CÁCH TRỒNG LAN ĐẤT - Nguyễn Công Nghiệp
Đăng lúc: Thứ bảy - 20/01/2024 16:27, Cập nhật 20/01/2024 16:27
Phaius Loureiro, 1790. Họ phụ Epidendrodeae. Tông Arethuseae.
CÁCH TRỒNG LAN ĐẤT
1. Hạc đỉnh (Phaius tankervilliae)
Giống Phaius gồm hơn 50 loài được biết, đấy là một trong các giống nhiều nhất của nhóm lan đất. Sự phân bố của giống khá rộng từ Đông Phi và Madagaxca, qua châu Á nhiệt đới và Inđônêxia, đến Tân Caledonia và quần đảo FiJi, giống Phaius là họ hàng thân cận của giống Calanthe.Ở Việt Nam có 4 loài Phaius được biết là Phaius tankervilliae, Phaius indigofera, Phaius mishmensis, Phaius flavus nhưng chỉ có loài đầu mới thực sự có hoa đẹp, loài này mọc rất nhiều từ Di Linh đến Lang Hanh trong các trang trống có đầm lầy trong rừng, chúng thường mọc xen với các loài cỏ dại và các loài lan khác tên là Ngãi bưởi (Dipodium paludosum) Vân hài (Paphiopedilum callosum), Cau diệp ngà (Spathoglottis eburnea).
Hạc đỉnh thuộc nhóm da thân với các giả hành hình tháp, lá to rộng 15 x 60cm, hoa to với đường kính 12cm, gồm rất nhiều màu sắc khá đặc biệt. Hoa có mùi thơn, lười hình ống như Cattleya, đài và cánh có màu sắc giống nhau, mặt sau màu trắng sữa, mặt trước tùy theo thứ loài, do quá trình lai tạo tự nhiên, có nhiều màu biến đổi từ nâu đỏ, sôcôla, đến vàng xanh.
Hạc đỉnh là một trong những cây lan nhiệt đới đầu tiên nở hoa ở châu Âu. Đây là loại lan hoàn toàn chịu ẩm, điều kiện sinh thái tự nhiên là các vùng đầm lầy, vì thế khi bị úng nước ở giá thể sẽ không làm cây chết. Hạc đỉnh có thể trồng được ở vùng Á nhiệt đới và vùng nóng, nhiệt độ thích hợp cho nó từ 10°C - 25°C. Tuy nhiên ở vùng nguyên quán cao nguyên Nam Trung Bộ, Hạc đỉnh trổ hoa vào tháng 1-2, và nếu được trồng ở thành phố Hồ Chí Minh, cây lan lại ra hoa vào tháng 3. Ánh sáng cần thiết từ 8.000-15.000 1m/m².
Hạc đỉnh là loại lan duy nhất trong giống có thể kinh doanh trên phương diện thương mại thường dùng dưới dạng hoa cắt. Dù rằng hoa Hạc đỉnh rất bền, chơi được từ 1-2 tháng, hoa đẹp và có mùi thơm, nhưng khuyết điểm của loài này là nếu va chạm cành hoa dù nhẹ cũng gây phản ứng sinh hóa, tạo ra những vết sẹo màu đen rất xấu. Phải cẩn thận khi di chuyển cây lan Hạc đỉnh đang có hoa. Muốn ngừa khuyết điểm trên, nếu cây Hạc đỉnh trồng ở nơi xa trên vài trăm cây số, phải di chuyển Hạc đỉnh đến nơi trưng bày từ khi phát hoa còn rất ngắn (0,5m). Hai tháng sau khi nuôi dưỡng trở lại, những vết sẹo màu đen sẽ mất hẳn, cây sẽ trở hoa rất đẹp không khác gì cây bình thường.
Hạc đỉnh là loài lan đất nên giá thể gồm 2 phần tro trấu, 1 phần đất mùn + 1 phần phân bò hoai + 1/20 bánh dầu xay nhuyễn có thể tưới thêm phân 30-10-10, tưới 2 lần/tuần trong suốt mùa tăng trưởng. Suốt năm nước được tưới 1 ngày 3 lần. Chỉ trừ 1 tháng sau khi hoa trổ, cho cây nghỉ hoàn tòan không tưới.
