Công Cụ Tốt

Nội dung

Học cách bảo dưỡng động cơ xe máy đúng cách - Hùng Lê

Đăng lúc: Thứ năm - 30/11/2023 08:09, Cập nhật 30/11/2023 08:10

Bảo dưỡng động cơ có nội dung chủ yếu là làm sạch, kiểm tra và điều chỉnh hộp động cơ, hệ thống cung cấp nhiên liệu, bộ chế hòa khí, hệ thống xả, hệ thống đánh lửa và hệ thống bôi trơn. Căn cứ vào thời gian bảo dưỡng có thể phân thành bảo dưỡng thường ngày theo thông lệ, bảo dưỡng theo thời điểm và bảo dưỡng định kỳ. Nội dung bảo dưỡng động cơ có thể căn cứ vào tình trạng sử dụng xe và yêu cầu trong sách hướng dẫn mà quyết định.

Bảo dưỡng động cơ xe máy và những điều cơ bản bạn cần biết

1. Bảo dưỡng động cơ thường ngày


Động cơ biến nhiên liệu thành nguồn năng lượng sinh công cho xe
 
Nếu ta ví nhiên liệu là dòng máu của xe thì động cơ chính là trái tim, một trái tim khỏe thì mới có một chiếc xe khỏe. Do đó động cơ xe máy cần được bảo dưỡng, kiểm tra thường ngày những tiêu chí đó gồm có:

1.1 Kiểm tra lượng dầu bôi trơn

Đối với các loại động cơ đốt trong trên những chiếc xe máy chạy xăng thì dầu bôi trơn là nhiên liệu không thể thiếu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận hành động cơ như:
Hệ thống bôi trơn cơ bản trong động cơ đốt trong

Dưới đây là cách chúng ta kiểm tra lượng dầu bôi trơn thường ngày trên xe máy:

1.2 Quan sát màu khí thải

Đối với động cơ xăng trên xe máy ta có thể chuẩn đoán "bệnh" của xe qua màu sắc khí xả 

Màu sắc của khí xả phản ánh tình trạng kỹ thuật của động cơ xe máy
 
Để quan sát khí xả ta cần khởi động xe máy, để tầm 10 giây rồi quan sát màu của khí thải ra từ động cơ nếu:

1.3 Kiểm tra nước làm mát động cơ

Nước làm mát động cơ là một hỗn hợp lỏng của nước và chất chống đông nằm ở bộ tản nhiệt của xe. Nó sẽ ngăn động cơ quá nhiệt trong thời tiết nóng và đóng băng trong thời tiết cực lạnh giúp động cơ vận hành, hoạt động trơn tru

Nước làm mát động cơ trên xe máy cần được kiểm tra và thay thế thường xuyên, ta có thể tự thay nước làm mát tại nhà

Dưới đây là cách kiểm tra và thay thế nước làm mát trên động cơ xe máy:

2. Bảo dưỡng đầu xi lanh (đầu trụ)

Xi lanh là thành phần được đặt trong thân động cơ, kết hợp cùng nắp xi lanh và đỉnh piston tạo nên buồng đốt trong động cơ đốt trong, trong khi quá trình đốt cháy xảy ra không hoàn toàn, hỗn hợp nhiên liệu còn lại trong buồng đốt của động cơ sẽ tạo ra muội carbon hay còn được gọi là muội than. Khi này thành nắp xi lanh bị bám muội than dẫn đến làm tăng ma sát giảm tỷ số nén. Hậu quả là hiệu suất của động cơ giảm sút rõ rệt. Dưới đây sẽ là hướng dẫn giúp các bạn làm sạch muội than đúng cách giúp bảo dưỡng đầu xi lanh.

