Công Cụ Tốt

Nội dung

Tính toán nhiệt trong thiết kế thiết bị cô đặc cà chua 3 nồi hơi công suất 500kg/giờ

Đăng lúc: Thứ hai - 02/10/2023 18:28, Cập nhật 02/10/2023 18:34

Trong bài viết này, tác giả giới thiệu khá rõ ràng về sản phẩm cà chua cô đặc, bao bì đóng hộp sắt của cà chua cô đặc. Sau đó đưa ra bài toán thiết kế thiết bị cô đặc cà chua với 3 nồi hơi liên tục. Đây là một bài tính toán khá chi tiết, các bạn sinh viên đang học ngành công nghệ thực phẩm, môn thiết bị trong công nghệ thực phẩm có thể tham khảo.

Trong bài viết này, tác giả tính toán thiết kế thiết bị để cô đặc cà chua kiểu 3 nồi hơi công suất đến 500kg/giờ

I.Tổng quan về sản phẩm đồ hộp cà chua cô đặc

1.Tìm hiểu về nguyên liệu và sản phẩm

1.1. Giới thiệu chung về sản phẩm cà chua cô đặc 

Cà chua cô đặc là một trông những sản phẩm chính của công nghệ đồ hộp rau quả, được coi là bán chế phẩm vì nó được dùng để chế biến các loại đồ hộp khác như đồ hộp sốt các loại, nước sốt của các loại đồ hộp thịt, cá, rau để làm nguyên liệu nấu nướng.Cà chua cô đặc được chế biến bằng cách cô đặc thịt quả cà chua sau khi đã   nghiền nhỏ và loại bỏ vỏ, hạt.
 
Ở Liên Xô phân loại cà chua cô đặc như sau:
 Ở Mỹ, cà chua cô đặc được phân loại như sau: 
 

 Hình 1.
Một số dòng  sản phẩm cà chua cô đặc trên thị trường
 

1.2.Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm

Qủa cà chua được chế biến trong nhiều món ăn hằng ngày của người VN và nó còn được sử dụng để trang trí trong các món ăn. Quả cà chua có màu đỏ bắt mắt, nó chứa nhiều vitamin A thiên nhiên, trung bình 100g cà chua cung cấp 13% lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể hằng ngày, Vitamin C, vitamin B1,vitamin B2…Cà chua cung cấp ít năng lượng nên nó tốt cho người giảm cân.Cà chua có nhiều khoáng vi lượng Canxi,kali, sắt, P,S, iot,..

Hợp chất carotene trong quả cà chua có khả năng chống oxy hóa phổ biến. ngoài ra nó có nhiều hợp chất hóa thực vật khác và chất xơ giúp cho cơ thể bài xuất cholesterol, giảm cục máu đông, đề phòng bệnh tim mạch, bệnh béo phì.

Cà chua chứa nhiều lycopene là chất chống oxy hóa tích cực, phòng chống xơ vữa động mạch và các nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Cơ thể chúng ta không có khả năng tự tổng hợp lycopene nên việc thu nhận  lycopene từ nguồn thực phẩm đưa vào cơ thể rất cần thiết.

 
Bảng 1. Thành phần chất khô có trong cà chua cô đặc[5]
    Thành phần     Hàm lượng(%)
Nước  81,4
Protein 1,8
Carbohydrate 14,6
Chất béo 1,8
Tro 0,4
 

2.Tìm hiểu về nguyên vật liệu sản xuất đồ hộp cà chua cô đặc

    2.1  Nguyên liệu chính: cà chua

Cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả, họ Cà (Solanaceae). Quả ban đầu có màu xanh sau đó chín ngả màu từ vàng sang đỏ. Cà chua có vị hơi chua và là thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin A và C. Trong cà chua chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như caroten, lycopen, vitamin và kali. Đặc biệt là các loại vitamin B, C và beta caroten giúp cơ thể chống lại quá trình oxi hóa của cơ thể, giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư.
 
