Những điều cần biết để phòng tránh tốc mái nhà khi có bão

,

Bão lớn đổ bộ là một thiên tai thường xuyên xảy ra tại nước ta, nó mang đến rất nhiều hiểm họa, với cường độ gió xiết mạnh có thể làm nhiều ngôi nhà bị tốc mái, đổ sập rất nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu về những cách phòng tránh tốc mái nhà hay nguyên do tại sao nhà của bạn lại bị tốc mái trong bài hỏi đáp dưới đây.

Những điều cần biết để phòng tránh tốc mái nhà khi có bão

Trong cơn bão tốc độ của gió trên mái nhiều hơn tốc độ dưới mái khiến áp suất phía trên mái nhỏ hơn áp suất bên dưới nó theo định lý Bernoullis.Từ đó Áp suất cao hơn bên dưới mái sẽ nâng mái lên và khiến nó bị thổi bay.

Bão cấp 9 với sức gió 75km/h.

Khi cơn bão có sức gió 75km/h trở lên bạn có thể nhìn thấy một số thiệt hại gây ra rõ ràng đối với cảnh quan. Bắt đầu từ vận tóc này gió đã có thể nâng các tấm ván lợp lỏng lẻo, gẫy đổ cây yếu và gây hư hại cho căn nhà. Bão có sức gió 75km/h được xếp vào bão cấp độ 9 dựa theo bảng Cấp gió Beaufort của Việt Nam dươi đây.
Bảng đo cấp độ bão
Nguồn : Wikipedia

Một mái nhà chỉ có thể chịu được gió bão nếu nó được lắp đặt tốt và được bịt kín

Bước đầu tiên để ngăn ngừa hư hại mái nhà là kiểm tra nó trước khi sắp có bão. Các mái nhà không có khả năng chống chọi tốt với gió lớn khi chúng bị hư hỏng hoặc có khuyết tật kể cả những vấn đề nhỏ nhất cũng có thể trở thành vấn đề lớn khi mái nhà của bạn hứng chịu gió lớn. Các loại vật liệu tốt cùng kết cấu mái không bị cong, vênh, gãy,.. là những yếu tố đầu tiên giúp tăng khả năng chịu đựng của mái nhà bạn trước cơn bão.
 
Dùng nẹp chống bão

Một biện pháp hữu ích khác để ngăn chặn tốc mái là việc sử dụng các kẹp chống bão, ke chống bão, cùm tôn nẹp chặt mái nhà để giữ chúng cố định trước cơn gió. Tuy nhiên hãy đảm bảo là lớp kẹp này được phủ kín những điểm trọng yếu và cố định chặt chẽ, bạn sẽ không muốn thấy cảnh một nửa mái nhà bay đi và nửa còn lại nằm chổng trơ đâu.


Tất nhiên là không. Hãy đảm bảo tất cả cửa sổ, khe hở được bịt kín, gió to có thể kéo theo rất nhiều dị vật và làm rối tung căn nhà của bạn, chưa kể mở cửa là cách nhanh nhất giúp mái nhà của bạn biết bay.

Các loại vật liệu để làm mái thích hợp cho những khu vực thường xuyên có bão lũ là tấm lợp kim loại, gạch ngói bê tông, mái đá phiến.

Tấm lợp kim loại

Mái kim loại ( Mái tôn ) có thể không phải là lựa chọn hấp dẫn nhất đối với nhiều gia chủ, nhưng đó là lựa chọn an toàn nhất, chắc chắn nhất hiện có. Sống ở một khu vực dễ xảy ra bão thì một mái nhà bằng kim loại có thể chống lại sức gió lớn tốt làm cho nó trở thành giải pháp chống lật mái tốt nhất.
Hệ thống mái lợp kim loại đắt hơn so với tấm lợp giá rẻ, nhưng chúng tồn tại lâu hơn và bền hơn bất kỳ loại mái lợp nào khác.

Gạch ngói bê tông

Gạch ngói bằng đất sét hoặc bê tông là lựa chọn có tính thẩm mỹ hơn. Thiết kế cong giúp nó có khả năng chịu gió khá tốt, với khả năng chống chịu lên tới khoảng 130 dặm / giờ. Đủ khả năng chống chịu các trận gió lớn.

Gạch đá phiến

Gạch đá phiến là một lựa chọn thân thiện với môi trường hơn cùng phong cách kiểu Châu Âu được nhiều gia chủ yêu thích. Chúng thường nặng hơn các loại và đắt hơn rất nhiều, mặc dù khả năng chống tốc độ gió trung bình của chúng thấp hơn một chút - khoảng 110 dặm / giờ tuy nhiên cần phải đảm bao tay nghề lợp ngói.
Ưu điểm lớn nhất của tấm lợp bằng đá phiến, ngoài vẻ đẹp tự nhiên, là tuổi thọ. Mái lợp bằng đá phiến thường đi kèm với bảo hành 50 năm và được làm từ vật liệu chất lượng cao nên chúng có thể kéo dài đến 100 năm nếu được bảo trì thích hợp.

Khi bị tốc mái, việc đầu tiên cần làm là sơ tấn và tránh trú tới nơi an toàn vì ở trong một căn nhà không có mái trong cơn bão chả khác nào là tự sát. Sau khi cơn bão qua hãy gọi các đội chuyên nghiệp để khắc phục thiệt hại.

Tìm hiểu thêm

 
gọi Miễn Phí