Lâm Thị Mỹ Nương
Thạc sĩ nông học
Giới tính: Nữ
Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh.
Sau khi tốt nghiệp cao học ngành nông học khóa 2 thuộc Khoa Nông nghiệp trường đại học Cần Thơ năm 1994, bà về công tác tại Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam - SOFRI. Tại đây, Lâm Thị Mỹ Nương đã cho xuất bản nhiều sách về lĩnh vực nông nghiệp cũng như thực hiện các đề tài nghiên cứu, trong đó có những đề tài được đánh giá cao và được trao giải thưởng.
Tiểu sử
Lâm Thị Mỹ Nương là con Ông Lâm Vinh Huế và Bà Hà Thị Hồng, sinh ngày 18 tháng 04 năm 1968 tại Thị Trấn Thủ Thừa, Huyện Thủ Thừa, Tỉnh Long An.
- Năm 1986 - Tốt nghiệp Tủ tài tại Trường Phổ thông Trung học Thủ Thừa, Long An
- Năm 1991 - Tốt nghiệp Kỹ sư Trồng trọt chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật tại Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 1994 - Đã trúng tuyến Cao học ngành Nông học Khóa 2 thuộc Khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ và bảo vệ thành công luận án Thạc sỹ Khoa học Nông ngiệp năm 1998. Trong quá trình nghiên cứu, bà đã được học tập và tham quan ở Ấn Độ.
- Từ năm 1991 đến năm 1994, công tác tại Công ty Lương Thực Tính Long An.
- Từ năm 1994 công tác tại Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam.
- Nhiều tài liệu cho thấy, từ năm 2019, bà đã đảm nhiệm chức vụ Phó giám đốc của Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam
Khi công tác tại Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, bà Lâm Thị Mỹ Nương đã thực hiện nhiều công tác nghiên cứu về lĩnh vực bảo vệ thực vật, tham gia các đề tài của nhà nước. NGoài ta, với trường đại học Tiền Giang, bà cũng là người hướng dẫn khóa luận cho một số sinh viên tốt nghiệp. Trong giai đoạn này, bà cũng công bố một số bài báo trên các tạp chí khoa học.
Bà Lâm Thị Mỹ Nương - giáo viên trong lớp tập huấn cho nông dân năm 2019 tại tỉnh Tây Ninh.
Ảnh : Cổng thông tin điện tử - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh
Bà Lậm Thị Mỹ Nương năm 2021, áo dài đỏ đứng giữa - Ảnh Facebook Công đoàn trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam
Những người biên tập ở Công Cụ Tốt đã đọc một số tài liệu của tác giả Lâm Thị Mỹ Nương, nhằm để các ấn phẩm này phù hợp hơn trong môi trường số, chúng tôi có biên tập lại hình ảnh và giữ nguyên văn bản nhằm mục đích phổ biến kiến thức của tác giả Lâm Thị Mỹ Nương trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bìa sách "Kỹ thuật trồng- chiết-ghép- dâm cành hoa hồng" của Lâm Thị Mỹ Nương viết cùng với Việt Chương
📗 Sách và công trình nghiên cứu tiêu biểu
-
"Ứng dụng công nghệ GIS trong theo dõi sự di trú và dự báo sự hiện diện của rầy hại lúa vùng ĐBSCL".
Lâm Thị Mỹ Nương & các đồng tác giả.
TUSTA, 2011. -
"Sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn vườn ươm và kỹ thuật nhân giống cây ăn quả miền Nam".
Chủ biên: Ban Quản lý Dự án Phát triển Chè và Cây ăn quả, Tham gia biên soạn: TS. Nguyễn Minh Châu, TS. Lê Thị Thu Hồng, ThS. Phạm Ngọc Liễu, ThS. Huỳnh Trí Đức, ThS. Lâm Thị Mỹ Nương, KS. Nguyễn Hữu Thành, KS. Phạm Văn Vui, Hiệu đính: GS.TSKH. Trần Thế Tục.
Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003. -
"Nghiên cứu triển khai mô hình cây giống, cây có múi có chứng nhận kiểm nghiệm ở Tiền Giang".
Đề tài KN-05-05, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Chủ nhiệm nhiệm vụ ThS. Lê Thị Thu Hồng, Cán bộ phối hợp TS. Nguyễn Minh Châu; ThS. Huỳnh Trí Đức; ThS. Lâm Thị Mỹ Nương; ThS. Nguyễn Thanh Nhàn; KS. Phạm Văn Vui; KS. Võ Hữu Thoại; KS. Nguyễn Hữu Hoàng..
NASATI - Hệ thống thông tin khoa học và công nghệ, Cơ sở dữ liệu nhiệm vụ Khoa học và công nghệ, 2002. -
"Kỹ thuật trồng- chiết-ghép- dâm cành hoa hồng".
Việt Chương, Lâm THị Mỹ Nương.
Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2000. -
"Sự kháng thuốc của côn trùng và vấn đề quản lý tính kháng".
Hồ Văn Chiến, Lâm Thị Mỹ Nương, K. L. HEONG, M. MATSUMURA.
