Phân biệt 29 loại bản lề cửa

Đăng lúc: , Cập nhật

Bản lề cửa, mặc dù thường được coi là một chi tiết nhỏ trong thiết kế nội thất, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự linh hoạt và ổn định cho cánh cửa. Có nhiều loại bản lề cửa khác nhau để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu đa dạng của người sử dụng. Trong bài đăng này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về các loại bản lề cửa phổ biến, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về sự đa dạng và tầm quan trọng của chi tiết này cho cửa.

Phân biệt các loại bản lề và những câu hỏi thường gặp về bản lề cửa

A.Phân loại các bản lề cửa ngoại thất

Bạn có thể đang tìm kiếm một bản lề cho cửa ngoại thất. Bản lề cửa ngoại thất là một phụ kiện quan trọng trong việc lắp đặt cửa ra vào của nhà. Để chọn được bản lề phù hợp thì bạn nên xem xét một số yếu tô như: sức mạnh, đồ bền và khả năng chống chịu với thời tiết.
Hơn nữa, bản lề cửa ngoại thất có nhiệm vụ giữ cho nhà của bạn an toàn trước bọn tội phạm và những kẻ xâm nhập. Nếu bản lề cửa ngoại thất quá yếu, chúng có thể bị vênh và gãy khi chịu một áp lực mạnh. Hãy cùng tôi xem xét một số tùy chọn cho bản lề cửa dưới đây.

1. Bản lề lá (Butt Hinge)

Bản lề lá

Bản lề lá

Một trong những lựa chọn phổ biến nhất cho bản lề cửa ngoại thất được gọi là bản lề lá. Loại bản lề này có hai lá hai bên giống y hệt nhau. Một lá có thể di chuyển trong khi lá kia cố định tại chỗ. Những chiếc lá sẽ được gắn vào một trục kim loại ở giữa, khi mở hoặc đóng cửa, những chiếc lá sẽ quay quanh trục để tạo chuyển động mở cửa. Cấu trúc này giúp cánh cửa di chuyển một cách mượt mà và ổn định Bản lề lá có thể hỗ trợ cho các loại cửa nặng như làm từ thép hoặc sợi thủy tinh. Trên thực tế, có nhiều loại bản lề lá như:
- Bản lề lá tháo rời (Lift-joint butt hinges): Đây là loại bản lề lá dễ dàng lắp đặt và tháo rời.

Bản lề lá tháo rời

Bản lề lá tháo rời

- Bản lề lá nâng hạ (Rising butt hinge): Loại bản lề này được thiết kế đặc biệt cho sàn nhà không bằng phẳng. Giúp cánh cửa lúc đóng và mở có chiều cao khác nhau.

Bản lề lá nâng hạ

Bản lề lá nâng hạ

- Bản lề lá có vòng bi (Ball-bearing butt hinge): Bản lề này dành cho cửa có trọng lượng lớn, bản lề này dùng sử dụng các vòng bi nhằm giảm ma sát giúp việc đóng mở cửa trở nên mượt mà hơn.

Bản lề lá có vòng bi

Bản lề lá có vòng bi

Bản lề lá là một trong những bản lề phổ biến nhất được sử dụng cho cửa ngoại thất

2. Bản lề chữ thập (Flush Hinge)

Bản lề chữ thập

Bản lề chữ thập

Bản lề chữ thập là một lựa chọn phổ biến khác, đặc biệt là trong các phòng có diện tích nhỏ. Những loại bản lề này được thiết kế để tiết kiệm không gian. Nghĩa là khi đóng, một bên lá được nén với bên lá còn lại, giúp giảm khoảng cách giữa cánh cửa và khung cửa. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng loại bản lề này vẫn khá là bền bỉ. Tuy nhiên chúng không có sức mạnh như bản lề lá và dễ gãy nếu cửa quá nặng.

3. Bản lề lá chịu tải có vòng bi (Ball-Bearing Hinge)

Bản lề lá chịu tải có vòng bi

Bản lề lá chịu tải có vòng bi

Bản lề lá chịu tải có vòng bi là một trong những lựa chọn bền bỉ nhất trên thị trường. Bản lề này được thiết kế để hỗ trợ các cánh cửa rộng và nặng. Ở loại bản lề này sẽ có mỗi vòng bi được đặt ở giữa hai khớp nối riêng biệt. Mục đích của bản lề chịu tải có vòng bi là giảm ma sát giữa hai khơp nối khi quay, điều này giúp giảm khả năng bị hỏng của bản lề theo thời gian. Chúng thường được sử dụng nhiều cho các loại cửa ra vào vì những loại cửa này thường lớn và hay được sử dụng nhiều. Cuối cùng, loại bản lề này cũng giúp đóng mở cửa một cách mượt mà hơn, giảm tiếng kêu và ma sát khi quay.