Muội than bám trên xi lanh động cơ

2.1 Làm sạch muội than

Khi xe chạy một quãng đường nhất định (thường từ 3500-10000km) thì phải tỉ mỉ làm sạch muội than bám trên buồng đốt xi lanh, xung quanh chân van và trong ống xả. Để làm sạch muội than trong buồng đốt có thể dùng dao vót bằng tre để cạo, như hình 2-1. Đối với muội than trong ống xả thì có thể dùng tua vít để cạy. Tóm lại, khi làm sạch muội than tuyệt đối không được cạo hỏng thành buồng đốt, mặt làm việc của chân van và thành ống xả. Sau khi làm sạch muội than, phải dùng xăng hoặc dầu nguyên chất để rửa, sau đó dùng vải mềm khô lau sạch và lắp lại là được.
Hình 2-1: Làm sạch muội than của đầu xi lanh

2.2 Làm sạch cánh tỏa nhiệt của đầu xi lanh

Nhiệt lượng của động cơ làm mát bằng gió chủ yếu làm nguội bằng cánh tỏa nhiệt trên đầu và thân xi lanh, nếu không có các cánh tỏa nhiệt này thì động cơ có thể do bị nóng quá mà không thể hoạt động bình thường. Do vậy, cánh tỏa nhiệt luôn phải giữ cho sạch sẽ, hoàn chỉnh và sau khi xe chạy được một thời gian nhất định phải xả rửa sạch sẽ, đặc biệt sau khi chạy xe vào những ngày trời mưa thì phải xối nước để rửa sạch.

Trên xe máy tận dụng chủ yếu hệ thống làm mát bằng gió

 

3. Bảo dưỡng thân xi lanh

3.1 Bảo dưỡng thân xi lanh trong lúc chạy rốt-đa

Khi chạy rốt-đa cho xe mới, trong xi lanh sẽ có mạt kim loại do bị cọ sát tạo ra, nếu để lâu mà không rửa nhưng lại cho động cơ vận hành với tốc độ cao thì có thể làm cho động cơ do bị nóng quá mà gây ra hiện tượng trầy xước, thậm chí còn làm cho pít tông bị kẹt trong xi lanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến xi lanh và pít tông. Do vậy, khi chạy rốt-đa xe mới phải kiểm soát chặt chẽ độ sạch của nhiên liệu và dầu bôi trơn. Đối với động cơ 2 kỳ dùng nhớt hỗn hợp phải pha chế đúng theo tỉ lệ quy định trong sách hướng dẫn sử dụng sản phẩm, để đảm bảo động cơ được bôi trơn tốt. Ngoài ra, khi chạy rốt-đa xe mới phải hết sức tránh cho xe chạy trên mặt đường có nhiều cát bụi và phải leo dốc.
Với những chiếc xe mới mua ta cần chạy rốt-đa điều này sẽ làm xuất hiện các mạt kim loại ảnh hưởng xấu tới quá trình vận hành trong xi lanh động cơ

3.2 Định kỳ làm sạch muội than trong lỗ xả trên thân xi lanh của động cơ 2 kỳ

Với động cơ xăng loại 2 kỳ hoạt động, dầu bôi trơn trong hỗn hợp nhiên liệu cùng tham gia đốt cháy với nhiên liệu, do vậy dễ sinh ra muội than trong lỗ xả và ống xả. Muội than sẽ làm cho diện tích mặt cắt của lỗ xả hẹp lại, từ đó làm giảm tính truyền động của động cơ, và làm tăng lượng nhiên liệu tiêu thụ.

