Dạy trẻ em về trách nhiệm với động vật

Đăng lúc: , Cập nhật

Động vật là những người bạn đáng yêu của trẻ em, nhưng không phải bạn nhỏ nào cũng biết chăm sóc và bảo vệ động vật đúng cách. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý một số cách để dạy trẻ em có trách nhiệm với động vật. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những thông tin bổ ích và giúp bạn nuôi dạy con cái thành những người bạn tốt của động vật.

Dạy trẻ em về trách nhiệm đối với động vật là khởi đầu cho một thế giới thân thiện hơn với động vật và tự nhiên

Tại sao cần dạy trẻ em về trách nhiệm với động vật?

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, nếu không được dạy dỗ tốt sẽ dẫn đến sự suy thoái của xã hội. Dạy trẻ thể hiện sự tôn trọng động vật đang dần trở nên phổ biến hơn đối với các bậc cha mẹ bởi cách trẻ em tương tác với động vật sẽ quyết định cách chúng đối nhân xử thế khi lớn. Hơn nữa, khi người lớn hướng dẫn trẻ em đối xử tốt với các loài vật cũng chính là đang giúp con chúng ta tránh xa hành vi bạo lực, thô bạo, nóng nảy và tạo ra lòng tử tế, ý thức làm việc tốt trong tâm hồn trẻ. 
Với tất cả những lý do trên, việc nuôi dạy và hướng dẫn con trẻ cách đối xử với động vật cho đúng là một việc vô cùng cần thiết, là hành trang quan trọng trong hành trình trưởng thành của trẻ.
Dạy con có trách nhiệm với động vật bằng cách cho tiếp xúc với động vật từ bé
Dạy con có trách nhiệm với động vật bằng cách cho tiếp xúc với động vật từ bé

Để động vật gần trẻ có an toàn không?

Nếu bạn có vật nuôi trong nhà, bạn và vật nuôi đã tạo ra một mối quan hệ thân thiết và quen thuộc với gia đình của bạn. Hãy ở bên cạnh để chăm sóc trẻ nhỏ và đồng thời luôn dành sự quan tâm đến vật nuôi dù bận rộn. Bạn cũng nên điều chỉnh và thiết lập những quy tắc mới cho chó hoặc mèo, đồng thời cho phép chúng tiếp xúc với những đồ chơi của trẻ trước khi đón bé đưa về nhà.
Người lớn cần hướng dẫn trẻ em rửa tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi
Người lớn cần hướng dẫn trẻ em rửa tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi
Bạn nên lưu ý rằng, trẻ nhỏ thường đưa tay vào miệng. Do đó, trẻ phải luôn rửa tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi hoặc đồ chơi của chúng, chén đĩa hoặc thức ăn của vật nuôi và tránh hôn thú cưng. Đặc biệt, tránh cho trẻ em mang thức ăn, đồ uống, bình sữa, núm vú giả hoặc đồ chơi vào khu vực của động vật.

Vai trò của người lớn trong việc dạy trẻ em có trách nhiệm với động vật

Vai trò của gia đình

Phụ huynh có vai trò rất quan trọng và cần thiết trong việc dạy trẻ về trách nhiệm đối với động vật. Gia đình là cái nôi để trẻ bắt đầu hình thành tư duy và hành vi của mình đối với thế giới xung quanh, và động vật là một phần quan trọng trong thế giới đó. Những thành viên trong gia đình có thể tạo ra những cơ hội quan trọng để trẻ học cách yêu thương, tôn trọng và chăm sóc động vật.
Gia đình hình thành tư duy và trách nhiệm cho trẻ bằng cách tham quan thủy cung
Gia đình hình thành tư duy và trách nhiệm cho trẻ bằng cách tham quan thủy cung
Gia đình có thể giúp hình thành tư duy đạo đức và trách nhiệm đối với động vật cho trẻ bằng việc thúc đẩy trẻ tham gia vào các hoạt động và dự án bảo vệ động vật hoặc ủng hộ các tổ chức bảo vệ động vật. Những giá trị này sẽ tồn tại trong tâm hồn của trẻ suốt đời, cùng với đó đóng góp vào việc bảo vệ động vật và môi trường tự nhiên.