4. Bản lề vỏ (Case Hinge)

Bản lề vỏ

Bản lề vỏ

Bản lề vỏ có nhiều điểm tương đồng với bản lề lá. Thường được sử dụng cho cửa chính lớn hơn, rộng hơn và nặng hơn. Sự khác biệt lớn nhất giữa bản lề vỏ và bản lề lá là bản lề vỏ có chút sang trọng, hầm hố và có tính trang trí nhiều hơn.

5. Bản lề thường dùng trong bệnh viện (Hospital Hinge)

Bản lề thường được dùng trong bệnh viện

Bản lề thường được dùng trong bệnh viện

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại bản lề ngắn thì bản lề dịch chính là câu trả lời. Bản lề này thường được sử dụng trong biện viện, nhỏ hơn nhiều so với bản lề lá và được thiết kế dành cho những không gian nhỏ, đặc biệt là trong bệnh viện bản lề này giúp các bệnh nhân ngồi xe lăn có thể ra vào phòng một cách thoải mái. Có một lá bản lề được lắp vào khung cửa trong khi lá còn lại được gắn vào cửa. Hai chiếc lá bản lề được kết nối với nhau qua một khớp tròn giúp mở đóng cửa. Thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng khiến loại bản lề này trở nên lý tưởng cho việc tôi ưu không gian ra vào

6. Bản lề dây đeo (Strap hinge)

Bản lề dây đeo

Bản lề dây đeo

Bản lề dây đeo là một trong những lựa chọn độc đáo nhất trên thi trường. Chúng là bản lề ngắn nhưng có lá bản lề dài. Mặc dù không phải loại thời trang nhất nhưng chúng vẫn là một trong những loại bản lề đáng tin cậy. Người nào muốn có cánh cửa với kiểu dáng độc đáo thì nên xem qua bản lề dây đeo. Những lá bản lề được thiết kế dài để giúp trợ lực thêm một chút so với những bản lề bình thường. Vì lý do này nên bản lề dây đeo thường phổ biến được dùng cho các loại cửa như cổng và cửa chính.

7. Bản lề hình quả ô-liu (Olive Knuckle Hinge)

Bản lề hình quả ô-liu

Bản lề hình quả ô-liu

Bản lề hình quả ô-liu có hình chữ H. Khi đóng cửa sẽ chỉ nhìn thấy được hình quả ô-liu nhô ra. Thiết kế của loại bản lề này làm cho nó cực kỳ linh hoạt và bền bỉ.

8. Bản lề HL (HL Hinge)

Bản lề HL

Bản lề HL

Bản lề HL là một lựa chọn tốt hơn so với bản lề chữ H thông thường. Sự khác biệt ở đây chính là việc bản lề HL có thêm một cánh tay bổ sung được gắn vào mặt trước của cánh cửa. Cánh tay này tạo ra một hình chữ L bổ sung được gắn vào hình chữ H
Đây là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn cần tìm một loại bản lề phù hợp với những cánh cửa gỗ nặng. Loại bản lề này còn có thêm lựa chọn hình chữ G được gắn vào hình chữ H. Đối với cửa cổng hoặc cửa chính có trọng lượng lớn, việc thêm bản lề phía dưới kiểu G giúp tăng cường độ ổn định và hỗ trợ. Hình chữ G tương tác với hình chữ H để cung cấp sự chịu lực tốt hơn, giúp cửa mở đóng mượt mà và đồng thời giảm gánh nặng cho các bản lề. Điều này có thể làm tăng độ bền và tuổi thọ của cả hệ thống cửa.

9. Bản lề trục xoay (Pivot Hinge)

Bản lề trục xoay

Bản lề trục xoay

Bản lề trục xoay được thiết kế để hoạt động với những cánh cửa lớn, giúp cho người lắp đặt dễ dàng lắp đặt hơn là những bản lề gắn ngang thông thường. Bản lề này được thiết kế để xoay cánh cửa khi mở, giúp cho cửa luôn ở đúng vị trí.