Cấu của tạo động cơ 2 kỳ

Các bước làm sạch muỗi than ở lỗ xả trên thân xi lanh:

Cổ hút bị tắc nghẹt muội than sau 3 năm không được bảo dưỡng

3.3 Rửa cánh tỏa nhiệt

Khi động cơ làm việc, nhiệt lượng trong thân xi lanh phải truyền qua cánh tỏa nhiệt trên thân và đầu xi lanh để làm nguội không khí, do vậy phải giữ cho cánh tỏa nhiệt luôn sạch sẽ và hoàn chỉnh. Nếu trên cánh tỏa nhiệt bị dính cặn dầu hoặc bùn đất thì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tỏa nhiệt. Khe hở giữa cánh tỏa nhiệt là đường không khí lưu thông để làm mát, do vậy luôn phải đảm bảo không để dị vật tắc nghẽn trong các đường này.
Lưu ý
Cặn dầu trên cánh tỏa nhiệt thường được tẩy bằng dầu hỏa hoặc xăng, cũng có thể gia nhiệt chất tẩy từ 70°C-90°C, sau đó cho linh kiện vào đó ngâm 10 giây rồi lấy ra xả nước rửa sạch.

Bộ phận tỏa nhiệt gió trên xe máy


Khi xe chạy không khí sẽ được cưỡng bức lưu thông qua cánh tỏa nhiệt và giúp làm mát giảm nhiệt lượng trên động cơ


Vệ sinh sạch sẽ lọc gió và cánh tỏa nhiệt định kỳ giúp giảm rất nhiều nhiệt lượng từ động cơ
 

 

4. Bảo dưỡng pít tông

Pít-tông là linh kiện có điều kiện làm việc tương đối xấu nhưng rất quan trọng trong động cơ. Khi động cơ làm việc pít tông vừa phải chịu nhiệt độ cao, chịu lực lớn, vận tốc tuyến tính cũng cao, chịu ma sát lớn và ăn mòn hóa học cao, cho nên phải hết sức lưu ý vấn đề bảo dưỡng pít tông.

Ví trí của pít tông trong buồng đốt của động cơ



Để bảo dưỡng pít tông đúng cách ta cần lưu ý những vấn đề sau:

Pít tông phải làm việc trực tiếp trong buồng cháy nên phải chịu tải trọng nhiệt cao từ 2200-2800 K

5. Bảo dưỡng bộ giảm thanh

Trên mỗi chiếc xe máy đạt chuẩn cần phải có bộ phận ống giảm thanh nhằm giảm thiểu tiếng ồn cho ống pô xe máy, hạn chế ô nhiễm tiếng ồn khi xe hoạt động.

Những loại xe máy không có bộ giảm thanh hoặc không đúng quy chuẩn về ô nhiễm tiếng ồn sẽ bị xử phạt hành chính bằng tiền

Xe máy cứ chạy được 1000km lại phải tiến hành làm sạch muội than bên trong bộ giảm thanh và ống xả. Muội than tích nhiều trong bộ giảm thanh sẽ gây ra hiện tượng kẹt, tắc, ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của xe. Bộ giảm thanh của mỗi loại xe có một cấu tạo khác nhau. Ở đây lấy ví dụ là xe CJ50JH70 để trình bày về cách trừ bỏ muội than.
Mẫu xe máy Cup 50cc Japan


Mẫu xe JH 70

Phương pháp làm sạch muội than ở bộ giảm thanh của xe CJ50 đó là:
Lưu ý:Khi có quá nhiều muội than tích tụ trong bộ giảm thanh mà không hể cạo hoặc cạo không sạch, trước tiên có thể tháo tấm bảo vệ ra rồi hơ rên ngọn lửa, để cháy hết dầu mỡ dính trên đó và làm khô muội than. au đó dùng que gỗ gõ vào bộ giảm thanh để muội than bong ra rồi đổ a ngoài. Sau khi cạo sạch thì lắp lại như cũ.
Hình 2-2: Làm sạch bộ giảm thanh của xe phân khối nhỏ CJ50
Cách làm sạch bộ giảm thanh của xe JH70 như hình 2-3
Hình 2-3: Làm sạch bộ giảm thanh của xe JH70
Lưu ý: Đối với – JH70 thì bộ giảm thanh không được hơ trên lửa, nếu không sẽ bị ỏng lớp mạ điện.