     
                                  Hình 2. Quả cà chua
Thành phần dinh dưỡng trong cà chua [4;p17]                        
Bảng 2.  Giá trị dinh dưỡng 100g (Cà chua còn sống, đỏ)
Thành phần Giá trị
Năng lượng 75 KJ (18Kcal)
Đường 2,6g
Chất xơ thực phẩm 1,2g
Chất béo 0,21g
Protein 0,88g
VitaminC 13mg(16%)
Nước 95g
 
 
Đặc điểm nguyên liệu
  
Cà chua gồm có vỏ, thịt quả, dịch quả và hạt. Sát vỏ là thành ngoài, bên trong quả chia thành nhiều buồng hạt (2-20 buồng hạt) được ngăn cách bởi những thành trong. Giữa buồng hạt là những khoảng trống chứa đầy dịch   quả và hạt. Lượng hạt trong quả ít buồng hạt nhiều hơn quả có nhiều buồng hạt. Thành quả nhất là thành trong có hàm lượng chất khô cao. Khi chế biến cà chua cô đặc, vỏ và hạt thành phế liệu, do đố cần chọn giống có ít vỏ và hạt. Cà chua thu hái khi vừa chín tới, vỏ đỏ đều, không quan trọng kích thước. Thời gian chờ đợi chế biến không quá 48h.
 

2.2   Nguyên liệu phụ

     Nước là nguyên phụ rất quan trọng trong quá trình sản xuất đồ hộp cà chua cô đặc nói riêng cũng như đồ hộp thực phẩm nói chung. Ở đây, phần lớn nước được dùng để rửa nguyên liệu, làm vệ sinh dụng cụ máy móc, thiết bị, dùng để thanh trùng và làm nguội đồ hộp...
 Yêu cầu nước được dùng trong sản xuất đồ hộp thực phẩm rất cao, ít nhất phải đạt được các yêu cầu của nước dùng để ăn uống. Nước phải trong sạch, không có màu sắc và mùi vị khác thường, không có cặn bẩn và các kim loại nặng..
 

2.3 Bao bì của đồ hộp cà chua cô đặc

Vai trò của bao bì[4, p39] 
Bao bì sắt tây

Đối với sản phẩm đồ hộp cà chua cô đặc thì thường sử dụng bao bì sắt tây vì:
 
 
  
 Hình 3. Bao bì sắt tây và sử dụng để chứa cà chua cô đặc
 

3.Tìm hiểu về quá trình cô đặc

3.1. Khái niệm, mục đích

Khái niệm:     

Cô đặc là quá trình làm tăng nồng độ của chất rắn hòa tan trong dung dịch có hai hay nhiều cấu tử bằng cách tách bớt một phần dung môi qua dạng hơi.
Quá trình cô đặc thường tiến hành ở trạng thái sôi, nghĩa là áp suất hơi riêng phần của dung môi trên mặt dung dịch bằng áp suất làm việc của thiết bị.
Quá trình cô đặc có thể tiến hành ở các áp suất khác nhau. Khi làm việc ở áp suất thường ta dùng thiết bị hở, còn khi làm ở áp suất khác ta dùng thiết bị kín.
Quá trình cô đặc có thể làm việc gián đoạn hay liên tục, có thể tiến hành ở hệ thống cô đặc một nồi hoặc ở hệ thống cô đặc nhiều nồi.
 
Mục đích

II.QUY TRÌNH SẢN XUẤT

1.Sơ đồ khối

 
 
 

2.Thuyết minh quy trình

2.1.Lựa chọn

Mục đích:Cách tiến hành:

2.2.Rửa

Nguyên lý : Quá trình rửa nhằm đảm bảo 2 giai đoạn:Mục đích:
Cách tiến hành:Yêu cầu:

2.3.Xé tơi

Mục đích: 

Xé tơi phần thịt quả, hỗ trợ cho công đoạn đun nóng lúc sau.

Cách tiến hành: 

Cà chua được xé tơi trên máy xé tơi kiểu lưỡi dao cong, kiểu trục đinh hoặc kiểu đĩa quay.

