Vật liệu làm dụng cụ vặn vít
Những dụng cụ vặn vít thường được chọn với yêu cầu đảm bảo độ chống cắt, chống biến dạng tốt và bền hóa như thép CrV, thép S2
Đơn vị đo: 1 (đơn vị, cái, chiếc)
Các dụng cụ vặn vít thường được chế tạo với các tiêu chí sau:
- Độ cứng tốt để tránh bị gãy hay tòe đầu vặn
- Chịu mài mòn tốt đầu mũi khá là bé bên cần chịu được mài mòn để tránh tiêu hao khi ma sát với mũ vít.
- Khả năng chịu mô men xoắn cao, có khả năng đàn hồi về hình dạng cũ nhiều lần mà không bị mỏi, rạn. Khả năng chịu mô men xoắn đo bằng giới hạn mô men xoắn theo đơn vị kilogam lực xen ti met (kgf.cm) tức là ở mô men này mạng tinh thể không bị trượt để tạo ra khuyết tật trong lòng vật liệu.
- Độ bền hóa tốt, Phần lớn đầu mũi vặn sẽ có các góc cạnh, dễ xảy ra hiện tượng điện hóa nên nếu có độ bền hóa tốt thì dụng cụ sẽ bền bỉ.
Thép CrV
Thép CrV (tiếng ANh: chromium-vanadium steel , đọc thêm tại đây ) tức là thép C-rôm Vanadium. Thường là mác SAE6150 được sử dụng, độ cứng đạt đến HRC52±2 , giới hạn chịu mô men xoắn đến 180~190 kgf.cm (cỡ 17.7 Nm - Niu tơn - mét) Đầu vít thép CrV có mầu sáng trắng bóng rất dễ nhận ra
Thép CrMo
Thép CrMo (Tiếng Anh: chromium-molybdenum steel ) , tức là thép C-rôm Mô-líp-đen. Thuật nghữ trong ngành vật liệu học là chromoly steel, ứng với các mác thép đầu 41xx trong chuẩn SAE. Cứng hơn CrV một chút, cỡ 55~62HRC. Thép CrMo phù hợp làm tô vít đóng, đầu chịu va đập hoặc các mũi vít chịu lực lớnThép S2
Thép công cụ S2 ( Tiếng ANh : S2 tool steel ). Độ cứng của thép S2 cao hơn CrV, đạt cỡ 55HRC và thấp hơn CrMo. Thép S2 cứng hơn nhưng sẽ giòn hơn, kém dẻo hơn so với thép CrV và cũng thường đắt hơn. Chữ S trong tên thép nghĩa là shock-resisting tool steel , thép chống va đập. Nó cũng được dùng ở các mũi tô vít đóng, các mũi bắt vít phải dùng máy bắn hơn là các tô vít vặn tay thông thường.Mầu sắc tự nhiên hơi xám, bề mặt không được bóng mịn nên người ta có thể mạ crôm, xi nâu, phủ titanium...