Công Cụ Tốt

Nội dung

Những điều cần biết khi sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống truyền động và vận hành trên xe máy - Hùng Lê

Đăng lúc: Thứ sáu - 22/12/2023 16:01, Cập nhật 22/12/2023 16:25

Xe máy là phương tiện di chuyển phổ thông ở nước ta tuy nhiên để sử dụng xe máy đúng cách, đúng kĩ thuật thì những người sử dụng lại ít ai hiểu rõ. Nắm vững kiến thức về bảo dưỡng xe máy cũng là một phương pháp sử dụng xe máy đúng cách, trong bài viết này Hùng Lê sẽ giới thiệu tới bạn đọc những kiến thức cần biết khi bảo dưỡng hệ thống truyền động và vận hành xe máy

Bảo dưỡng hệ thống truyền động và vận hành có thể bạn chưa biết ?

I. Bảo dưỡng hệ thống truyền động

Ta nói động cơ là " trái tim " trên xe máy biến nhiên liệu thành năng lượng và sinh công cho xe thì hệ thống truyền động có tác dụng là truyền nguồn cơ năng đó từ động cơ đến bánh xe tức là truyền và biến đổi momen từ động cơ đến bánh xe giúp xe có thể chuyển động được. Khi hệ thống truyền động gặp vấn đề thì động cơ có khỏe đến đâu cũng không giúp xe hoạt động được với đúng công suất. Do đó cần phải thực hiện bảo dưỡng hệ thống truyền động định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Hệ thống truyền động kiểu nhông xích người dùng có thể thay đổi tỉ số truyền thông qua hộp số
 
Hệ thống truyền động dùng dây cuaroa có ưu điểm là nhẹ và " sạch sẽ " so với kiểu nhông xích


Hệ thống truyền động trục các đăng phù hợp với những loại xe có công suất lớn

1. Bảo dưỡng hộp số

 Hộp số trên xe máy hay hộp biến tốc là một phần trong hệ thống truyền động có chức năng thay đổi tỉ số truyền động của động cơ thông qua hệ thống bánh răng nhằm mục đích thay đổi momen xoắn ở các bánh xe khi xe tăng tốc hoặc giảm tốc độ

Thông qua hệ thống bánh răng hộp số có thể thay đổi tỉ số truyền của động cơ
 
Bảo dưỡng hộp số đúng cách sẽ tăng độ bền cho xe khi sử dụng, giúp xe vận hành trơn tru mượt mà hơn. Ngoài ra bảo dưỡng định kì sẽ giúp bạn phát hiện ra các vấn đề hỏng hóc một cách sớm hơn tránh được những tình huống xấu xẩy ra.

1.1. Chọn dầu bôi trơn

Yêu cầu về dầu bôi trơn trong hộp số (hộp truyền động) đó là khi chịu áp lực nhất định, giữa các răng ăn khớp vẫn có màng dầu nhất định. Do vậy yêu cầu độ dính của dầu bôi trơn phải thích hợp, dễ lưu thông trong môi trường nhiệt độ thấp, khi ở trong môi trường nhiệt độ cao có thể vẫn giữ màng dầu. Cho nên người sử dụng phải căn cứ theo quy định trong sách hướng dẫn sử dụng, đồng thời cũng phải căn cứ theo nhiệt độ trung bình của nơi sở tại để chọn dùng dầu bôi trơn phù hợp với từng loại hình.

Lựa chọn loại dầu bôi trơn phù hợp cho hộp số sẽ tránh hư hỏng cho các chi tiết, giảm thiểu chi phí bảo dưỡng
Những công dụng chính của dầu bôi trơn trong hộp số:

1.2 Kiểm tra và thay dầu bôi trơn

Dầu nhờn trong hộp số sau khi chịu nhiệt sẽ bay hơi, do vậy phải định kỳ kiểm tra độ cao của mặt dầu.
Phương pháp kiểm tra và thay dầu bôi trơn:

Dùng thước kiểm tra lượng dầu còn lại


Bổ sung hoặc thay thế kịp thời dầu khi lượng dầu ở mức thấp hoặc sau một hành trình chạy nhất định
 

Thông thường, xe mới chạy tầm 1000km thì phải thay dầu bôi trơn của hộp số, sau đó cứ chạy tầm 2000km thì thay một lần. Khi thay nhân lúc còn nóng phải đổ hết dầu cũ trong hộp số ra, đồng thời đạp cần khởi động vài lần để xả hết dầu ra ngoài. Kiểm tra xem trong lượng dầu cũ xả ra có mạt kim loại hay không, nếu có thì phải tháo hộp số để kiểm tra. Trước khi đổ dầu bôi trơn theo đúng quy định vào trong hộp số, phả làm sạch bộ lọc nhiên liệu, sau đó mới đổ dầu vào theo đúng dung tích quy định.