2.4.Đun nóng

Mục đích:Cách tiến hành: Cà chua sau khi xé tơi được đun nóng ở 85°C  trong thời gian 10 phút trên thiết bị truyền nhiệt kiểu ống chùm hoặc ống bọc ống.

2.5.Chà

Mục đích:

2.6.Cô đặc

Mục đích:Cách tiến hành:

2.7.Xử lý bao bì

Kiểm tra chất lượng bao bì:Xử lý:

2.8.Rót hộp

Mục đích, yêu cầu:Cách tiến hành:

2.9.Ghép nắp

Mục đích: Cách ly thực phẩm với môi trường không khí và vi sinh vật bên ngoài.
Yêu cầu: nắp hộp cần phải ghép thật kín và chắc chắn để khi thanh trùng áp suất chênh lệch giữa bên trong và bên ngoài hộp không làm bung mí ghép hay bật nắp ra khỏi thân hộp.
Cách tiến hành: sản phẩm sau khi được rót vào hộp thì được ghép kín mí ngay. Thực hiện bằng máy ghép mí tự động.

2.10.Thanh trùng

Mục đích: Cách tiến hành:

2.11.Bảo ôn

Mục đích: Sản phẩm sau khi được thanh trùng và làm nguội, được giữ ở nhiệt độ phòng để thực hiện quá trình bảo ôn. Trong thời gian bảo ôn, các thành phần trong đồ hộp được tiếp tục ổn định về mặt phẩm chất và có thể phát hiện được các đồ hộp hỏng. Thời gian ổn định đồ hộp tối thiểu 15 ngày. Đồ hộp không được xuất xưởng trước thời hạn.

III.TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT

3.1.Lựa chọn phương án thiết kế[10]

Có thể sử dụng phương pháp cô đặc một nồi hay nhiều nồi.Tuy nhiên ở đây chúng ta lựa chọn phương pháp cô đặc nhiều nồi, cụ thể là thiết bị cô đặc 3 nồi chân không liên tục.Cô đặc nhiều nồi là quá trình sử dụng hơi thứ thay cho hơi đốt, do đó nó mang lại lợi ích kinh tế cao về sử dụng nhiệt.
Nguyên tắc: nồi thứ nhất dung dịch được đun bằng hơi đốt, hơi thứ của nồi này được đưa vào đun nồi thứ 2, hơi nồi thứ 2 đưa vào đun nồi thứ 3 cuối cùng hơi thứ ở nồi 3 đi vào thiết bị ngưng tụ. Dung dịch đi vào lần lượt từ nồi nọ sang nồi kia, qua mỗi nồi đều bốc hơi một phần, nồng độ tăng dần.
Điều kiện truyền nhiệt trong các nồi:  phải có chênh lệch nhiệt độ giữa hơi đốt và dung dịch sôi, hay nói cách khác là chênh lệch áp suất giữa hơi đốt và hơi thứ trong các nồi nghĩa là áp suất làm việc trong các nồi phải giảm dần vì hơi thứ của nồi trước là hơi đốt của nồi sau.

3.2.Cân bằng vật chất

Số liệu ban đầu:Chọn : 

3.2.1.Xác định lượng hơi thứ thoát ra khỏi hệ thống

3.2.2. Sự phân bố hơi thứ trong các nồi

3.2.3. Xác định nồng độ cuối mỗi nồi


IV.Cân bằng năng lượng

4.1.  Xác định P và nhiệt độ mỗi nồi





4.2.Xác định tổn thất nhiệt độ ở mỗi nồi.