Một giá thể khác tỏ ra hữu hiệu hơn : một phần tro trấu + 1 phần rơm mục + 1 phần phân bò hoai + 1/20 bánh dầu xay nhuyễn.
Lan Hạc đỉnh có thể nhân giống đơn giản bằng 1 giả hành như Cymbidium. Tuy nhiên với số lượng giả hành càng nhiều cây càng tăng trưởng mạnh, tối thiểu là 3 giả hành để đảm bảo cho cây ra hoa trong mùa tới.
Ngoài ra cây Hạc đỉnh còn có thể nhân giống bằng phát hoa như một số loài thuộc giống Phalaenopsis, khả năng phát triển của cây con trên mỗi đốt của phát hoa rất mạnh. Khi Hạc đỉnh vừa tàn, ta cắt phát hoa lìa khỏi giả hành và nhúng vào parafin đặt nằm ngang trên mặt cát hay luồn trong các đám cỏ dại hoặc bất cứ nơi nào có ẩm độ 100% với ánh sáng yếu 30%. Sau thời gian chừng 3 tháng, hầu như mỗi đốt của phát hoa đều mọc một cây con, trong khi đó trục sẽ thổi dần. Lúc ấy ta đem trồng từng cây vào các chậu tương xứng với giá thể như đã nói trên và cây sẽ ra hoa sau thời gian 4 năm.
Hạc đỉnh ít bị sâu bệnh, thường bị sâu ăn lá và các loại cào cào cắn phá.
Đây là loài hoa rất lý tưởng để trang trí các phòng khách, phòng họp có không gian rộng.
2. Cách trồng lan hài, các loài thuộc giống PAPHIOPEDILUM
Paphiopedilum Pfitzer, 1986.Họ phụ : Cypripedioideae. Tông Cypripedieae.
Giống Paphiopedilum gồm hơn 66 loài phân bố từ Ấn Độ, Niu Ghinê và vùng Đông Nam Á, người Pháp gọi là loài thuộc giống này là Hài vệ nữ (Sabot de Venus) và người Anh dùng với ý nghĩa tương tự (Lady's slippers). Các người mới chơi lan thường hay lầm lẫn giữa giống Paphiopedilum và Cypripedium, thật ra 2 giống này có liên hệ chặt chẽ về mặt họ hàng và có cùng phân họ Cypripedilinae.
Ở Việt Nam có ít nhất 10 loài lan Hài, trong đó có 1 loài đặc hữu được cả thế giới ưa chuộng là Hài hồng (Paphiopedilum delenatii). Trước dây loài này rất hiếm nhưng từ năm 1993 trở lại đây, loài này được phát hiện có nhiều hat sigma vùng căn cứ Bác Ái thuộc huyện Ninh Sou (Ninh Thuận), vùng Hòn Nhạn (Phú Yên) và Krông Bông (Daklak). Hai loài chỉ có dot j vùng núi phía Bắc Việt Nam là Paphiopedilum gratrixianum, Paphiopedilum henryanum. Ba loài ít gặp là Paphiopedilum amabile, Paphiopedilum purpuratum (Thiết Hài), Paphiopedilum hirsutissinum (Tiên hài). Riêng loài Paphiopedilum concolor (Hài gia định) trước đây có phân bố khá rộng từ Nam (vùng Gia định) đến Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) nhưng nay còn rất ít. Ba loài cho màu sắc đẹp, có giá trị thương mại hiện nay đang khai thác nhiều là Paphiopedilum callosum (Vân hài), Paphiopedilum villosum (Kim hài) và Paphiopedilum appletonianum (Hài cánh sen). Quê hương của 3 loài lan Hài đẹp thông dụng là vùng cao nguyên Nam Trung Bộ có cao độ thấp hơn 1.000m, trải dài từ Di Linh đến Lang Hanh. Nếu như loài Paphiopedilum callosum chỉ mọc trên đất dựa suối, thì loài Paphiopedilum appletonianum chỉ mọc trên những hốc đá, dưới thác nước cao, còn loài Paphiopedilum villosum lại ở dạng trung gian có thể mọc trên đất và trên cây hay trên đá. Hai loài P. callosum và P. appletonianum có dạng lá gần giống nhau nhưng phát hoa và hoa của chúng rất khác nhau. P. callosum có phát hoa trung bình 20cm, trong khi P. appletonianum có phát hoa dài 40-50cm. Cả 3 loài đều cho 1-2 hoa trên 1 trục phát hoa với đường kính 10-15cm.
