Hướng dẫn lựa chọn đĩa cưa phù hợp

Đăng lúc: , Cập nhật

Một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất mà người ta có thể tìm thấy trong hầu hết mọi không gian làm việc là “lưỡi cưa tròn” hay còn gọi là “đĩa cưa”, “cưa đĩa”. Vậy đĩa cưa được cấu tạo như thế nào và có những lưu ý gì cho người sử dụng để lựa chọn được một đĩa cưa phù hợp với công việc và nhu cầu? Trong bài viết dưới đây, CÔNG CỤ TỐT sẽ chia sẻ tất cả những điều này.

Đĩa cưa được cấu tạo thế nào và cách lựa chọn đĩa cưa ra sao, hãy cùng Công Cụ Tốt tìm hiểu và lựa chọn nhé

ĐĨA CƯA LÀ GÌ?

Đĩa cưa là một loại cưa có hình tròn dùng để cắt, xẻ nhiều loại vật liệu khác nhau như gỗ, nhựa, thép, sắt,… và nhiều vật liệu khác. Đĩa lưỡi cưa đặc trưng với viền răng cưa xung quanh đĩa.

Đĩa cưa được sử dụng kết hợp với máy cưa, máy mài, máy cắt đa năng,… Những đĩa cưa có đường kính nhỏ thích hợp với các máy cắt cầm tay gọn nhẹ còn những đĩa cưa có đường kính lớn hơn thích hợp với những loại máy cưa bàn, cưa đẩy, cưa đa góc trượt.

PHÂN LOẠI ĐĨA CƯA

1. Đĩa cưa rong (Rip blades)

Đĩa cưa rong là loại lưỡi cưa phổ biến nhất. Chúng được thiết kế có ít răng, sử dụng để cắt các mảnh gỗ dọc theo thớ gỗ. Các vết cắt mà chúng tạo ra tuy không được trơn tru, nhưng cắt xuyên qua gỗ nhanh hơn các lưỡi cắt. Người ta còn gọi là đĩa xẻ gỗ

2. Đĩa cưa gỗ (Crosscut)

Đĩa cưa gỗ được thiết kế để tạo ra các vết cắt vuông góc với đường vân trong những tấm gỗ. Loại đĩa cưa này có nhiều răng hơn, vết cắt mịn hơn, nên thích hợp dùng để cắt ngang thớ gỗ. Chính vì vậy, nó còn được gọi là đĩa cắt ngang. Lưỡi cưa gỗ tuy không tạo ra vết cắt nhanh như lưỡi xẻ nhưng chúng sẽ tạo ra những vết cắt rất trơn tru, phù hợp nhất trong việc chế tạo đồ gỗ với yêu cầu về mức độ hoàn thiện cao.
Đĩa cắt và xẻ gỗ
Đĩa xẻ gỗ thì lại cắt dọc theo thớ dọc của gỗ

3. Đĩa cưa cắt kim loại

Đúng như tên gọi, loại đĩa cưa này được thiết kế để cắt xuyên qua kim loại. Khi cắt xuyên qua vật liệu kim loại như tấm nhôm, đinh tán kim loại và ống thép, nếu bạn không muốn hỏng lưỡi và máy cưa thì tốt nhất nên sử dụng loại lưỡi cắt kim loại chuyên dụng này.
Lưỡi máy cưa đĩa cắt kim loại - Milwaukee Tool Vietnam
Hình ảnh đĩa cắt kim loại
4. Đĩa cưa cắt kim cương khô
Bên cạnh những đĩa cưa chuyên dụng cho cắt gỗ và kim loại, thì vẫn còn những loại chuyên dụng dành cho các vật liệu đặc biệt như gạch, gốm và sứ. Đó chính là công dụng đặc biệt của đĩa cưa cắt kim cương khô. Lưỡi cắt của chúng được làm từ hỗn hợp hạt kim cương nhân tạo với bột kim loại và chất kết dính đặc biệt, được ép nóng hoặc ép nguội. Tùy theo độ cứng của các hạt kim cương nhân tạo trên nền bột kim loại cứng, mềm khác nhau tạo ra những sản phẩm cắt được các vật phi kim loại có độ cứng cao như: Đá Granit, Mable, bê tông, stone…
Đĩa cắt gạch khô 8 răng phủ kim cương siêu bền 114mm TOCDO trắng
Đĩa cắt gạch Kim cương khô được phân phối tại CÔNG CỤ TỐT

