Những điều bạn cần biết khi bảo dưỡng hệ thống điện trên xe máy - Hùng Lê
Đăng lúc: Thứ năm - 04/01/2024 08:46, Cập nhật 04/01/2024 08:48
Hệ thống điện trên xe máy - một hệ thống cực kỳ quan trọng đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng cho các thiết bị điện trong xe và quan trọng là giúp xe có thể khởi động để xe có thể vận hành được. Do đó việc bảo dưỡng hệ thống điện trên xe máy là thực sự cần thiết và quan trọng trong việc giúp chiếc xe của bạn có thể hoạt động tối đa hiệu quả, tránh được những hỏng hóc nặng hay tình huống xấu khi đang tham gia giao thông.
Bảo dưỡng hệ thống điện trên xe máy định kì và đúng cách để có được một chiếc xe tốt
Hệ thống điện trên xe máy có nhiệm vụ cung cấp một nguồn năng lượng điện giúp cho xe hoạt động ví dụ như hệ thống đánh lửa, hệ thống chiếu sáng, hệ thống tín hiệu đèn còi.
Cần cung cấp đủ năng lượng điện thì đèn xe mới có thể đạt độ sáng đúng công suất đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
1. Bảo dưỡng bình ắc quy
Bình ắc quy trên xe máy sẽ là "nhà máy điện" cung cấp nguồn điện chính cho xe hoạt động. Cũng như bao bộ phận khác trên xe bình ắc quy cũng có tuổi thọ sử dụng, do đó việc kiểm trả bảo dưỡng ắc quy xe máy định kỳ là điều cần thiết để giảm thiểu tối đa những rủi ro do hết bình, yếu bình dẫn tới xe hoạt động không hiệu quả.
Nguồn điện là nguồn năng lượng quan trọng trên xe máy, nếu không có điện ta không thể khởi động xe và các thiết bị điện trên xe
1.1 Phân loại bình ắc quy trên xe máy
Hiện nay trên xe gắn máy thì có có ắc quy axit gồm 2 loại là: ắc quy nước ( ắc quy hở khí) và ắc quy khô ( ắc quy kín khí)
Ắc quy nước có đặc điểm
- Công suất lớn
- Cần bảo dưỡng thường xuyên
- Châm nước cất theo định kì
- Thường xuyên kiểm tra mức dung dịch điện phân và khả năng phóng điện của bình
Loại ắc quy này có chất lỏng bên trong nên thường được gọi là ắc quy nước
- Không cần bảo dưỡng
- Không cần châm nước
- Không cần đo tỷ lệ điện dịch và nạp điện bổ sung như ắc quy nước
- Kết cấu bình nhỏ gọn
- Khả năng phóng điện cao hơn so với ắc quy nước
Sử dụng bình ắc quy khô sạch sẽ hơn ắc quy nước do phần kim loại xung quanh không bị hơi axit ăn mòn
Ắc quy trên xe máy hoạt động dựa vào quá trình biến đổi hóa năng thành điện năng qua đó có thể tích trữ và cấp điện cho các thiết bị khác trên xe
1.2 Bảo dưỡng thường ngày
- Dựng chân chống giữa để bình ắc quy được giữ thẳng, sau đó kiểm tra độ cao của mặt chất lỏng bên trong có nằm giữa vạch trên và dưới không, nếu mặt chất lỏng thấp hơn vạch dưới thì phải đổ thêm nước chưng cất.
- Kiểm tra bề mặt vỏ bên ngoài bình ắc quy xem có hiện tượng tràn chất điện giải không, phải lau sạch bụi bẩn để bình ắc quy luôn sạch sẽ.
- Kiểm tra các đầu nối dây dẫn xem tiếp xúc có tốt không, có bị ăn mòn với đầu dây dẫn nối cực dương, cực âm không. Nếu đầu dây dẫn bị ăn mòn hoặc gỉ thì có thể tháo ra rồi dùng bàn cọ làm sạch. Khi tháo, trước tiên phải bắt đầu từ cực âm, đồng thời chú ý không được để cực âm tiếp xúc với thân xe.
