Công Cụ Tốt

Nội dung

Dinh dưỡng và phân bón hoa lan - Nguyễn Công Nghiệp

Đăng lúc: Thứ bảy - 20/01/2024 18:11, Cập nhật 20/01/2024 19:52

Quan sát một phong cảnh thiên nhiên của vùng nhiệt đới mà cây lan đã nẩy mầm và phát triển trên bề mặt vỏ thân cây rừng. Ít ai nghĩ rằng cây lan phải cần phân bón. Thật ra do cấu trúc khá đặc biệt, thân và rễ lan có khả năng hấp thụ trong không khí và nước mưa những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng. Điều này, ít ra cũng đúng về mặt lý thuyết, tuy nhiên ta không thể nào thực hiện được những điều kiện lý tưởng hoàn tòan giống như thiên nhiên mà cây lan sống, vì thế rất nhiều loài lan và ngay cả loài phụ sinh cũng cần dùng phân bón. Đó là lẽ tất nhiên của tạo hóa vì bất cứ một sinh vật nào cũng phải hấp thụ dưỡng liệu để sống. Dù sao việc sử dụng phân bón đối với lan phải được xem xét cẩn thận vì phân bón có hai ảnh hưởng hoàn toàn trái ngược nhau đối với sự tăng trưởng của lan, hoặc giúp cây phát triển nhanh chóng hoặc làm cây thoái hóa.

Dinh dưỡng và phân bón hoa lan

1. PHÂN VÔ CƠ

1.1 Các nguyên tố đa lượng 

Sự phát triển của lan cần nguyên tố đa lượng chủ yếu là đạm, lân và kali. Đạm là một trong những chất hình thành cơ quan, là yếu tố dinh dưỡng cơ bản tham gia vào thành phần axit nucleic, axit amin. Đạm làm cây chóng xanh, quang hợp mạnh, kéo dài sinh trưởng. Lâu tham gia vào thành phần của nucleoprotein adenoxinphophat và những phophat khác. Lân giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp, giúp việc hấp thụ đạm được dễ dàng, phát triển bộ rễ, kích thích đẻ nhánh và tác dụng mạnh mẽ ở thời kỳ cây còn bé. Kali cũng giống lân, giúp cây hấp thụ đạm được dễ dàng, kích thích sự hoạt động nhiều loại men, tăng cường tạo thành bộ mạch làm cây cứng cáp hơn, tăng khả năng giữ nước, thấm nước, giúp cây chịu hạn, chống bệnh. 

+ Phân đạm : Hiện nay phân đạm được dùng nhiều nhất trên thị trường dưới 2 dạng urê CO (NH2)2 với tỷ lệ 46% đạm và sunphat đạm (NH4) S*O_{4} với tỷ lệ 21% đạm.

Lưu ý phân đạm bán ngoài thị trường tự do, thường bị kẻ xấu pha trộn với muối ăn, rất độc cho cây, khi mua phải rất cẩn thận vì có thể các loại phân này sẽ hủy diệt vườn lan của bạn cho trong 1 ngày.

+ Phân lân: Hiện nay trên thị trường có súpe lần chứa khoảng 20% P_{2}*O_{5} dễ tan cho cây hấp thụ ngay. Trong nước có sản xuất phân supe lân gọi là phân lân Lâm Thao và phân lân nung chảy (phân lân Văn Điển). Ngoài ra còn có phân apatit hòa tan rất chậm.

+ Phân kali : Trên thị trường thông dụng phân clorua kali thường gọi là phân muối ớt vì có màu giống muối ớt chứa 60% K2O.

Các phân bón hỗn hợp thường được dùng dưới dạng hỗn hợp gồm 3 chất N.P.K. được viết theo thứ tự, ví dụ phần ammophosko bán ngoài thị trường có 2 công thu khác nhau 16, 16, 8 và 20, 20, 15. Đối với ngành trồng lan, phân bón được dùng với công thức tổng hợp khác hẳn 30-10-10; 10-20-20; 10-20-30; 0-24-24.

1.2 Nguyên tố vi lượng

Ngoài phân bón được dùng ta phải bổ sung cho lan một số nguyên tố vi lượng cần thiết bằng cách phun sương vào lá và rễ. Ta có thể kết hợp cách phun này với việc phun thuốc ngừa nấm định kỳ nửa tháng/lần như các chất:

-Sunfat manhê với nồng độ 0,25g trong 1 lít nước.