10. Bản lề chịu tải nặng (Heavy Duty Hinge)

Bản lề chịu tải nặng

Bản lề chịu tải nặng

Tên của loại bản lề này đã giải thích rõ cho bạn đặc điểm mà nó mang lại. Sự khác biệt ớn nhất giữa một bản lề chịu tải và một bản lề thông thường là bản lề chịu tải có độ dày lớn hơn. Nó dày hơn 1/4 inch (0.6 cm) so với bản lề thông thường. Theo cách này, một bản lề chịu lực có thể được thiết kế phù hợp với mọi hình dạng của bản lề thông thường bằng cách sử dụng các vật liệu có đồ dày lớn hơn. Một bản lề chịu tải nặng rất phù hợp cho một cánh cửa lớn và được sử dụng thường xuyên.

11. Bản lề chữ T

Bản lề chữ T

Bản lề chữ T

Bản lề chữ T là sự kết hợp của bản lề dây đeo và bản lề lá. Chúng thường được sử dụng nhiều nhất cho các ứng dụng có không gian hẹp hơn, chẳng hạn như khung cửa sổ, cửa nhà kho và đôi khi là trong hòm đựng công cụ. Các lỗ vít được đặt xen kẽ dọc theo từng lá bản lề để phân tán tải trọng và bảo vệ gỗ khỏi việc nứt nẻ. Loại bản lề này cũng thường được sử dụng trên các cổng chính để tạo nên vể đẹp khuyến rũ, cổ điển.

B. Phân loại các bản lề cửa nội thất

12. Bản lề mở hai chiều (Double-Action Door Hinge)

Bản lề mở hai chiều

Bản lề mở hai chiều

Loại bản lề này thường được tìm thấy nhiều nhất trong phòng bếp và phòng ăn. Một số tên khác có thể gọi bản lề này là bản lề quán cà phê, bản lề xích đu, bản lề lắc lư. Do thiết kế của loại bản lề này cho phép cửa có thể mở theo cả hai hướng. Có 2 lá bản lề ở hai bên được gập lại trên lá bản lề ở giữa giúp cửa mở theo hai chiều.

Bản lề mở hai chiều thường được dùng trong phòng bếp, phòng ăn

Bản lề mở hai chiều thường được dùng trong phòng bếp, phòng ăn

13. Bản lề cánh bướm (Butterfly Door Hinge)

Bản lề cánh bướm

Bản lề cánh bướm

Bản lề cánh bướm rất phổ biến trên các cánh cửa nội thất. Bản lề này không thể nâng hoặc đỡ trọng lực cực lớn của cửa ngoại thất. Thiết kế trang trí của chúng khiến chúng trở nên phổ biến cho các loại cửa nội thất.. Bản lề cánh bướm phù hợp với hầu hết các đồ trong gia đình. Nếu bạn đang tìm kiếm một bản lề cửa mới cho tủ quần áo, tủ đồ chơi hoặc tủ bếp thì rất có thể bản lề cánh bướm sẽ phù hợp với nhu cầu của bạn.

14. Bản lề cửa xếp trượt (Bifold Door Hinge)

Bản lề cửa xếp trượt

Bản lề cửa xếp trượt

Bản lề cửa xếp trượt có chức năng đặc biệt khi cần sử dụng bản lề có nhiều độ dài khác nhau. Bản lề này có nhiều điểm xoay giúp cửa có thể được mở rộng hoặc thu hẹp một cách linh hoạt và đa dạng hơn so với bản lề thông thường.

Bản lề dùng cho cửa xếp trượt

Bản lề dùng cho cửa xếp trượt

15. Bản lề âm (Concealed Door Hinge)

Bản lề âm

Bản lề âm

Bản lề âm được sử dụng để mang lại tính thẩm mỹ và không bị lộ bản lề ra bên ngoài. Thiết kế của nó bao gồm hai phần: Phần đầu tiên là trục quay và phần thư hai là phần kẹp để gắn vào tường và khung cửa. Bản lề này được lắp đặt vào rãnh bên trong cánh cửa nơi không thể nhìn thấy được từ bên ngoài và trục của bản lề này cho phép cửa mở ở góc 90 độ.