6. Bảo dưỡng bugi

Bugi xe máy là bộ phận phát điện cung cấp tia hồ quang điện được sử dụng để đốt cháy hỗn hợp không khí cùng nhiên liệu đã được nén ở áp suất cao cho động cơ xe máy hoạt động.Những người thợ sửa xe thì hay thường truyền miệng câu " Thứ nhất là hỏng bugi, thứ nhì là hỏng cái gì bên trong". Điều đó có nghĩa là nếu xe máy không thể khởi động phần lớn nguyên nhân là do lỗi bugi.
Bugi trên 1 chiếc xe máy

6.1 Những vấn đề cần lưu ý khi bảo dưỡng


Việc bảo dưỡng bugi xe máy thường xuyên là điều cần thiết, khi bảo dưỡng cần phải tuân theo những lưu ý tránh làm hỏng bugi và ảnh hưởng tới động cơ

6.2 Những vấn đề cần lưu ý khi tháo ráp

Trong quá trình sử dụng hoặc sửa chữa động cơ xe máy, phải thường xuyên tháo ráp bugi. Nếu phương pháp tháo ráp không đúng, không chỉ ảnh hưởng đến tính năng khởi động của xe máy, mà còn có thể gây ra sự cố đáng tiếc cho người sử dụng.
Do vậy, khi tháo ráp bugi cần lưu ý các vấn đề sau:
Lưu ý: Cho dù là vặn hay tháo bugi thì chìa vặn kiểu ống lồng cũng không được để nghiêng, nếu không sẽ dễ làm hỏng phần cách điện của bugi.

Việc tháo ráp bugi cũng phải thực hiện đúng cách để tránh ảnh hưởng đến việc khởi động của xe

6.3 Những vấn đề cần lưu ý khi làm sạch

Sau khi bugi làm việc được một thời gian nhất định có thể sẽ xuất hiện hiện tượng ăn mòn điện cực, xung quanh vỏ bugi cũng có lớp tích tụ sản phẩm đốt cháy. Có những bugi do nhiều nguyên nhân mà có hiện tượng bám dầu, tích muội than. Để bugi có thể tiếp tục hoạt động bình thường, phải định kỳ tháo bugi ra để làm sạch và điều chỉnh.

Đối với bugi lắng nhiều cặn và muội than, trước tiên phải ngâm trong xăng, sau đó dùng tấm cạo phi kim loại để cạo sạch cặn dầu và muội than bám trên đó, sau đó dùng bàn chải để cọ rửa, cuối cùng đem hong khô là được.

Khi làm sạch bugi cần lưu ý 2 vấn đề sau:

Bugi trước và sau khi được vệ sinh lại
 
Ngoài ra, phần trục cách điện của bugi phải luôn giữ sạch sẽ và khô ráo, nếu có nước hoặc dầu bắn lên bộ phận cách điện thì phải dùng vải khô lau ngay. Vì nước và dầu có thể gây ra hiện tượng lập lòe trên bề mặt, khiến cho khe hở giữa các điện cực của bugi không thể hình thành tia điện, làm cho động cơ khó khởi động hoặc hoạt động không bình thường.

7. Bảo dưỡng bộ ngắt điện

Bộ ngắt điện là phụ tùng quan trọng của thiết bị đánh lửa kiểu tiếp xúc, nếu bảo dưỡng bộ ngắt điện không đúng cách thì dễ gây ra sự cố, cho nên trong quá trình sử dụng phải thường xuyên tiến hành bảo dưỡng.
Cấu tạo chung của một hệ thống đánh lửa trên xe máy