Vai trò của nhà trường và nền giáo dục

Hệ thống giáo dục không chỉ đóng vai trò trong việc truyền đạt kiến thức học thuật, mà còn có nhiệm vụ giáo dục và hình thành nhân cách của học sinh, bao gồm việc xây dựng ý thức và trách nhiệm đối với thế giới xung quanh, kể cả động vật.
Nhà trường cung cấp kiến thức và thông tin về động vật thông qua các bài học của các môn học và chương trình giáo dục:Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, lớp 2, lớp 3); Khoa học (lớp 4, lớp 5); Khoa học tự nhiên (từ lớp 6 đến lớp 9). Giáo viên có thể giúp học sinh hiểu về cơ cấu xã hội của động vật, cách chúng sống, và vai trò của chúng trong hệ sinh thái tự nhiên. Điều này có thể giúp học sinh phát triển một tư duy đúng đắn về động vật và thúc đẩy ý thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ và tôn trọng chúng.
Nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa về động vật cho học sinh
Nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa về động vật cho học sinh
Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa và dự án trong trường học có thể giúp học sinh tham gia trực tiếp vào việc bảo vệ động vật và môi trường. Thông qua việc tham gia vào các tổ chức tình nguyện, hoạt động bảo vệ động vật, hoặc dự án nghiên cứu về động vật, học sinh có thể học cách đóng góp vào việc bảo vệ động vật và thực hiện trách nhiệm đối với họ.

15 cách để trẻ đối xử tử tế với động vật

Hãy là tấm gương cho trẻ

Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ và thể hiện tình yêu của bạn với động vật cho con thấy là điều cần thiết. Nếu bạn yêu quý thú cưng và cho con chứng kiến, chúng sẽ học hỏi từ bạn và yêu quý thú cưng của chúng hơn, từ đó phát triển toàn diện. Chẳng hạn, bạn đảm bảo rằng thú cưng của mình được chăm sóc tốt, cho con vật luôn được ăn uống đầy đủ và có nước sạch để uống. Niềm vui khi sở hữu động vật là lý do khiến mọi người chọn nuôi thú cưng. Thông thường, các loài thú cưng cũng rất trung thành với chủ và sẽ yêu thương chủ vô điều kiện suốt đời.
Mẹ giải đáp những vấn đề về động vật cho con
Mẹ giải đáp những vấn đề về động vật cho con
Khi trẻ còn rất nhỏ, bạn hãy giải thích các vấn đề sức khỏe của thú cưng. Bằng cách này, đứa trẻ sẽ hiểu rằng thú cưng của chúng cần được quan tâm và chăm sóc để luôn khỏe mạnh.

Đọc sách về việc đối xử tử tế với động vật

Bất kỳ bài học tuyệt vời nào cũng bắt đầu từ một cuốn sách, vì vậy hãy bắt đầu cuộc trò chuyện về lòng tốt với động vật bằng cách đọc sách cùng con mình. Một số cuốn sách bạn có thể tham khảo và tìm mua như: “Hachiko - Chú chó đợi chờ” của nhà văn Luis Prats, “Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó” sáng tác bởi Luis Sepúlveda, “Chúc một ngày tốt lành” của Nguyễn Nhật Ánh,...
​Trẻ em đọc sách về động vật
Trẻ em đọc sách về động vật

Hỗ trợ trạm cứu hộ động vật địa phương

Hãy tìm hiểu thêm về động vật vô gia cư xung quanh mà các bạn có thể giúp đỡ. Bạn có thể góp sức bằng các quyên góp cho trạm cứu hộ động vật tại địa phương của bạn hoặc cho con dành thời gian làm tình nguyện - nhiều trạm cứu hộ có các chương trình tình nguyện dành cho trẻ em hoặc gia đình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự thiết lập một trạm cứu hộ cho động vật giả tưởng của riêng mình để dạy con.
Khu cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me - tỉnh Kiên Giang
Khu cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me - tỉnh Kiên Giang

Nhận nuôi động vật, đừng mua

Nếu bạn đang cân nhắc việc nuôi thú cưng tại nhà, hãy nhận nuôi từ trạm cứu hộ động vật ở địa phương thay vì mua từ nhà lai tạo hoặc cửa hàng thú cưng.
Trước khi con bạn bắt đầu học cách chăm sóc động vật, bạn có thể dạy chúng giá trị của việc nhận nuôi hoặc nuôi dưỡng thú cưng. Nếu bạn không thể nhận nuôi vào thời điểm này, bạn và con luôn có thể tình nguyện tại nơi trú ẩn trạm cứu hộ địa phương hoặc Hội Nhân đạo. Đối với trẻ em, phụ huynh nên chú ý đến cung cấp một hoạt động thú vị và bổ ích dạy trẻ giá trị của việc chăm sóc những người bạn bốn chân của chúng.

