1. Làm sạch lớp sơn cũ
Bạn không nên để nguyên hiện trường của bước tường cũ mà phải tiến hành làm sạch lớp nước sơn cũ trước. Tiếp theo bạn làm sạch bề mặt, khử trùng, tẩy rửa lớp rêu bám trên tường cũng những chỗ loang lỗ làm thấm dột trên tường nhà. Để thực hiện thì bạn cần chuẩn bị những vật dụng chuyên dụng sau: Dao để cạo các vết lồi lõm trên mặt tường; Chổi lớn để san keo cho đều; Giấy nhám để dánh mịn bề mặt tường.
2. Trét bột bả
Bột bả có tác dụng làm phẳng bề mặt, do vậy bạn để cho lớp sơn nước mới được đẹp thì bạn đừng quên trét lớp bột bả này lên trước nhé. Lớp bột bả này vừa giúp giảm chi phí sơn, vừa làm phẳng bề mặt bê tông nhằm giúp tiết kiệm diện tích sơn hiệu quả.
3. Sơn lót chống thấm, chống ẩm cho tường nhà
Để nâng cao chất lượng của bức tường, cũng như phòng ngừa các hiện tượng ẩm móc, nứt nẻ của trần, tường, mái nhà thì nhất định bạn phải dùng lớp sơn lót trước. Lớp sơn lót chuyên dụng sẽ giúp bạn xử lý triệt để các khe hở, vết nứt để đảm bảo không còn xảy ra trường hợp thấm dột, nước đọng làm xuất hiện các vết loang ố, rêu bám trên bức tường sau này.
4. Sơn phủ lớp cuối cùng
Sau khi bạn sơn lót xong thì tiến hành sơn phủ, sơn phủ chính là bước cuối cùng để hoàn thành bức tường của bạn. Lớp sơn phủ này vừa có tác dụng bảo vệ lại vừa có tác dung trang trí, nó quyết định vẻ đẹp thẫm mỹ của ngôi nhà bạn.
Với cách sơn lại tường cũ, bạn có thể tham khảo cách tạo màu sao cho phù hợp với căn nhà của mình tại đây.