7.1 Bảo dưỡng cam (cam)

Đối với động cơ đánh lửa có điểm tiếp xúc thì cam và bộ ngắt điện quyết định độ chính xác và tính ổn định của góc đánh lửa sớm. Khi cam chuyển động, nó sẽ tạo ra ma sát trượt với phần đầu của bộ ngắt điện. Để giảm sự ma sát giữa cam với phần đầu của bộ ngắt điện, bề mặt làm việc của cam luôn phải sạch sẽ. Trên thiết bị ngắt điện đều lắp chối than. Chổi than tiếp xúc với bề mặt vận hành của cam, nhằm mục đích quét sạch bụi bẩn trên bề mặt vận hành của cam, đồng thời tiến hành làm trơn bề mặt vận hành của cam. Chổi than phải ngâm trong dầu bôi trơn. Xe cứ chạy được 3000km thì phải làm sạch chổi than và lại đem ngâm dầu. Khi ngâm chổi than phải cho một lượng dầu bôi trơn thích hợp, nếu cho nhiều quá sẽ dễ làm cho điểm tiếp xúc của thiết bị ngắt điện bị dính bẩn, từ đó ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của bộ ngắt điện.

7.2 Bảo dưỡng bộ ngắt điện

Khi điểm tiếp xúc của bộ ngắt điện khép kín thì có dòng điện vài Ampe chạy qua. Để giảm điện trở tiếp xúc khi điểm tiếp xúc của bộ ngắt điện khép kín thì bề mặt vận hành của điểm tiếp xúc luôn phải sạch sẽ, không được dính bụi bẩn, dầu mỡ hay các dị vật khác. Đối với bụi bẩn dính trên bề mặt vận hành của điểm tiếp xúc, có thể làm sạch bằng hợp chất Cacbon tetraclorua (CCl4) hoặc cồn. Điểm tiếp xúc vận hành quanh trục của bộ ngắt điện. Khi bảo dưỡng phải tiến hành làm sạch phần trục của bộ ngắt điện, đồng thời tra thêm một ít mỡ bôi trơn để làm trơn. Các mối nối đinh tán trên bộ ngắt điện đều phải chắc chắn, nếu có hiện tượng lỏng lẻo thì phải sửa ngay, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành ổn định của bộ ngắt điện.

8. Bảo dưỡng cuộn tăng áp đánh lửa (bô - bin biến điện)

Bô - bin biến điện là một trong những chi tiết quan trọng của hệ thống đánh lửa. Chúng đảm nhận nhiệm vụ khởi tạo tia lửa để phục vụ cho quá trình đốt cháy của động cơ

Bô - bin đánh lửa hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ như một máy biến áp, tăng cao áp để tạo tia lửa
 
Mục đích bảo dưỡng cuộn tăng áp là để đảm bảo tính năng cách điện của nó, nội dung chủ yếu gồm có:

9. Bảo dưỡng bình xăng

Bình xăng/nhiên liệu được ví như khoang bụng của con người bởi nó là bộ phận lưu trữ xăng cho xe, bình có dung tích càng lớn thì chứa càng được nhiều xăng từ đó giúp xe có thể đi xa hơn, vận hành công suất cao hơn. Là nơi lưu trữ nhựa sống-nhiên liệu của xe cho nên bình xăng là một bộ phận vô cùng quan trọng nên cần được bảo dưỡng định kì và đúng cách theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Bình xăng thường được đặt ở phía trên động cơ nhằm lợi dụng trọng lực để tạo dòng chảy cho xăng

9.1 Làm sạch bình xăng

Bình xăng được làm bằng tấm thép mỏng được cán rồi hàn lại Để phòng tránh sự ăn mòn của xăng, bề mặt bên trong bình xăng đều được phun cát và tạo lân quang (phun dung dịch phốt-phát kẽm) hoặc tráng men sứ. Mặt trên của bình xăng có thiết kế lỗ bơm xăng, trên miệng lỗ bơm xăng là nắp đậy bình xăng có gioăng cao su. Trên nắp bình xăng có khoan một lỗ thoát khí nhỏ, để đảm bảo bên trong bình xăng luôn thông với không khí. Xe máy cứ chạy từ 5000-6000km lại phải làm sạch bình xăng