- Phôphat sắt với nồng độ 0,05g trong 1 lít nước.

Một số thuốc ngừa nấm như Zinep, có chứa nguyên tố vi lượng vì thế việc phun thuốc ngừa định kỳ cũng là một biện pháp bổ sung nguồn vi lượng cho cây.

2. PHÂN HỮU CƠ

Ở Việt Nam rất nhiều loại phân hữu cơ khác nhau, bổ sung rất tốt cho lan, tùy loại phân và loại cây, ta dùng phân tươi hay hoai, khô và ướt.

2.1. Phân trâu bò

Phân trâu bò thường được dùng dưới 3 dạng khác nhau, dạng phân tươi pha loãng tỏ ra hữu hiệu cho các loài hoa cắt cành như Vanda teres, Arachnis Maggie Oei. Loại phân khô để trồng các giống Dendrobium Caesar Alba, Dendrobium Pompadour, Dendrobium Caesar Latin, phân hoai lại là thành phần cấu tạo giá thể các loại địa lan như các giống Phaius, Calanthe, Paphiopedilum.

2.2 Phân bánh dầu phộng

Là xác của hạt đậu phộng được giữ lại sau khi đã ép dầu. Loại phân này có tỷ lệ đạm khá cao và được dùng với 3 cách khác biệt, có thể ngâm từng bánh dầu vào nước, do quá trình phân giải, phân sẽ tạo nên mùi rất thối vì thế các lu đựng phải có nắp đậy, sau một thời gian phân đã hết mùi, lúc ấy dùng bánh dầu ngâm pha loãng để tưới. Lan sẽ phát triển rất tốt cũng có thể dùng phân chỉ ngâm trong vài ngày, với điều kiện phân phải được pha thật loãng bánh dầu được xay nhuyễn trộn với phân bò và tro trấu là giá thể rất tốt của địa lan hoặc loại này còn có thể dùng với dạng thỏi nhỏ như viên kẹo đặt thẳng trực tiếp vào chậu cách xa giả hành, qua quá trình tưới nước rễ cây sẽ hấp thụ dần.

2.3 Phân tôm cá

Phải rửa sạch hoàn toàn muối ăn trước khi được dùng, bằng cách ngâm vào nước nhiều lần rồi xả. Tiến trình tuần tự như bánh dầu ngâm, chỉ lấy phần nước trong, bỏ phần xác.

2.4 Phân heo

Phân heo tươi và nước tiểu được pha loãng dùng rất tốt cho các loại hoa cắt cành. Người ta dùng phân heo khô vò viên để trồng một số loài thuộc giống Dendrobium.

3. CÁC VITAMIN

3.1 Vitamin B1

Được tổng hợp, còn có tên là aneurin hay thiamin. Có thể dùng bột tinh thể để hòa tan trong nước với nồng độ 0,1-10ppm. Đây là sinh tố cần thiết cho lan, vì nhiệm vụ của sinh tố này là kích thích sự mọc rễ tiếp tục khi cây vừa bị tách rời khỏi điều kiện thuận lợi, trong đó quá trình tách chiết và thay chậu lại là một công việc thường xuyên của người trồng hoa lan. Vitamin B1 có nhiều trong cám gạo, men bia... sử dụng cũng rất hữu hiệu.

3.2 Vitamin C

Axít axcobic, thành phần quan trọng của những phản ứng axít hóa - khử trong cơ thể có nhiều trong cam, chanh, dứa, vitamin C cũng ảnh hưởng tốt cho sự tăng trưởng của lan.

3.3 Nước dừa

Có rất nhiều muối khoáng, axít amin, sinh tố, kích thích tố sinh trưởng rất cần thiết cho sự phát triển của lan, thành phần nước dừa như sau : muối khoáng, gluxit 3%, lipit 1% protit 0, 15 + 0, 21% Các protit thủy phân cho ra khoảng 12 acid amin, nhiều nhất là prolian, axit glutamic. Nước dừa còn có nhiều sinh tố, trong đó nhiều nhất là sinh tố B1, Biotin, B_{6} Nước dừa còn chứa auxin như axít indolaxetic (AIA) và nhiều chất khác mà thành phần chưa được biết rõ.

4. CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG

4.1 Kích thích tố tạo rễ 

Có nhiều chất kích thích tố tạo rễ khác nhau, tuy nhiên có 2 nguồn tổng hợp chính, thiên nhiên như axít indolaxetic (AIA) và nhân tạo như axít naptalenaxetic (ANA), và axít indolbutiricol (AIB) và 2,4 diclorophenoxiaxetic axít (2, 4D) . Các chất kích thích tố tạo rễ thường được dùng với nồng độ 0,1 ppm - 10 ppm để tách chiết lan và phun định kỳ 6 tháng để tạo ra cây có bộ rễ mạnh. Thường kích thích tố tạo rễ thường được dùng với tác động hiệp trợ với sinh tố B1.

4.2 Bazơ hữu cơ kích thích sự tạo chồi 

Trong điều kiện thử nghiệm (In vitro) ảnh hưởng độc đáo của citokinin là nó có nhiệm vụ trong việc điều hành tăng trưởng và phân bào. Trong điều kiện tự nhiên citokinin với nồng độ 5 ppm tỏ ra hữu hiệu cho sự mọc chồi một số loài lan đơn thân và đa thân. Sự kiện này mở ra một triển vọng mới : cây lan có thể nhân giống với tốc độ nhanh hơn từ 2 đến 3 lần so với phương pháp tách chiết thông thường nhờ ảnh hưởng của citokinin. Kết quả có được ở trên là do tác động của citokinin gây ra sự hủy bỏ trạng thái miên trạng của mất ngủ trên căn hành, vì thế mỗi mắt ngủ của một số loài đa thân có khả năng mọc thành một hướng mới (lead). Tuy nhiên vấn đề này cần phải được nghiên cứu thêm cho tất cả các loài lan và tác động hỗ trợ của nó với auxin.

Lưu ý rằng, do ảnh hưởng của citokinin, cây lan sẽ mọc được nhiều chồi, nhưng các chồi sẽ bé, yếu, chậm ra hoa. Trái lại nmột cây lan cứ được trồng như điều kiện tự nhiên, cây sẽ ra hoa đều đặn nhưng lại không cung cấp được nhiều giống. Tốt nhất, đối với loài lan đa thân, phải kết hợp giữa biện pháp cơ học và kích thích tố. Cây lan sẽ được cắt làm 2 đoạn : đoạn đầu với 3 giả hành sẽ đảm bảo sự ra hoa trong mùa kế tiếp, đoạn đuôi được phun một dung dịch citokinin nhằm mục đích tạo chồi để nhân giống. Nếu cây lan không cắt, được phun citokinin không bao giờ để trên cây lan có số chồi tương ứng với số giả hành, tỷ lệ 1/2 là vừa phải. Chắc chắn rằng tỷ lệ chồi trên giả hành sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ quá trình sinh trưởng và phát dục của lan. 

4.3 Chất chống auxin 

Một chất khác, mới được nghiên cứu là chất axít transcinamic còn gọi là chất chống auxin (anti-auxin). Cây này gây hiệu quả cho một số loài lan không chịu ảnh hưởng của citokinin, chất chống auxin có khả năng gây sự mọc chồi qua sự hủy bỏ hiệu năng của các chất điều hòa sinh trưởng có ở chồi ngon tạo ra sự ức chế các chồi bên, vì thế nó sẽ làm gia tăng nhanh chóng số lượng chồi bên.

Chất chống auxin tỏ ra hiệu nghiệm để nhân giống các loài lan đa thân với giả hành có thân.

4.4 Nước trà

Đã từ lâu, ở Việt Nam người ta đã dùng nước trà, bà trà để trồng một số loài lan khác nhau như Thanh ngọc, Bích ngọc. Mặc dù sự chọn lựa chất trồng khởi đầu hoàn toàn do ngẫu nhiên, nhưng kinh nghiệm thực tế này rất có cơ sở về mặt khoa học, thành phần nước trà gồn 2 chất chính : Tanin và axit cafeic.

Theo A.M. Grodzinxki và D.M. Grodzinxki (1981), các tanin thường có tính diệt khuẩn, tham gia vào sự điều hòa sinh trưởng và tạo nên tính miễn dịch ở cây (?).