5. Đĩa cưa tạo rãnh

Đĩa cưa tạo rãnh còn được biết đến với tên gọi khác là lưỡi cưa Dado, được sử dụng với cưa xuyên tâm hoặc cưa bàn. Chúng được chế tạo đặc biệt để cắt rãnh nhưng cũng có thể được sử dụng để cắt khuôn và tạo rãnh trong lắp ghép các chi tiết gỗ. Về cơ bản có hai loại lưỡi dado: lưỡi dado có thể điều chỉnh, rất dễ sử dụng, rất nhanh và dạng lưỡi xếp dado để tạo ra những vết cắt sạch và chính xác. Tuy nhiên, loại lưỡi này không quá thông dụng tại Việt Nam.
Nhà sản xuất Dado Pro 8 inch xếp chồng
Hình ảnh lưỡi dado xếp

CÁC BỘ PHẬN CỦA MỘT ĐĨA CƯA CƠ BẢN

Bộ phận cơ bản của đĩa cưa
Một số bộ phận cơ bản của đĩa cưa

1. Bore (Lỗ khoan):

Lỗ khoan của đĩa cưa là vòng tròn ở giữa cho phép đĩa cưa được gắn vào máy cưa thông qua trục cưa (trục cho phép lưỡi cưa được cố định vào vị trí và khóa cố định tại đó)

2. Kerf (Độ dày của lưỡi cưa)

Đề cập đến độ dày của rãnh mà đĩa cưa sẽ cắt. Nó cũng thường được sử dụng để xác định độ dày của chính lưỡi cưa, hoặc ít nhất là điểm rộng nhất của lưỡi cắt, vì điều này sẽ xác định chiều rộng của vết cắt được thực hiện.

3. Tooth (Răng):

Các điểm bên ngoài của một đĩa cưa thực hiện công việc cắt vật liệu. Mỗi loại đĩa cưa sẽ tạo ra một kiểu cắt riêng biệt. Nói chung, lưỡi cưa càng có nhiều răng thì vết cắt sẽ càng mịn. Đĩa cưa có ít răng hơn sẽ loại bỏ nhiều vật liệu hơn và dó đó tạo ra đường cắt thô hơn.

4. Gullet:

Là khoảng trống giữa mỗi răng trên lưỡi dao hay chính là vùng cong ở chân răng cưa. Khoảng cách từ đầu răng cưa đến đáy của đường cong này là chiều sâu của lỗ khoét.

5. Expansion slot (Khe cắm mở rộng hay còn gọi là Khe Laser):

Được sử dụng chủ yếu trên các đĩa cưa có đường kính lớn. Khe Laser có chức năng giảm tiếng ồn trong quá trình thao tác, đồng thời đây cũng chính là lỗ thoát nhiệt tích tụ trong quá trình cắt, giúp giảm nhiệt độ trên thân đĩa cưa. Bộ phận này giúp hạn chế việc người dùng bị bỏng khi cầm trực tiếp vào đĩa cắt.

6. Shoulder:

Là phần của thân lưỡi cưa nằm ngay sau mỗi răng cưa để nâng đỡ từng răng cưa. Chức năng chính của bộ phận này là cung cấp sức mạnh và hỗ trợ cho chóp răng. Một đĩa cưa được thiết kế tốt cho phép bộ phận này tăng cường thêm sức mạnh cho lưỡi cắt và hướng đầu nhọn của răng về phía vật liệu mà người dùng đang cắt.

7. Hook Tooth Angle (Góc răng móc):

Là góc của răng so với đường tâm của lưỡi cắt. Hay chính là góc nghiêng của răng cưa và góc của đĩa cưa sẽ tiếp xúc với vật liệu được cắt. Góc răng chia thành 2 loại là:
  • Negative Hook Angle (Góc móc âm): Góc âm là răng cưa có độ nghiêng về phía sau. Lưỡi cắt góc móc âm thích hợp hơn cho các vết cắt chéo, phù hợp hơn với các vật liệu gỗ dán và vật liệu khác như nhựa hoặc kim loại.
  • Positive Hook Angle (Góc móc dương): Trái ngược với Góc móc âm, Góc móc dương dùng để chỉ răng cưa có độ nghiêng về phía trước.

