1. Hướng dẫn cách cắt tỉa tạo dáng cây cảnh
1.1. Những điều cần lưu ý về nguyên tắc cắt tỉa tạo dáng cây cảnh
Trước khi bắt tay vào quá trình tạo dáng cây cảnh, bạn cần hiểu rõ về đặc tính và biểu hiện của cây vào thời điểm đó:
- Quan sát một lượt tổng thể cây, sau đó lựa chọn mặt tiền phù hợp với hình dáng hiện tại của cây.
- Hình dung trước cấu trúc cành dựa theo hình dáng của thân cây, thực hiện cắt ngắn cành, tỉa bớt phần lá không cần thiết để thân cây được lộ ra rõ ràng.
- Tiếp tục xác định phần nhánh cây nào cần phải loại bỏ, điều này ảnh hưởng rất lớn đến thành quả tạo dáng cây cuối cùng. Đối với những người kinh doanh cây cảnh, thì đây còn là yếu tố quyết định giá thành của cây.
Tạo dáng cây cảnh (Ảnh sưu tầm)
Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản của việc cắt tỉa tạo dáng cho cây:
- Nên tạo hình cho cây có phần dưới là nhánh to, còn phần trên là nhánh nhỏ, tạo thế vững chãi. Ngoài ra, nhánh cây phải được phân bố theo hình xoắn ốc xung quanh thân, tán lá nên tạo thành hình khối chóp.
- Loại bỏ những nhánh có vị trí không đẹp mắt.
- Nếu có hai nhánh mọc đối xứng với nhau thì nên loại bỏ một nhánh, để cho các nhánh quanh thân được đan xen với nhau.
- Không nên để các nhánh mọc quá chằng chịt, khiến tổng thể cây có cảm giác nặng nề.
- Sử dụng kéo cắt tỉa hàng rào hoặc kéo cắt cỏ cán dài để cắt ngắn những cành quá lớn, quá dài hoặc nằm ở vị trí quá cao.
- Loại bỏ những chồi mọc dựng đứng từ cành để tạo cảm giác già nua cho cây.
- Không để các chồi mảnh mai đóng vai trò làm đầu của các cành cây lớn, điều này sẽ làm mất vẻ tự nhiên của tổng thể cây cảnh.
- Những nhánh đã chết cần phải được cắt bỏ, những cánh đã héo cũng vậy. Trừ một số trường hợp bạn muốn làm tăng thêm tạo hình vẻ già nua cho cây.
- Đảm bảo vết cắt tỉa phải ngọt, cắt chéo và lõm vào thân cây để vị trí cắt nhanh liền sẹo. Nên sử dụng các loại kéo cắt tỉa cây cảnh chuyên dụng hoặc kéo cắt tỉa hàng rào đa năng với lưỡi kéo sắc bén để sử dụng trong công đoạn này.
1.2. Kỹ thuật cắt tỉa thân và ngọn cây
Tạo dáng cây cảnh chuyên nghiệp nên bắt đầu từ việc cắt tỉa thân chính, vì nó quyết định đến hình dáng và thế cây. Lưu ý, quan sát tỉ mỉ tổng thể cây từ nhiều góc độ trước khi cắt tỉa. Sau khi nắm bắt được vẻ ngoài của thân chính, kết hợp với ý đồ tạo dáng, từ đó bạn sẽ lựa chọn được mặt tiền đẹp nhất cho cây.Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét về mối quan hệ tương hỗ giữa thân chính và các chạc của cây. Quá trình xem xét này sẽ giúp bạn quyết định thế phát triển của cây cảnh. Trình tự cắt tỉa sẽ bắt đầu từ thân chính, cành chính, sau đó tiếp tục tỉa những cành nhỏ.
1.3. Kỹ thuật cắt tỉa cành tạo dáng cây cảnh
Trong kỹ thuật tạo dáng cây cảnh, cành đóng vai trò là giá đỡ cơ bản và chắc chắn của tổng thể cây. Hơn nữa, cành cũng mang lại vẻ phong phú và biến hóa hình dáng của chỉnh thể cây. Chính vì những lý do này, mà sự phối hợp giữa cành và chạc mẹ bắt buộc phải hài hòa với chỉnh thể để tổng thể cây được thống nhất và có tính thẩm mỹ cao.Thông thường, cành tán đầu tiên được xác định là ở vị trí ⅓ thân chính. Tiếp đến, khoảng cách giữa các cành tán bên trên sẽ cần dày hơn khoảng cách các cành tán bên dưới. Sự phân bố này sẽ giúp cây đạt yêu cầu về độ lùn hóa. Nếu xuất hiện những cành tán không phù hợp với tạo hình tổng thể như cành mọc gối, mọc vòng, đối xứng hay song song thì cần phải kịp thời loại bỏ.
