Công Cụ Tốt

Nội dung

Kiến thức cơ bản về bảo dưỡng xe máy - Hùng Lê

Đăng lúc: Thứ năm - 23/11/2023 10:54, Cập nhật 25/11/2023 15:56

Xe máy - một phương tiện lưu thông phổ biến của người Việt bởi tính cơ động, tiện lợi khi sử dụng. Do đó việc trang bị kiến thức cơ bản về sửa chữa và bảo dưỡng xe máy là cần thiết đối với không chỉ người thợ sửa chữa nói riêng mà cả với tất cả người sử dụng nói chung, việc bảo dưỡng định kỳ giúp gia tăng tuổi thọ sử dụng xe và sớm phát hiện các hỏng hóc trong các hệ thống, chi tiết giảm thiểu thiệt hại gây ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức căn bản về bảo dưỡng xe máy một cách đơn giản mà dễ hiểu nhất.

Bảo dưỡng xe máy định kỳ giúp xe máy phát huy tốt hiệu suất làm việc và phát hiện sớm các hỏng hóc, trục trặc khi vận hành

1. Ý nghĩa của việc bảo dưỡng xe máy

1.1 Bảo dưỡng xe máy là gì ?

Trong quá trình sử dụng, các linh kiện máy móc của xe máy dần bị mài mòn, các bộ phận tiếp ráp dần trở nên lỏng lẻo, khi xe đang chạy, đột ngột bị xóc có thể sẽ làm thay đổi vị trí của các linh kiện hoặc máy móc; bụi đất bám lâu ngày sẽ làm tắc các đường ống và ống dẫn dầu; khi gặp môi trường ẩm ướt, máy móc sẽ bị gỉ; bụi bẩn có thể ảnh hưởng đến quá trình tản nhiệt của động cơ. Kỹ thuật chạy xe không đúng có thể làm cho xe chóng hao mòn; dầu ở chỗ cần bôi trơn bị khô, làm cho xe bị hỏng. Các vấn đề về kỹ thuật của các linh kiện sẽ dần trở nên xấu đi cùng với sự gia tăng về hành trình chạy xe, mọi nguyên nhân đều có thể làm giảm công suất của động cơ, làm tăng lượng xăng tiêu thụ, phát ra nhiều tiếng ồn, tính an toàn và đáng tin cậy khi chạy xe giảm, thậm chí có thể gây ra các sự cố nghiêm trọng về máy móc hoặc tai nạn giao thông, do vậy phải kịp thời tiến hành bảo dưỡng xe máy cho an toàn. Chế độ bảo dưỡng chính là biện pháp hiệu quả trong trường hợp này. Nó căn cứ vào đặc điểm kỹ thuật trong quá trình sử dụng xe máy mà định ra các hình thức bảo dưỡng kỹ thuật, nội dung tác nghiệp và chu kỳ bảo dưỡng. Có tính khoa học, tính kế hoạch và tính thực dụng khá cao.Bảo dưỡng xe máy định kỳ là quá trình kiểm tra, chăm sóc và thay thế các chi tiết hư hỏng, trục trặc của xe theo chu kỳ đều đặn được hướng dẫn bởi nhà sản xuất. Qua đó giúp đảm bảo an toàn, trơn tru khi vận hành cũng như tăng tuổi thọ sử dụng của xe máy. 
Thay dầu nhớt định kỳ cho xe cũng là một phần của bảo dưỡng

1.2 Ý nghĩa của việc bảo dưỡng

2. Nội dung và các hình thức bảo dưỡng

Để xe máy luôn ở trong trạng thái kỹ thuật tốt, phải tiến hành các khâu sửa chữa bảo dưỡng như kiểm tra, làm sạch, điều chỉnh, bổ sung và thay thế thiết bị,....

