Khi bạn muốn mua hoặc nâng cấp đầu mỏ hàn mới thì luôn có nhiều sự lựa chọn cho bạn. Hình dạng đầu khác nhau thì có những lợi ích khác nhau, trong đó một số loại đầu mỏ hàn được chế tạo riêng cho từng mục đích cụ thể. Trong bài đăng này, chúng ta sẽ xem xét các thiết kế của các loại đầu mỏ hàn nung phổ biến cũng như một số nguyên tắc cơ bản về của chúng.
Các loại đầu mỏ hàn nung
Các loại đầu mỏ hàn nung cơ bản
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc lựa chọn đầu mỏ hàn nung là hãy đảm bảo bạn chọn đúng kích thước cho từng loại công việc cụ thể. Một chiếc đầu mỏ hàn nhỏ sẽ không có hiệu quả truyền nhiệt trong công việc, dẫn đến việc gây khó khăn cho người hàn và tạo ra các mối hàn yếu.
Ngược lại, một chiếc đầu mỏ hàn quá lớn sẽ truyền quá nhiều nhiệt vào công việc. Điều này có khả năng làm hỏng miếng hàn và các linh kiện điện tử khác. Trong một số trường hợp nhất định, đầu mỏ hàn lớn có tốc độ truyền nhiệt cao cũng có thể làm hỏng bảng mạch, gây ra nhiều sự cố dây truyền khác.
Đầu mỏ hàn quá lớn có thể làm hỏng các linh kiện điện tử
Nếu bạn đang tìm mua một loại đầu mỏ hàn cho một bộ nguồn có sẵn, hãy đảm bảo rằng loại đầu bạn mua được chế tạo để phù hợp với bộ nguồn của bạn đang có. Một số loại đầu được thiết kế để sử dụng ở cường độ cao, trong khi một số khác dành cho công việc nhẹ và yêu cầu tính chính xác cao hơn. Một số giải pháp khác cho việc hàn là bạn có thể chọn một bộ đầu mỏ hàn bán kèm cùng với bộ nguồn để đảm bảo thiết bị hoạt động một cách mượt mà, trơn tru. Sử dụng đúng bộ nguồn và các loại đầu mỏ hàn phù hợp là một biện pháp để đảm bảo rằng thiết bị của bạn hoạt động một cách tối ưu.
1. Đầu đục (Chisel Tips)
Đầu đục
Đầu đục là hình dạng đầu mỏ hàn phổ biến nhất vì chúng rất hữu ích cho nhiều công việc hàn. Cạnh rộng của mũi hàn giúp truyền nhiệt đều qua các chân linh kiện và các miếng hàn. Điều này giúp nhiệt độ được phân phối đồng đều, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hàn.
Đầu đục giúp nhiệt độ được phân phối đồng đều trên các mối hàn
Đầu đục là một lựa chọn tuyệt vời cho nhiều ứng dụng công việc khác nhau. Hầu hết các loại đầu đục đều có cạnh nhọn giúp nó có thể đi vào giữa các bộ phận hẹp khi cần thiết. Loại đầu này rất lý tưởng trong việc hàn các loại cáp, các cổng kết nối thông qua (pass-through connections - được hiểu là các kết nối mà tín hiệu điện tử có thể đi qua mà không bị chặn lại hoặc thay đổi như cáp HDMI hoặc USB), các bộ phần cần được hàn ở bề mặt rộng hoặc hàn các kết nối trên một mạch điện tử
Khi được kết hợp với một loại dụng cụ để hút chất liệu, loại đầu này thường phù hợp cho việc khử hàn (Khử hàn là quá trình làm nóng lại và tách mối nối đã được hàn trước đó được gọi là quá trình khử hàn). Đầu mỏ hàn nên được điều chỉnh phù hợp với miếng hàn mà không làm nóng các thành phần điện tử.
Dùng mỏ hàn đầu đục cùng với cuộn dây hút chì hàn để thực hiện việc khử hàn
Nếu đầu đục quá lớn, nó có thể làm quá nóng và hỏng các thành phần xung quanh. Một quy tắc tốt để lựa chọn kích thước đầu đục phù hợp là nó nên chiếm khoảng 60% kích thước của miếng hàn hoặc hơn một nửa một chút. Điều này giúp đảm bảo đầu đục có đủ diện tích tiếp xúc với miếng hàn, giúp thực hiện các tác vu khử hàn mà không làm quá nóng các thành phần xung quanh.
Lựa chọn kích thước đầu đục phù hợp với miếng hàn
2. Đầu nhọn (Conical Tips)
Đầu nhọn
Hầu hết các đầu nhọn chủ yếu được sử dụng cho việc hàn các công việc đòi hỏi độ chính xác cao. Đầu nhọn tập trung nhiệt vào một khu vực nhỏ, làm cho nó phù hợp với việc hàn các linh kiện trên bo mạch nhỏ và các tác vụ nhỏ khác.
Đầu nhọn sử dụng cho công việc đòi hỏi độ chính xác cao
Hình dạng hình nón trên đầu hàn nhọn cho phép loại đầu hàn này tiếp cận nhiều vị trí mà các đầu hàn khác khó tiếp cận. Do đó, việc luôn có sẵn một chiếc đầu nhọn trong bộ dụng cụ của mình luôn là một điều vô cùng hữu ích.
