Quá trình tan chảy của kem hàn
Đăng lúc: , Cập nhật
Kem hàn là một chất liệu quan trọng trong hàn gắn các chi tiết trong mạch điện tử. Vậy các bạn đã biết kem hàn là gì chưa? Có bao nhiêu loại kem hàn? Kem hàn tan chảy như nào? Nếu chưa biết hãy cùng CÔNG CỤ TỐT tìm hiểu thông qua video dưới đây nhé!
Video
Quan sát quá trình tan chảy của kem hàn. Ngày tải lên:
Giới thiệu về kem hàn và quan sát quá nguyên lý hoạt động của kem hàn
Giới thiệu về kem hàn
So với việc sử dụng thiếc chì dạng cuộn hoặc dạng thanh, kem hàn có những ưu điểm nổi trội. Đầu tiên, việc sử dụng kem hàn không đòi hỏi quá trình nấu chảy, giúp đơn giản hóa quá trình hàn và tiết kiệm thời gian. Hơn nữa, với khả năng thấm ướt xuất sắc, kem hàn giúp linh kiện bám dính mạnh mẽ vào bề mặt của bảng mạch in. Điều này đảm bảo rằng quá trình hàn diễn ra một cách dễ dàng và linh kiện được đảm bảo kết nối chặt chẽ. Từ đó, sản phẩm cuối cùng có thể đạt được chuẩn chất lượng cao như mong đợi.
Kem hàn hay còn được gọi là kem hàn dạng thiếc
Do đó, để đảm bảo an toàn cho người lao động và bảo vệ môi trường, nhiều quốc gia đã chuyển sang sử dụng kem hàn không chứa chì như kem hàn thiếc-bạc-đồng (Sn-Ag-Cu). Loại kem hàn này có hiệu suất tốt và không gây ra khói chì độc hại, làm cho quá trình hàn an toàn hơn cho tất cả mọi người tham gia.
Kem hàn gồm 2 thành phần chính là chì và thiếc
Một sô lưu ý khi sử dụng kem hàn:
- Để kem hàn có thể giữ được đặc tính cũng như đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng thì nên bảo quản kem hàn ở những nơi có nhiệt độ thấp, nhiệt độ lý tưởng được đưa ra là trong khoảng từ 2 đến 10 độ C.
- Thông thường kem hàn sẽ được đựng trong từng hộp riêng biệt, trong quá trình sử dụng bạn đã mở lắp ra và lấy kem hàn rồi thì nên đóng lắp ngay lại, hoặc nếu cần lấy thêm kem hàn thì nên đóng lại trong vòng một tiếng, để có thể tránh được bụi bẩn hay tạp chất bay vào làm giảm chất lượng kem hàn
- Nếu các bạn cần sử dụng kem hàn thì sau khi lấy kem hàn ra khỏi tủ đông, hãy lấy kem hàn ra trước khoảng 2 tiếng đồng hồ trước khi sử dụng, khoảng thời gian này kem hàn sẽ là khoảng giúp kem hàn lấy lại đặc tính ban đầu
- Một lưu ý cuối là trước khi sử dụng kem hàn hãy khuấy đều kem hàn lên, nếu thấy những cụ kem đông cứng hãy loại bỏ ngay.
Một vài lưu ý để phát huy hiệu quả khi sử dụng kem hàn
Tìm hiểu về công nghệ dán bề mặt SMT
Công nghệ SMT (Surface Mount Technology), hay còn gọi là công nghệ dán bề mặt, là một phương pháp quan trọng trong ngành điện tử. Nó cho phép linh kiện điện tử được gắn trực tiếp lên bề mặt của bảng mạch in (PCB - Printed Circuit Board). Các linh kiện điện tử được lắp đặt bằng cách dán chúng trên bề mặt của PCB, và do đó, chúng được gọi là linh kiện dán (SMD - Surface Mount Device).