Bảo dưỡng có độ phân hóa cao giúp tăng tính chuyên môn khi bảo dưỡng xe máy

Chế độ bảo dưỡng xe máy chủ yếu được phân thành:bảo dưỡng theo thông lệ, bảo dưỡng định kỳ và bảo dưỡng theo thời điểm.
Bảo dưỡng định kỳ tức chỉ xe máy cứ chạy được một thời gian nhất định hoặc sau một hành trình nhất định phải tiến hành bảo dưỡng toàn diện, như làm sạch, kiểm tra, điều chỉnh, thậm chí là thay thế thiết bị. Khâu bảo dưỡng này có thể tiến hành theo tuần, tháng, quý và năm, nhưng hiện nay đa số các hãng sản xuất xe máy quy định phải tiến hành bảo dưỡng định kỳ theo từng cấp độ sau khi chạy được quãng đường nhất định. Theo quãng đường chạy có thể phân thành bảo dưỡng cấp 1, bảo dưỡng cấp 2, bảo dưỡng cấp 3, thậm chí là bảo dưỡng cấp 4 hoặc cấp cao hơn, cấp độ bảo dưỡng càng cao thì khâu bảo dưỡng càng toàn diện, nội dung của khâu bảo dưỡng thông thường như sau:

2.1 Bảo dưỡng theo thông lệ

Cứ trước hoặc sau khi chạy xe lại tiến hành bảo dưỡng, với nội dung chính là kiểm tra, điều chỉnh và làm sạch xe, đó gọi là bảo dưỡng theo thông lệ. Nội dung chính như sau:

Bảo dưỡng theo thông lệ là mức bảo dưỡng có tần suất cao nhất có thể kiểm tra bằng cảm tính qua các giác quan của người sử dụng 

2.2 Bảo dưỡng cấp 1

Bảo dưỡng cấp 1 thường tiến hành sau mỗi lần xe máy chạy được 100km, bảo dưỡng cấp độ này ngoài các nội dung của bảo dưỡng theo thông lệ thì coi việc bôi trơn và ráp chắc chắn là nội dung bảo dưỡng chính, đó gọi là bảo dưỡng cấp 1 cho xe máy.
Nội dung bảo dưỡng cấp 1 của xe máy ngoài các nội dung của bảo dưỡng theo thông lệ thì còn bổ sung thêm các nội dung sau:

Bảo dưỡng cấp 1 coi việc bôi trơn và lắp ráp là nội dung chính

2.3 Bảo dưỡng cấp 2

 Thông thường khi xe máy chạy từ 3000- 6000km thì tiến hành bảo dưỡng cấp 2.Bảo dưỡng với nội dung chính là kiểm tra và điều chỉnh được gọi là bảo dưỡng cấp 2 cho xe máy. 

2.4 Bảo dưỡng cấp 3

Bảo dưỡng cấp 3 thường tiến hành sau khi xe chạy được từ 6000-10000km.Tháo rời xe máy để tiến hành kiểm tra, loại bỏ sự cố, đó được gọi là bảo dưỡng cấp 3. 
Bảo dưỡng cấp 3 ngoài phải hoàn thành các nội dung của bảo dưỡng cấp 2, còn phải bổ sung thêm các nội dung sau:

Xe máy sau một hành trình nhất định cần được đi bảo dưỡng cấp 3 để đảm bảo tính an toàn giảm thiểu sai số khi vận hành
Lưu ý
Do mỗi loại xe có một kết cấu khác nhau, nên khi bảo dưỡng phải tiến hành theo quy định trong sách hướng dẫn tặng kèm khi mua xe.