Tạp chí khoa học trường Đại học Tiền Giang, Số 1/2014, xuất bản 14/04/2014.
🏆 Giải thưởng và ghi nhận
- Giải khuyến khích Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần IX (2010 – 2011). Để tài "Ứng dụng công nghệ GIS trong theo dõi sự di trú và dự báo sự hiện diện của rầy hại lúa vùng ĐBSCL" của Lâm Thị Mỹ Nương và cộng sự đã đạt giải khuyến khích Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ 9 do TUSTA - Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Tiền Giang trao tặng, công bố vào ngày 27/9/2011
🔖 Tài liệu tham khảo
Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ của con người này, chúng tôi có tham khảo các tài liệu dưới đây. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nhà xuất bản (được in đậm) và tác giả các tài liệu. Chúng tôi công bố rõ thời điểm chúng tôi truy xuất tài liệu với mục đích tham khảo. Chúng tôi cũng không chịu bất của trách nhiệm gì về sự thay đổi của nội dung được tham khảo kể từ sau thời điểm chúng tôi truy xuất.
- 1. "Danh sách giải pháp đạt giải của Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần IX (2010 – 2011)", nguồn Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh, truy xuất ngày 6 tháng 5 năm 2015.
- 2. "Sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn vườn ươm và kỹ thuật nhân giống cây ăn quả miền Nam", nguồn Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, truy xuất ngày 18 tháng 10 năm 2023.
- 3. "Luận án Thạc sỹ khoa học nông nghiệp - Một số nghiên cứu về bệnh loét cam quýt (Xanthomonas campestris pv. citri)", nguồn Trung tâm học liệu _ Đại học Cần Thơ, truy xuất ngày 18 tháng 10 năm 2023.
- 4. "Nghiên cứu triển khai mô hình cây giống, cây có múi có chứng nhận kiểm nghiệm ở Tiền Giang", nguồn NASATI - Hệ thống thông tin khoa học và công nghệ, Cơ sở dữ liệu nhiệm vụ Khoa học và công nghệ, truy xuất ngày 18 tháng 10 năm 2023.
- 5. "Danh bạ điện thoại lãnh đạo huyện Châu Thành", nguồn Trang tin của Huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, truy xuất ngày 18 tháng 10 năm 2023.
- 6. "Triển khai lớp tập huấn FFS nông dân về Quản lý bệnh chết héo chuối do nấm FOC.TR4 tại tỉnh Tây Ninh", nguồn Cổng thông tin điện tử - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, truy xuất ngày 18 tháng 10 năm 2023.
Tác phẩm
-
Sâu bệnh và cách phòng trừ cho cây hoa Hồng - Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương
Hãy cùng tham khảo cách phòng trừ sâu bện cho cây hoa Hồng của Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương nhé
-
Thu hoạch hoa Hồng - Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương
Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương sẽ chỉ cho chúng ta cách để thu hoạch hoa Hồng chính xác và không ảnh hưởng đến những lần thu hoạch sau
-
Chăm sóc cây hoa Hồng - Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương
Hoa Hồng cũng là một loài hoa khó chăm vì vậy hãy đọc bài viết dưới đây để xem chúng ta cần phải lưu ý những gì khi chăm sóc cây hoa Hồng nhé
-
Phân bón hoa Hồng - Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương
Phân bón hóa học tuy có hiệu quả nhưng tác hại cũng nhiều Hãy tìm hiểu cách mà Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương tự chế phân bón hữu cơ nhé
-
Trồng hoa hồng cần tưới nước - Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương
Bất kể một loại cây nào kể cả cây ưa nắng thì vẫn cần phải tưới nước đầy đủ và cây hoa Hồng cũng vậy
-
Kỹ thuật trồng hoa hồng - Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương
Trồng hoa Hồng để hoa nở đẹp cây lúc nào cũng nở hoa là điều không hề dễ dàng hãy tham khảo kỹ thuật trồng hoa hồng để trang bị kiến thức và phương pháp trồng
-
Nhân giống cây hoa Hồng - Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương
Có nhiều cách để nhân giống một cây hoa Hồng hãy cùng tìm hiểu nhé!
-
Nghề trồng hoa hồng ở nước ta - Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương
Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương sẽ giới thiệu cho chúng ta biết và hiểu rõ hơn về nghề trồng hoa hồng loài hoa được phái nữ luôn yêu thích
-
Chọn giống hoa Hồng - Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương
Mỗi người sinh ra đều có một tính nết một sở thích khác nhau vì vậy mỗi người cũng sẽ thích những giống hoa Hồng khác nhau
-
Có phải hoa hồng là cây trái tính trái nết? - Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương
Đối với nhiều người hoa Hồng là loài hoa khá khó trồng và cũng khá khó để chăm sóc Vậy có phải hoa hồng là cây trái tính trái nết
-
Loại đất nào hợp với cây Hồng - Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương
Hoa Hồng kén khí hậu nhưng với đất trồng thì sao Hãy tìm hiểu loại đất trồng phù hợp để trồng hoa hồng nhé