1. Một số lưu ý về khoan sắt
Về bản chất thì khoan sắt và khoan gỗ đều giống nhau. Đơn giản chỉ là chọn mũi khoan phù hợp để gắn vào máy. Tuy nhiên:- Vật liệu làm mũi khoan sắt phải là hợp kim cứng hơn mũi khoan gỗ.
- Khi khoan sắt cần cẩn thận các tia lửa và các mảnh vỡ bay ra, những mảnh vỡ kim loại sắc bén gây thiệt hại nhiều hơn mùn cưa gỗ.
2. Các bước thực hiện khoan sắt
Bước 1: Chọn mũi khoan sắt chất lượng
Trên thị trường có nhiều loại, cần xác định độ cứng của kim loại cần gia công để chọn mũi khoan thích hợp.Chọn mũi khoan sắt
Bước 2: Cố định vật cần khoan
Sử dụng kẹp để cố định vị trí vì khi khoan nếu không cố định thì làm cho lổ khoan không được chính xác và đẹp. Chọn mặt phẳng để lót vật liệu như gỗ, nhựa...
Cố đinh vật khoan bằng vam
Bước 3: Đánh dấu vị trị cần khoan bằng bút chì hoặc bút lông.
Bước 4: Khoan mồi với một mũi khoan nhỏ, để tránh trượt khi khoan.
Khoan mồi
Bước 5: Chuẩn bị nước hoặc dung dịch làm mát
Chuẩn bị dung dịch làm mát để hạn chế cháy mũi khoan, bình chữa cháy trong tầm kiểm soát bởi khi khoan kim loại nhưng tia lửa tuy nhỏ nhưng cũng có thể gây cháy.
Chuẩn bị nước hoặc dung dịch làm mát
Bước 6: Mặc đồ bảo hộ
Mang bảo hộ lao động như kính, găng tay, áo bảo hộ để tránh những tia lửa và các mảnh vỡ trong khi khoan.
Mặc đồ bảo hộ
Bước 7: Tiến hành khoan
Tiến hành khoan, giữ tốc độ khoan trung bình, khoan từ từ và đều đặn, đối với kim loại mềm thì tốc độ khoan có thể nhanh hơn.
Tiến hành khoan
Bước 8: Nhấc mũi khoan
Khi khoan sâu được 2 - 5mm, cần nhấc mũi khoan ra khỏi lỗ và làm sạch các mảnh vỡ, mảnh phoi kim loại, nhằm tránh kẹt mũi khoan và xước lỗ khoan.
Bước 9: Kiểm tra
Khi đạt được độ sâu mong muốn cần kiểm tra lỗ khoan.
Kiểm tra lỗ khoan
Bạn có thể tham khảo thêm chi tiết các sản phẩm mũi khoan sắt tại đây.