NHỮNG YẾU TỐ CẦN QUÂN TÂM KHI LỰA CHỌN ĐĨA CƯA

Rất nhiều người cho rằng không có quá nhiều điều cần tìm hiểu hay đắn đo trước khi mua một lưỡi cưa. Suy nghĩ này là sai lầm bởi có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới việc lựa chọn và sử dụng cưa sao cho hiệu quả.

1. Xác định vật liệu cắt

Trước tiên, người dùng cần xác định được loại vật liệu mình sẽ cắt để lựa chọn lưỡi cưa cho phù hợp. Có những đĩa cưa đa năng có thể xử lý cùng lúc nhiều vật liệu khác nhau nhưng cũng có những đĩa cưa được chế tạo chuyên dụng dành riêng cho một loại vật liệu nào đó. Nếu bạn chỉ sử dụng đĩa cưa trong những công việc đơn giản, không đòi hỏi cao thì việc sở hữu một đĩa cắt đa năng sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và thao tác được trên các vật liệu đa dạng. Ngược lại, nếu bạn là một người thợ chuyên nghiệp và công việc của bạn chủ yếu chỉ tiếp xúc với một loại vật liệu nào đó thì CÔNG CỤ TỐT khuyên bạn nên lựa chọn đĩa cưa chuyên dụng dành cho vật liệu đấy để tối ưu hiệu quả làm việc.