16. Bản lề lá cờ (Flag Hinge)

Bản lề lá cờ

Bản lề lá cờ

Bản lề lá cờ thường được gắn vào cửa nhựa PVC. Thiết kế của loại bản lề độc đáo ở chỗ thay vì có hai lá bản lề được gắn vào một trục trung tâm như các bản lề khác thì nó loại bản lề này có một lá bản lề được gắn vào trục của lá còn lại. Loại bản lề này được thiết kế để xoay quanh chốt, giúp bản lề có thể xoay tổng cộng 360 độ. Có những tình huống rất cụ thể có thể cần bản lề lá cờ, chẳng hạn như trong cửa xoay tại trung tâm thương mại và sân bay.

17. Bản lề có thể tháo rời (Take-Apart Hinge)

Bản lề có thể tháo rời

Bản lề có thể tháo rời

Bản lề này được thiết kế với mục đích chính là như vậy. Trong một số trường hợp, người ta có thể tháo cửa và di chuyển nói đến một nơi khác. Điều này thường xảy ra khi ai đó đang di chuyển đồ đạc vào hoặc ra khỏi một phòng. Nếu điều này xảy ra thường xuyên thì việc sử dụng một bản lể có thể tháo rời có thể là một ý tưởng tốt.
Ưu điểm lớn nhất của bản lề này là nó cho phép người ta dễ dàng tháo cửa. Bản lề này bao gồm một lá bản lề và một trục chính. Để tháo cửa xuống, bạn đơn giản chỉ cần nhấc lá bản lề ra khỏi trục.

18. Bản lề cốc (Barrel Hinge)

Bản lề cốc

Bản lề cốc

Bản lề cốc thường được sử dụng cho các đồ gỗ nhỏ như tủ hoặc hộp đựng trang sức. Bản lề cốc được làm bằng đồng thau nguyên khối, chất liệu này làm cho bản lề như vô hình ghi được lắp vào gỗ và vẫn có thể mở ra hẳn 180 độ. Loại bản lề này chỉ được dúng cho các tủ nhẹ và không có khả năng chịu tải cao.

19. Bản lề Piano (Piano Hinge)

Bản lề Piano

Bản lề Piano

Bản lề Piano có tên như vậy vì ứng dụng ban đầu của loại bản lề này  là sử dụng cho nắp đàn piano. Ngày nay, chúng thường được sử dụng cho bàn làm việc, cửa tủ và hộp đựng đồ. Bản lề được tạo thành từ hai lá có cùng kích thước được nối với nhau bằng một chốt ở giữa, chạy dọc theo toàn bộ chiều dài của bất kỳ cánh cửa nào được gắn loại bản lề này.

C. Phân loại các bản lề theo đặc điểm cụ thể

20. Bản lề nhúng (Inset hinge doors)

Bản lề nhúng

Bản lề nhúng

Loại bản lề nhúng này được thiết kế sao cho cửa có thể vừa khít trong khung hoặc tủ. Bằng cách này, cửa có thể vừa khít với bề mặt của kết cấu khi đóng lại. Điều này sẽ yêu cầu cửa cần có núm để kéo ra phía trước để mở cửa. Đây là trong những loại bản lề mang lại tính thẩm mỹ và tốn nhiều chi phí hơn giúp mang lại vẻ ngoài gọn gàng và sạch sẽ cho không gian của bạn

Bản lề nhúng (bên phải ngoài cùng) khi so với bản lề trùm

Bản lề nhúng (bên phải ngoài cùng) khi so với bản lề trùm

21. Bản lề cho cửa lệch tâm (Offset hinge doors)

Bản lề cho cửa lệch tâm

Bản lề cho cửa lệch tâm (1)

Bản lề cho cửa lệch tâm

Bản lề cho cửa lệch tâm (2)

Bản lề cho cửa lệch tâm giúp cho cánh cửa không nằm sát với khung cửa hoặc tủ. Bản lề này giúp cho cửa nằm lệch một chút ra phía ngoài và nằm thẳng với khung cửa mang lại tính thẩm mỹ cao. Đây là một lựa chọn giá rẻ giúp tạo ra thêm không gian cho khung cửa giúp mang lại cảm giác thoáng mát hơn.

22. Bản lề mộng (Mortise Hinge)

Bản lề mộng

Bản lề mộng

Bản lề mộng được tạo ra bằng cách khoét một lỗ mộng trên khung cửa và chính cánh cửa cho phép bản lề nằm gọn bên trong mặt phẳng với bề mặt của cửa như bản lề âm.

