1. Sử dụng chất tẩy rửa
- Bước 1: Kiểm tra.- Trước khi tiến hành vệ sinh ghế ngồi, hãy kiểm tra kỹ xem có các lỗ thủng, vệt rách nào trên ghế không để tránh tình trạng nước và các chất tẩy rửa ngấm sâu vào trong, về lâu dài sẽ làm hôi và mục ghế.
- Trước khi quyết định sử dụng chất tẩy rửa nào đó để vệ sinh cho xe thì bạn cần đọc kỹ những hướng dẫn cũng như cảnh báo của nhà sản xuất. Trong mỗi cuốn hướng dẫn sử dụng đi kèm có thể có những thông tin về cách chăm sóc ghế da và các chất tẩy rửa cần tránh tiếp xúc.
- Bước 3: Loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt.
- Có 2 trường hợp, hoặc là bề mặt ghế bám một lớp bụi bẩn có thể nhìn thấy rõ, hoặc là lớp bụi li ti khó nhận thấy bằng mắt thường. Dùng một chiếc khăn ẩm để lau sạch các lớp bụi này, hoặc là bạn có thể sử dụng thêm các chất tẩy rửa chuyên dụng cho chất liệu da.
- Nếu không tìm mua được chất tẩy rửa dành riêng cho chất liệu này, hoặc là để tiết kiệm hơn thì bạn có thể tạo một hỗn hợp tẩy rửa khá hiệu quả và an toàn với sự kết hợp của 1 phần dấm trắng và 2 phần dầu lanh cho vào bình xịt hoặc là một cái chén nhỏ, trộn đều. Hợp chất này vừa đủ nhẹ nhàng để tẩy sạch các vết bụi, vết ố trên bề mặt ghế, vừa giúp cho bề mặt da trở nên sáng bóng hơn và cũng rất an toàn với da tay.
- Các chất tẩy rửa và khăn vải chỉ có thể giúp làm sạch những vết bẩn bám nhẹ ở bề mặt, để làm sạch sâu hơn thì chúng ta cần một chiếc bàn chải lông mềm. Phun trực tiếp chất tẩy lên ghế và dùng bàn chải chà nhẹ nhàng.
- Nếu ghế da của xe là loại không có lỗ thông hơi, bạn nên nhớ không phun trực tiếp chất tẩy lên bề mặt ghế, thay vào đó hãy cho chất tẩy lên một bàn chải lông cứng và thưa để chà, sau đó thì lau khô bằng khăn vải.
- Bước 6: Làm sạch định kỳ. Với ghế ngồi bằng chất liệu da cũng như các chi tiết khác trong xe có bọc da, bạn nên làm sạch định kỳ vào mỗi tháng, hoặc nếu không có thời gian thì ít nhất là 3 - 4 lần trong năm. Bạn cũng có thể thực hiện thường xuyên hơn ngay khi nhận thấy bụi bẩn và ghế bắt đầu có hiện tượng ngả màu, điều này sẽ giúp cho bề mặt vừa sạch, vừa sáng bóng hơn.
2. Sử dụng hóa chất
- Bước 1: Chọn hóa chất. Chọn dung dịch có độ pH trung tính để không làm mòn, ải bề mặt da. Tốt nhất nên tìm mua những sản phẩm có chất lượng cao, thành phần không chứa dầu, silicone, hoặc sáp. Các sản phẩm chất lượng cao cũng đảm bảo độ pH trung tính. Các hóa chất rẻ tiền có thể làm cho bề mặt da của ghế trông có vẻ bóng hơn nhưng lại nhanh làm hỏng chất liệu này.
- Bước 2: Kiểm tra hóa chất. Để biết hóa chất đã chọn có phù hợp và an toàn hay không, bạn có thể thực hiện một phép kiểm tra nhỏ bằng cách sử dụng hóa chất đó thấm vào một chiếc khăn nhỏ, sau đó chọn một góc khuất của ghế với diện tích nhỏ, nhẹ nhàng chà lên đó và đợi vài phút sau xem có sạch bụi bẩn và có làm phai màu da hay không? Nếu không thì có thể yên tâm sử dụng cho toàn bộ mặt ghế.
- Bước 3: Bắt đầu chà sạch toàn bộ ghế.
- Sau khi đã chắc chắn về sự an toàn và phù hợp của hóa chất, chúng ta sẽ tiến hành làm sạch toàn bộ ghế. Sử dụng miếng bọt biển hoặc là khăn vải mềm để chà một cách nhẹ nhàng vào bề mặt da.
- Lưu ý không nên sử dụng quá nhiều hóa chất, hãy tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng. Việc sử dụng nhiều hóa chất tẩy rửa hơn có thể sẽ giúp cho bề mặt da nhanh sạch và trông bóng hơn nhưng lại có thể làm hư hại bề mặt và mau bám bẩn trở lại hơn. Sau khi đã lau sạch bụi bẩn, sử dụng một chiếc khăn mềm sạch, hút ẩm để thấm hết bụi bẩn và cả chất tẩy rửa.
- Bước 5: Lau bóng bề mặt. Sau thời gian chờ đợi hóa chất ngấm hết vào da và làm mềm da, tiếp tục sử dụng một chiếc khăn sạch, khô để đánh bóng bề mặt ghế. Khi đánh bóng nên thao tác theo chuyển động tròn và đều tay. Bước cuối cùng này không những giúp cho bề mặt da bóng hơn mà còn giúp loại bỏ hết các hóa chất còn sót lại.
Bạn có thể tham khảo thêm cách thay thế cảm biến két nước rửa kính xe ô tô tại đây.