2. Bảo dưỡng xích truyền động

Để hạn chế sự mài mòn và kéo dài tuổi thọ sử dụng của dây xích, phải giữ cho dây xích và nhông xích luôn sạch sẽ, đồng thời định kỳ bôi trơn cho dây xích và nhông xích.

Xích truyền động là bộ phận truyền động trực tiếp momen xoắn từ động cơ đến bánh xe giúp xe chuyển động tịnh tiến
 
Thông thường, xe máy cứ chạy tầm 1000km thì lại phải bôi trơn cho dây xích truyền động và bánh xích. Phương pháp tương đối đơn giản là: tra dầu bôi trơn lên dây xích, đồng thời quay bánh xe sau, sao cho mỗi mắt xích đều được bôi trơn.
Khi xe chạy được 3000km, phải tháo dây xích ra để làm sạch và bôi trơn. Trên dây xích có một mắt chuyên để tháo, nó được kẹp bởi khóa nối, như hình 2-7.
Phải lưu ý, khi khắp khóa nối phải để khe của khóa nối hướng về phía ngược lại với chiều chuyển động, để khóa nối không tự long ra. có nhiều đất cát hoặc bùn, phải kịp thời

Hình 2-7: Khóa nối dây xích

Sau khi chạy xe trên đường làm sạch hết đất cát bên trong mắt xích, đồng thời tra dầu bôi trơn để bổ sung cho độ làm trơn bề mặt. Khi bảo dưỡng dây xích truyền động, nếu phát hiện thấy nhông xích bị mài mòn nghiêm trọng phải thay ngay cái mới, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến các linh kiện khác trong hệ thống truyền động.
Dây xích truyền động sau một thời gian dài sử dụng mà không được bảo dưỡng sẽ bị han gỉ dẫn tới đứt dây xích
Nếu phát hiện thấy hai bên bánh xích có hiện tượng mài mòn không đều, phải tìm nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, đa phần là do bánh xích trước, sau không nằm cùng trên một mặt phẳng tạo nên, đôi khi cũng do khung xe và càng sau biến dạng gây nên. Ngoài ra, còn phải kiểm tra độ chắc chắn của bánh xích, nếu bánh xích lắp không chắc chắn sẽ dễ làm long xích, từ đó làm hỏng bánh xích hoặc đứt dây xích.

II. Bảo dưỡng hệ thống vận hành

Hệ thống vận hành trên xe máy bao gồm các bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc giúp xe có thể chuyển động cũng như là giúp xe dừng lại khi đang chuyển động, người dùng có thể tác động trực tiếp lên những bộ phận này để điều khiến xe theo mong muốn.

1. Bảo dưỡng bánh xe

Hiện nay bánh xe sử dụng cho xe máy đều là săm lốp cao su bơm hơi, nếu sử dụng lâu thì phải bảo dưỡng đúng thời hạn.

Lốp xe máy nếu không được bảo dưỡng định kì có thể gây nguy hiểm cho bạn và mọi người khi tham gia giao thông
Nhiệm vụ chính của lốp xe máy:

1.1 Thường xuyên kiểm tra hơi

Bánh xe non hơi rất dễ gây thủng săm, thủng lốp. Người điều khiển xe máy nên chuẩn bị sẵn ống bơm, trước khi chạy xe phải kiểm tra xem hơi có đủ hay không, nếu thấy non hơi thì phải bơm kịp thời.

Kiểm tra và bơm lốp xe trước khi chạy xe là một quá trình bảo dưỡng dễ dàng mà ai cũng có thể tự làm tại nhà

1.2 Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của săm

Khi chạy xe trong mùa hè phải hết sức lưu ý đến nhiệt độ của săm lốp, nếu không rất dễ bị nổ. Mùa hè nên chạy xe với tốc độ trung bình, cứ sau 2 tiếng chạy liên tục lại phải dừng xe kiểm tra nhiệt độ săm lốp một lần, tránh để nhiệt độ của săm lốp quá cao.

