Jijiro Kimura và sự ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản đến Việt Nam

Đăng lúc: , Cập nhật

Sự học hỏi văn hóa của nước bạn là khá cần thiết, chúng ta cần phải học hỏi một cách chọn lọc và không được tùy hứng. Văn hóa làm việc của người Nhật sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam ra sao qua câu chuyện của ông Jijiro Kimura -Tổng giám đốc của công ty Unika tại Việt Nam.

Cùng tìm hiểu một chút về Tổng giám đốc của công ty Unika Việt Nam nhé!

1. Jijiro Kimura là ai ? Và quá trình trở thành Tổng giám đốc công ty Unika tại Việt Nam.

Jijiro Kimura - Tổng giám đốc công ty Unika Việt Nam
Jijiro Kimura - Tổng giám đốc công ty Unika Việt Nam
Ông Jijiro Kimura là một doanh nhân người Nhật Bản, là Tổng giám đốc của công ty Unika Việt Nam – đây là công ty chuyên sản xuất về các thiết bị điện tử và phụ tùng của ô tô. Ông đã từ bỏ một công việc ổn định và danh tiếng tại hãng điện tử NEC năm 1997 để đến với Việt Nam đảm nhận chức vụ này, trong khi lúc này Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ và khó khăn với ông.

Cơ sở Unika tại Việt Nam
Cơ sở Unika tại Việt Nam.
Ông tâm sự rằng, hồi còn đi học, ông học ở một trường đại học có danh tiếng của Nhật Bản, từng đạt học bổng liên tục của trường. Thậm chí, một sinh viên ưu tú như ông sau khi ra trường đã được hãng điện tử NEC nổi tiếng mời ông về làm việc, cùng với hàng loạt ưu đãi mà ông nhận được. Khi ông đamg cống hiến cuộc đời của mình cho NEC thì được một lời đề nghị của Chủ tịch Tập đoàn công ty Unika muốn đưa ông lên điều hành một công ty con của Unika tại Việt Nam. Sau một thời gian thuyết phục thì Jijiro Kimura đã đồng ý với lời đề nghị và sang đất nước có dải hình chữ S để được cống hiến nhiều hơn cho xã hội và đây cũng là cầu nối cho các doanh nghiệp khác của Nhật Bản tiếp cận được với Việt Nam.

2. Văn hóa doanh nghiệp Nhật ảnh hưởng tới Việt Nam

a) Khu kỹ nghệ Việt Nhật

• Khu kỹ nghệ Việt Nhật là gì?

Khu kỹ nghệ Việt Nhật
Khu kỹ nghệ Việt Nhật.
Đây là một dự án liên doanh giữa Công ty Vie-Pan Industrial Park (thuộc Tập đoàn Unika Holdings Company) của Nhật Bản và Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước của Việt Nam. Dự án được xây dựng tại lô đất D6 – Khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 2, với diện tích 13ha, tổng mức đầu tư dự kiến là 31 triệu đô la Mỹ1. Dự án được chia làm hai phân kỳ, phân kỳ 1 là 3 ha và phân kỳ 2 là 10 ha.

• Lý do ra đời của khu kỹ nghệ Việt Nhật.

Quay lại với câu chuyện của ông Jijiro Kimura, sau 17 năm nhận chịu trách nhiệm với công ty con của Unika ở bên Việt Nam, công ty của ông đã chiếm lên đến 60% công việc của tập đoàn Unika. Doanh số mỗi tháng của Tập đoàn Unika bán khoảng 300.000 cái mũi khoan thì riêng công ty ở bên Việt Nam đã chiếm tới 220.000 sản phẩm và đã xuất bán ra 10 nước trên thế giới. Ông đến với Việt Nam và mang luôn cả văn hóa Nhật sang Việt Nam, ở bên đó gọi là “Văn hóa xí nghiệp”, nghĩa là khi một doanh nghiệp có thu nhập ổn định, phát triển, thành công, đồng nghĩa với việc sẽ phải đóng góp đem lại cho xã hội nhiều cách khác nhau, bao gồm cả việc dẫn dắt những doanh nghiệp nhỏ, là đàn em ở bên Nhật khi muốn tiếp cận, đầu tư với Việt Nam. Nôm na có thể hiểu là cầu nối giúp cho doanh nghiệp Nhật phát triển hơn ở Việt Nam.
Ông luôn đi từ những lý do hợp tác thất bại của những doanh nghiệp trước để làm gương, chẳng hạn như lý do thất bại của Ban quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp ở TP.HCM (Hepza), Hepza thì muốn mời gọi các nhà đầu tư từ Nhật Bản, còn Nhật Bản thì muốn đầu tư vào Việt Nam. Rõ ràng cùng chung chí hướng, song vẫn không thành công và đều thất bại. Ông tìm ra được lý do thất bại là bởi vì Hepza thì không chỉ ra được cho các doanh nghiệp Nhật Bản thấy được địa điểm đầu tư, hay những ưu đãi, dịch vụ đi kèm. Và cả nhiều câu hỏi của nhà đầu tư: đi đâu, đi ra sao, bao giờ đi, ai chỉ dẫn, … thì doanh nghiệp Việt đều chưa có câu trả lời phù hợp. Có phải là biết được nguyên nhân thất bại chính là chìa khóa dẫn đến thành công.

