CÁCH TRỒNG LAN CẮT CÀNH - Nguyễn Công Nghiệp
Đăng lúc: Thứ bảy - 20/01/2024 17:27, Cập nhật 20/01/2024 17:27
Hiện nay trên thế giới, thị trường hoa cắt cành càng ngày càng trở nên quan trọng. Thái Lan là nước đang góp phần quan trọng nhất trên thương trường của vùng Đông Nam Á và thế giới. Người ta cũng dùng lan cắt cành cho nhiều mục đích khác nhau : cắm lọ, lẵng hoa, kết áo, vòng hoa
CÁCH TRỒNG LAN CẮT CÀNH
Có 2 cách khác nhau để trồng lan cắt cành : trồng băng đứng và trồng liếp.
1. Trông băng đứng
Đây là cách trồng rất phổ biến ở Việt Nam, dùng để trồng các loài Papilionanthe teres, Arachnis, Aranda, Aranthera, Aeridachnis, MokaraLan được trồng thành những băng dài trên các mành đất đã dọn sạch cỏ và được cột chặt vào giữa các trụ đứng làm nọc hai bên, cây làm nọc phải thật chắc và có khả năng chịu đựng lâu dài đối với thời tiết. Cừ Tràm (Melaleuca leucadendron) có lẽ là cây hữu hiệu nhất. Trên mặt đất người ta có thể trải lên một lớp đã vun dày 20cm, lớp đá này có khả năng lưu trữ được phân để cây sử dụng nhưng không làm úng nước gây ra sự thôi rễ. Cây lan được trồng thành 2 hàng ở nơi thật năng trên 40.000 1m/m² và có nhiệt độ cao trên 30°C.
Phân bò tươi rất hiệu lực đối với cách trồng này, phân được pha lỏng và rắc đều lên khắp cây, phân rơi rớt sẽ được hấp thụ bởi các rễ nằm trong lớp đá. Tuy nhiên bê sung phân hóa học bằng cách phun sương sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng. Phân 30-10-10 được tưới 1 tuần 2 lần vào mùa mưa và phân 20-20-20 với chu kỳ tương tự vào mùa nắng. Cách sử dụng phân bón như vậy sẽ đảm bảo một vụ mùa với năng suất cao nhất.
Thường cây Papilionanthe, Arachnis chi ra hoa với kích thước tối thiểu 2m, và điều kiện tiên quyết là nhiệt độ phải lớn hơn 30°C. Ở thành phố Hồ Chí Minh cây được trồng phơi nắng 100%, nhưng điều kiện tiểu khi hậu quá ẩm mát cây sẽ không bao giờ ra hoa. Cây ra hoa lý tưởng là phần ngọn hoàn toàn hứng nắng, nhưng phần thân và rễ nằm trong điều kiện thật ẩm. Có thể giải quyết vấn đề này bằng lá dừa che thành 2 hàng 2 bên băng đứng Aranda, Mokara nên trồng có giàn che với 70% ánh sáng.
Cây tăng trưởng suốt năm và không có mùa nghì mùa hoa nở rộ vào tháng 2 và tháng 3, với cách trồng trên trừ những ngày mưa to, ta có thể tưới nước 1 ngày/1 lần trong mùa mưa và 2 lần/ngày trong mùa nắng. Việc nhân giống dễ dàng bằng cách cắt ngọn với chiều dài 0,5m mang theo từ 2-3 rễ. Ngọn cắt được trồng ngay xuống băng cũ để tăng mật độ hay lập một băng mới để mở rộng vườn.
Việc cắt hoa cũng phải được lưu ý, nếu cành hoa được cắt quá sớm dưới dạng nụ, hoa sẽ chống tàn. Cắt quả trễ, thời gian sử dụng cành hoa lại ngắn. Theo kinh nghiệm hoa được cắt khi nụ hoa đầu tiên nổ được 5 ngày là bảo đảm cành hoa được chơi lâu nhất
2. Trồng liếp
Liếp được sử dụng để trồng một số loài lan quí cất cành có kích thước nhỏ, cây không ưa nắng hoàn toàn, như các loài Vanda Rochildiana, Oncidium Goldiana, Dendrobium Pompadour, Dendrobium Superbiens var. Superba. Đấy là cách trồng phổ biến ở Thái Lan.Liếp có thể là liếp tre, đặt cách mặt đất là 1m, các chậu đặt trên mặt liếp nằm san sát nhau hoặc đơn giản hơn bằng cách đặt một lớp xơ dừa trộn với phân bò khô tỷ lệ 5/1 dày 10cm làm giá đứng. Bề rộng của liếp không quá 1,5m, để người làm vườn có thể chăm sóc đến cây ở giữa liếp. Bề dài không hạn định, mức độ che sáng tùy loài khoảng 60% ánh sáng đối với loài Vanda Rochildiana.
Nếu liếp dùng để chậu nên làm bằng sắt hay gỗ chịu đựng được với khí hậu ẩm như Sao, Căm xe.