Giao cho con bạn trách nhiệm chăm sóc thú cưng

Con bạn sẽ thích nuôi thú cưng, chủ yếu thông qua cách bạn dạy chúng chăm sóc động vật ngay từ khi còn nhỏ. Tất nhiên, ý tưởng này áp dụng cho trẻ em khoảng 3 hoặc 4 tuổi trở lên. Ở độ tuổi này, bạn có thể giúp con với những nhiệm vụ đơn giản như đặt thức ăn vào khay và chơi với thú cưng mỗi ngày. Khi con bạn trưởng thành, bạn có thể giao cho các bạn nhỏ nhiệm vụ cho động vật ăn, tắm. Ngoài ra, bé có thể muốn đi cùng bạn và thú cưng đến bác sĩ thú y để khám chữa bệnh, hoặc bất kể nhiệm vụ cụ thể mà con bạn có thể đảm nhận. Chúng sẽ vô hình nhận được món quà đặc biệt là sự gắn kết với thú cưng và chứng kiến được sự phát triển của “pet” dưới sự chăm sóc của mình.
​Giao cho con trách nhiệm tắm cho chó
Giao cho con trách nhiệm tắm cho chó
Nếu bạn không có thú cưng của riêng mình, hãy đề nghị giúp đỡ hàng xóm hay bạn bè hoặc chăm sóc giả tưởng cho thú nhồi bông! Cha mẹ cần dạy trẻ những điều cần làm mỗi ngày để giữ cho những chú chó, chú mèo,... khỏe mạnh và vui vẻ. Tốt nhất bạn nên trang bị cho con bạn những phương pháp chăm sóc mà thú cưng có thể cần khi ốm, chẳng hạn như đưa chúng đến bác sĩ thú y. Một hoạt động thú vị khác, nhưng cần thiết, đó là dắt chó đi dạo hoặc bạn có thể chỉ cho bé cách tránh cho cá vàng ăn quá nhiều.
Dạy trẻ nhỏ bằng cách cho tiếp xúc với thú nhồi bông
Dạy trẻ nhỏ bằng cách cho tiếp xúc với thú nhồi bông

Tìm hiểu về nhu cầu của động vật

Đối xử tử tế với động vật bao gồm việc chăm sóc chúng đúng cách. Hãy dạy con bạn về cuộc sống của động vật.  Bằng cách này, trẻ sẽ tìm hiểu về các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của động vật và thấy được mối liên hệ giữa thú cưng và con người. Nó sẽ giúp những đứa trẻ hiểu lý do tại sao thú cưng của chúng cần được chăm sóc để khỏe mạnh và sống lâu hơn.

Ghé thăm trạm cứu hộ động vật, sở thú hoặc thủy cung

Một tình huống khác giúp con bạn hiểu rõ hơn về hành vi và môi trường của động vật là đến thăm sở thú, trạm cứu hộ hoặc thủy cung. Một tour du lịch với hướng dẫn viên được đào tạo sẽ cung cấp tất cả các thông tin, qua đó cũng nâng cao trải nghiệm học tập cho bé. Bé có thể xem một chương trình thú vị được tường thuật trên TV, nhưng một chuyến đi đến sở thú mang đến cho con bạn cái nhìn cận cảnh về những con vật yêu thích của chúng. Nói chung, các chuyến thăm đến các cơ sở như vậy cũng sẽ giúp xây dựng những kỷ niệm tích cực về việc học tập cùng nhau trong gia đình.
Giúp con hiểu rõ động vật bằng cách tham quan sở thú
Giúp con hiểu rõ động vật bằng cách tham quan sở thú