Còn Tomaszewski (1964) cho rằng sự ra rễ dễ dàng tùy thuộc vào sự hiện diện trong hom của một số đồng yếu tố (cofactor), cũng có bằng chứng là các hợp chất phenon như axit cafeic, catechin và axit clorogenic, tương tác với auxin dễ khơi mào cho sự đâm rễ,

Do đó nước trà vừa là một chất điều hòa sinh trưởng vừa có tính chất diệt khuẩn. Đây còn là một loại thuốc chủng ngừa bệnh hữu hiệu qua tác động tăng sức đề kháng cho lan có khả năng chống đỡ các xâm nhiễm của nấm bệnh từ bên ngoài vì thế trà dùng rất tốt cho các loài lan nói chung và lan Hồ điệp nói riêng, nồng độ cao không làm cây bị chết nhưng tốt nhất là sử dụng nồng độ thật loãng để tưới cho cây hàng ngày

5. LIỀU LƯỢNG CHẤT DINH DƯỠNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG 

Phân bón và các chất khác rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của lan, nhưng quá lạm dụng sẽ mang đến hậu quả rất xấu. Sử dụng hàm lượng phân bón và chu kỳ bón phân thay đổi tùy loài, tùy thời điểm trong nấm và tùy mục đích sử dụng.

Thường loài lan đất sử dụng phân bón nhiều hơn loài phụ sinh và thời gian giữa 2 lần tưới của loài đơn thân đầy hơn loài đa thân.

Phân bón ít khi được dùng dưới dạng riêng rẽ. Mùa tăng trưởng của lan, bạn dùng phân tổng hợp 30-10-10, khi chớm nụ hoa phải sử dụng loại phân có nồng độ lân cao để hoa chóng đậu và thêm sắc sảo như phân 10-20- 20 hoặc 6-30-30. Trước khi cây bước vào mùa nghỉ, lan phải dùng loại phân bón có nồng độ kali cao để tăng sức chịu đựng, phân 10-20-30 và cuối cùng trong mùa nghỉ cây hoàn tòan ngưng sử dụng phân bón. Các loại phân riêng rẽ chỉ dùng trong vài trường hợp đặc biệt : Phân urê dùng độc lập khi các cây còn bé, hoặc phân kali cũng có thể dùng độc lập để tăng sức đề kháng của cây để thay thế phân 10-20-30. Có thể dùng công thức phân bón theo Le Coufle (1981), phân 10-18-10 thúc đẩy sự ra hoa. Phân 10-10-20 thúc đẩy sự mọc rễ.

Đối với các loài lan đất hoặc đơn thân, ta tưới phân 1 tuần 2 lần. Các loài khác thì chu kỳ tưới cách khoảng xa hơn 1 tuần hay nửa tháng. Bạn có thể pha một dung dịch với nồng độ 1 muỗng cà-phê phân các loại trong 4 lít nước, với dung tích này đủ dùng cho 50 chậu vào lúc sáng sớm với dạng phun sương, nếu quá ít lan thì phương pháp nhúng ngập lá thì có hiệu quả nhất. Không bao giờ dùng nồng độ phân bón trên 1 gam trong 1 lít nước.

Bạn có thể tăng số lần tưới phân, nhưng rất cần thận khi có ý định tăng nồng độ phân bón trong các lần tưới, vì sẽ làm cây lan chết hoặc thoái hóa. Ngoài ra, không nên có một tiêu chuẩn bình quân về số lượng phân bón trên mỗi chậu vì dùng như thế sẽ mang tính chất may rủi và lãng phí, những cây mạnh khỏe rẻ nhiều sẽ đồng hóa một lượng lớn phân bón, trong khi những cây bị bệnh yếu không đồng hóa được, sẽ phải thải bỏ sự dư thừa phân bón.