3. Cách chọn một số loài lan để trồng hoa cắt cành tại việt nam
Trồng lan để cắt cành khác với kiểu trồng lan với mục đích sưu tập vì vậy cần hết sức chú ý dến công tác chọn giống. Loài lan được chọn để trồng hoa cắt cành cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:- Phải siêng bông, khỏe mạnh, cho nhiều cành hoa, số lượng hoa trên một cành phải nhiều, chẳng hạn đối với Dendrobium số hoa trên mỗi cành tối thiểu là 10.
- Phát hoa dài, cứng cáp, màu sắc hoa cần sáng hoặc bắt mắt, cánh hoa tròn và điều quan trọng là phải lâu tàn.
Mặt khác loài lan được chọn phải phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai nơi trồng. Chẳng hạn ở thành phố Hồ Chí Minh thích hợp với các loài Dendrobium, Oncidium. Vùng Bảo Lộc thích hợp với các loài Phalaenopsis và Đà Lạt thích hợp với các loài Cymbidium.
Tác giả bài viết
Nguyễn Công Nghiệp
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng hoa lan để biết rộng hơn ◕‿◕
Họ hoa lan là một trong các họ cây có hoa có thể có tới 25 ngàn loài trên khắp thế giới và có nhiều ở nhiệt đới. Về sinh lý thực vật, họa hoa lan khá đặc biệt, rễ lan đôi khi chỉ để hút hơi sương, hơi nước, một số loài lan còn không có thân. Hoa lan cũng rất đa dạng và độc đáo được chiêm ngưỡng như một trong những loài hoa quý. Tìm được một loài hoa lan lạ cũng rất khó. Chăm hoa lan đòi hỏi nhiều kiến thức. Chuyên mục này sẽ giới thiệu với các bạn cách phân biệt các loài hoa lan, hiểu sâu về hình thái và đặc tính sinh vật cũng như các kinh nghiệm trồng lan.
-
CÁCH TRỒNG CÁC LOÀI LAN THUỘC GIỐNG ONCIDIUM - Nguyễn Công Nghiệp
Oncidium O. Swartz. 1800. Họ phụ Vandoideae Tông: Cymbideae.
-
CÁCH TRỒNG LAN ĐẤT - Nguyễn Công Nghiệp
Phaius Loureiro, 1790. Họ phụ Epidendrodeae. Tông Arethuseae.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về làm cây cảnh các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp đồ nghề làm cây cảnh chuyên nghiệp, các dụng cụ đặc thù để cắt uốn buộc tạo thế chuyên dụng
-
Dinh dưỡng và phân bón hoa lan - Nguyễn Công Nghiệp
Quan sát một phong cảnh thiên nhiên của vùng nhiệt đới mà cây lan đã nẩy mầm và phát triển trên bề mặt vỏ thân cây rừng. Ít ai nghĩ rằng cây lan phải cần phân bón. Thật ra do cấu trúc khá đặc biệt, thân và rễ lan có khả năng hấp thụ trong không khí và nước mưa những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng. Điều này, ít ra cũng đúng về mặt lý thuyết, tuy nhiên ta không thể nào thực hiện được những điều kiện lý tưởng hoàn tòan giống như thiên nhiên mà cây lan sống, vì thế rất nhiều loài lan và ngay cả loài phụ sinh cũng cần dùng phân bón. Đó là lẽ tất nhiên của tạo hóa vì bất cứ một sinh vật nào cũng phải hấp thụ dưỡng liệu để sống. Dù sao việc sử dụng phân bón đối với lan phải được xem xét cẩn thận vì phân bón có hai ảnh hưởng hoàn toàn trái ngược nhau đối với sự tăng trưởng của lan, hoặc giúp cây phát triển nhanh chóng hoặc làm cây thoái hóa.
-
Sâu bệnh hại hoa lan - Nguyễn Công Nghiệp
Sự quan tâm và lo lắng cho hầu hết các nhà vườn trồng lan ở Việt Nam là sâu và bệnh. Các loài côn trùng chỉ làm cho cây chậm phát triển nhưng các loại bệnh sẽ giết chết cây rất nhanh. Khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm thích hợp cho sự phát triển của vô số các loài côn trùng và mầm bệnh. Việc phòng ngừa sâu, bệnh vẫn là biện pháp chính, do đó vườn lan phải được trồng trong điều kiện thật vệ sinh, tiểu khí hậu nơi trồng phải ẩm mát nhưng thật thoáng. (Không khí tù hãm là một ổ bệnh nguy hiểm). Phân hữu cơ khi dùng phải được trộn lẫn với thuốc sát khuẩn. Kéo và dụng cụ trồng lan phải được khử trùng bằng cồn và rửa lại bằng nước sạch trước khi dùng. Chậu phải thật sạch và không đóng rêu. Tuy nhiên sâu và bệnh là 2 lãnh vực hoàn toàn khác biệt. Vì thế phương pháp trị liệu và phòng ngừa sâu và bệnh dựa trên 2 cơ sở hoàn toàn khác nhau. Cơ sở của sâu là côn trùng học và của bệnh là nấm và virut học. Ngoài ra các loài chuột, ốc sên và rêu cũng không kém phần nguy hiểm.