Tự làm đồ ăn cho chó của bạn

Bạn có thể tự tay làm đồ ăn vặt như khoai tây nghiền, bánh quy,... cho chó của bạn, chó của hàng xóm hoặc thậm chí là chó ở trạm cứu hộ địa phương.
- Cách chế biến khoai tây tây nghiền cho chó:
  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: cà rốt, khoai tây, thịt nguội, trứng gà, bắp cải, thịt nạc (có thể thêm bớt tùy ý)
  • Cắt khoai tây thành từng miếng nhỏ, sau đó đựng vào túi bảo quản thực phẩm. Đun nóng trong lò vi sóng khoảng 10 phút. Sau đó, dùng máy nghiền hoặc dụng cụ nghiền nhuyễn khoai tây.
  • Cà rốt lột vỏ và xắt hạt lựu. Nếu không có lò vi sóng, bạn có thể trộn lẫn với khoai tây. Hãy thêm một chút nước và ít muối. Sau đó, đun trong nồi áp suất và tắt bếp sau khi nồi bốc hơi 3-5 phút.
  • Trứng gà để nguyên vỏ, luộc trong khoảng 7-8 phút. Sau đó, hãy vớt bỏ trứng vào nước lạnh. Tiếp theo, xắt nhỏ trứng thành từng hạt lựu.
  • Bắp cải cần được sơ chế sạch sẽ, sau đó thái thành từng sợi nhỏ và đun chín.
  • Thịt nạc luộc chín, xắt thành từng miếng nhỏ vừa miệng cún cưng. Hãy xào trên lửa vừa và thêm một chút muối.
  • Cuối cùng, trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau. Bạn có thể cho cún ăn ngay lập tức hoặc kết hợp với cơm hoặc hạt khô. 
* Một vài lưu ý khi làm món khoai tây nghiền cho cún:
  • Khi đun khoai tây bằng lò vi sóng, do khoai tây có hàm lượng nước thấp, cần phải cho thêm nước để tránh tình trạng khoai tây bị khô quá.
  • Lòng trắng trứng gà chứa nhiều protein, không phù hợp với chó có đường ruột yếu hoặc tiền sử bị dị ứng. Bạn có thể tách riêng lòng đỏ trứng và loại bỏ lòng trắng. Lòng đỏ trứng có tác dụng tốt cho việc dưỡng lông chó. 
Khoai tây - Nguyên liệu chế biến đồ ăn vặt cho chó
Khoai tây - Nguyên liệu chế biến đồ ăn vặt cho chó
- Cách chế biến bánh quy cho chó:
  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm:
8 chén bột mì
2 thìa canh mật mía
2 thìa canh mật ong nguyên chất
1/4 chén rau mùi tây khô
1/4 chén lá bạc hà khô
1/4 chén hạt hướng dương
½ - 2 chén nước ấm
2 thìa canh dầu oliu
1 lòng trắng trứng (không bắt buộc)
  • Bật lò với nhiệt độ 375 độ F (~190 độ C).
  • Cho bột mì vào lò và nướng trong vài phút cho đến khi bột ấm lên. Sau đó, lấy ra và tạo một lỗ ở giữa.
  • Đổ từ từ mật mía, mật ong và nước vào và trộn đều cho đến khi hình thành một khối bột dẻo. Khi đạt được độ dẻo và ẩm mong muốn, bọc tô lại và để nghỉ trong khoảng 15 phút.
  • Sau khi bột đã được ủ, tiếp tục tạo một lỗ ở giữa bánh và thêm dầu ăn, thảo mộc và hạt vào. Trộn đều và tạo thành những viên nhỏ hình tròn.
  • Rắc một thìa canh bột áo lên tấm nướng bánh và đặt những viên bột tròn lên khay nướng. Sử dụng dĩa cán dẹt để làm phẳng từng chiếc bánh xuống khoảng 1/4 inch. Để bánh trở nên giòn hơn, ấn phẳng bột khoảng 1/8 inch và quét lòng trắng trứng lên bề mặt bánh.
  • Cuối cùng, đặt bánh vào lò nướng và nướng trong khoảng 40 phút cho đến khi bánh có màu vàng đều. Khi bánh chuyển sang màu vàng nhạt, như màu bánh quy thông thường, thì tắt lò. Để bánh trong lò qua đêm cho thật khô. Sau đó, lấy bánh ra và để nguội. Khi bánh đã nguội, bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh. 
* Một vài lưu ý khi làm bánh quy cho cún: Bạn cần đảm bảo rằng chó nhà bạn không có dị ứng với bột mì, Gluten hoặc bất kỳ loại hạt nào có trong thành phần bánh quy. Nếu có, không nên sử dụng những nguyên liệu đó để tránh nguy cơ gây dị ứng thức ăn.
- Những lưu ý chung về làm thức ăn cho chó tại nhà:
Hạn chế cho chó ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên,...
Hạn chế cho chó ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên,...
  • Theo các bác sĩ thú y, không nên sử dụng nhiều gia vị trong chế biến thức ăn cho chó. Vì vậy, khi tự làm thức ăn cho chó, bạn không cần thêm gia vị. Dù gia vị có thể làm món ăn hấp dẫn hơn, nhưng chú chó không cảm nhận như vậy.
  • Hạn chế cho chó ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các món ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên… Việc này giúp tránh tình trạng chó béo phì và thừa cân, từ đó gây ra các vấn đề gây ra bệnh tim mạch và xương khớp. Ngoài thịt lợn và rau, chế độ dinh dưỡng cho chó cần bổ sung các loại thực phẩm như trứng gà, cá, khoai lang, táo, bí ngô, đậu nành,...