Công nghệ SMT đã thay thế một phần lớn công nghệ trước đây sử dụng lỗ thông qua (xuyên lỗ) để lắp đặt các linh kiện. SMT được ưa chuộng vì khả năng tự động hóa cao, giúp giảm chi phí sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm. Nó cũng cho phép lắp đặt nhiều linh kiện có kích thước và hình dáng khác nhau lên cùng một bảng mạch in. Một điểm đặc biệt ở công nghệ SMT là nó sử dụng kem hàn là chất gắn kết.
Công nghệ SMT giúp nâng cao hiệu quả vả giảm giá thành
Một vài ưu điểm của công nghệ SMT:
- Những linh kiện điện tử ngày nay càng được tối ưu và có kích thước vô cùng nhỏ vì vậy việc hàn thủ công là điều vô cùng khó, nếu thực hiện được thì hiệu suất cũng không được cao. Chính vì vậy công nghệ SMT sẽ giúp hàn những liên kiện nhỏ được hiệu quả hơn
- SMT cho phép có thể thực hiên nếu mật độ thành phần và linh kiện trên PCB (bảng mạch in) cao hơn, giúp kết nối các thành phần một cách hiệu quả hơn.
- Các linh kiện điện tử có thể được gắn trên cả hai mặt của bảng mạch in PCB, tối ưu hóa sử dụng không gian.
- SMT có hiệu suất cơ học tốt hơn trong điều kiện va đập và rung động
- Các bảng mạch khhi sử dụng công nghệ SMT thường có điện trở và điện cảm thấp hơn, giúp cải thiện hiệu suất tín hiệu và tần số
- SMT giảm số lỗ cần khoan trên PCB, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất.
- Công nghệ SMT là tự động hóa, giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động, tăng tốc quá trình sản xuất và năng suất
Những ưu điểm của công nghệ SMT
Quá trình tan chảy của kem hàn
Quá trình tan chảy của kem hàn thực chât là một bước trong quy trình hàn SMT. Nếu các bạn thắc mắc kem hàn có liên quan gì đến công nghệ này thì kem hàn là một thứ không thể thiếu được của công nghệ SMT, keo hàn là chất gắn kết thành phần dán bề mặt và các bảng mạch in.Quá trình tan chảy của kem hàn thực chất là một bước trong quy trình SMT
Bước đầu cần thực hiện là thiết kế bảng mạch
Sau khi thiết kế hoàn tất, bản vẽ mạch in PCB sẽ được gửi đến các công ty sản xuất PCB và linh kiện điện tử để đặt hàng. Tại đây, bảng mạch in sẽ được sản xuất bằng cách khoan, cắt và định vị các vị trí linh kiện. Và linh kiện sẽ được cung cấp theo yêu cầu.
Linh kiện điện tử sẽ được cung cấp đến theo yêu cầu
Thiết lấp và lập trình các loại máy móc thực hiện công việc
Quá trình quét kem hàn đảm bảo rằng một lượng đủ kem hàn được áp dụng lên mỗi vị trí lắp đặt của linh kiện. Kem hàn này sẽ làm nhiệm vụ liên kết linh kiện với bảng mạch PCB bằng cách đóng đinh chặt sau khi bị đốt nóng.
Hình ảnh của một loại máy quét kem hàn
Một số lỗi liên quan đến kem hàn
Linh kiện sẽ được máy móc tự động gắp và đặt chính xác vào bảng mạch
Giai đoạn hàn reflow
Các giai đoạn nhiệt độ này bao gồm giai đoạn tiền hạn, giai đoạn đặt nhiệt độ, và giai đoạn làm nguội. Trong giai đoạn tiền hạn, bảng mạch PCB được nâng nhiệt độ từ nhiệt độ phòng lên nhiệt độ đặt trước. Sau đó, trong giai đoạn đặt nhiệt độ, nhiệt độ được duy trì ở mức cao để kem hàn nóng chảy và tạo ra các mối hàn. Cuối cùng, trong giai đoạn làm nguội, bảng mạch PCB sẽ được làm nguội dần dần để các mối hàn đông lại và sản phẩm hoàn thiện có thể lấy ra
Nhiệt độ cao làm kem hàn tan chảy và tạo ra các mối hàn
Nhiệt độ giảm, các mối hàn được làm nguội trở nên cứng dần