Hạn chế chạy xe đường dài những ngày nắng nóng, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ lốp để tránh gây nổ khi quá nóng
Có thể dùng tay để kiểm tra nhiệt độ của săm lốp, nếu áp mu bàn tay lên mặt lốp mà không bị bỏng, chứng tỏ nhiệt độ của lốp chưa vượt quá 60°C, có thể chạy tiếp. Nếu sờ thấy bỏng tay, chứng tỏ lốp quá nóng, phải dừng xe để lốp làm nguội tự nhiên.

Lưu ý: Khi lốp đang nóng không được tưới nước lạnh, để tránh gây hiện tượng nứt lốp. Khi khí áp của lốp xe quá cao, không được tháo hơi để giảm áp.

1.3 Thường xuyên vệ sinh bụi đất

Phải kịp thời cạy bỏ những hòn đá nhỏ, mạt kính và mạt kim loại dính vào các khía của lốp, để tránh đâm thủng săm, dẫn đến xì hơi. Nếu chạy qua bãi cát, đống đá hoặc đống rác cũng phải kịp thời cạy bỏ các dị vật.

Khi vận hành sử dụng xe không tránh khỏi các dị vật bị bám, dăm vào lốp xe ảnh hưởng tới quá trình điều khiển và vận hành

1.4 Thường xuyên vá các lỗ nhỏ


Khi lốp xe đâm phải những dị vật nhọn tạo ra những lỗ nhỏ nếu không vá kịp thời sẽ ảnh hưởng tới săm
Khi thấy trên mặt lốp có lỗ nhỏ thì phải kịp thời vá lại, nếu không vá ngay dễ khiến cát sỏi lọt vào bên trong, dễ gây thủng săm.

1.5 Tháo lốp bảo dưỡng

Trong tình trạng sử dụng bình thường, cứ vào tháng 9 hàng năm (sau mùa hè) sau khi sử dụng xe một thời gian dưới nền nhiệt cao, lốp nhanh chóng bị ăn mòn hơn nên phải tháo lốp bảo dưỡng một lần, khi tháo lốp phải thao tác đúng theo quy định, nghiêm cấm dùng vật cứng để cạy mà làm hỏng lốp. Sau khi tháo lốp xe, phải làm sạch lốp và săm, lấy giẻ lau sạch những chỗ gỉ trên vành bánh xe, đồng thời bôi một lớp bột mịn bên trong lốp xe. Cuối cùng lắp lốp vào là được.

Lốp xe cần được bảo dưỡng định kỳ sau khi xe vận hành ở nơi có khí hậu thời tiết nắng nóng khắc nghiệt

1.6 Thường xuyên kiểm tra độ căng chùng của nan hoa

Thường xuyên kiểm tra xem nan hoa có bị chùng, bị gãy hay không, nếu có hiện tượng chùng thì phải kịp thời tăng lại cho chặt, nếu bị đứt thì phải thay ngay, để tránh làm cho bánh xe bị sang vành.

Kiểm tra và bảo dưỡng nan hoa xe giúp xe vận hành an toàn và đảm bảo năng suất

1.7 Định kỳ kiểm tra độ rơ của bánh xe

Phải định kỳ kiểm tra xem trục bánh xe và bệ bánh (moay-ơ bánh xe) có bị rơ hay không, nếu bị rơ thì phải tìm hiểu nguyên nhân là do chốt trục bị lỏng hay vòng bi bị mòn, để tiện kịp thời thay cái mới.

1.8 Năng lau chùi

Sau khi chạy xe vào những ngày trời mưa hoặc chạy trên đường đầy bùn đất, phải kịp thời lau chùi bùn dính trên các linh kiện được mạ điện moay-ơ bánh xe, nan hoa), đồng thời bôi dầu chống gỉ để tránh bị gỉ.