Làm đồ chơi cho thú cưng

Bạn có thể dạy trẻ tự làm đồ chơi để tặng cho các em chó, mèo cực dễ dàng. Tại sao nên tự làm đồ chơi cho thú cưng? Bởi vì:
  • Tiết kiệm chi phí, không phải mua đồ chơi mới từ cửa hàng.
  • Tận dụng được những đồ cũ đã qua sử dụng.
  • Không cần lo thú cưng thiếu đồ chơi và gặm đồ linh tinh trong nhà nữa.
  • Tạo sự gắn kết giữa con bạn và vật cưng khi cả hai cùng chơi với nhau.
  • Giúp con thỏa sức sáng tạo khi thiết kế các món đồ chơi. 
- Cách làm cần câu cho thú cưng chơi:
  • Nguyên liệu: 1 cây gỗ hoặc nhựa dài khoảng 1m làm cần câu; 1 đoạn dây dù (loại tốt) 1,5m; bóng cao su, khúc xương hoặc món đồ nhỏ mà pet cưng thích.
  • Buộc một đầu dây dù vào cần câu, đầu còn lại buộc chắc vào đồ chơi mồi câu.
Cần câu cho thú cưng chơi
Cần câu cho thú cưng chơi

- Cách làm xương gặm cho chó:
  • Nguyên liệu: Một miếng vải kaki vuông (kích thước tùy vào mong muốn và khung hàm của chó), nên tận dụng vải cũ từ quần và áo là tốt nhất; một lượng bông gòn vừa đủ nhồi căng vỏ xương; kéo; kim; chỉ.
  • Sử dụng bút dạ để vẽ một hình chiếc xương lên bề mặt của tấm vải.
  • Sử dụng kéo để cắt vải theo hình đã vẽ, lưu ý cắt thừa ra so với đường vẽ khoảng 1cm. Mục đích để viền khi may không bị co lại và giảm kích thước so với hình vẽ ban đầu. Bạn cần chuẩn bị 2 mảnh vải hình chiếc xương để ráp lại.
  • Dùng kim may và chỉ thật chắc chắn để may kín hai tấm vải vừa cắt, nhưng hãy để hở một đầu của xương.
  • Lộn miếng vải vừa được may sao cho vết kim may quay vào bên trong. Nhồi bông gòn thật chặt vào phần xương, sau đó, hãy khâu kỹ viền ngoài để tránh việc chó cắn mạnh có thể làm rách và làm bông gòn bung ra.
  • Nếu bạn muốn, bạn có thể may thêm dây để dễ dàng cầm nắm hoặc chơi đùa với thú cưng của mình. 
Xương handmade cho chó chơi
Xương handmade cho chó chơi