Bình xăng của xe AirBlade 125

Khi làm sạch bình xăng cần lưu ý các vấn đề sau:

9.2 Làm sạch công tắc bình xăng

Ở chỗ nối giữa đáy bình xăng với công tắc có thiết kế một tấm màng lọc, có tác dụng lọc bỏ bụi bẩn và tạp chất trong bình xăng. Lâu ngày, tấm màng lọc sẽ bị tắc bởi những tạp chất lắng đọng trong xăng. Bên dưới tấm màng lọc là công tắc bình xăng, bên trong công tắc bình xăng có lắp phin lọc, dùng để lọc bỏ những bụi bẩn và tạp chất rất nhỏ. Khi xăng khó lưu thông thì phải làm sạch màng lọc và phin lọc.

Công tắc bình xăng là nơi điều phối và lọc xăng trước khi đưa vào bộ chế hòa khí
Các bước làm sạch công tắc bình xăng:

Trong công tắc bình xăng có chứa lõi phin lọc có nhiệm vụ lọc sạch cặn bẩn của xăng trước khi đưa vào bộ chế hòa khí
Sau khi làm sạch bên trong vỏ dưới công tắc, nếu xăng vẫn không thông thì phải tháo công tắc bình xăng ra để làm sạch màng lọc bên trong bình xăng. Khi tháo công tắc bình xăng, phải điều chỉnh công tắc về vị trí RES, đổ hết xăng trong bình ra ngoài. Lưu ý, phải dùng bàn chải để làm sạch các chất bẩn dính trên màng lọc, không được dùng vải bông để lau màng lọc xăng, để tránh làm tắc bộ chế hòa khí. Sau khi làm sạch màng lọc và công tắc bình xăng, phải tiếp hành lắp ráp theo thứ tự ngược lại.

10. Bảo dưỡng bộ lọc không khí

Bộ lọc gió xe máy đóng vai trò như "lá phổi" thực hiện vai trò lọc sạch bụi bẩn có trong không khí sau đó đưa vào buồng đốt hòa với xăng thành hỗn hợp nhiên liệu xăng và không khí, rồi đưa vào buồng máy. Xe máy cứ chạy từ 1000-1500km thì phải làm sạch bộ lọc không khí một lần. Nếu thường xuyên chạy trên đường có nhiều bụi đất thì phải rút ngắn chu kỳ làm sạch cho phù hợp.
 

Khi bộ lọc không khí bị bụi đất làm tắc, sức cần nạp khí tất nhiên sẽ tăng, từ đó làm giảm công suất tiêu chuẩn của động cơ và làm tăng lượng tiêu hao nhiên liệu.

Lọc gió trên xe máy thường có hai loại một là lọc gió khô, hai là lọc gió ướt
 

10.1 Làm sạch bộ lọc không khí loại ướt

Với những dạng bộ lọc không khí có hình thức khác nhau thì phương pháp làm sạch cũng khác nhau. Đối với xe máy Suzuki A100, TR125U, Yamaha YB50,... đều sử dụng bộ lọc không khí ẩm.

Bộ lọc không khí loại ướt khi bẩn có thể vệ sinh tạm thời bằng cách xịt nén hoặc giặt bằng xăng.
Phương pháp làm sạch bộ không khí ẩm như sau:

Hình 2-4: Bóp rửa phin lọc của bộ lọc không khí
Lưu ý: Chỉ nên thực hiện việc vệ sinh bộ lọc 2-3 lần sau đó thì hãy thay thế lọc gió mới 

10.2 Làm sạch bộ lọc không khí loại khô

Các dòng xe như Yamaha DX100 thường dùng bộ lọc không khí khô

Lọc gió xe máy loại giấy khô

Phương pháp làm sạch bộ lọc không khí khô như sau:

