1. Các yếu tố gây nguy hiểm do dụng cụ điện cầm tay
- Bộ phận công tác gây chấn thương (cắt, cuốn, văng bắn v.v…).- Điện giật do máy bị rò điện, dây điện hở v.v…
- Bụi, ồn, rung v.v…
- Gây tia lửa điện, gây cháy nổ (do quá trình gia công phát sinh nhiệt, tia lửa trên chổi than, vành góp của máy điện . . . )
2. Một vài nguyên tắc sử dụng an toàn
- Thường xuyên kiểm tra độ ẩm của động cơ điện, nếu độ ẩm cách điện của thiết bị vượt mức cho phép thì phải sấy khô động cơ cho hết ẩm, sau đó mới được sử dụng.- Chúng ta cần chú ý phải có thiết bị bảo vệ điện như khởi động từ, rơ le, điện áp,... phải phù hợp với nguồn điện cung cấp. Nếu điện áp vượt hoặc thấp quá 5% thì phải dùng ổn áp (1 pha hoặc 3 pha).
- Dây dẫn điện được dẫn từ nguồn tới thiết bị phải phù hợp với công suất hoạt động của thiết bị. Nếu thấy dây dẫn nhỏ thì phải thay dây khác lớn hơn cho phù hợp với thiết bị, tránh tình trạng dây tải điện không phù hợp sẽ dẫn tới nguy cơ chập mạch dễ cháy.
- Phải lắp đúng các phụ kiện phù hợp, đúng cách cho các dụng cụ.
- Trước khi khởi động thiết bị phải kiểm tra từng bộ phận chi tiết, đảm bảo từng chi tiết phải đang trong tình trạng hoạt động tốt. Khi đang sử dụng thiết bị, phát hiện dấu hiệu nào bất ổn phải dừng lại kiểm tra ngay.
- Nơi bảo quản thiết bị phải thông thoáng, thánh ẩm mốc, thường xuyên vệ sinh, kiểm tra thiết bị.
- Khi thiết bị đang hoạt động mà nguồn điện bị mất thì chúng ta ngắt cầu dao của thiết bị và tắt luôn cầu dao tổng, đề phòng lúc nguồn điện trở lại đột ngột sẽ làm hỏng thiết bị.
- Đặc biệt nên chú ý trang bị đồ bảo hộ cá nhân trong lúc sử dụng thiết bị.
Một sô vị trí cần đo đạc, kiểm tra trước khi thực hiện thao tác tháo lắp, sửa chữa. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm đo đạc, kiểm tra điện tại đây.