- Những lưu ý khi làm đồ chơi tại nhà cho thú cưng:
  • Để tránh chú chó nhầm lẫn giữa đồ của bạn và đồ chơi, hãy tránh sử dụng đồ cũ mà vẫn mang mùi hương cơ thể của bạn và mọi người trong gia đình. Trước khi tái sử dụng đồ cũ làm đồ chơi, bạn nên giặt sạch sẽ chúng.
  • Khi làm đồ chơi, hãy chú ý làm sao cho các món đồ đó lớn hơn so với miệng của thú cưng để tránh tình huống chúng nuốt phải đồ vật.
  • Nếu bạn có chó, mèo con, hãy làm các đồ chơi mềm và dễ cắn hoặc gặm để chúng thoải mái. Đối với chó, mèo lớn, bạn có thể làm đồ chơi cứng hơn để phù hợp với hàm răng và sức cắn của chúng.
  • Có một số đồ chơi yêu cầu sử dụng thức ăn để tạo ra sự kích thích. Bạn có thể đặt thức ăn khô bên trong đồ chơi để giúp vật cưng chơi đồ chơi một cách sạch sẽ hơn. Tuyệt đối tránh sử dụng thức ăn ướt trong đồ chơi để tránh bị ướt và có mùi.
  • Hãy thay thức ăn bên trong đồ chơi mỗi 2 ngày/tuần để duy trì vệ sinh tốt. 

Quan sát động vật hoang dã

Trẻ em có thể gắn kết với vật nuôi trong nhà, tại trung tâm thú cưng, vật nuôi trong lớp học và thậm chí cả con mèo hàng xóm luôn đi lang thang trong khu nhà. Những sinh vật này có thể khơi dậy tình yêu động vật mãi mãi ở trẻ nhỏ, nhưng những cuộc gặp gỡ với động vật hoang dã có thể cực kỳ đặc biệt. Khi trẻ em có cơ hội nhìn thấy động vật hoang dã, một thế giới kỳ diệu hoàn toàn mới có thể mở ra. Và các loài động vật không cần phải lớn hoặc kỳ lạ: ngay cả những sinh vật hoang dã phổ biến như vịt, sóc và chim sân sau cũng sẽ mang lại cảm giác hồi hộp cho trẻ em. Nhìn thấy động vật hoang dã trong tự nhiên có thể trở thành ký ức quý giá của một đứa trẻ. Động vật hoang dã có những phẩm chất nhất định khiến chúng trở nên bí ẩn và thú vị đối với trẻ em. Nhà của động vật hoang dã khác với nhà của chúng ta, và được xây dựng bởi chính các loài động vật. Động vật hoang dã phải tự tìm thức ăn, và chúng ăn "những thứ kỳ lạ" như bọ và giun. Chúng có sức mạnh đặc biệt như bay, đào và leo trèo (điều mà trẻ em thường tưởng tượng), và các loài động vật quyết đinh thời gian và địa điểm để trẻ em nhìn thấy, chứ không phải ngược lại.
Cho trẻ em gặp gỡ động vật hoang dã
Cho trẻ em gặp gỡ động vật hoang dã