2. Bảo dưỡng bộ hãm (bộ phanh)

Bộ hãm hay bộ phanh trên xe máy là một thiết bị cơ học làm giảm chuyển động, giảm tốc cho xe. Do đó hệ thống phanh xe là một bộ phận vô cùng quan trọng trong việc hệ thống vận hành của xe cần được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ

 Phanh đĩa thường được tin dùng trong các dòng xe hiện nay

2.1 Bảo dưỡng má phanh (guốc hãm)

Má phanh hay còn gọi là bố thắng, là bộ linh kiện gồm 2 cặp chi tiết của hệ thống phanh, giúp bạn có thể giảm tốc độ quán tính xe của mình khi đang chạy. Đây là một trong những bộ phận hao mòn nhanh nhất trên xe máy nên. Khi xe chạy được 5000km, hoặc khi cảm thấy bộ hãm hoạt động không bình thường thì phải tiến hành bảo dưỡng toàn diện bộ phanh.

Cấu tạo và má phanh trên xe máy

Nội dung bảo dưỡng bao gồm: kiểm tra trạng thái kỹ thuật của bàn đạp phanh, cần đẩy má phanh, dây cáp phanh,... Đối với dây cáp phanh, các Khớp truyền động hay trục cam trên nắp máy thì phải tiến hành làm sạch, bôi trơn và kiểm tra tình trạng mài mòn của má phanh và trống thắng (trống phanh).

Cần phải thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng phanh xe định kỳ để đảm bảo an toàn khi vận hành xe
Lưu ý: Khi bảo dưỡng phải tiến hành kiểm tra lớp ma sát trên má phanh, nếu độ dày của lớp ma sát mỏng hơn 1,5mm hoặc thấy đầu đinh tán lộ ra (tức má phanh làm bằng đinh tán) thì phải thay má phanh mới. Nếu lớp ma sát trên má phanh có vết cháy thì có thể dùng giấy nhám số 0 mài lên vết cháy đó là vẫn có thể dùng tiếp. Nếu bên trong trống thắng có vết trầy thì có thể dùng giấy nhám số 0 để sửa.

2.2 Bảo dưỡng bộ phanh đĩa

Phanh đĩa hay còn gọi là phanh dầu, là một bộ phận trên xe, phanh đĩa có nguyên lý hoạt động khá đơn giản, đĩa phanh độ bền cao, chịu lực tốt nên rất khó bị hư hỏng trong quá trình xe vận hành. Dưới đây là những nội dung cần thiết khi bảo dưỡng bộ phanh đĩa

Cấu tạo trên một chiếc phanh đĩa
a) Bổ sung dầu phanh

Khi phát hiện phanh đĩa không ăn cần tiến hành kiểm tra, bổ sung/thay thế dầu phanh nếu cần
b) Thay dầu phanh
Dầu phanh xe máy quyết định khả năng vận hành hiệu quả và an toàn của xe, giúp giảm ăn mồn hệ thống phanh xe hiệu quả

Dầu phanh xe máy là chất lỏng được pha chế từ dầu gốc tinh lọc chất lượng cao kết hợp cùng hệ phụ gia đa chức năng

Trước khi thay thế dầu mới ta cần xả hết dầu cũ còn lại

Sau cùng ta sẽ thay thế bằng loại dầu thích hợp
c) Xả e trong dầu phanh
Sau một thời gian vận hành xe máy dầu phanh sẽ bị lẫn hơi nước, và bị nén mạnh sinh ra bọt khí trong hệ thống phanh,làm giảm hệ thống truyền lực gây ảnh làm gia tăng hỏng hóc trong hệ thống phanh cho nên ta cần xả e trong dầu phanh . Xả e trong dầu phanh tức là loại bỏ không khí, hơi nước và thay dầu mới vào.

Để xả e trong dầu phanh ta cần sử dụng dụng cụ chuyên dụng để thao tác đạt hiệu quả tốt nhất

3. Bảo dưỡng khung xe và bộ giảm xóc

3.1 Bảo dưỡng trục tay lái

Trục tay lái trên xe máy là một ống kim loại dài được gắn vào tay lái ở phía trước xe. Nó truyền động lực từ tay lái đến bánh xe qua hệ thống truyền động lái.
 