23. Bản lề co giãn (Bench Seat Hinges)

Bản lề co giãn

Bản lề co giãn

Bản lề co giãn được sử dụng trên các loại băng ghế gỗ có thể mở lên để đựng đồ bên dưới. Loại bản lề này có loại ngăn chặn việc đóng mạnh một cách đột ngột còn một số khác thì không. Nếu bạn muốn đựng đồ chơi cho con dưới ghế thì tốt nhất nên mua loại bản lề tránh đóng đột ngột có lò xo để tránh xảy ra tai nạn.

Bản lề co giãn tránh đóng đột ngột

Bản lề co giãn tránh đóng đột ngột

Thông thường, bản lề co giãn thường được làm bằng kim loại nặng, đảm bảo cho độ bền của bản lề. Điều này cũng có nghĩa là bản lề có thể hỗ trợ cho các kiểu nắp nặng và chúng có lò xo để giữ nắp luôn mở một góc cố định. Mặc dù loại bản lề co giãn thường phổ biến trong các băng ghế gia đình nhưng chúng cũng được sử dụng nhiều trong các trung tâm thương mại.

24. Bản lề cắt kéo (Scissor Hinges)

Bản lề cắt kéo

Bản lề cắt kéo

Bản lề cắt kéo là các lưỡi xoay giúp cửa của bạn có thể đóng mở một cách dễ dàng và hầu hết các loại bản lề được thấy trên thị trường sẽ chỉ cho phép quay theo một góc xác định trước.

Bản lề cắt kéo chỉ cho phép mở theo một góc cố định

Bản lề cắt kéo chỉ cho phép mở theo một góc cố định

Loại bản lề này phù hợp cho các loại cửa ra vào hoặc cửa sổ nặng. Bạn cũng có thể sử dụng bản lề này trong nhiều bối cảnh khác nhau như tủ bếp hoặc tủ đựng dụng cụ. Điều cần để ý ở loại bản lề này là bạn phải tạo một áp lực để có thể đóng bản lề này lại sau khi mở.

Bản lề cắt kéo dùng cho cửa sổ

Bản lề cắt kéo dùng cho cửa sổ

25. Bản lề dành cho cổng ra vào (Gate Hinges)

Bản lề dành cho cổng ra vào

Bản lề dành cho cổng ra vào

Đúng như tên gọi của nó, loại bản lề này được sử dụng để nối cột trụ với cổng chính của nhà và giống như các loại bản lề khác thì loại bản lề này chỉ quay được một góc hạn chế. Điều khác biệt duy nhất so với bản lề tiêu chuẩn là chúng được thiết kế đặc biệt dành cho cổng ra vào. Điều này có nghĩa là chúng ngắn và dày hơn so với bản lề thông thường và một số loại còn có thể có nhiều lá bản lề hơn thông thường.

Bản lề được lắp vào cổng chính

Hình ảnh bản lề dành cho cổng ra vào

Trong quá trình lắp đặt, các lá bản lề sẽ được kết nối cổng và tường. Hầu hết cổng đã được đi kèm với các lỗ đã được cắt sẵn. Vì vậy, việc bạn cần làm chỉ là đưa bu-lông hoặc ốc vào để có thể giữ lá bản lề ở đúng vị trí. Bản lề dành cho cổng ra vào có nhiều loại khác nhau, nhưng loại làm bằng thép không gỉ là lựa chọn phổ biến nhất, loại chất liệu này giúp bản lề bền bỉ theo thời gian khi phải tiếp xúc với mưa và độ ẩm.

26. Bản lề chốt (Latch Hinges)

Bản lề chốt

Bản lề chốt

Bản lề chốt là một loại bản lề kết hợp giữa một bản lề và một khóa. Một số loại bản lề khóa có chức năng giải phóng bằng lò xo, có nghĩa là khi bạn nhấn xuống hoặc kéo tay nắm, cửa hoặc cửa sổ sẽ được tự động mở ra. Trong khi đó, có những loại không có chức năng lò xo, nơi bạn cần thao tác thêm để mở.