Bảo dưỡng thường ngày sẽ giúp tăng tuổi thọ sử dụng cho ắc quy
- Khi đã cọ sạch thì đem lắp lại, trước tiên phải nối cực dương, sau đó nối cực âm, thao tác như vậy có thể tránh bị chập mạch. Vì dây nối cực dương dễ bị ăn mòn (khi làm việc khí Hyđrô dễ bay hơi), cho nên phải bôi một lớp mỡ để tránh bị ăn mòn.
- Kiểm tra xem lỗ thông khí trên nắp bình có thông hay không, nếu bị tắc thì phải vặn ra rồi lấy que sắt nhỏ để chọc cho thông.
- Kiểm tra xem bình ắc quy lắp có chắc chắn không, nếu bị lỏng thì phải lắp lại cho chắc.
- Định kỳ kiểm tra mật độ chất điện giải, khi chuyển mùa phải điều chỉnh mật độ, khi mức phóng điện vượt quá quy định thì phải nạp điện kịp thời.
- Quan sát nửa bên dưới bình ắc quy, nếu thấy ở tầng đáy xuất hiện chất lắng đọng thì chứng tỏ tấm cực đã bị long, đã sắp hết thời hạn sử dụng, phải chuẩn bị thay bình ắc quy mới.
- Khi phát hiện thấy bình ắc quy hoạt động không bình thường phải kịp thời tìm hiểu nguyên nhân để loại bỏ sự cố.
1.3 Những vấn đề cần lưu ý khi nạp điện
Để khắc phục nhược điểm trên, người ta đã từng áp dụng phương pháp nạp dòng điện lớn để rút ngắn thời gian nạp, nhưng kết quả lại không mấy khả quan, sau khi tăng dòng điện để nạp, không chỉ không thể nạp bình ắc quy đến dung lượng định mức, mà trái lại còn làm cho nhiệt độ trong bình ắc quy tăng lên rất cao, tạo ra rất nhiều bọt khí (hyđrô, oxy), khiến cho các chất hoạt tính bong ra, tấm cực bị cong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của bình ắc quy chì.
Hiện tượng phân cực của bình ắc quy chính là hiện tượng các tấm cực của bình ắc quy không bằng nhau
1.4 Phòng tránh hiện tượng lưu hóa tấm cực
1.4.1 Hiện tượng
Nguyên nhân phổ biến biến làm ắc quy giảm hiệu suất, khả năng vận hành, tuổi thọ nhiều nhất là hiện tượng sulfat hóa trong ắc quy
1.4.2 Nguyên nhân
- Bình ắc quy lâu không được nạp đủ điện, hoặc để lâu trong trạng thái bán phóng điện;
- Bình ắc quy bọc kín hoặc của xe ngừng chạy không thể tiến hành nạp điện bổ sung và tiến hành chu kỳ xả (đẩy);
- Khi sử dụng bình ắc quy mới nhưng không nạp đủ điện, khiến cho chì sunfat hình thành trong quá trình bảo quản tấm cực không thể mất hẳn;
- Mặt chất điện giải quá thấp, phần lộ ra của tấm cực tiếp xúc với không khí nên dần bị lưu hóa;
- Mật độ chất điện giải quá cao, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, sự chênh lệch nhiệt độ Iớn,... đều có thể dẫn đến hiện tượng lưu hóa tấm cực.
1.4.3 Biện pháp phòng tránh
Sạc điện cho ắc quy xe máy và phòng tránh hiện tượng Sunfat hóa
Tiêu chí và đặc trưng nạp đầy điện cho bình ắc quy như sau:
- Điện áp đầu cuối của bình ắc quy tăng lên giá trị cực đại, mà trong vòng 3 tiếng không tăng thêm.