2. Lựa chọn số răng cưa phù hợp

Yếu tố thứ hai mà người dùng cần quan tâm khi lựa chọn đĩa cưa chính là Số răng cưa. Số răng cưa trong một đĩa cưa quyết định tới tính chất cắt của nó. Có nhiều loại đĩa cưa với số răng khác nhau. Không quá khi nói rằng yếu tố quan trọng nhất để có vết cắt đẹp là nhờ vào số răng cưa của lưỡi cưa.
Trong quá trình xẻ gỗ, lưỡi cưa càng ít răng thì khoảng trống giữa 2 răng càng lớn. Khoảng trống này chính là bộ phận Gullet mà CÔNG CỤ TỐT đã liệt kê ở trên. Gullet càng lớn đồng nghĩa với việc tốc độ đẩy phôi gỗ khi xẻ sẽ càng nhanh.
  • Thông thường các lưỡi xẻ gỗ thông dụng với đường kính 254mm thì người tay hay chọn đĩa cưa có số răng là 24.
  • Khi cắt ngang, bề mặt gỗ nhỏ hơn và thường yêu cầu đường cắt mịn hơn, không để lại ba-via trên mặt cắt gỗ. Trong trường hợp này, lưỡi cưa cần có nhiều răng hơn để khoảng cách giữa 2 răng nhỏ hơn. Lưỡi cắt ngang thường có khoảng 60 - 80 răng, mỗi răng sẽ loại bỏ phôi gỗ ít hơn. Những lưỡi cưa kiểu này cũng có tốc độ chậm hơn so với lưỡi xẻ.
  • Đối với lưỡi cưa đa năng, khoảng trống giữa hai răng cưa trên lưỡi cưa thường được thiết kế làm sao đảm bảo hài hòa nhất giữa hai mục đích xẻ gỗ và cắt ngang thớ gỗ.
Nhìn chung, lưỡi cưa với số răng nhiều hơn luôn cho mạch cắt mịn hơn nhưng tốc độ cắt sẽ chậm hơn. Ngược lại, lưỡi cưa có số răng ít hơn sẽ cho mạch cắt thô hơn nhưng thời gian cắt sẽ nhanh hơn. Vì thế, bạn cần căn cứ vào mục đích sử dụng cụ thể của mình để chọn loại lưỡi cưa có số lượng răng phù hợp nhất.
3. Lựa chọn hình dáng răng cưa
Một yếu tố khác nữa ảnh hưởng tới hiệu quả của đĩa cưa chính là Cấu hình răng cưa.  Hình dạng của răng cưa cũng quyết định hiệu suất của nó. Răng cưa được cấu hình để tối ưu hóa việc cắt, xé, xẻ vật liệu. Một số loại răng cưa phổ biến bao gồm:
  • ATB: Cạnh vát trên cùng xen kẽ (cắt gỗ và nhôm)
  • ATAF: Mặt cạnh vát trên cùng xem kẽ (cắt sợi gỗ)
  • ATAFR: Thêm răng phẳng vào ATAF để dễ dàng cắt thẳng (cắt sợi gỗ)
  • M-FORCE: Răng phía trước và đỉnh hình chữ V đối xứng (cắt sợi gỗ)
  • FTG: Răng phẳng, cắt thẳng, đầu lưỡi hiếm khi bị sứt mẻ (cắt gỗ và kim loại mỏng)
  • TCG: Răng hình thang và răng phẳng được sắp xếp xem kẽ và chúng chia các mảnh vỡ thành ba. Cho phép dễ dàng cắt thẳng và đầu lưỡi hiếm khi bị sứt mẻ (cắt gỗ, nhôm, nhựa cứng)
  • MTCG: Răng phẳng có vát xen kẽ, cắt ít lực cản hơn so với răng phẳng. Đầu răng hiếm khi bị sứt mẻ (cắt kim loại cứng)
  • SMTCG: Cạnh vát không đối xứng trên đỉnh răng tạo ra các cạnh sắc nhọn cho phép dễ dàng ăn sâu vào vật liệu (cắt kim loại, gỗ, nhựa cứng)
  • Hi-ATB: Thay thế góc xiên trên cùng với góc vát lớn hơn
  • EFFICUT: Thiết kế đặc biệt cho dòng máy cưa dùng pin, tăng số lượng công việc trên 1 lần sạc
Răng cưa
Hình ảnh một số loại răng cưa phổ biến
4. Lựa chọn góc răng cưa
“Góc răng cưa” hay “góc móc” là số lượng răng nghiêng về phía trước hoặc phía sau. Góc móc có thể được coi là góc mà đầu mũi nhọn đi vào vật liệu. Góc lưỡi cưa được quy ước khi ta nhìn thẳng vào mặt lưỡi cưa từ trước ra sau. Đường thẳng đứng vuông góc với phương nhìn của mắt kết hợp cùng độ nghiêng của răng cưa tạo thành góc răng cưa. Góc này càng lớn thì càng đem lại tốc độ cắt, thoát mạch nhanh hơn. Ngược lại, nếu góc này càng nhỏ thì càng đem lại đường cắt mịn màng nhưng tốt độ cắt sẽ chậm lại.
  • Một góc móc dương 20 độ được sử dụng trên lưỡi cưa để kéo gỗ vào lưỡi dao. Các góc móc tiêu chuẩn nằm trong khoảng từ 5 đến 15 độ dương. Góc nghiêng từ 18 đến 22 độ là hiệu quả nhất để xé và cắt các vật liệu mềm hơn. Vật liệu cứng yêu cầu một góc nông chẳng hạn như 6 độ.
  • Góc móc âm, thường là -5 độ, được sử dụng để ngăn vật liệu tự ăn vào và cho phép người dùng kiểm soát tối đa hình dáng của vết cắt.
Lưu ý: Không sử dụng lưỡi cưa có góc móc dương để cắt kim loại, chẳng hạn như cắt tấm trang trí bằng nhôm. Điều này có thể nguy hiểm vì lưỡi cưa sẽ có xu hướng ngoạm mạnh vào vật liệu khiến người điều khiển mất kiểm soát. Trong những trường hợp như vậy nên lựa chọn đĩa cưa có góc móc âm.
5. Lựa chọn độ dày của lưỡi cưa
Lưỡi cưa mỏng hơn thì yêu cầu đối với công suất của động cơ cũng thấp hơn. Vì thế, đĩa cưa cho mạch cắt mỏng (Thin Kerf) có giá cũng đắt hơn khá nhiều so với các đĩa cưa thông thường. Dù vậy, đây vẫn là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những công việc thực sự nặng.
Lưỡi cưa cắt xẻ gỗ hợp kim Makita 30 răng
Độ dày của đĩa cưa
Những loại đĩa cưa gỗ cao cấp tuy mỏng, nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được sự chắc chắn và ổn định khi làm việc, loại bỏ gỗ ít hơn, giảm lượng mạt cưa, giúp đem lại nhiều lợi ích về mặt chi phí, đồng thời cũng góp phần bảo vệ sức khỏe con người, giữ môi trường xung quanh sạch sẽ hơn. Hiện nay cũng đã có khá nhiều các loại lưỡi cưa gỗ kiểu này để bạn lựa chọn cho phù hợp với loại máy cưa của mình.