Xây dựng kết nối, đồng cảm và quản lý

Khi trẻ em ở ngoài trời và bắt gặp một con vật, chẳng hạn như những con vịt, hoặc khi chúng bước vào không gian của động vật (thiên nhiên), chúng sẽ cảm thấy may mắn, cứ như thể được mời vào một thế giới đặc biệt. Đưa một đứa trẻ đến một nơi hoang dã, vườn bách thú hoặc thậm chí chỉ là sân trường, nơi có cơ hội nhìn thấy động vật hoang dã có thể giúp trẻ phát triển tình yêu bẩm sinh đối với động vật. Một cơ quan nghiên cứu phát triển cho thấy, những đứa trẻ được hỗ trợ trong tình yêu đối với động vật có xu hướng khái quát hóa tình yêu đó với các sinh vật sống khác, chẳng hạn như thực vật và thiên nhiên. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi trẻ em được khuyến khích chăm sóc động vật, chúng có xu hướng nhạy cảm và quan tâm đến người khác hơn. Vì vậy, bằng cách gắn kết tình yêu của trẻ em đối với động vật, bạn cũng đang giúp nuôi dưỡng những cảm giác kết nối và quản lý quan trọng đó.
​Trẻ em tiếp xúc với động vật
Trẻ em tiếp xúc với động vật
Nhiều nhà giáo dục lo ngại rằng trẻ em sẽ la hét, đuổi theo động vật hoặc thậm chí là bọ. Đúng là trẻ em có thể sẽ làm tất cả những điều này! Đó là điều bình thường, một phần trong cách trẻ em học cách chơi bằng sức mạnh của chính mình và khám phá sự tổn thương. Sự thật là, trẻ em đang làm những điều này để học. Chúng muốn biết "chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi......" Và cách tốt nhất để tìm hiểu là thử nó. Khi nhìn thấy những ảnh hưởng của hành vi của chúng đối với động vật, trẻ em tìm hiểu về khả năng của chính mình và những tác động mà chúng có. Khi trẻ em có kinh nghiệm với động vật, chúng tìm hiểu về sự khác biệt và tương đồng, nhu cầu (như thức ăn, nơi trú ẩn, nước và không gian), lòng trắc ẩn và sự đồng cảm có thể phát triển và sâu sắc hơn.

Cảm ơn những người chăm sóc động vật

Những người chăm sóc động vật hàng ngày như bác sĩ thú y, nhân viên kiểm soát động vật, nhân viên cứu hộ động vật và tình nguyện viên.
Nhân viên chăm sóc động vật ở một trạm cứu hộ
Nhân viên chăm sóc động vật ở một trạm cứu hộ

Giữ thú cưng của bạn an toàn khỏi người lạ

Khi mọi người nhìn thấy thú cưng, đa phần họ yêu mến chúng và muốn chơi với chúng. Nhưng đôi khi những tai nạn không mong muốn có thể xảy ra và không phải lúc nào lỗi cũng là do thú cưng. Vì vậy hãy chỉ con bạn cách dạy một con vật đối phó trước khi người lạ làm hại nó.

Giúp con bạn hiểu chúng đang giúp duy trì một môi trường lành mạnh

Dạy cho con bạn tại sao việc giữ môi trường sạch sẽ là điều cần thiết và tại sao chúng cần giúp duy trì nó. Đây là một cách dạy chúng cách thể hiện sự tôn trọng đối với động vật.

Dạy trẻ về thú cưng và quyền của chúng

Nếu có thể, bạn nên luôn đảm bảo con bạn biết rằng thú cưng là thành viên trong gia đình và không được ngược đãi hoặc làm tổn thương chúng. Điều này sẽ giúp trẻ em hiểu việc ngược đãi động vật là sai trái như thế nào. Động vật là sinh vật sống giống như chúng ta.

Đảm bảo con bạn cảm thấy thoải mái khi nói về cảm xúc của mình

Nhiều bậc cha mẹ sẽ không thảo luận về vấn đề sức khỏe của thú cưng với con vì họ muốn bảo vệ và che chở chúng khỏi sự thật. Nếu bạn đảm bảo rằng con bạn không che giấu cảm xúc của mình với động vật, chúng có thể bắt đầu bày tỏ với và trao lại cho bạn sự tin tưởng tương tự.

Kết luận

Trong hành trình giáo dục và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ, việc dạy chúng về trách nhiệm đối với động vật không chỉ là một nhiệm vụ, mà còn là một trách nhiệm vô cùng quan trọng trong việc tạo ra một tương lai tươi sáng và bền vững. Chúng ta không chỉ đang xây dựng một thế hệ tương lai biết quan tâm và chia sẻ với các loài động vật, mà còn đang góp phần vào việc bảo vệ và duy trì sự đa dạng sinh học của hành tinh.

Nguồn tham khảo

Trong quá trình tìm hiểu thông tin để hoàn thiện bài viết này, chúng tôi có tham khảo một số dữ tiệu theo đường link dưới đây. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các tác giả (tên được in đậm ngay sau tên tư liệu). Chúng tôi cũng không chịu bất cứ trách nhiệm gì nếu nội dung tham khảo bị thay đổi bởi bên thứ ba sau khi chúng tôi đăng bài viết này.

 
gọi Miễn Phí