- Mật độ chất điện giải tăng đến giá trị cực đại, mà trong 3 tiếng không tăng thêm.
- Bên trong bình ắc quy sủi rất nhiều bọt khí, dẫn đến hiện tượng sôi sùng sục.
Chỉ khi 3 hiện tượng trên đồng thời xuất hiện mới có thể khẳng định rằng đã nạp đủ điện, nếu chỉ dựa vào một trong 3 hiện tượng trên thì không thể khẳng định rằng đã nạp đủ điện. Vì trong quá trình sử dụng, nếu tự ý thêm axit sunfuric loãng vào bình ắc quy thì mật độ chất điện giải có thể sớm đạt đến giá trị ban đầu; Khi bình ắc quy bị lưu hóa thì trong thời gian đầu nạp điện điện áp đầu cuối tăng lên rất cao.
Để phòng tránh hiện tượng lưu hóa tấm cực, còn phải tiến hành nạp sơ bộ cho bình ắc quy mới theo đúng yêu cầu. Cố gắng để bình ắc quy luôn ở trong trạng thái nạp đầy điện, mùa đông phóng điện không quá 25%, mùa hè phóng điện không quá 50%, khi xe ngừng chạy phải định kỳ nạp bổ sung điện cho bình ắc quy, ngoài ra phải kịp thời thêm nước chưng cất, không được để mặt chất lỏng quá thấp.
2. Bảo dưỡng máy phát điện (ma-nhê-tô)
Củ phát điện lưới trên xe máy
- Khi làm sạch có thể dùng vải hoặc sợi bông nhúng vào xăng không chì để lau bề mặt đế cực bằng thép từ của bộ phận quay (rotor), dị vật bám trên lõi stator và bề mặt để, lau xong phải nhanh chóng sấy khô, không được dùng nước xút hoặc dầu hỏa để làm sạch máy từ điện.
- Kiểm tra lõi sắt và cuộn dây xem có chắc chắn không
- Nếu thấy lỏng thì phải vặn chặt, vòng bịt bị hỏng, rò dầu thì phải thay cái mới
Cần bảo dưỡng củ phát thường xuyên để đảm bảo hoạt động đúng hiệu suất thiết kế
- Khi kiểm tra tính cách điện của cuộn dây, có thể dùng đồng hồ đo vạn năng cao trở (điện trở cao) để đo không được dùng đồng hồ đo điện trở hoặc nguồn điện xoay chiều 220V để kiểm tra nếu không có thể sẽ làm hỏng tính cách điện.
- Nếu phát hiện thấy vật cách điện trên bề mặt cuộn dây bị hỏng, có thể dùng nhựa Epoxy hoặc sơn cách điện nhanh khô để quét phủ lên rồi hong khô, nếu thấy cuộn dây mành và lõi sắt có hiện tượng lỏng tương đối, cũng có thể dùng nhựa Epoxy dính lại rồi hong khô cho chắc.
- Đối với bụi bẩn bên trong máy từ điện, có thể dùng máy thổi khí để thổi sạch, các mối hàn bị long thì phải hàn lại cho chắc.
- Khi tháo máy từ điện phải chú ý bảo vệ tính năng nam châm trên rotor, không được hong rotor trên ngọn lửa, để tránh bị khử từ, khi nào có điều kiện có thể dùng máy đo cảm ứng từ để kiểm tra từ tính của rotor. Khi lắp phải điều chỉnh độ hở của bộ khởi động (bộ xúc phát), có thể dùng cỡ lá (cỡ đo khe) để điều chỉnh sao cho khe hở giữa các nắc (vòng đệm) trên lõi sắt của bộ khởi động và rotor khống chế ở khoảng 0,5-0,9mm, điều chỉnh xong phải vặn chặt ốc và kiểm tra lại xem khe hở có thay đổi không.
