1. Kĩ thuật gieo hạt
- Hạt lấy về xử lý cần được xử lý để gieo ngay, để lâu sẽ mất sức nảy mầm. Để sau 2 tuần tỷ lệ nảy mầm chỉ còn 5%. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm là 25 độ C, nhiệt độ cao hơn 30 độ C sức nảy mầm kém và cao hơn nữa (>33 độ C) hạt sẽ mất sức nảy mầm.- Ngâm hạt trong nửa ngày, vớt ra cạo núm ngâm vào nước vôi trong sau 2 - 3 giờ rồi ủ vào cát ẩm 3 - 4 ngày, hạt nhú mầm bằng hạt đậu tương thì đem gieo.
- Đặt hạt nằm ngang, tránh phơi mầm lên trên hoặc xuống dưới. Độ sâu lấp hạt khoảng 2 - 3cm.
- Thường xuyên tưới nước đủ ấm, bảo đảm độ ẩm đất 70 - 80% độ ẩm bão hòa, xới xáo, phá váng, nhổ cỏ dại và sau khoảng một tháng bón thúc cho cây con bằng nước phân chuồng pha loãng 1: 10 hay phân N với nồng độ 1%. Chú ý phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
2. Kĩ thuật chiết cành
- Chiết cành là phương pháp nhân giống nhãn phổ biến nhất hiện nay. Khi thực hiện phương pháp này, những người trồng nhãn sẽ chọn ra cây nhãn sinh trưởng tốt nhất để lấy cành bánh tẻ làm cành chiết.
- Sau khi đã chọn được cành chiết, người ta dùng dao sắc để cắt khoanh vòng 2 – 3 cm ở vỏ và cạo sạch tượng tầng rồi bó bầu ngay.- Vật liệu bó bầu có thể là rễ Lục Bình, rơm rạ băm nhỏ, mùn cưa, trấu,…trộn cùng với đất mầu và tơi xốp với tỷ lệ: 2/3 đất : 1/3 những vật liệu trên rồi tưới nước đủ ẩm ( khoảng 70%). Sau đó, dùng nilông trong để bó bầu.
- Thông thường bầu có trọng lượng khoảng 150 – 300gr, chỗ phình to nhất là 6 – 8cm, và dài 10 – 12cm. Sau khoảng 1,5 – 2 tháng chỗ bó bầu sẽ ra rễ, cho đến khi rễ thứ cấp ra đều và chuyển sang màu vàng thì cắt cành chiết, giâm ở vườn ươm đến khi cây ra được 1 đợt đọt non thì có thể bứng ra trồng.
3. Kĩ thuật ghép mắt
Trong trường hợp muốn đổi nhanh giống bằng một giống nhãn có năng suất và phẩm chất tốt hơn người ta sẽ sử dụng kĩ thuật ghép mắt.
Ngoài kỹ thuật trồng nhãn, bạn có thể tham khảo các kinh nghiệm và trồng cây ăn quả khác tại Công Cụ Tốt.