Hình ảnh thực tế bản lề chốt

Hình ảnh thực tế bản lề chốt

Các bản lề chốt thường có tay nắm lò xo, một số có một tay nắm, trong khi các loại khác có thể có hai tay nắm. Tùy thuộc vào thiết kế cụ thể, tay nắm có thể được kéo về trung tâm để giải phóng cánh cửa hoặc cửa sổ. Bản lề chốt thường sử dụng ốc vít, đinh rivet hoặc công nghệ hàn để lắp đặt. Chúng được thiết kế với ít chênh lệch và lệch bên nhất để đảm bảo hoạt động mượt mà và hiệu quả.

27. Bản lề trùm (Overlay Hinges)

Bản lề trùm (Trái, Giữa) và bản lề nhúng (Phải)

Bản lề trùm (Trái, Giữa) và bản lề nhúng (Phải)

Bản lề trùm là loại bản lề được sử dụng nhiều nhất trong các tủ đựng đồ. Đối với loại này, có thể có hai kiểu bản lề chính là bản lề chồng lên một phần và chồng lên toàn bộ.
- Bản lề chồng lên một phần là: Khi cửa đóng, một phần của cánh cửa chồng lên và che phủ một phần của khung tủ. Một phần của khung tủ vẫn được tiếp xúc và nhìn thấy khi cửa đóng.
- Bản lề chồng lên toàn bộ là: Khi cửa đóng, cánh cửa che phủ toàn bộ mở cửa của khung tủ. Tạo ra một diện tích mặt trước tủ đồng đều và mịn màng khi đóng cửa.
Bản lề trùm có thiết kế đặc biệt để hoạt động hiệu quả với cấu trúc chồng lên của cánh cửa, giúp cánh cửa mở đóng một cách mượt mà và chính xác.

28. Bản lề chặn (Stop Hinges)

Bản lề chặn

Bản lề chặn

Bản lề chặn (Stop hinges) là loại bản lề được thiết kế để ngăn chặn hoặc giữ cho cánh cánh cửa ở một góc nhất định, ngăn chúng mở hoặc đóng quá mức mong muốn. Điều này thường được áp dụng trong các tình huống khi bạn muốn hạn chế phạm vi chuyển động của cánh cửa.
Ví dụ, nếu bạn muốn ngăn cửa mở quá mạnh và gây hỏng hoặc va chạm vào tường xung quanh, bạn có thể sử dụng bản lề dừng để đặt góc mở tối ưu. Các ứng dụng phổ biến của bản lề dừng bao gồm trong tủ y tế, hộp dụng cụ và hộp công tắc điện.
Có hai loại chính là:
- Bản lề chặn ngoài (Outside Stop Hinge): Lắp đặt ở bên ngoài cánh cửa và hoạt động từ một góc mở phẳng.

Bản lề chặn ngoài

Bản lề chặn ngoài

- Bản lề chặn trong (Inside Stop Hinge): Lắp đặt bên trong cánh cửa và hoạt động từ tư thế đóng, di chuyển về tư thế mở và dừng lại ở một góc cụ thể.

Bản lề chặn trong

Bản lề chặn trong

29. Bản lề gấp tự khóa(Locking Hinges)

Bản lề gấp tự khóa

Bản lề gấp tự khóa

Bản lề gấp tự khóa là loại bản lề được thiết kế đặc biệt để cải thiện độ an toàn cho cửa cổng trong nhà. Các tính năng chính của chúng giúp tăng cường bảo mật và ngăn chặn việc đột nhập. Đây là loại bản lề có chốt được thiết kế để khóa cửa hoặc vật dụng một cách an toàn. Chốt được kích hoạt bởi một lò xo, và nó sẽ tự động khóa cửa khi cửa được đóng lại
Bản lề gấp tự khóa được thiết kế để khiến cửa cổng mở ra phía bên ngoài và không đóng lại được, muốn đóng lại phải ở bên trong gạt nẫy xuống mới đóng được cửa, điều này có thể làm tăng khả năng chống đột nhập, vì việc mở cửa ra phía trong có thể làm cho việc đạp cửa trở nên khó khăn hơn.

Đóng nẫy để gập cửa

Đóng nẫy để gập cửa

Những câu hỏi thường gặp về bản lề cửa

Bản lề cửa thường được làm bằng chất liệu gì ?

Bản lề cửa có thể được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau. Một số chất liệu phổ biến như đồng, đồng thau và thép. Trong đó, thép dân dụng là một trong những chất liệu mạnh nhất, được thiết kế để chống lại sự mài mòn và hao mòn do việc sử dụng hàng ngày.