3. Bảo dưỡng hệ thống đánh lửa điện dung CDI (bằng tay)
Cơ bản cấu tạo CDI gồm có 2 hai cuộn dây, 2 cuộn nguồn, cuộn đèn và cuộn kích
Sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh lửa AC - CDI
Sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh đửa DC - CDI
4. Bảo dưỡng máy điện một chiều
Củ đề xe máy là một dạng mô tơ điện một chiều có chức năng tác động lực kéo lên hệ thống động cơ giúp xe có thể khởi động một cách dễ dàng, củ đề ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất vận hành của động cơ xe. Củ đề hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy phát điện một chiều
Phương pháp bảo dưỡng như sau:
- Vặn ốc cố định trên nắp máy điện, tháo nắp máy điện.
- Vặn 2 ốc dài trên vỏ máy điện, lắc nhẹ vỏ máy điện, đồng thời dùng sức kéo vỏ máy điện ra ngoài là có thể tháo được stator.
- Dùng vải sạch nhúng xăng và dầu hỏa để lau sạch bụi than bám bên trong stator và trên ống đứng chuyển mạch.
- Nếu bề mặt ống đứng chuyển mạch bị đen thì trước tiên có thể dùng vải ráp mịn đánh sạch, sau đó dùng lưỡi cưa cùn cạy sạch bụi bẩn bên trong rãnh của ống đứng chuyển mạch.
- Khi lắp, trước tiên phải tháo bộ ngắt điện, đồng thời trên 6 cực từ của stator cứ cách một miếng đệm cao su 135 lại dùng tay nâng 2 chối than lên, không được nâng cao quá, để tránh kéo đứt dây nối, sau đó lắp stator vào rồi vặn chặt ốc và rút miếng cao su ra. Cuối cùng lắp bộ ngắt điện vào.
- Khi bảo dưỡng, còn phải kiểm tra các đầu tiếp xúc của bộ điều chỉnh xem có hình thành tầng oxy hóa không, nếu có tầng oxy hóa thì phải dùng vải ráp mịn đánh sạch, để tránh do tăng điện trở tiếp xúc mà làm cháy điểm nối.
5. Bảo dưỡng bộ điều chỉnh
(1) Bộ điều chỉnh nối với mạch điện phải chắc chắn và an toàn, không được có sai sót. Đối với bộ điều chỉnh tiếp xúc của máy điện xoay chiều chỉnh lưu silicon thì phải hết sức phòng tránh nối 2 đầu kẹp của bộ điều chỉnh khi máy điện đang làm việc, nếu không sẽ làm cho dòng điện từ hóa quá lớn, điện áp truyền ra của máy điện quá cao, đồng thời dễ làm cháy bộ điều chỉnh. Đối với bộ điều chỉnh điện tử phải hết sức chú ý phòng tránh bị chập đầu chịu tải, nếu không thì có thể làm cho linh kiện trong công tắc điện tử quá tải mà bị hỏng. Nếu dòng điện tiếp xúc không tốt, hay chập chờn thì trên cuộn dây tạo ra suất điện động tự cảm tương đối cao, làm cho các linh kiện điện tử bị hỏng.
(2) Đối với bộ điều chỉnh tiếp xúc, điểm tiếp xúc bị ăn mòn hoặc bị dính dầu là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của bộ điều chỉnh, do vậy khi bảo dưỡng, phải chú ý giữ vệ sinh cho bộ điều chỉnh, nắp và đế của bộ điều chỉnh luôn phải bịt kín.
(3) Chiều phân cực của mạch nối đất không được nối sai, nếu không thì không chỉ dễ làm hỏng bộ điều chỉnh, mà còn dễ làm các thiết bị điện khác bị hỏng.
(4) Khi dùng đồng hồ đo điện trở để kiểm tra máy điện, phải tháo đầu nối giữa bộ điều chỉnh điện tử với dòng điện.