Đầu nhọn giúp tiếp cận nhiều vị trí hàn khó
Khi sử dụng đầu mỏ hàn nhọn, những người mới học hàn hoặc mới sử dụng lần đầu nên thận trọng. Đầu hàn nhọn dễ gây hỏng hóc các linh kiện hơn so với các kiểu đầu khác vì vậy bạn cần phải sử dụng chúng hết sức cẩn thận. Nhiều người mới sử dụng đầu mỏ hàn nhọn này thường tác dụng quá nhiều lực lên đầu hàn, điều này có thể làm hỏng các mối hàn. Đầu nhọn thường được sử dụng trong các ứng dụng kết nối các loại dây trong không gian nhỏ. Hình dạng của đầu giúp nó có thể tiếp cận vào bên trong dây nơi mà các đầu mỏ hàn khác có thể là quá lớn để tiếp cận.
3. Đầu móng (Hoof Tips)
Đầu móng
Thiết kế đầu hàn kiểu này không phổ biến bằng thiết kế đầu đục hay đầu nhọn. Tuy nhiên, bề mặt của loại đầu này có thể chứa nhiều thiếc hàn hơn so với các thiết kế đầu khác. Điều này làm cho loại đầu này trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho các ứng dụng yêu cầu một đầu hàn được "tải trước". “Tải trước” ở đây có nghĩa là bạn đã đặt một lượng thiếc hàn lên đầu hàn trước khi tiến hành quá trình hàn.
Hình ảnh cuộn thiếc hàn được dùng trong các công việc hàn linh kiện
Đầu móng được thiết kế với một dấu ấn lõm nhẹ ở phía sau. Điều này giúp tăng khả năng phân tán thiếc hàn của đầu hàn. Khi hàn, thiếc hàn sẽ được phân tán đều hơn trên bề mặt cần hàn, giúp tạo ra mối hàn chắc chắn và đồng đều hơn. Trong một số ứng dụng, đầu móng còn có thể được sử dụng để thu thập thiếc hàn dư thừa. Khi làm việc trên một dự án, có thể có thiếc hàn dư thừa sau quá trình hàn. Đầu hàn hình móng gió có thể giúp thu thập và loại bỏ thiếc hàn dư thừa này, giúp bảo vệ các thành phần điện tử khác không bị ảnh hưởng bởi phần dư thừa.
Đầu móng còn hữu ích cho việc hàn kéo nhiều chân linh kiện cùng một lúc. Hàn kéo là một phương pháp hàn nhanh chóng cho phép bạn hàn nhiều chân linh kiện cùng một lúc bằng cách kéo đầu hàn qua các chân linh kiện. Loại đầu này có khả năng chứa một lượng lớn thiếc hàn, điều này giúp nó phù hợp cho việc hàn kéo. Khi hàn kéo, thiếc hàn sẽ được phân tán đều trên các chân linh kiện, giúp tạo ra mối hàn chắc chắn và đồng đều.
Thực hiện hàn kéo trên các chân của linh kiện
Tuy nhiên, hàn kéo phải được thực hiện cẩn thận để tránh tạo cầu nối hàn. Cầu nối là tình trạng thiếc hàn kết nối giữa hai hoặc nhiều chân linh kiện, có thể gây ra lỗi hoạt động của mạch.
Hình ảnh các chân linh kiện bị nối với nhau
Đầu móng hữu ích cho việc hàn các loại dây nhỏ và nhiều ứng dụng khác, nơi lượng thiếc hàn được tải trên đầu hàn đủ để tạo kết nối giữa các linh kiện, giúp tiết kiệm thời gian khi sử dụng.
4. Đầu dẹp (Knife Tips)
Đầu dẹp
Đầu hàn dẹp có hình dạng cạnh cho phép nó tiếp cận các khe hở mà các thiết kế đầu khác không thể. Đầu hàn dẹp lý tưởng cho các ứng dụng đa chân và các thành phần có chân hình J như PLCCs và DRAMs (PLCC - Plastic Leaded Chip Carrier và DRAM - Dynamic Random Access Memory là các loại linh kiện điện tử máy tính thường được hàn bằng loại đầu này)
Đầu dẹp được dùng để hàn các linh kiện có chân hình chữ J
Cạnh nghiêng của đầu hàn dẹp cũng phù hợp để sửa chữa các cầu nối hàn (Cầu hàn là tình trạng thiếc hàn kết nối giữa hai hoặc nhiều chân linh kiện, có thể gây ra lỗi hoạt động của mạch), loại đầu này có thể giúp tách hai chân linh kiện ra khắc phục việc các chân bị dính lại với nhau.
5. Đầu hình dao (Blade Tips)
Đầu hàn hình dao
Đầu hàn hình dao rộng hơn và to hơn so với hầu hết các loại đầu hàn hiện nay. Điều này giúp nó có khả năng chứa một lượng lớn thiếc hàn, hữu ích trong các ứng dụng yêu cầu phải sử dụng nhiều thiếc hàn. Loại đầu này thường được sử dụng cho việc tái chế và làm sạch miếng hàn. Trong quá trình tái chế, đầu hàn hình dao có thể giúp loại bỏ thiếc hàn cũ, giúp làm sạch miếng hàn và chuẩn bị cho quá trình hàn mới.
Hình ảnh miếng hàn
Khi được kết hợp với cuộn dây đồng hút chì hàn và nước trợ hàn, loại đầu này rất hiệu quả trong tái chế và sử dụng lại miếng hàn cũ. Cuộn dây hút chì hàn giúp hút thiếc hàn ra khỏi miếng hàn, trong khi nước trợ hàn giúp tăng cường khả năng dính của thiếc hàn, giúp dễ dàng hàn hơn khi di chuyển miếng hàn sang bảng mạch khác.
Hình ảnh đầu mỏ hàn hình dao