Hướng dẫn sữa chữa máy khoan tại nhà

Đăng lúc: . Đã xem 21356. Người đăng bài viết: Vũ Hải Sơn. Chuyên mục : Sử dụng máy khoan
Máy khoan cũng giống như các loại máy khác, dùng lâu ngày gây ra hỏng hóc, hao mòn cần được bảo dưỡng và sửa chữa. Chúng tôi xin hướng dẫn các bạn sửa chữa một số hư hỏng nhẹ của máy khoan để có thể tự khắc phục tại nhà.
Hướng dẫn sữa chữa máy khoan tại nhà
Hướng dẫn sữa chữa máy khoan tại nhà

1. Cấu tạo cơ bản của một máy khoan

Để có thể sửa được một chiếc máy khoan cầm tay thì các bạn cần nên biết sơ qua về cấu tạo của nó
Cấu tạo cơ bản của máy khoan
Cấu tạo cơ bản của máy khoan
  • 1: Thân máy bao gồm tay cầm
  • 2: Nguồn điện cấp cho máy
  • 3: Bộ khởi động máy bao gồm điều chỉnh điện áp và chiều quay của động cơ.
  • 4: Giá đỡ chổi than và chổi than
  • 5: Rô to của động cơ ( phần động cơ quay).
  • 6: Stato của động cơ ( phần động cơ đứng yên)
  • 7: Quạt gió làm mát
  • 8: Bánh răng truyền động.
  • 9: Trục khoan
  • 10: Đầu kẹp mũi khoan gắn trên trục khoan của máy khoan.
  • 11: Vòng bi trục động cơ.

2. Một vài triệu chứng và cách sửa khoan tại nhà

- Nếu đầu khoan bị kẹt hoặc trượt khó thao tác hoặc không giữ chặt mũi khoan: bạn có thể bôi trơn bằng dầu hoặc có thể thay bằng đầu khoan mới.
- Nếu Động cơ không chạy, lần lượt các bạn làm các bước sau đây:
  • Kiểm tra máy xem có quá nóng hay mùi khét?
    • Nếu mùi khét và nóng rất có thể đã bị cháy lõi động cơ, cần có thợ chuyên nghiệp quấn lại.
    • Nếu không nóng và khét, chuyển bước tiếp theo.
  • Kiểm tra phích cắm tại chỗ tiếp xúc với ổ cấp nguồn, đảm bảo tiêp xúc tốt.
  • Kiểm tra dây dẫn tại chỗ tiếp giáp với phích cắm xem có bị đứt không.
  • Kiểm tra dây dẫn chỗ tiếp giáp với máy.
  • Kiểm tra chổi than, có 2 trường hợp:
    • Máy dùng đã lâu, chổi than bị mòn > thay mới.
    • Chổi than vẫn còn dài, có thể do lò xo đẩy chổi than bị kẹt > giải quyết chỗ kẹt.
  • Không khoan được tường dù khoan có quay:
    • Mũi khoan bị mòn mất hiệu lực > thay mới.
    • Công tắc bật búa hay bị trượt về bên không búa > dùng keo đắp thêm chỗ bị mòn hoặc thay công tắc mới.

3. Một số điểm hư hỏng thường gặp của máy khoan

- Nếu tính cả mũi khoan thì phải nói mũi khoan là nơi chịu áp lực, chịu mài mòn nhiều. Cho nên phải thay mũi khoan thường xuyên nhất
- Chổi than tiếp xúc và trượt với động cơ nên chịu nhiệt, chịu mài mòn: đây là phần nên kiểm tra ngay khi  thấy khoan không chạy.
- Dây dẫn phải chịu lực uốn rất nhiều lần trong quá trình sử dụng nên hay bị gãy vị trí ngay giao với máy(đuôi tay cầm) và ngay phích cắm. Vì phần vỏ bọc của dây dẫn làm bằng nhựa dẻo chịu đàn hồi tốt hơn lõi đồng nên có khi lõi đồng gãy rời ra trong khi vỏ nhữa vẫn còn nguyên nên chúng ta không phát  hiện.
- Công tắc khoan cũng có khi hư trước các bộ phận khác do hoạt động khá nhiều, bấm nhả liên tục trong khi sử dụng.

Nếu trong trường hợp bạn không thể sửa chữa những chiếc máy khoan của mình. Bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm máy khoan cầm tay ở Công Cụ Tốt tại đây.