6. Bảo dưỡng đèn trước
Việc bảo dưỡng đèn phía trước thường xuyên là cần thiết để đảm bảo có thể di chuyển khi trời tối
- Tháo tấm chắn trước, tháo nắp cao su, ấn đui bóng đèn xuống dưới, đồng thời xoáy sang trái là tháo ra được.
- Đối với kính phản quang mạ crôm hoặc mạ kền (niken) thì phải dùng da đanh nhúng cồn rồi khẽ lau từ bên trong của kính phản quang ra ngoài theo hình xoắn ốc.
- Sau khi hong khô mới lắp vào.
- Đối với kính phản quang mạ crôm hoặc tráng bạc, chỉ có thể dùng bông sạch nhúng nước để lau.
- Khi lau phải xoay theo hình tròn, lực tác dụng không quá lớn, mà nước bẩn chảy ngược chiều với bông, sau khi hong khô mới được lắp vào.
- Khi lau, chú ý ngón tay không được chạm vào mặt kính phản quang, để tránh in dấu tay lên rất khó chùi.
Tác giả bài viết
Hùng Lê
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề bảo dưỡng xe máy để biết rộng hơn ◕‿◕
Trong chuyên đề này, chúng tôi sẽ cung cấp tất cả các kiến thức và quy trình bảo dưỡng xe máy dúng cách nhất. Các bạn sẽ đọc các kiến thức bảo dưỡng xe máy căn bản, theo từng bước. Bắt đầu từ việc bảo dưỡng động cơ, bảo dưỡng hệ thống truyền động, bảo dưỡng hệ thống vận hành đến bảo dưỡng hệ thống điện của xe máy. Tất cả sẽ được trình bày chi tiết để các bạn tham khảo.
-
Học cách bảo dưỡng động cơ xe máy đúng cách - Hùng Lê
Bảo dưỡng động cơ có nội dung chủ yếu là làm sạch, kiểm tra và điều chỉnh hộp động cơ, hệ thống cung cấp nhiên liệu, bộ chế hòa khí, hệ thống xả, hệ thống đánh lửa và hệ thống bôi trơn. Căn cứ vào thời gian bảo dưỡng có thể phân thành bảo dưỡng thường ngày theo thông lệ, bảo dưỡng theo thời điểm và bảo dưỡng định kỳ. Nội dung bảo dưỡng động cơ có thể căn cứ vào tình trạng sử dụng xe và yêu cầu trong sách hướng dẫn mà quyết định.
-
Những điều cần biết khi sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống truyền động và vận hành trên xe máy - Hùng Lê
Xe máy là phương tiện di chuyển phổ thông ở nước ta tuy nhiên để sử dụng xe máy đúng cách, đúng kĩ thuật thì những người sử dụng lại ít ai hiểu rõ. Nắm vững kiến thức về bảo dưỡng xe máy cũng là một phương pháp sử dụng xe máy đúng cách, trong bài viết này Hùng Lê sẽ giới thiệu tới bạn đọc những kiến thức cần biết khi bảo dưỡng hệ thống truyền động và vận hành xe máy
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về sửa xe máy, độ xe máy các loại ❤️❤️❤️
Dụng cụ sửa xe máy chuyên nghiệp cho những người thợ sửa xe máy, thích độ xe
-
Kiến thức cơ bản về bảo dưỡng xe máy - Hùng Lê
Xe máy - một phương tiện lưu thông phổ biến của người Việt bởi tính cơ động, tiện lợi khi sử dụng. Do đó việc trang bị kiến thức cơ bản về sửa chữa và bảo dưỡng xe máy là cần thiết đối với không chỉ người thợ sửa chữa nói riêng mà cả với tất cả người sử dụng nói chung, việc bảo dưỡng định kỳ giúp gia tăng tuổi thọ sử dụng xe và sớm phát hiện các hỏng hóc trong các hệ thống, chi tiết giảm thiểu thiệt hại gây ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức căn bản về bảo dưỡng xe máy một cách đơn giản mà dễ hiểu nhất.