Làm thế nào để nhận biết chất liệu da thật?

Đăng lúc: . Đã xem 1107. Người đăng bài viết: Phan Hậu. Chuyên mục : Chế tác thủ công
Những đồ làm từ da thật không giống với bất kỳ loại tổng hợp nào nhờ chất liệu tự nhiên, lộng lẫy và hoàn thiện với vẻ thanh lịch của chúng. Ngày nay, rất nhiều đồ giống da thật đang được bày bán tại các cửa hàng với mức giả rẻ hơn chính hãng.Ngoài ra, còn có các sản phẩm không được làm 100% từ da thật nhưng được gắn nhãn ‘da thật” hoặc “được làm từ da thật”
Làm thế nào để nhận biết chất liệu da thật?
Làm thế nào để nhận biết chất liệu da thật?

Có 2 phương pháp: Phân biệt da thật từ chất giả; Hiểu biết về các loại da thật khác nhau.

Phương pháp thứ nhất: Phân biệt da thật từ da giả.

1- Cảnh giác với bất kì sản phẩm nào không được xác nhận rõ ràng là da thật. Nếu chúng được dán nhãn “được làm từ chất liệu nhân tạo” (‘manmade material’), thì coi như đã được xác nhận là da tổng hợp. Nhưng nếu chúng chẳng có nhãn mác ấn định chất liệu, thì có khả năng người sản xuất muốn che giấu rằng chúng thực sự không phải da thật. Tất nhiên, đồ có thể mất nhãn mác.

2- Kiểm tra các vân (sọc) da trên bề mặt, có những kẽ nhỏ và nhìn hơi giống sỏi li ti, trông không quá hoàn hảo và không lạ, thì đó chính là dấu hiệu của da thật. Sự không hoàn hảo, trong đồ da, thực ra lại là điều tốt. Hãy nhớ rằng, da thuần được làm từ da động vật, vì vậy mỗi mẫu da cũng kì lạ và độc nhất như chính loài động vật từ nguồn gốc của chúng. Điều thường xuyên xảy ra là thậm chí, các vân nhỏ cũng có thể được tạo ra bằng máy.

3- Nhấn ngón tay vào da, tìm kĩ những vết nhăn. Đồ da thật sẽ khó xuất hiện nếp nhăn, giống như da thuần trên người chúng ta. Đối với loại da nhân tạo, thường thì chỉ nhấn ngón tay xuống bề mặt, sẽ lưu lại những nếp gấp khá thô cứng.

4- Ngửi mùi da, hương tự nhiên sẽ không có mùi nhựa hoặc hóa chất mà sẽ có mùi mốc. Nếu bạn không hoàn toàn chắc chắn về mùi hương mà bạn ngửi thấy, hãy bước vào một cửa hàng bán da thuần chất lượng tốt mà bạn biết rồi kiểm ra vài cái túi hoặc đôi giày. Hỏi họ xem liệu có phần nào là chất da tổng hợp không và cũng hãy thử ngửi qua chúng.

5- Kiểm tra bằng lửa, chấp nhận rằng nó có thể sẽ bị hỏng. Nếu như trong một số trường hợp, khi đốt một vật nào đó thì bạn nên mặc kệ chúng cháy một chỗ, nhưng thí nghiệm này thành công khi bạn cầm một mảnh nho nhỏ nào đó mà người khác sẽ khó nhìn thấy, ví dụ như bên dưới góc khuất chẳng hạn. Giữ ngọn lửa ở góc đó tầm 5-10 giây để thử:
•  Da thật sẽ chỉ bị đen ở mức độ không đáng kể, và bốc mùi như tóc cháy.
•  Da giả sẽ ngay lập tức bắt lửa và bốc mùi nhựa cháy.

6- Lưu ý các cạnh, da thật sẽ có cạnh thô ráp, còn da giả sẽ có cạnh hoàn hảo. Da giả do máy làm sẽ có vết cắt máy. Da thật được làm từ nhiều sợi, mà hiển nhiên sẽ bị cọ sờn ở các cạnh. Da giả thì làm từ nhựa, sẽ chẳng có cái gì là sợi tự nhiên, các cạnh sẽ được cắt rất gọn gàng.