6. Xem xét vật liệu của đĩa cưa

Bên cạnh các thông số kỹ thuật của đĩa cưa thì chất liệu làm nên lưỡi cưa cũng rất quan trọng. Đĩa cưa làm từ chất liệu tốt sẽ có độ bền và hiệu suất làm việc cao hơn so với những đĩa cưa được làm từ vật liệu kém chất lượng.
Ngoài ra, với những lưỡi cưa giá rẻ, việc phủ bảo vệ chỉ đơn thuần là một lớp sơn bên ngoài. Còn ở các đĩa cưa giá thành cao, việc phủ một lớp bảo vệ cao cấp sẽ giúp giảm thiểu ma sát khi cắt để lưỡi cưa mát hơn, ngăn chặn sự ăn mòn cũng như kéo dài tuổi thọ của lưỡi cưa một cách hiệu quả. Người dùng hãy căn cứ vào nhu cầu sử dụng ít hay nhiều của mình để lựa chọn đĩa cưa có lớp phủ hoặc không có lớp phủ sao cho phù hợp và tiết kiệm nhất.

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐĨA CƯA

Vệ sinh đĩa cưa
Vệ sinh đĩa cưa để loại bỏ vết bẩn
Kiểm tra đĩa cưa định kỳ là một trong những công việc không thể thiếu để đảm bảo hiệu suất công việc của người thợ và độ bền của đĩa cưa. Dưới đây, CÔNG CỤ TỐT xin đề xuất cho Quý Khách Hàng một vài cách kiểm tra lưỡi cưa đơn giản như sau:
  • Tháo đĩa cưa ra khỏi máy cưa và kiểm tra trực quan lưỡi cưa để xem có vết tích tụ nào trên các cạnh hoặc răng cưa hay không. Thông thường, hiệu suất cắt kém là hậu quả trực tiếp tới từ một lưỡi cưa bẩn. Nếu phát hiện mùn cưa hay phôi cưa còn sót lại trên răng cưa, người dùng nên tiến hành làm sạch ngay lập tức.
  • Trong khi tiến hành kiểm tra bằng mắt thường, hãy chú ý đến các dấu hiệu hao mòn và hư hỏng rõ ràng khác ngoài các vết bẩn. Hãy tìm kiếm các răng cưa bị mòn, sứt mẻ, gãy hoặc mất. Nếu thấy những dấu hiệu này thì đã đến lúc bạn cần thay một lưỡi cưa tròn khác cho máy cưa của mình.
  • Kiểm tra đường mòn của các cạnh cưa bằng cách xác định xem nó có xỉn màu hay không. Hoặc nếu thấy các cạnh của lưỡi cưa bắt đầu tròn lại và không còn sắc nét thì bạn cần thay thay đĩa cưa khác hoặc mài lại lưỡi cưa cũ để đảm bảo độ sắc của lưỡi cưa.
  • Một cách khác để kiểm tra đĩa cưa đó là so sánh đĩa cưa của bạn với một lưỡi cưa mới sắc bén và nguyên vẹn. CÔNG CỤ TỐT khuyên những người thợ nên mua hai đĩa cưa giống hệt nhau. Một đĩa cưa sử dụng và một đĩa cưa dự phòng. Bằng cách này, bạn sẽ có thể nhận ra sự khác biệt giữa hai đĩa cưa và biết được khi nào đĩa cưa của mình cần phải thay thế.

KẾT LUẬN

Hy vọng những chia sẻ trên đây của CÔNG CỤ TỐT sẽ phần nào giúp Quý Khách Hàng hiểu hơn về lưỡi cưa tròn và chọn được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và công việc của mình.
Lưỡi cưa gỗ bằng hợp kim Makita
CÔNG CỤ TỐT phân phối nhiều loại đĩa cưa khác nhau
--------------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG CỤ TỐT là nhà phân phối nhiều công cụ, dụng cụ sử dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có cả những dòng cưa khác nhau. Quý Khách Hàng có thể truy cập vào website của Chúng Tôi để tham khảo thêm nhiều sản phẩm với mức giá ưu đãi.

 
gọi Miễn Phí