Lan là loài phụ sinh, nên lá cũng giữ vai trò rất quan trọng việc hấp thụ dưỡng liệu. Vì thế phân bón được tưới dưới dạng phun sương cây sẽ sử dụng hữu hiệu hơn là tưới vào giá thể. Ta có thể thực hiện dễ dàng bằng bình xịt thuốc trừ sâu hay bình xịt phân tự chế

Thuật ngữ phân hỗn hợp mà các vườn lan hiện đang dùng, không những có ý nghĩa về cách sử dụng có tính chất hỗn hợp các loại phân vô cơ (NPK) thuật ngữ trên còn có cùng với nghĩa rộng hơn : gồm cả phân vô cơ tổng hợp và phân hữu cơ nữa. Vì thế trong mỗi chu kỳ tưới lan theo định lượng phân vô cơ được dùng, ta nên pha thêm các loại phân hữu cơ đã nói trên với nồng độ thật lõang, nguyên tố vi lượng, cả các vitamin và các nước chiết thực vật cần thiết. Lưu ý rằng các loại phân hữu cơ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển nấm vì thế phải pha thêm các thuốc ngừa nấm trong dung dịch phân bón hỗn hợp.

Các chất điều hòa sinh trưởng được dùng để kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây với nồng độ cực nhỏ tính bằng phần triệu (ppm) và chỉ dùng cho lan với mục đích đặc biệt: tạo rễ và tạo chồi. Hãy cẩn thận trong việc pha chế, nếu không vườn lan của bạn sẽ chết trong thời gian ngắn, vì các chất điều hòa sinh trưởng ngoài tác dụng kích thích sinh trưởng nó còn có khả năng ức chế. Hai khả năng hoàn toàn trái ngược này, tùy thuộc nồng độ của chúng trong dung dịch cao hay thấp

Tốt nhất là nhờ những người làm công tác nghiên cứu có kinh nghiệm và các phòng thí nghiệm có dụng cụ cân đo chính xác, như cân điện chính xác đến 1mg và pipet chính xác đến 0,1 ml. Các chất điều hòa sinh trưởng ở Việt Nam rất quí và ta chưa có cách duy trì chúng ở dạng đã pha chế, vì thế chỉ nên pha chế vừa đủ dùng trong mỗi lần tưới hoặc chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn vài ba ngày. Dung dịch nên đựng trong chai thủy tinh có màu sẫm vì ánh sáng sẽ làm giảm hiệu lực của chất này. Trước mắt, bạn cần chất ĐHST khoảng 100mg, đổ vào ống nghiệm có sẵn 5ml cồn 95%, bạn lắc nhẹ cho tan đều, cuối cùng đổ chất hòa tan vào 1 lít nước cất ta có dung dịch mẫu (MS) 1/10.000, dùng 10 ml (MS) pha trong 1 lít nước cất bạn sẽ có dung dịch 1 ppm.

Thường chất điều hòa sinh trưởng kích thích ra rễ ở các loài lan được dùng dưới tác động hiệp trợ của tiamin với công thức :

auxin (1ppm) + tiamin (0,1ppm)

Việc sử dụng tiamin phối hợp với auxin là cần thiết vì nó phục hồi nhanh chóng khả năng tái tạo rễ khi cây lan bị cắt chiết.

Trong quá trình nuôi dưỡng, phải suy xét cẩn thận khi quan sát thấy một vài cây lan được cung cấp đầy đủ kích thích tố sinh trưởng theo liều lượng thích hợp sa vẫn không ra rễ, Bạn phải lưu ý coi chừng nơi trồng thiếu ẩm độ thích hợp cho lan ấy. Sự tác kích của chất điều hòa sinh trưởng cho lan nơi khô hanh sẽ đưa đến những sự cố có hại hơn là có lợi

Vì thế, từ chất điều hòa sinh trưởng có 2 ý nghĩa thật rõ rệt, tác kích và ức chế tùy theo nồng độ được dùng. Với nồng độ quá thấp thì không có hiệu quả, nồng độ quá cao thì giết cây nhanh chóng. Do đó việc sử dụng kích thích tố sinh trưởng chỉ thực hiện trong điều kiện sinh thái hoàn tòan thích hợp cho sự phát triển của lan.

Tóm lại qua chương này, chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ có thể tự trả lời : Lan có cần phân bón hay không ? Cần loại phân gì ? Hỗn hợp hay riêng rẽ ? Bón vào thời điểm nào ? Liều lượng là bao nhiêu ? Và tại sao phải cẩn thận khi dùng kích thích tố. Điều quan trọng là bạn phải giữ một ẩm độ ổn định trong thời kỳ dùng phân bón 

Renard rewold


Phalaenopsis
 

Bài viết liên quan