Bản lề thường được làm bằng thép dân dụng

Bản lề thường được làm bằng thép dân dụng

Ngoài ra, bản lề thường có thể được hoàn thiện với lớp phủ theo sở thích của người lắp đặt. Điều này có nghĩa là người ta có khả năng tùy chỉnh bản lề cửa để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của họ Bản lề cũng có thể được trang trí với các chi tiết hoa văn để phù hợp với phong cách nội thất của căn phòng. Đối với hầu hết các ứng dụng, thép cấp dân dụng là lựa chọn tốt nhất để làm chất liệu cho bản lề cửa.

Kích thước bản lề nào là phù hợp với cửa ?

Nói chung, hầu hết các nhà sẽ sử dụng bản lề có kích thước tiêu chuẩn. Đây là một bản lề có kích thước là 3,5 inch x 3,5 inch (8,9 cm x 8,9 cm). Cách đo lường bản lề cửa được thực hiện từ mép dưới của bản lề lên đến mép trên của bản lề sẽ cho ta được chiều dài của bản lề. Khi bản lề mở thì đo từ mép bên ngoài của bản lề cho đến mép bên trong sẽ cho ta được chiều rộng của nó.

Bản lề có kích thước 3.5 x 3.5 Inch

Bản lề có kích thước 3.5 x 3.5 Inch

Những người đang tìm kiếm bản lề cửa ngoại thất thường cần một bản lề 4 inch, Cửa cổng ngoại thất thường sử dụng bản lề 4 inches để đảm bảo khả năng chịu lực và độ bền cao. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng, việc sử dụng kích thước chính xác giúp đảm bảo rằng bản lề hoạt động mượt mà và an toàn cho cửa cổng.

Cách xác định độ dày của bản lề ?

Nói chung, độ dày của bản lề thườn có kích thước 5/8 inch (1.5 cm) là phổ biến nhất; tuy nhiên, độ dày 1/4 inch (0.635 cm) cũng khá phổ không kém.
Để xác định độ dày của bản lề cửa bạn có thể thực hiện một bước kiểm tra đơn giản. Đặt một đồng xu 200 đồng VN tại góc của bản lề cửa, loại đồng xu này thường có độ dày là 1.45cm
Nếu độ dày của đồng xu khớp với độ dày của bản lề cửa, đó là bản kính 5/8 inch (1,5 cm). Ngược lại, nếu xác định được độ dày đồng xu lớn hơn độ dày của bản lề thì đó là bán kính 1/4 inch (1.45cm)
Việc xác định chính xác độ dày bản lề giúp đảm bảo bạn chọn bản lề cửa phù hợp, đồng thời giúp bảo đảm hoạt động mượt mà và chính xác của cửa.

Khi mua một bộ bản lề cửa thì sẽ nhận được những gì ?

Khi bạn đặt mua một bộ bản lề cửa, sản phẩm bạn nhận được có thể có sự khác biệt tùy thuộc vào nơi bạn mua sản phẩm. Tuy nhiên, đa số các bản lề cửa được bán theo cặp. Điều này có nghĩa là bạn sẽ nhận được hai bản lề cửa trong mỗi đơn hàng.

Bản lề thường bán theo cặp

Bản lề thường bán theo cặp

Bên cạnh cặp bản lề cửa, đơn hàng thường sẽ đi kèm với đinh vít lắp đặt hoặc trục bản lề nếu cần thiết. Những phụ kiện này là quan trọng để lắp đặt và sử dụng bản lề cửa một cách hiệu quả. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể đặt mua bản lề cửa theo từng cái nhưng điều này không được phổ biến như mua theo cặp.

Cần bao nhiêu bản lề để lắp vào một cánh cửa ?

Đây là một trong những câu hỏi phổ biến nhất khi hỏi về bản lề của cửa. Để trả lời câu hỏi này, đơn giản bạn chỉ cần nhìn vào số lượng bản lề trên cửa gần bạn nhất và đếm số lượng trên đó. Nhìn chung, đa số cửa nội thất sử dụng ba bản lề. Các bản lề này thường có kích thước 3.5 inch và được lắp đặt cách nhau một khoảng đều nhau

Cửa có 3 bản lề

Cửa có 3 bản lề

Cổng nhà cũng thế, thường yêu cầu ba bản lê cách nhau và kích thước là 4 inch mỗi bản lề. Khi lắp đặt bản lề trên bộ cửa mới, người ta thường tìm hiểu yêu cầu cụ thể từ nhà sản xuất cửa. Số lượng và kích thước bản lề có thể thay đổi tùy thuộc vào thiết kế và tải trọng của cửa.