Paphiopedilum thích một nhiệt độ mát và ẩm từ 18°C - 21°C. Cây thích ẩm, nhưng không chịu úng, ánh sáng cần thiết khoảng 30% với cường độ 8.000-10.000 1m / (m ^ 2) Giá thể cấu tạo như Hạc đỉnh, dinh dưỡng phân bón cũng cũng tương tự. Các loài thuộc giống này không có mùa nghỉ vì thế phải tưới nước rất đều đặn 3 lần/ngày trong mùa nắng và 2 lần/ngày vào mùa mưa. Paphiopedilum là lan có pH của giá thể và nước tưới cao pH từ 6,5 đến 7.
Paphiopedilum có căn hành dưới đất, nên có khả năng mọc con như một số loài tre. Việc nhân giống được tiến hành khi cây con đã đến tuổi trường thành, có thể tách cây con khỏi cây mẹ với một ít giá thể có bám rễ và trồng vào một chậu khác.
Tác giả bài viết
Nguyễn Công Nghiệp
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng hoa lan để biết rộng hơn ◕‿◕
Họ hoa lan là một trong các họ cây có hoa có thể có tới 25 ngàn loài trên khắp thế giới và có nhiều ở nhiệt đới. Về sinh lý thực vật, họa hoa lan khá đặc biệt, rễ lan đôi khi chỉ để hút hơi sương, hơi nước, một số loài lan còn không có thân. Hoa lan cũng rất đa dạng và độc đáo được chiêm ngưỡng như một trong những loài hoa quý. Tìm được một loài hoa lan lạ cũng rất khó. Chăm hoa lan đòi hỏi nhiều kiến thức. Chuyên mục này sẽ giới thiệu với các bạn cách phân biệt các loài hoa lan, hiểu sâu về hình thái và đặc tính sinh vật cũng như các kinh nghiệm trồng lan.
-
CÁCH TRỒNG LAN NGỌC ĐIỂM - Nguyễn Công Nghiệp
Rhynchostylis gigantea (Lindl.) Ridl 1825. Họ phụ Vandoideae. Tông Vandae.
-
CÁCH TRỒNG CÁC LOÀI LAN THUỘC GIỐNG ONCIDIUM - Nguyễn Công Nghiệp
Oncidium O. Swartz. 1800. Họ phụ Vandoideae Tông: Cymbideae.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về làm cây cảnh các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp đồ nghề làm cây cảnh chuyên nghiệp, các dụng cụ đặc thù để cắt uốn buộc tạo thế chuyên dụng
-
CÁCH TRỒNG LAN CẮT CÀNH - Nguyễn Công Nghiệp
Hiện nay trên thế giới, thị trường hoa cắt cành càng ngày càng trở nên quan trọng. Thái Lan là nước đang góp phần quan trọng nhất trên thương trường của vùng Đông Nam Á và thế giới. Người ta cũng dùng lan cắt cành cho nhiều mục đích khác nhau : cắm lọ, lẵng hoa, kết áo, vòng hoa
-
Dinh dưỡng và phân bón hoa lan - Nguyễn Công Nghiệp
Quan sát một phong cảnh thiên nhiên của vùng nhiệt đới mà cây lan đã nẩy mầm và phát triển trên bề mặt vỏ thân cây rừng. Ít ai nghĩ rằng cây lan phải cần phân bón. Thật ra do cấu trúc khá đặc biệt, thân và rễ lan có khả năng hấp thụ trong không khí và nước mưa những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng. Điều này, ít ra cũng đúng về mặt lý thuyết, tuy nhiên ta không thể nào thực hiện được những điều kiện lý tưởng hoàn tòan giống như thiên nhiên mà cây lan sống, vì thế rất nhiều loài lan và ngay cả loài phụ sinh cũng cần dùng phân bón. Đó là lẽ tất nhiên của tạo hóa vì bất cứ một sinh vật nào cũng phải hấp thụ dưỡng liệu để sống. Dù sao việc sử dụng phân bón đối với lan phải được xem xét cẩn thận vì phân bón có hai ảnh hưởng hoàn toàn trái ngược nhau đối với sự tăng trưởng của lan, hoặc giúp cây phát triển nhanh chóng hoặc làm cây thoái hóa.