Đối với những cây lớn, cành to, cành ở vị trí cao, bạn nên sử dụng công cụ hỗ trợ như kéo cắt cỏ đa năng hay kéo cắt tỉa hàng rào với phần cán dài, lưỡi kéo sắc bén, giúp bạn dễ dàng cắt tỉa, tạo dáng cây ở những vị trí khó với tới.
1.4. Kỹ thuật tạo dáng cho rễ cây cảnh
Rễ cây đóng vai trò tạo thế mạnh mẽ và vững chãi cho cây. Một bộ rễ đẹp sẽ có phần chỉ lộ ra và mọc lan tỏa trên mặt đất xung quanh, không có sự xuất hiện của những rễ mọc chồng chéo lên nhau lộn xộn, hay mọc từ sau ra trước. Để quá trình tạo dáng cây cảnh với phần rễ lộ ra và đẹp mắt như ý muốn, hàng năm bạn cần phải nhẹ nhàng rút rễ cây ra để trồng vào chậu mới. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng dây kẽm để uốn nắn những rễ cây ít tuổi theo tạo hình đã định sẵn.2. Cách chăm sóc sau khi tạo dáng cây cảnh
2.1. Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cây
Trên thực tế, những loại cây cảnh được trồng trong chậu sẽ có lượng đất ít hơn hẳn và khả năng giữ nước cũng kém hơn đáng kể so với những loại cây được trồng ở bên ngoài đất rộng. Vì thế, trước và sau khi tạo dáng cây cảnh, bạn cần thường xuyên cung cấp đủ nước để cây không bị héo úa, gầy guộc. Cây cảnh cũng có nhiều loại, có loại cần nhiều nước, có loại lại cần ít nước. Bạn cần phải tìm hiểu và căn cứ vào đặc tính sinh trưởng của từng loại cây, cùng với điều kiện thời tiết khí hậu để quyết định lượng nước phù hợp nhất cho cây của mình.Hơn nữa, độ ẩm của đất và độ tuổi của cây cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến liều lượng nước cần tưới. Không nên lạm dụng việc tưới nước để tưới quá nhiều khiến rễ cây bị thối, cây sẽ chết. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn những loại đất có khả năng thoát nước tốt và quan sát khi thấy đất trồng cây khô thì hãy tưới nước.
Nguồn nước sử dụng để tưới cây nên là nước ao, hồ, sông, suối,... vì những nguồn nước này rất giàu chất dinh dưỡng. Một “bí kíp” mà các nghệ nhân chơi cây cảnh thường sử dụng là dùng nước vo gạo để vài ngày cho chua rồi mang đi tưới cây cũng rất tốt. Buổi sáng và chiều mát sẽ là thời điểm lý tưởng để tưới cây trong ngày. Không nên tưới cây nhiều lần trong ngày vì sẽ khiến rễ cây bị thối. Thay vào đó, khi tưới cây hãy tưới cho no nước, đảm bảo đủ lượng nước cần thiết để cây sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
2.2. Thực hiện phơi nắng để cây phát triển mạnh mẽ
Phần lớn các loại cây cảnh đều là giống cây ưa nắng nhiều, nên nếu bạn mang cây vào trong nhà, chỉ vài ngày sau là cây sẽ xuất hiện lá vàng và bắt đầu rụng lá. Vì thế, sau khi tạo dáng cây cảnh, hàng ngày bạn nên mang cây ra phơi nắng ít nhất 3 giờ đồng hồ. Đối với một số loại cây cảnh có hoa, việc phơi nắng hàng ngày còn kích thích quá trình ra hoa nhiều, dày và chất lượng hoa tốt hơn.Bời vì nhiệt độ và điều kiện ánh sáng ở mỗi vùng miền có sự khác nhau, nên mỗi nơi sẽ thích hợp để nuôi trồng các loại cây cảnh khác nhau. Ví dụ, mùa đông ở miền bắc thời tiết lạnh, ánh sáng tương đối yếu nên sẽ phù hợp với những loại cây như si, đa, tùng la hán, lộc vừng,... Còn ở miền trung và miền nam ánh sáng trong năm nhiều hơn nên sẽ thích hợp với cây sam núi, cây bông trang hay cây linh sam.
