tưới đạm là từ 15 – 20 ngày sau đó. Tốt nhất, với khoảng thời gian một tháng sẽ đủ an toàn để sử dụng rau trồng.
Để cây hấp thụ dưỡng chất tốt nhất, bạn cần bón phân đạm đúng thời gian.
Hầu hết các loại phân đạm đều được khuyên sử dụng vào khoảng thời gian sáng sớm và chiều tối.

Trong quá trình sinh trưởng, cây trồng cần phân đạm vào giai đoạn ra lá, giai đoạn sinh trưởng của cây. Theo một chu trình cây trồng thì chúng ta sẽ bón phân đạm cho cây vào các giai đoạn sau:
  • Cây mới trồng, đã ra lá: bón lượng vừa phải không để lá cháy
  • Khi cây đang sinh trường: bón lượng nhiều hơn, chia thành nhiều lần
  • Cây ra hoa, quả: bón lượng vừa phải, cây quá nhiều đạm sẽ ra hoa, quả chậm hơn
Ngoài ra, các bác nông dân thường sử dụng phân đạm khi nhận thấy cây trồng thiếu chất dinh dưỡng (cây phát triển chậm, rau lá nhỏ, còi cọc, vàng lá).
 

10Rau đạm mấy ngày ăn được?

Hàm lượng đạm dư thừa ở trong rau có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người tiêu dùng. Phân đạm vô cơ chính là một trong những yếu tố chính khiến rau bị dư thừa nitrat. Đối với các loại nông sản, nếu rau màu vị dư nitrat sẽ làm ảnh hưởng xấu trực tiếp đến người dùng.
Biện pháp để có thể khắc phục được tình trạng dư thừa nitrat là bón đạm vô cơ từ 2 đến 3 tuần trước khi thu hoạch để đảm bảo cho nông sản và rau màu an toàn ở ngưỡng cho phép. Vậy nên, khoảng thời gian an toàn nhất cho các thực phẩm rau xanh là bạn phải ngừng bón đạm trong ít nhất nửa tháng.

11. Cách pha đạm tưới rau

Hòa tan đạm vào trong nước sau đó tưới cho cây. Do phương pháp này cần hòa tan đạm với nước nên bạn cần chọn loại đạm có đặc tính dễ tan trong nước, và chú ý chọn loại đạm phù hợp với từng loại cây trồng. Với cách tưới phân đạm hòa tan với nước cho cây sẽ giúp cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn. Phương pháp này phù hợp với các loại cây trồng ăn lá và rau ngắn ngày. Chúng ta tiến hành theo các bước đơn giản như sau:

Cách pha tưới đạm
Pha đạm tưới rau đúng cách (Ảnh sưu tầm)
 
Trước tiên, ngâm 1kg đạm với 200 lít nước trong khoảng 5 phút. Lượng phân đạm sử dụng tùy thuộc vào số lượng cây bạn cần tưới nhiều hay ít để pha cho đúng tỉ lệ. Do cách tưới này thích hợp cho các cây rau ăn lá và ngắn ngày, bạn không nên sử dụng liều lượng đạm cao, vì nó sẽ khiến cho lượng đạm tồn dư trong cây nhiều, sẽ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng.Trước khi tưới đạm, bạn cần tưới cây thật kỹ bằng nước thường, tránh để đất khô có thể khiến rễ cây bị cháy, dẫn đến chết cây.
 

12. Tưới nước tiểu cho cây

Tưới rau bằng nước tiểu là giải pháp bảo vệ cây trồng tránh khỏi nhiều loại sâu bệnh hại cây trong đó có cả động vật gặm nhấm. Nước tiểu còn có thể cung cấp lượng đạm đủ cho các loại cây trồng phát triển khỏe mạnh nhất. Tuy nhiên, cần đảm bảo an toàn khi tưới cây bằng nước tiểu mỗi ngày để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bạn .

Tưới đủ lượng nước tiểu sẽ tốt cho cây
Tưới đủ lượng nước tiểu sẽ tốt cho cây (Ảnh sưu tầm)
 

Hiệu quả của việc tưới nước tiểu cho cây

  • Tiết kiệm phân bón hóa học.
  • Giảm thiểu các nguy cơ về ô nhiễm.
  • Tránh nguồn bệnh cho cây trồng.
  • Phân hủy phân bón hóa.
  • Giải quyết bài toán về thiếu nước tưới.

