Thế nào là thước đo panme Stanley? Cấu tạo và cách sử dụng của chúng.

Đăng lúc: , Cập nhật

Thước panme Stanley là một trong những dụng cụ vô cùng quen thuộc và không thể thiếu của các kỹ sư cơ khí. Nó giúp bạn có thể đo được các vật dụng từ kích thước vô cùng nhỏ đến kích thước lớn một cách tương đối chính xác. Hãy cùng Công Cụ Tốt tìm hiểu xem thước đo panme Stanley có cấu tạo, cách sử dụng như thế nào nhé!

Thước đo panme Stanley dùng để đo những vật thể với độ chính xác cao.

1. Thước đo panme Stanley là gì? Vì sao nên dùng thước đo panme Stanley?

1.1. Thước đo panme Stanley là gì?

Thước đo panme là dụng cụ quen thuộc được sử dụng nhiều trong ngành cơ khí, chúng dùng để đo lường các vật thể với độ chính xác lên tới 0.01mm. Thước panme Stanley gồm panme đo ngoài, panme đo trong, panme đo sâu để phục vụ cho các mục đích đo khác nhau của người dùng. Chúng được sử dụng trong các ngành cơ khí chế tạo, nhựa, gỗ, nhôm, kính,… đo được vật thể có kích thước nhỏ hay phạm vi đo hẹp khoảng 25mm. Giới hạn của thước đo Panme Stanley cũng rất đa dạng, thường là 0 - 25mm, 25 - 50mm, 50 - 75mm, 75 - 100mm, 100 - 125mm, 125 - 150mm… Khoảng cách giữa mỗi vạch trên thân thước Panme là 1mm, các vạch được xếp xen kẽ vạch chuẩn cách nhau 0.5mm.

Thước đo panme Stanley
Thước đo panme Stanley

1.2. Vì sao nên dùng thước Panme Stanley?

Đo được trên phạm vi rộng với độ chính xác cao gần như tuyệt đối lên tới 0.01mm, dễ dàng sử dụng. Với những ưu điểm trên, thước Panme Stanley thường được sử dụng để đo kích thước trong, kích thước sâu, kích thước ngoài của các vật thể như: piston, trục khuỷu, phanh đĩa, xi-lanh, các lỗ khoan và cả khe rãnh,...
Thước đo panme Stanley có một số ứng dụng khác biệt so với các dụng cụ đo lường khác:

  • Đo được các vật có kích thước nhỏ một cách chính xác.

  • Không phải tác dụng lực lên thước khi đo.

2. Cấu tạo thước đo panme Stanley

Thước đo panme Stanley có cấu tạo gồm 7 phần: mỏ đo, đầu đo di động, vít hãm, thân thước chính, thân thước phụ, núm vặn và tay cầm.

Cấu tạo của thước đo panme Stanley
Cấu tạo của thước đo panme Stanley

Cụ thể:

  • Mỏ đo (anvil): là bộ phận cố định, có mặt phẳng vuông góc với trục thước, dùng để chống vật cần đo.

  • Đầu đo di động (spindle): là bộ phận di chuyển theo chiều dọc trục thước, có mặt phẳng vuông góc với trục thước, dùng để tiếp xúc với vật cần đo.

  • Vít hãm hay khóa chốt (lock): là bộ phận dùng để khóa đầu đo di động ở vị trí mong muốn, giữ cho kết quả đo không bị thay đổi.

  • Thân thước chính (sleeve): là bộ phận có hình trụ, có thang chia chính gồm các vạch và số, dùng để chỉ số hàng chục và hàng đơn vị của kết quả đo.

  • Thân thước phụ (thimble): là bộ phận có hình trụ, có thang chia phụ gồm các vạch và số, dùng để chỉ số hàng thập phân và hàng nghìn của kết quả đo. Thân thước phụ được gắn với đầu đo di động và quay được theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại.

  • Núm vặn/ tay xoay (ratchet knob): là bộ phận dùng để xoay thân thước phụ, điều chỉnh khoảng cách giữa mỏ đo và đầu đo di động. Núm vặn có cơ chế giới hạn lực xoắn để tránh tác dụng lực quá mức lên vật cần đo.

  • Tay cầm (frame): là bộ phận dùng để cầm thước khi sử dụng, giúp giảm thiểu ảnh hưởng của nhiệt từ tay người dùng lên thước.

3. Cách sử dụng thước đo panme Stanley

3.1. Kiểm tra thước panme Stanley trước khi đo

- Kiểm tra tình trạng thước Panme Stanley:

  • Có bị mòn hay sứt mẻ gì không?

  • Các bộ phận di chuyển có trơn tru không?

  • Spin doll có chuyển động mượt hay không?

- Vệ sinh thước trước khi đo để mang lại kết quả đo chính xác
- Kiểm tra xem điểm 0 đúng vị trí hay chưa, vì nếu bị lệch thì kết quả đo cũng không được chính xác.

  • Đối với panme Stanley có giới hạn đo: 0-25mm ta cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo để kiểm tra điểm 0.

  • Đối với panme Stanley có giới hạn đo: 25-50mm, 50-75mm,... thì dùng block gauge tương ứng để kiểm tra.

- Tiến hàng điều chỉnh nếu điểm 0 bị lệch bằng cách:

  • Sử dụng vít hãm/chốt khóa để cố định spin doll.

  • Xoay giá trị bị lệch bằng dụng cụ xoay.

    Cách sử dụng thước đo panme Stanley
    Cách sử dụng thước đo panme Stanley

3.2. Cách đo bằng thước đo panme Stanley

  • Bước 1: Sử dụng một tay cầm thước, một tay vặn núm vặn sao cho đầu đo đến gần tiếp xúc vật cần đo.

  • Bước 2: Giữ yên sao cho đường tâm của mỏ đo trùng với kích thước của vật cần đo.

  • Bước 3: Vặn vít hãm để cố định đầu đo di động trước khi bỏ thước ra khỏi vật.

  • Bước 4: Dựa vào mép thước động, đọc số “mm” và nửa “mm” trên thước chính để biết được kích thước của vật đo.

  • Bước 5: Dựa vào vạch chuẩn trên thân thước chính, đọc số phần trăm “mm” trên thân thước phụ, biết rằng mỗi một vạch ứng với 0.01mm.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thước đo panme Stanley.

Một số lưu ý khi sử dụng thước đo panme Stanley
Một số lưu ý khi sử dụng thước đo panme Stanley

  • Vệ sinh thước, vật đo trước khi đo, không dùng thước để đo các vật dụng bẩn.

  • Không được dùng thước panme Stanley để đo các vật đang chuyển động sẽ dẫn đến gãy thước.

  • Không ép mỏ đo vào vật đo bằng cách vặn trực tiếp ống vặn thước phụ vì nó có thể làm xây sát, xước hoặc biến dạng mỏ đo.

  • Nên đọc trị số đo khi thước đo vẫn đang kẹp vật, không nên lấy thước panme Stanley ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo vì nó có thể làm thay đổi kết quả.

  • Sau khi đo xong cần vệ sinh sạch sẽ, siết vít hãm để cố định đầu đo di động và đặt cất giữ thước panme Stanley đúng vị trí ở trong hộp. Điều này sẽ giúp thước không bị gỉ sét, bụi cát, bụi đá mài hoặc phoi kim loại.

 
gọi Miễn Phí