Cách đo kích thước của bản lề cửa ?

Bản lề của cửa được đo dựa trên chiều rộng, chiều dài và độ dày khi bản lề được mở ra hoàn toàn. Kích thước trung bình của bản lề thường là 3.5 x 3.5 inch. Tuy nhiên, chúng có thể khác nhau ở mọi khía cạnh của kích thước. Để đo kích thước một cách chính xác, bạn cần tháo bản lề khỏi cửa và lần lượt đo các kích thước của bản lề.

Có phải tất cả bản lề đều có vòng bi hay không ?

Có và không, bản lề là thường bao gồm một trục quay và thường có vòng bi để hỗ trợ. Trục quay chịu trách nhiệm cho việc quay của cửa và nhiệm vụ chính của vòng bi chỉ là giúp trợ lực cho bản lề có thể quay được một cách mượt mà, và các loại vòng bi thường chỉ được lắp trên các bản lề phải chịu tải nặng.

Bản lề có vòng bi

Bản lề có vòng bi

Bản lề cửa thường sử dụng ốc vít có kích thước nào ?

Kích thước của ốc vít bạn sử dụng thường phụ thuộc vào từng loại bản lề và cửa khác nhau. Ốc vít bản lề thông thường thường có 15 đến 20 ren trên mỗi inch và ốc vít đi kèm của cửa thường là loại 3/4 inch, nhưng điều này còn phụ thuộc vào độ dày và chất liệu của cửa.
Nếu bạn lắp bản lề mới vào một cánh cửa đã qua sử dụng thì bạn cần sử dụng loại ốc vít dài hơn. Hầu hết theo thời gian thì ốc vít có xu hướng bị trượt khỏi ren. Bằng cách sử dụng ốc vít dài hơn và đôi khi là ốc vít lớn hơn có thể giúp bạn cố định lại bản lề mà không gặp lại bất kỳ vấn đề nào

Tại sao bản lề lại kêu khi quay và cách khắc phục như thế nào ? 

Bản lề bị kêu khi bụi bẩn hoặc chất dơ bị rơi vào những khe nhỏ tạo ra ma sát khiến bản lề bị kêu khi quay. Ma sát xảy ra là do cửa bản lề bị thiếu chất bôi trơn. Bạn hãy tra dầu vào bản lề để có thể loại bỏ được ma sát và tiếng kêu khi quay.

Có thể sơn cho bản lề được không ?

Bạn hoàn toàn có thể sơn cho bản lề của cửa nhưng cần phải sử dụng một loại sơn phù hợp với kim loại để không gây hại cho bản lề. Tuyệt đối không nên dùng loại sơn phun để phun lên bản lề.

Bản lề được sơn

Bản lề được sơn

Có phải bất kỳ loại bản lề nào cũng có thể lắp cho cửa được không ?

Không, bản lề của cửa không phải lắp vào cửa nào cũng được. Các cửa có cơ chế đóng và mở khác nhau, một số cửa nhẹ sẽ yêu cầu lắp đặt bản lề thông thương nhưng các cửa lớn và nặng sẽ đòi hỏi một loại bản lề có khả năng chịu tải lớn để có thể chịu được trọng lượng của cửa.

Bản lề cửa có thể tái chế được không ?

Có, bản lề cửa hoàn toàn có thể tái chế được. Bạn có thể sử dụng chúng lại để lắp vào cửa mới phù hợp với bản lề hoặc đặt chúng vào thùng chứa kim loại tái chế. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chúng trong các dự án làm thủ công tự làm để tạo ra các cửa nhỏ hoặc các sản phẩm khác nếu bạn có kỹ năng làm thủ công với gỗ.

Nguồn tham khảo

Trong quá trình tìm hiểu thông tin để hoàn thiện bài viết này, chúng tôi có tham khảo một số dữ tiệu theo đường link dưới đây. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các tác giả (tên được in đậm ngay sau tên tư liệu). Chúng tôi cũng không chịu bất cứ trách nhiệm gì nếu nội dung tham khảo bị thay đổi bởi bên thứ ba sau khi chúng tôi đăng bài viết này.

 
gọi Miễn Phí