Hướng dẫn tưới cây bằng nước tiểu an toàn

Cách 1: Sử dụng nước tiểu trực tiếp

Dùng trực tiếp nước tiểu để tưới cho cây phù hợp với những loại cây có sẵn một một lớp phủ dày giàu carbon, như mùn cưa, dăm gỗ hoặc lớp mùn lá… trên bề mặt. Chúng ta sẽ tiến hành tưới nước tiểu trực tiếp trên lợp phủ này, chỉ tưới cho gốc và rễ cây chứ không tưới trên lá cây.
Cách tưới này sẽ giúp cho các lớp phù dày giàu carbon thấm ướt nước tiểu sau đó dần hoại mục tạo thành phân bón cho cây trồng. Ngoài ra, khả năng ngăn ngừa thoát hơi nước tưới sẽ hình thành đồng thời giữ lại khí  Nitơ do chuyển đổi sang khí amoniac an toàn cho cây.

Cách 2: Sử dụng nước tiểu pha loãng

Tưới cây bằng nước tiểu pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ 1:10 hoặc 2:10. Tưới trực tiếp xuống gốc cây để cho nước tiểu ngấm vào lòng đất và đảm bảo khí Nitơ ít bị mất do chuyển đổi sang khí amoniac. Khi này, các các sinh vật trong đất sẽ giúp trung hòa và tiêu giảm các mầm bệnh hại cây và cũng an toàn nhất đối với các loại cây trồng của b

Cách 3: Ủ phân hữu cơ bằng nước tiểu

Dùng nước tiểu để trộn chung với các phế phẩm trong sinh hoạt như rau, củ quả, các nguyên liệu giàu carbon như lá khô, mùn cưa, rơm rạ và bìa các tông… để tạo ra nguồn phân hữu cơ tuyệt đối sạch cho cây trồng. Chúng ta có thể sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây tùy vào từng thời điểm mà cây cần, có thể dùng bón lót hoặc bón thúc một cách hiệu quả cho cây nhé.

13. Tưới bột ngọt cho rau

Hầu hết mọi người đều chỉ sử dụng bột ngọt trong việc nấu ăn thường ngày. Nhưng nhiều người sẽ bất ngờ khi biết nó có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ cho lan, nhằm thúc đẩy cây phát triển nhanh và ra hoa nhiều hơn, đẹp hơn.
 
Tưới bột ngọt cho rau
Tưới bột ngọt cho rau (Ảnh sưu tầm)
 
Đây là bí quyết được những người đam mê lan truyền tai nhau và cho ra những kết quả rất tích cực. Trong bột ngọt có chứa nhiều đạm, nuôi cây mập mạp và ra rễ nhanh hơn. Ngoài ra, mì chính còn đóng vai trò kích thích hormone tăng trưởng để lan ra hoa nhanh, nhiều và đẹp hơn so với thông thường.
 
CÁCH DÙNG: Để sử dụng bột ngọt làm phân bón hữu cơ cho lan, bạn cho 1 thìa bột ngọt vào 1 lít nước sạch rồi khuấy đềuPhun hoặc đổ hỗn hợp này vào rễ lan ba lần một tuần vào sáng sớm. Chỉ sau một tuần sử dụng, bạn có thể sẽ cảm nhận được sự chuyển biến tích cực.
 
Một điều lưu ý nhỏ khi sử dụng bột ngọt làm phân bón hữu cơ cho lan đó là không nên dùng với cây con, cây nhỏ, chỉ sử dụng khi cây lan đã trưởng thành.
 

14. Cách ủ nước vo gạo tưới rau

 Ngâm nước vo gạo để qua đêm

Tưới rau bằng nước vo gạo
Tưới rau bằng nước vo gạo (Ảnh sưu tầm)
 
Nước vo gạo ủ chua tưới cây là cách được nhiều người truyền tai nhau. Nước vo gạo ủ qua đêm sẽ lên men tạo ra các vi khuẩn có lợi cho các vi sinh vật trong đất. Khi tưới sẽ giúp cho cây xanh tốt và có thể chống lại được các loại sâu bệnh và nấm. 
 
Sau khi vo gạo, chắt nước vo gạo ra một chiếc lọ thuỷ tinh đậy nắp kín. Sau đó đặt lọ ở nơi thoáng mát và để qua đêm. Sau một đêm, nước vo gạo sẽ lên men, dùng phần nước đã lên men pha loãng với nước để tưới cây. Cách dùng nước vo gạo tưới cây này cũng khá đơn giản nên bạn hãy thử áp dụng cho vườn cây nhà mình nhé.