Để luôn đảm bảo độ thao tác tốt của xe thì khâu bảo dưỡng định kỳ trục tay lái là rất cần thiết. Xe máy chạy được 1500km đầu và sau đó cứ chạy tầm 6000km thì phải tháo trục tay lái ra kiểm tra tình trạng bi trong ổ trục và tình trạng mài mòn của mặt lăn (vòng ổ lăn).
Trong trục tay lái có các ổ bi giúp chuyển đổi ma sát trượt thành ma sát lăn giúp tay lái và trục lái hoạt động trơn tru

3.2 Bảo dưỡng vòng bi phía sau

Đối với vòng bi nằm ở trục quay bánh sau xe máy có công dụng giảm ma sát và tiêu hao năng lượng, hỗ trợ cho động cơ xe hoạt động và xe di chuyển trơn tru mượt mà. Khi xe chạy được trên 6000km, hoặc thường xuyên chạy vào những ngày trời mưa thì phải tiến hành bảo dưỡng vòng bi phía sau, nếu không sẽ làm cho vòng bi phía sau chóng mài mòn.

Phương pháp bảo dưỡng là:

Phát hiện bạc đạn hỏng và thay thế kịp thời sẽ giúp giảm thiểu hư hỏng cho xe và tăng tính an toàn khi điều khiển xe tham gia giao thông

3.3 Bảo dưỡng bộ giảm xóc

Bộ giảm xóc hay phuộc nhún là bộ phận quan trọng, có nhiệm vụ giảm rung chấn cho xe khi gặp ổ gà hoặc các đoạn đường xấu, qua đó đem lại sự thoải mái, êm ái khi vận hành


Một phuộc giảm chấn hoàn chỉnh và các chi tiết tháo rời

 
a) Cách tháo rời bộ giảm xóc trước và sau 
Trình tự tháo khi bảo dưỡng bộ giảm xóc trước như sau:
 
1. Tháo trục đàn hồi (trục mềm) của đồng hồ đo tốc độ và dây cáp phanh của bánh trước.
 
2.Vặn đai ốc trên trục bánh trước, rút trục bánh trước ra rồi tháo bánh trước.
 
3. Vặn đinh ốc và mũ ốc vít cố định khay đỡ trên, rút đèn lái tia và lò xo giảm xóc trước.
 
4. Dùng xăng hoặc dầu hỏa làm sạch đèn lái tia và phuộc trước.

Thông thường thì lò xo giảm xóc trước rất khó bị gãy, nhưng hiện tượng dão, long là rất thường gặp. Cho nên sau khi rút đèn lái tia ra phải kiểm tra 2 đầu của lò xo xem có bị dão hoặc long hay không, 2 bạc lót trên đèn lái tia có bị mài mòn nhiều không. Nếu cần thay thì có thể gõ nhẹ bạc lót. Trước khi thay bạc lót mới, phải kiểm tra độ siết nới của bạc lót mới và đèn lái tia, sau đó ấn bạc lót mới vào trong đèn lái tia để tránh vì lắp quá chặt mà không ấn vào vị trí cố định, cuối cùng bôi mỡ bôi trơn rồi lắp vào phuộc trước, trình tự lắp ngược với khi tháo.

Trình tự tháo khi bảo dưỡng bộ giảm xóc sau ở xe:
Giảm xóc sau là bộ phận kết nối giữa đuôi sau vị trí khung sườn và càng sau xe máy có nhiệm vụ hấp thụ lực tác động lên xe
b) Thay thế dầu thủy lực trong bộ giảm xóc 

Dầu thủy lực trong bộ giảm xóc là yếu tố quan trọng giúp bôi trơn và truyền tải áp lực trong quá trình hoạt động của giảm chấn thủy lực do đó dầu thủy lực trong bộ giảm xóc phải được thay định kỳ, nếu không sẽ làm cho phuộc trước, phuộc sau và ống lót chóng bị mài mòn, thậm chí còn bị hỏng trước phớt chặn dầu.


Trên thị trường có nhiều loại dầu thủy lực giảm xóc ta cần chọn đúng loại dầu thích hợp cho xe

Khi thay dầu cho bộ giảm xóc trước cần chú ý:


Đổ thêm lượng dầu mới vừa đủ thích hợp để bộ phận giảm xóc đạt hiệu quả cao nhất
Đối với kết cấu bộ giảm xóc sau của xe máy tương đối phức tạp, cần phải có dụng cụ chuyên dụng mới tháo ra được.

Bài viết liên quan