Hình 2-5: Làm sạch bụi bẩn làm tắc bên trong phin lọc

11. Bảo dưỡng bộ lọc nhiên liệu

Bộ lọc nhớt trên xe máy có chức năng lọc các chất bụi bẩn, ngăn không cho nó lẫn vào nhớt và theo nhớt đi vào các chi tiết trong động cơ. Dầu bôi trơn được lọc sạch sẽ giúp động cơ hoạt động trơn tru hơn, động cơ hoạt động được đúng công suất. Đối với xe 4 kỳ, cứ chạy tầm 5000km phải làm sạch bộ lọc nhiên liệu một lần. Nếu dầu bôi trơn có nhiều tạp chất hoặc máng dầu (khay nhớt) không sạch thì phải rút ngắn chu kỳ làm sạch cho phù hợp.

Bộ phận lọc dầu nhớt trên xe máy tuy nhỏ mà vô cùng quan trọng


Sau khi bộ lọc nhiên liệu bị tạp chất làm tắc, sức cản dòng chảy tất nhiên sẽ tăng, khiến cho việc bôi trơn không tốt, làm cho động cơ chóng mài mòn, rút ngắn tuổi thọ sử dụng. Trình tự làm sạch bộ lọc nhiên liệu như sau:
Lưu ý: Nếu chẳng may xe của bạn vận hành trong điều kiện thời tiết xấu như ngập nước thì cần phải thay lọc dầu ngay.
Bộ lọc dầu trước vào sau khi sử dụng
Để xe có thể hoạt động tốt đúng với công suất thiết kế và nhằm gia tăng độ bền, tuổi thọ cho xe thì việc thay thế một bộ lọc dầu định kì là điều thực sự cần thiết mà các bạn-những người sử dụng xe thông dụng nên biết 

12. Bảo dưỡng bộ chế hòa khí

Bộ chế hòa khí-bình xăng con, có chức năng hòa trộn xăng với không khí theo một tỷ lệ phù hợp sau đó cung cấp hỗn hợp nhiên liệu này cho động cơ để vận hành

Bộ chế hòa khí có chức năng chính là hòa trộn xăng và không khí theo tỷ lệ nhất định
Chỉ có bảo dưỡng tốt bộ chế hòa khí mới có thể đảm bảo được độ sạch và độ thông suốt của hỗn hợp nhiên liệu, đáp ứng yêu cầu của động cơ đối với hỗn hợp nhiên liệu, từ đó bảo đảm động cơ có tính truyền động và tính kinh tế tốt.
Bộ chế hòa khí cần bảo dưỡng các vấn đề sau:
- Phương pháp kiểm tra cụ thể là:
+ Trước tiên tháo phao
+ Sau đó vẫn để ống dẫn dầu cắm trên miệng nạp dầu của bộ chế hòa khí, dùng tay cầm ngược thân vỏ của bộ chế hòa khí rồi cắm phao vào
+ Sau đó mở khóa bình xăng, dùng tay kia xoay nhẹ phao theo chiều vuông góc
+ Nếu chỗ mặt nón của kim phao có dầu chảy ra thì chứng tỏ độ kín tốt, nếu lượng dầu chảy ra nhiều thì chứng tỏ độ kín không tốt, cần phải chỉnh sửa.
+ Khi sửa, có thể dùng búa gỗ nhỏ gõ nhẹ lên phần cuối kim phao, vừa gỗ vừa xoay phao, để mặt nón tiếp xúc đều, như hình 2-6. Cũng có thể bôi bột mài lên trên mặt nón của kim phao, sau đó dùng tay xoay nhẹ phao để tiến hành mài, mài xong lại dùng dầu hỏa để rửa sạch.
Hình 2-6: Sửa mặt nón

Lưu ý: Khi lắp, phải hết sức lưu ý độ kín ở chỗ ráp bộ chế hòa khí với xi lanh, không được để có hiện tượng rò khí. Nếu thấy mặt kết hợp không phẳng có thể dùng đá dầu để mài, để phòng tránh bị rò khí.

Bài viết liên quan