Những tác hại khi dùng dây và cáp điện kém chất lượng

Đăng lúc: . Đã xem 5673. Người đăng bài viết: Vũ Hải Sơn. Chuyên mục : Điện gia đình

1. Những tác hại khi dùng dây, cáp điện kém chất lượng

- Khi ruột đồng kém chất lượng hoặc không đủ tiết diện có thể gây ra các tác hại sau:
  • Dẫn điện kém, gây sụt áp trên đường dây làm cho thiết bị họat động không hiệu quả, tuổi thọ thiết bị giảm nhanh.
  • Phát nóng quá mức trên đường dây, gây hư hại lớp cách điện, gây chạm chập cháy nổ.
  • Ruột đồng kém chất lượng rất dễ gãy, khó nối, khó lắp vào các phụ kiện điện khác.
những tắc hại khi dùng dây cáp điện kém chất lượng 1
- Khi lớp cách điện kém chất lượng có thể gây ra các tác hại sau:
  • Nứt cách điện, hở ruột dẫn, gây điện giật cho người.
những tắc hại khi dùng dây cáp điện kém chất lượng 2
  • Rạn nứt cách điện sau một thời gian ngắn, gây rò điện, tổn thất điện năng, chạm chập cháy nổ.
  • Không chịu được nhiệt độ cho phép của ruột dẫn, chảy nhão gây ra chạm chập cháy nổ.
những tắc hại khi dùng dây cáp điện kém chất lượng 3
  • Không tự tắt khi bị phát cháy bởi tác nhân bên ngoài.
  • Mất màu sau một thời gian ngắn, gây nhầm lẫn các dây với nhau khi sửa chữa, thay thế.

2. Những kinh nghiệm chọn dây dẫn điện cho gia đình

Với rất nhiều các loại dây điện trên thị trường hiện nay, tốt có, xấu có, thật có, giả có, thậm chí có khi gặp dây chẳng có nhãn mác, tên nhà sản xuất gì cả. Vì vậy, một người không chuyên thì việc lựa chọn dây nào, nhãn hiệu nào mà có thể tin cậy được là một việc không dễ dàng gì.
Sau đây là 1 vài kinh nghiệm để các bạn chọn lựa dây tốt hơn:
  • Không nên chọn dây không có nhãn mác trên bao bì, không có tên nhà sản xuất, không địa chỉ rõ ràng.
  • Không nên chọn dây mà trên dây không có các thông tin cơ bản như: nhãn hiệu, tên loại dây, tiết diện, cấu trúc ruột dẫn (số sợi và đường kính mỗi sợi), tiêu chuẩn sản xuất.
những tắc hại khi dùng dây cáp điện kém chất lượng 4
  • Dây tốt thường có bề ngoài của vỏ nhựa bóng, láng.
  • Lớp nhựa cách điện của dây tốt rất dẻo, khi tuốt ra khỏi ruột dẫn, có thể kéo giãn gấp đôi, gấp ba chiều dài ban đầu mà chưa bị đứt. Dây có thể bẻ gập nhiều lần hoặc xoắn gút nhưng bề mặt cách điện không bị rạng nứt.
  • Có thể kiểm tra ruột dẫn, bằng cách đếm số sợi nhỏ bên trong so với số sợi được ghi bên ngoài. Đường kính của các sợi nhỏ bên trong rất khó kiểm tra, vì phải có thước chuyên dùng mới đo được. Tuy nhiên, với một thương hiệu uy tín, trên dây có ghi cụ thể cấu trúc ruột dẫn (số sợi và đường kính mỗi sợi) thì có thể tin tưởng được.
  • Dây tốt thì có ruột dẫn sáng, bóng, nếu là dây đồng thì ruột dẫn rất mềm dẻo. Đối với dây ruột dẫn đồng có nhiều sợi nhỏ thì có thể dùng hai ngón tay xoắn ruột dẫn dễ dàng mà các sợi nhỏ không bung, không gãy, không đâm vào tay. Đối với dây ruột dẫn có một sợi thì có thể bẻ gập ruột đồng đến vài chục lần mà không gẫy.
  • Thông thường, dây tốt có giá cao hơn dây dỏm với cùng cỡ loại.
Các bạn có thể tham khảo chi tiết về cách tính toán và lựa chọn dây dẫn điện gia đình tại đây.

3. Các lưu ý cho hệ thống điện gia đình

Nên chia đường điện phân phối trong nhà ở thành nhiều nhánh để thuận tiện cho việc ngắt điện khi cần sửa chữa, thay thế.
Các dây pha (dây nóng) có cùng màu và tốt nhất là màu đỏ, màu cam hoặc màu vàng. Khi có nhiều nhánh đi chung một tuyến mà kích cỡ giống nhau thì màu của từng nhánh nên khác nhau để dễ phân biệt.
Dây cho hệ thống nối đất nên có màu riêng biệt với tất cả các dây khác và nên chọn dây màu xanh- sọc- vàng hoặc vàng- sọc- xanh.
Khi luồn dây trong ống hoặc trong nẹp, phải chọn kích thước ống, nẹp đủ rộng sao cho dễ luồn, dễ rút mà không hư hại đến dây dẫn.
Không nên đi dây nơi ẩm thấp hoặc quá gần các nguồn nhiệt, hóa chất.
Mối nối dây phải chặt, tiếp xúc tốt để không gây ra mô-ve nặc lửa khi mang tải.
Không được nối trực tiếp ruột dẫn đồng và nhôm với nhau.
Đoạn dây đi trong ống không nên có mối nối.
Không nên đi dây âm trong nền của tầng trệt nếu nền không đảm bảo cố định với tường khi nền bị lún.
Không nên sử dụng dây có tiết diện nhỏ hơn 0.5mm2.