 
Một điều chú ý trong cách làm này đó là không nên lạm dụng quá nhiều. Với nước gạo ủ chua tưới cây chỉ nên áp dụng 10 ngày 1 lần để cây đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, khi tưới bằng nước vo gạo lên men bạn cũng nên pha loãng với nồng độ và tỷ lệ hợp lý.

15. Cách dùng dịch chuối tưới rau

+ Dịch chuối là một loại dung dịch được sản xuất từ quả chuối chín với các phương pháp khác nhau. Dung dịch này chứa nhiều vitamin, khoáng chất hữu ích với cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển mạnh.

Có thể dùng dung dịch từ vỏ chuôi để tưới rau
Có thể dùng dung dịch từ vỏ chuôi để tưới rau (Ảnh sưu tầm)
 
Dịch chuối mang đến rất nhiều lợi ích như:
  • Thay thế phân kaki, đạm tổng hợp
  • Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh
  • Giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng một cách triệt để
  • Giúp kích thích cây ra rễ, tạo chồi nhanh và mập mạp
  • Giúp phục hồi cây sau ngộ độc phân
  • Cung cấp hệ vi sinh vật có lợi cho đất
  • Giúp hạn chế phân bón vô cơ, tiết kiệm chi phí.
Dịch chuôi - thần dược cây trồng
Dịch chuôi - thần dược cây trồng (Ảnh sưu tầm)

Cách ủ dịch chuối

Cách 1: Ủ dịch chuối với chế phẩm men vi sinh

Cách ủ lên men tự nhiên này sẽ giúp dinh dưỡng được giữ lại trọn vẹn và gia tăng lượng lớn vi sinh vật có lợi.
Chuẩn bị nguyên liệu
  • Chuối: 3kg (nên sử dụng những quả chuối đã chín rục, vỏ đã chuyển đen).
  • Nước sạch: 10 lít.
  • Mật rỉ đường: 1 lít (có thể thay thế bằng đường phèn).
  • Chế phẩm men vi sinh: 50ml (giúp bổ sung vi sinh vật có lợi và rút ngắn thời gian ủ).
  • Dụng cụ chứa: Thùng  hoặc xô nhựa có nắp đậy.
Tiến hành ủ
Bước 1: Chuối chín rửa sạch, đem xay nhuyễn (không cần lột vỏ).
Bước 2: Cho nước, chế phẩm men vi sinh và mật rỉ đường vào thùng chứa rồi khuấy cho tan hết. Tiếp đến cho chuối vào và khuấy hỗn hợp thật đều.
Bước 3: Đậy kín nắp và để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Sau 1 ngày ủ, mở nhẹ nắp bình để thoát bớt khi rồi đóng lại.
Sau khoảng 7 -10 ngày là đã có thể đưa dịch chuối ủ ra sử dụng.

Cách 2: Ủ dịch chuối, trứng, sữa với chế phẩm men vi sinh

Phương pháp ủ này sẽ bổ sung thêm lượng đạm hữu hiệu cho cây.
Chuẩn bị nguyên liệu
  • Chuối chín: 3kg.
  • Trứng: 10 – 12 quả (có thể sử dụng trứng vịt hoặc trứng gà).
  • Sữa: 3 lít sữa đậu nành  
  • Mật rỉ đường: 1 lít.
  • Chế phẩm men vi sinh: 50ml
  • Nước sạch: 10 lít.
  • Dụng cụ chứa: Thùng hoặc xô sạch có nắp đậy.
Tiến hành ủ dịch chuối
Bước 1: Chuối cắt thành lát mỏng, trứng tách vỏ bỏ vào thùng chứa và đảo đều hỗn hợp.
Bước 2: Trộn đều nước, sữa đậu nành, men vi sinh và mật rỉ đường với nhau. Đổ hỗn hợp này vào thúng chứa rồi khuấy thật đều các nguyên liệu.
Bước 3: Đậy kín nắp và để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Sau 1 ngày ủ, mở nhẹ nắp bình để thoát bớt khi rồi đóng lại. Mở mỗi ngày trong vòng 1 tuần đầu.
Sau khoảng 10 – 15 ngày mẻ ủ đã có thể đưa ra sử dụng. Dùng rây lọc để lọc lấy phần nước bỏ vào chai dùng dần, phần bã có thể bón cho cây.


