1. Bảo vệ mắt
Đầu tiên bạn phải bảo vệ đôi mắt của mình trong quá trình làm việc với máy khoan. Đeo kính bảo hộ giúp chắn bụi, mảnh vỡ, vỏ bào và những vật chất khác bắn vào mắt.
Bạn có thể tham khảo các loại
kính bảo hộ với nhiều kiểu dáng khác nhau tại đây.
2. Bảo vệ tai
Các nút tai nên được đeo khi sử dụng máy khoan cầm tay, đặc biệt là khi làm việc trong môi trường khép kín để giảm thiểu tổn hại đối với tai.
Để tìm hiểu kỹ hơn về cách bảo vệ tai, bạn có thể tham khảo
chụp tai chống ồn.
3. Xác định dụng cụ thích hợp cho công việc
Biết các dụng cụ thích hợp cho công việc bạn cần làm có thể giúp bạn tránh bị thương tích hay hư hại tới vật liệu gia công. Xác định vật liệu khoan để chọn mũi khoan phù hợp tránh hư hại vật liệu.
4. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng kèm theo sản phẩm
Nên rút nguồn cấp điện khi không sử dụng để đảm bảo an toàn.
Chụp tai chống ồn thương hiệu Total
5. Mặc quần áo bảo hộ phù hợp
Đeo găng tay dày dặn để tránh bị thương tích do mảnh vụn văng vào. Nên đeo khẩu trang để tránh hít phải những hạt bụi nhỏ từ vật liệu văng ra trong quá trình khoan.
6. Kiểm tra dụng cụ thường xuyên
Không nên sử dụng các dụng cụ cầm tay trong những điều kiện ẩm ướt và nên kiểm tra thường xuyên xem có bị hở dây, phích cắm bị hư hỏng và chốt phích cắm bị lỏng hay không. Các dây nguồn bị hỏng cần phải được thay mới và các dụng cụ bị hỏng hay những dụng cụ phát ra những âm thanh hay bạn cảm thấy hoạt động khác thường thì nên được đưa đi kiểm tra và sửa chữa.
7. Vệ sinh khu vực làm việc
Khu vực cần khoan phải gọn gàng khiến điều chuyển dụng cụ dễ dàng hơn và có thể tránh được các sự cố tai nạn.
8. Cất giữ đúng cách
Luôn phải cất giữ những chiếc máy khoan của bạn sau khi sử dụng để tránh trường hợp dụng cụ bị sử dụng trái phép bởi những người không đủ khả năng nhất là trẻ em.
9. Ánh sáng
Điều quan trọng là phải sử dụng ánh sáng hợp lý khi làm việc với các dụng cụ điện cầm tay, đặc biệt là khi làm việc ở trong tầng hầm hay trong nhà để xe, vì đây thường là nơi thiếu ánh sáng.