Lý do ra đời của khu kỹ nghệ Việt Nhật.
Lý do ra đời của khu kỹ nghệ Việt Nhật.
Kể từ đó mà sự ra đời của khu Kỹ nghệ Việt Nhật ra đời với việc đưa ra giải pháp rằng đáp ứng hết những dịch vụ để doanh nghiệp Nhật vào chỉ sẵn đầu tư và sản xuất. Ông Jijiro Kimura chia sẻ thêm, đa số các doanh nghiệp Nhật Bản nhỏ và vừa thì công nghiệp phụ trợ của họ nhỏ, kỹ thuật của họ sâu, chuyên môn cao, tay nghề giỏi, … nhưng còn đang thiếu vốn nên sang Việt Nam thì đây chính là một cơ hội đầu tư của họ. Chính vì thế khi họ sang Việt Nam thì mọi vấn đề ở đất nước Việt Nam như nhà ở, mặt bằng, luật, ngôn ngữ, bảo hiểm, xuất nhập, giấy tờ … thì phía bên Việt Nam phải lo, đây mới được coi là đầu tư. Chứ không phải chỉ biết nói sang đây tốt lắm, vui lắm nhưng không chỉ rõ ở đâu thì càng không được.
Chính vì thế, sau một thời gian kết nối Khu kỹ nghệ Việt Nhật do Công ty Vie-Pan Industrial Park Co., Ltd thuộc Tập đoàn Unika Holdings Company góp 55% vốn và Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước với số vốn 45%, đã được khởi công và bắt đầu xây dựng ngày 17/2/2014. Có thể nói đây chính là dự án đầu tư về khu công nghiệp phụ trợ đầu tiên của TP.HCM, điều này đã nhằm thu hút được các nhà sản xuất sản phẩm phụ trợ của Nhật Bản vào Việt Nam.

b) Văn hóa làm việc của người Nhật ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào ?

Chưa dừng lại ở Khu Kỹ nghệ Việt Nhật, Jijiro Kimura còn muốn đưa văn hóa làm việc của người Nhật tới Việt Nam. Ông chia sẻ thêm rằng: “Tôi đem văn hóa quản lý của Nhật Bản về cho người Việt Nam tham khảo: từ cách quản lý, cách báo cáo, rồi chào hỏi, sắp xếp công việc. Tôi nghĩ, người Việt Nam nên học người Nhật những vấn đề này, bởi người Nhật Bản đã đem sản phẩm của họ đi bán được ở khắp thế giới”.
Văn hóa làm việc của người Nhật ảnh hưởng tới Việt Nam
Văn hóa làm việc của người Nhật ảnh hưởng tới Việt Nam
Có thể được hiểu theo nghĩa như sau, bình thường giờ làm việc buổi sáng của các doanh nghiệp là 8h sáng thì công nhân 7h30, 7h45 đã có mặt ở công ty để chuẩn bị vào ca, để gặp mặt giao lưu với đồng nghiệp. Trong khi đó thì người Việt gần sát giờ mới tới rồi vội vàng, hấp tấp, thậm chí là còn trễ làm với hàng nghìn lý do, lý do nào nghe cũng hợp lý và thuyết phục. Và cả khi tan làm, công nhân Nhật cũng không hề vội về, tính của người Nhật khá cẩn thận, họ ở lại một chút để xem điện và các máy móc đã tắt hết chưa rồi mới ra về. Trong khi đó thì người Việt Nam 5h tan, 5h đã chen chúc nhau ở cổng rồi. Để có sự hợp tác, đầu tư lâu dài thì ít nhất văn hóa giữa hai nước phải có sự đồng đều. Doanh nghiệp Nhật khá e ngại việc khó hội nhập về văn hóa. Hơn nữa, đây cũng là văn hóa tốt cần tiếp thu của người Nhật, không hẳn là một khuôn mẫu phải làm theo, nhưng hình thành được sự nề nếp và ngăn nắp này thì bất kỳ một quốc gia nước nào cũng đều có hứng thú với chúng ta. Ông Jijiro Kimura cũng chia sẻ, tâm sự thêm rằng đây chỉ mang tính chất tham khảo.
 
gọi Miễn Phí