2.3. Bón phân giúp cây có đầy đủ chất dinh dưỡng
Phân hữu cơ được đánh giá là loại phân tốt nhất dành cho cây. Và đây cũng là loại phân được sử dụng phổ biến ở các nhà vườn. Họ luôn luôn sử dụng phân chuồng, phân xanh đã được ủ hoai và phơi nắng để nuôi dưỡng cây cảnh. Ngoài ra, sau khi tạo dáng cây cảnh, bạn cũng có thể dụng phân vô cơ NPK với liều lượng vừa đủ và pha loãng gấp đôi so với định lượng trên bao bì.Đối với những ai mới chơi cây cảnh thì tốt nhất chỉ nên sử dụng phân hữu cơ, vì khi sử dụng phân vô cơ nếu chẳng may sai cách sẽ khiến cho đất trồng bị thoái hóa nặng nề hoặc thậm chí là làm chết cây do bị xót phân. Lưu ý, không nên bón phân vô cơ khi vào mùa đông, khi cây đang bị rụng lá hoặc đang trong thời gian ra lá non. Thời gian tốt nhất để bón phân là vào những ngày trời ấm và sau khi mưa.
2.4. Thường xuyên cắt tỉa để duy trì dáng cây
Sau khi cắt tỉa và tạo dáng cây cảnh, cây sẽ tập trung phần lớn chất dinh dưỡng để phát triển ở phần ngoài rìa và phần ngọn. Vì thế, để dáng cây được duy trì lâu dài, bạn cần phải thường xuyên cắt tỉa ở những khu vực đó. Việc cắt tỉa này sẽ giúp phần bên trong cây có điều kiện phát triển tốt hơn. Quá trình cắt tỉa nên diễn ra thường xuyên trong suốt quá trình phát triển của cây.2.5. Lựa chọn loại đất phù hợp và xử lý trước khi trồng cây
Bên cạnh bón phân, tưới nước hay nguồn ánh sáng thiết yếu thì đất trồng cũng là yếu tố góp phần nuôi dưỡng và giữ gìn thế bonsai sau khi tạo dáng cây cảnh. Loại đất lý tưởng cho sự phát triển của cây phải là đất thịt, nhẹ, tơi xốp, dễ thoát nước và hàm lượng vôi thấm. Một số loại đất dành cho cây cảnh dáng thế hiện nay bao gồm:- Đất thịt: Loại đất này khá cứng và khô, khả năng giữ ẩm tốt.
- Đất thịt đen: Đất có màu nâu đen, hạt đất cứng, có thể pha với đất thịt đỏ để trồng cây.
- Đất sét pha cát: Loại đất này có nét tương đồng với đất thịt, hạt đất cứng và còn có chứa cả đất sét. Khi trồng cây, nên trộn đất sét pha cát với đất thịt để trồng những giống cây cảnh không thay lá.
- Đất sét nhẹ pha cát: Đây là loại đất có màu vàng nhạt, khi ẩm ướt sẽ có màu vàng. Ưu điểm của đất sét nhẹ pha cát là có khả năng giữ ẩm và chất dinh dưỡng rất tốt.
- Đất đặc dụng dành riêng cho cây dáng thế, cây cảnh: Loại đất này được các nhà máy sản xuất để phục vụ cho việc trồng các loại cây cảnh.
Thú vui tao nhã tạo dáng cây cảnh quả thật rất thú vị, giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức mới, hiểu rõ hơn về đời sống của cỏ cây, đồng thời cũng là cách để rèn luyện tính kiên nhẫn, tỉ mỉ mà không phải ai cũng có được trong thời buổi nhịp sống vội vã như hiện nay. Hi vọng rằng với những chia sẻ trên của Công cụ tốt về cách chăm sóc và tạo dáng cây cảnh, bạn sẽ lựa chọn được phương án nuôi dưỡng cây cảnh của mình một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công!