 
 

16. Một vài dụng cụ tưới rau mà bạn nên biết

Bình tưới rau.
Bình tưới rau
Bình tưới rau (Ảnh sưu tầm)
 
Thùng tưới rau

Thùng tưới rau
Thùng tưới rau (Ảnh sưu tầm)

 
Béc phun mưa tưới rau

Đầu becphun
Đầu becphun (Ảnh sưu tầm)
 
Vòi sen tưới rau

Vòi sen tưới rau
Vòi sen tưới rau (Ảnh sưu tầm)

17. Một số tình huống cụ thể về trồng rau, củ trên sân thượng

Trồng tưới rau cải sân thượng

Cải là loại rau được người dùng ưa chuộng nhất và rất dễ trồng tại nhà.

Trồng rau cải trên sân thượng

Trồng rau cải trên sân thượng (Ảnh sưu tầm)
 
Để có một vườn rau sân thượng chất lượng chất lượng và có tính thẩm mỹ thì cần xác định trước vị trí trồng, cách sắp xếp hợp lý cũng như cách quy hoạch vườn rau trên sân thượng. Khi đó, bạn có thể tận dụng tối đa diện tích sân thượng để trồng các loại rau khác nhau mà mình thích.
Không chỉ thế, bạn cũng có thể tính toán để sắp xếp làm sao cho khu vườn được đẹp và gọn gàng nhất. Nó cũng giúp bạn có được lối đi thoải mái tiện lợi trong việc di chuyển khi chăm sóc và thu hoạch rau. Ngoài ra cần có cách chăm sóc và cách phân bố cho hợp lý nhất .

Trồng rau cải trong thùng xốp
Trồng rau cải trong thùng xốp (Ảnh sưu tầm)

Trồng tưới rau mồng tươi trên sân thượng

Mồng tơi là loại cây dây leo quấn, mập và nhớt, là loại rau xanh hết sức quen thuộc trong những bữa cơm gia đình bởi cách trồng rau mồng tơi rất dễ dàng, lại dễ chăm và cho những món ngon mát, bổ. Vì thế , nó cũng là loại rau được mọi người ưa trồng vì nó trồng rất dễ dàng phù hợp trồng ở sân thượng.

Trồng rau xà lách trên sân thượng

Xà lách là loại cây thân thảo và cũng là tên gọi chung cho một loại rau ăn sống. Rau xà lách có khá nhiều loại như: xà lách mỡ, xà lách xoăn là lớn, xà lách lô tô xanh, xà lách lô tô tím,…

Trồng rau xà lách trên sân thượng
Trồng rau xà lách trên sân thượng (Ảnh sưu tầm)
 
Tuy nhiên trước tình trạng thực phẩm bẩn đáng lo ngại như ngày nay, người tiêu dùng không yên tâm khi mua rau xà lách ở chợ hay ở siêu thị. Họ chủ yếu tư trồng phục vụ nhu cầu của mình và của gia đình. Đó cũng chính là xu hướng lành mạnh của người dân thành thị nhằm phát huy tác dụng của rau sạch, góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan thành phố xanh sạch đẹp. Với ưu điểm kỹ thuật trồng cây đơn giản, không cần chăm sóc nhiều, tốn ít chi phí và cho năng suất thu hoạch cao. Cây dễ thích nghi với mọi điều kiện về diện tích đất trồng, nên người dân có thể trồng chúng trong các thùng xốp, đặt ở ngoài ban công hay bên hiên đều được.

rau sạch khi được trồng trên sân thượng
Rau sạch khi được trồng trên sân thượng (Ảnh sưu tầm)

Trồng cà chua trên sân thượng

Cà chua là loại quả quen thuộc và hầu như không thể thiếu được trong bữa ăn của các gia đình. Nó có thể dùng để trang trí, giúp tăng hương vị, màu sắc cho món ăn ngoài ra còn là nguyên liệu rất tốt để chị em làm đẹp. Tuy được bán rất phổ biến ở ngoài chợ, nhưng nguồn gốc không rõ ràng chưa kể đến cà chua là một trong những loại cây được phun rất nhiều thuốc khi chăm sóc, cũng như có thể bị ép chín bằng chất hoá học.

Trồng cà chua trên sân thượng
Trồng cà chua trên sân thượng (Ảnh sưu tầm)
 
Do đó, cũng giống như ở quê hiện nay các chị em nội trợ ở thành phố cũng tìm mua hạt để về tự trồng cà chua trên sân thượng, ban công nhà mình. Vừa giúp thư giãn khi chăm sóc cây cối sau những giờ làm việc vất vả lại có thể thu được những trái cà chua chín mọng, an toàn cho cả gia đình sử dụng.
 
gọi Miễn Phí