7- Mặt trong của da, tìm xem có vết đổi màu nhẹ nào của da thật không. Gần giống với bài kiểm tra vết nhăn trước đó, da thật có sự đàn hồi độc đáo khi bị uốn cong, đổi màu hoặc bị cấu tự nhiên. Da giả thì cứng hơn, sẽ khó để uốn chúng.

8- Nhỏ vài giọt nước lên bề mặt của vật, da thật sẽ hấp thụ độ ẩm.
Nếu là đồ giả, nước sẽ dễ dàng đọng lại trên bề mặt. Nhưng da thật sẽ hấp thụ một lượng nước nhỏ trong vài giây ngắn ngủi, bạn sẽ nhanh chóng biết đây có thật hay không.

9- Chúng ta đều biết đồ da thật không hay có giá thành rẻ. Một sản phẩm được làm hoàn toàn từ da thật sẽ khá đắt. Chúng thường được bán với giá đã fix lại. Shop dạo một chút và cảm nhận thử giá cả của sản phẩm da thật, bán da thật và da tổng hợp để hiểu sự khác biệt giữa chúng

10- Đừng bận tâm màu sắc của chúng, đồ da màu cũng có thể là hàng thật. Một mảnh da màu xanh sáng có vẻ không tự nhiên lắm nhưng đâu có nghĩa chúng không phải da thật. Màu nhuộm có thể áp dụng trên cả da tổng hợp và da tự nhiên, vậy nên đừng bận tâm màu sắc mà quan trọng là cảm giác, mùi và vân áo để xác định da thật hay giả.


Phương pháp thứ hai: Hiểu biết về các loại da khác nhau.

1- "Genuine Leather" chỉ là một loại thật, hợp pháp trên thị trường. Đa số khách hàng đều quan ngại về sự khác biệt giữa thật và giả. Nhưng những người sành sỏi sẽ biết thực ra có rất nhiều phần của da nguyên trạng, phần "Genuine Leather” cũng chỉ là lớp thứ hai thấp nhất.

2- Da “nguyên trạng” dành cho những sản phẩm đầu ra chất lượng cao. Da nguyên trạng là phần da chỉ có lớp da trên cùng (sát với không khí nhất), đó là phần cứng nhất, bền nhất và đáng quý nhất. Nếu để ở trạng thái chưa gia công, nghĩa là nó có đặc tính, lóp nhăn và màu sắc độc đáo nhất. Do lượng da quá ít trên mỗi con vật, và việc xử lí phần da nguyên trạng là điều khó khăn, dễ hiểu vì sao giá tiền lại cao vậy.

3- Săn lùng Top Grain Leather để sở hữu đồ cao cấp với giá cả hợp lý hơn. Loại da phổ biến nhất của “da xịn” là Top Grain mà người sản xuất phải lấy đi lớp da dưới đường vân và gia công nhẹ nhàng để loại bỏ những yếu tố không hoàn hảo. Nó mịn và hợp lý hơn Full Grain, cũng rất dễ gia công, làm giá thành cũng có thể giảm xuống.

4- Hiểu rằng "da chính hãng" thường có một mặt da lộn hoặc tạo cảm giác tương tự thế. Da chính hãng thường được làm bởi loại bỏ phần da cứng hay các hạt trên cùng, sau đó dùng phần da mềm hơn, dễ gia công ở bên dưới hơn. Nó không bền như lớp da trên, nhưng rẻ hơn nhiều vì nó có thể được phân phối thành nhiều loại sản phẩm hơn, dễ làm hơn.

5- Tránh xa các loại "da ngoại quan", loại làm từ da phế liệu và gắn lên bằng da gắn keo. Dù vẫn là sản phẩm làm từ da, đây không phải là da hoàn chỉnh hay miếng da động vật. Thay vào đó, các mảnh da được thu thập, nghiền và trộn với chất kết dính để làm thành miếng da. Tuy rẻ vậy, nhưng chất lượng lại thấp đi vô cùng.