2.5 Bảo dưỡng bôi trơn định kỳ các bộ phận cần bôi trơn của xe máy

Bảo dưỡng bôi trơn định kỳ các bộ phận cần bôi trơn của xe máy là bôi trơn định kỳ đối với các bộ phận cần bôi trơn của các loại xe máy 

Lưu ý

Một số bộ phận trên động cơ hoạt động chịu ma sát cao, nhiệt độ lớn cần được bảo dưỡng bôi trơn định kỳ đúng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu suất làm việc của xe máy

2.6 Bảo dưỡng theo thời điểm

Bảo dưỡng theo thời điểm tức chỉ việc điều chỉnh nhiên liệu hoặc nồng độ hỗn hợp nhiên liệu cho phù hợp do bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của thời tiết, khí hậu và nhiệt độ.
Do ở nhiệt độ thấp, dầu bôi trơn và chất điện giải trong bình ắc quy của xe máy cùng với sự hạ thấp của nhiệt độ khiến cho tính năng làm việc kém hơn, mà khi muốn khởi động xe máy dễ dàng ở môi trường nhiệt độ thấp thì cũng cần đến hỗn hợp nhiên liệu đậm đặc. Khi ở môi trường nhiệt độ cao thì ngược lại.

Vào mua đông nên dùng các loại dầu nhớt đa cấp độ nhớt thấp để dễ dàng khởi động xe, dùng dầu nhờn đơn cấp có độ nhớt cao vào mùa hè
 
Do vậy người điều khiển xe máy phải tùy theo từng thời kỳ khác nhau mà tiến hành bảo dưỡng xe máy, để xe luôn vận hành bình thường, đồng thời có thể giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu và hạn chế sự hao mòn của phụ tùng.

2.7 Bảo dưỡng toàn bộ xe

Bảo dưỡng toàn bộ xe chủ yếu là tiến hành làm sạch bên ngoài xe, đồng thời kiểm tra xem các phụ tùng có bị lỏng, nứt hay rỉ dầu nhớt hay không. Thông qua hình dáng bề ngoài của xe có thể phân thành 3 loại đó là:
Trong đó diện tích bề ngoài của phụ tùng mạ sơn chiếm khoảng 50% diện tích bề ngoài của toàn xe. Bảo dưỡng thường xuyên và đúng cách đối với các mặt ngoài có thể giữ cho bên ngoài xe luôn sạch sẽ, đồng thời có thể chống gỉ, kéo dài tuổi thọ sử dụng. Nội dung bảo dưỡng cụ thể như sau:
 
Bề mặt ngoài xe máy là lớp bảo vệ xe khỏi oxi hóa, do đó tiến hành bảo dưỡng toàn bộ xe là để kéo dài tuổi thọ sử dụng cho xe máy

2.8 Bảo dưỡng khi không sử dụng

Vào những ngày tiết trời giá rét, hoặc do nguyên nhân nào đó khiến cho xe phải ngừng chạy một thời gian, ta phải đóng kín xe máy để tránh vì xe không chạy mà xảy ra sự cố, đồng thời có thể đảm bảo sau này khi sử dụng xe vẫn hoạt động bình thường, như vậy phải bảo dưỡng hợp lý cho xe. Nội dung của khâu bảo dưỡng này chủ yếu phụ thuộc vào thời gian ngừng chạy xe.

" Của bền tại người" Ngay cả khi không sử dụng ta cũng cần phải bảo dưỡng xe máy đúng cách để tránh trường hợp xe gặp vấn đề khi sử dụng lại

Nếu xe ngừng chạy trên 1 tuần thì trong thời gian ngừng chạy phải lau chùi xe thật sạch, cho hết xăng trong bộ chế hòa khí ra, để tránh xăng trong bộ chế hòa khí tạo ra chất keo dính khiến cho mặt cắt của các ống dẫn nhỏ hẹp lại, từ đó ảnh hưởng đến việc dẫn xăng. Đối với động cơ làm mát bằng nước còn phải xả hết nước ra.
Nếu xe ngừng chạy trên 2 tuần thì ngoài việc lau sạch sẽ toàn xe, cho hết xăng trong bộ chế hòa khí ra, còn phải cho hết cả xăng trong bình xăng, ống dẫn dầu và hộp đựng cặn.
Nếu xe ngừng chạy trên 1 tháng, còn phải tiến hành đánh sáp cho xe, để tránh bị gỉ. Ngoài ra, phải tháo bình ắc quy để vào chỗ râm mát và thông thoáng, mỗi tháng sạc điện 1 lần.
Nếu xe ngừng chạy trên nửa năm thì nội dung bảo dưỡng gồm có:

2.9 Trạng thái kỹ thuật cần đạt được sau khi tiến hành bảo dưỡng xe máy

Xe máy sau khi bảo dưỡng phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật Sau đây:

3. Bảo dưỡng chạy rà (chạy rốt-đa) xe máy

3.1 Chạy rốt đa là gì ?

Chạy rốt đa là quá trình luyện tập cho động cơ xe, hộp số, hệ truyền động giúp các chi tiết trong hệ thống bào mòn đều và có độ ăn khớp nhất định giúp động cơ vận hành trơn tru hơn trong tương lai.

Ngày nay các loại xe máy hiện đại không còn cần chạy rốt đa một thời gian dài như trước mà chỉ cần trong vài giờ đầu cho lần vận hành đầu tiên

Trên xe máy có rất nhiều linh kiện vận hành tương đối, như vòng găng pít tông, cụm xi lanh, cổ cong của trục khuỷu, ổ trục động cơ và bánh răng truyền động của gờ nối. Bề mặt ma sát của các linh kiện vận hành tương đối này cho dù gia công chính xác và độ sần sùi đều rất tốt, nhưng nếu phóng to lên nhìn thì bề mặt vận hành của chúng vẫn có rất nhiều chỗ gồ ghề và có rất nhiều gờ ráp. Sau khi vận hành tương đối sẽ mài mòn ra bột kim loại. Nếu trong trường hợp này mà xe máy phải chạy với tốc độ cao thì bề mặt ma sát sẽ có hiện tượng trầy xước, méo mó, nhiệt độ quá cao, thậm chí còn có thể bị chết máy, từ đó làm cho linh kiện càng hỏng nặng hơn, ảnh hưởng đến tuổi thọ sử dụng. Do vậy, đối với xe mới mua hoặc xe sau khi tiến hành đại tu nhất định phải căn cứ vào yêu cầu trong sách hướng dẫn, tốc độ tăng dần từ thấp đến cao, phụ tải từ nhỏ đến lớn, cho chạy rốt-đa, để bề ngoài của xe ngang bằng với điều kiện vận hành ở tốc độ thấp, phụ tải nhỏ, hình dáng kết hợp cũng phải phù hợp, tạo nên bề mặt ma sát nhẵn bóng có thể chịu được phụ tải lớn, để tiện chuyển sang trạng thái chạy bình thường. Như vậy không chỉ có thể giảm lượng xăng tiêu thụ và hạn chế sự cố, phát huy tính năng tốt nhất, mà còn có thể kéo dài tuổi thọ sử dụng.

3.2 Nội dung bảo dưỡng chạy rà ( rốt đa ) cơ bản

Hành trình chạy rốt-đa của mỗi xe là khác nhau, như xe JH70 hành trình chạy rốt-đa là 350km, CY80 là 1000km, Suzuki100 và AX100 là 1600km, do vậy phải tiến hành theo quy định trong sách hướng dẫn. Những nội dung bảo dưỡng cơ bản giống nhau, cụ thể là:
Lưu ý: Sau khi xe chạy rất-đa xong, vẫn không nên để lâu trong trạng thái phụ tải lớn hoặc vận hành với tốc độ cao, cũng không được chạy trên đường có điều kiện kém, nói chung vẫn phải chạy thêm tầm 1000km. Quy định chạy rất-đa của một số loại xe thường gặp xem bảng 2-1.
 
Bảng 2-1: Quy định chạy rốt đa của một số loại xe thường gặp



 
 

Bài viết liên quan