1. Kìm cắt chéo
- Chuyên dùng cho ngành điện, điện tử, viễn thông, xây dựng, làm đồ nhựa, làm đồ da thuộc, làm đồ thủ công (handmade).- Dùng để cắt, kẹp, tuốt vỏ dây điện, dây cáp có vỏ bọc, dây cứng không vỏ bọc, cắt nhựa, cắt da thuộc.
Kìm cắt chéo Fujiya
2. Kìm mỏ nhọn
- Chuyên dùng trong các công việc lắp ráp, đưa các vật nhỏ vào vị trí hẹp, gắp các vật nhỏ.
- Kìm có thể dùng kẹp, gắp các vật nhỏ, uốn cong các loại dây, kẹp các đồ trang sức, cắt dây.
- Kìm có thể dùng kẹp, gắp các vật nhỏ, uốn cong các loại dây, kẹp các đồ trang sức, cắt dây.
Kìm mỏ nhọn Stanley
3. Kìm cua
Chuyên dùng để cắt các đầu dây bị dư ra khỏi, đầu đinh ri-vê, các đầu dây dư ra trong 1 cái lỗ.
Kìm cua Berylion
4. Kìm điện
- Là 1 loại kìm rất phổ biến vì sự đa dụng của nó.
- Nó có thể kẹp, cắt, xoắn, bẻ, tuốt các loại dây khác nhau.Kìm điện Fujiya
5. Kìm cắt cộng lực
Chuyên dùng để cắt các loại dây cứng với đường kính lớn
Kìm cắt cộng lực
6. Kìm bấm lỗ
Chuyên dùng để bấm dây nịt/thắt lưng, dây đồng hồ da, bấm sổ sách, áo da, túi da…
7. Những điều không nên khi sử dụng kìm
- Không cắt dây cứng trừ phi kìm của bạn được thiết kế để cắt loại dây này. Lưu ý về đường kính tối đa mà kìm của bạn có thể cắt được với từng loại.
- Không dùng kìm khi kìm bị nung nóng ở nhiệt độ cao và không dùng kìm để cắt dây đang bị nung nóng.- Không dùng kìm cỡ nhỏ để uốn cong, bẻ dây cứng. Vì khi đó bạn sẽ làm hư hại mũi kìm. Bạn nên dùng kìm cỡ lớn cho các loại dây cứng.
- Không dùng kìm để đóng giống như với búa.
- Không dùng búa đóng vào kìm để tạo lực cắt dây cứng hoặc cắt đai ốc.
- Không dùng ống nối vào cán kìm để tăng lực cắt. Nếu bạn cần cắt vật cứng có độ dày lớn thì nên dùng kìm cắt cộng lực.
- Không dùng bao cán kìm như vật cách điện trừ trường hợp kìm của bạn là loại chuyên dụng có cách điện (VDE). Bao cán kìm tạo sự thoải mái cho bạn khi sử dụng chứ không phải là vật cách điện hoàn hảo trừ loại kìm chuyên dụng.
- Không dùng kìm để vặn bu lông, đai ốc. Mỏ lết hoặc cờ lê sẽ là sự lựa chọn tốt hơn cho bạn.