     Tổn thất nhiệt độ trong hệ thống cô đặc bao gồm:

4.2.1.Tổn thất nhiệt do nồng độ(∆’)

Tra bảng 6.3/ [2, p254] từ nồng độ dung dịch ta suy ra được tổn thất nhiệt do nồng độ từng nồi như bảng sau:
Bảng 4. Tổn thất nhiệt ∆′
Nồi Nồng độ ( % ) Tổn thất nhiệt ∆i’( °C )
1 8,92 0,1
2 14,22 0,17
3 35 0,71
 
⇒ tổng tổn thất nhiệt ở các nồi do nồng độ là:

            ∆’= 0,1+ 0,17 + 0,71 = 0,98 (˚C)

4.2.2. Tổn thất nhiệt do áp suất thủy tĩnh(∆’’).

Giá trị ∆’’ phụ thuộc vào chiều cao của lớp dung dịch rừ bề mặt truyền nhiệt của buồng đốt đến mặt thoáng. Nhiệt độ bốc hơi ở bề mặt thấp hơn nhiệt độ ở lớp dưới khoảng 3÷ 5˚C  [2, p255]

Ta chọn    ∆i’’ = 4 ˚C.   ⇒  ∆’’ = 4 + 4 + 4 = 12 (˚C)

4.2.3. Tổn thất nhiệt do trở lực thủy học trên đường ống (∆’’’ ).

Thường chấp nhận tổn thất nhiệt trên các đoạn ống dẫn hơi thứ từ nồi này sang nồi khác và từ nồi cuối đến thiết bị ngưng tụ nằm trong khoảng  0,5 ÷ 1 ˚C [2, p255]
Ta chọn    ∆i’’’ = 1 ˚C  ⇒  ∆’’’ = 3 ˚C

4.2.4.Tổn thất nhiệt độ  chung cho toàn hệ thống

∆ = ∆’+ ∆”+ ∆’’’ = 0,98+12+3 = 15,98 °C

4.3. Tính nhiệt độ sôi của từng nồi:

Ts = t’+ ∆’+ ∆”
Bảng 5. Nhiệt độ sôi ở 3 nồi
Nồi Nồng độ Nhiệt độ sôi (°C)
1 8,92 111,24
2 14,22 94,14
3 35 50,55
 

4.3.4. Nhiệt lượng riêng,nhiệt dung riêng

4.3.4.1. Nhiệt dung riêng
4.3.4.2. Nhiệt lượng riêng
Tra bảng I.249,250/[6,p310-312]
Bảng 6. Nhiệt lượng riêng , nhiệt dung riêng ở các nồi
 

4.4.Phương trình cân bằng nhiệt

Tổng kết cân bằng nhiệt lượng cho các nồi:

Nồi 1: 


Nồi 2:


Nồi 3:


Viết cân bằng nhiệt cho từng nồi:



Giả thiết nhiệt cung cấp cho quá trình cô đặc chỉ là nhiệt ngưng tụ thì ta có thể xem nhiệt độ nước ngưng bằng nhiệt  độ hơi đốt : ti = θi
Thay số và giải hệ phương trình trên ta được :



⇒  Chấp nhận lượng hơi thứ như giả thiết

4.5.Tính hệ số truyền nhiệt

4.5.1.  Xác định hệ số truyền nhiệt k

Xác định hệ số truyền nhiệt k là việc phức tạp trong bài toán tính nhiệt. Có nhiều công thức kinh nghiệm có thể tính hệ số k đơn giản xong vẫn đảm bảo các thông số yêu cầu đề ra. Dưới đây sử dụng một công thức thực nghiệm để tính hệ số truyền nhiệt k : [2]

4.5.2.Cân bằng nhiệt lượng cho từng nồi 

Bảng 8. Ẩn nhiệt hóa hơi ở các nồi
Nồi Nhiệt độ hơi thứ (t’) Ẩn nhiệt hóa hơi(kJ/kg) r’
1 107,14 2237
2 89,97 2282
3 45,84 2392
 

4.6. Tính bề mặt truyền nhiệt

Tính nhiệt độ hữu ích trong từng nồi : theo điều kiện bề mặt truyền nhiệt bằng nhau :   
                   
 
Ta có bảng sau: 
         Bảng 9. Bảng kết quả tỉ lệ giữa nhiệt lượng và hệ số truyền nhiệt ở các nồi


Như vậy, dựa vào F₁, F₂, F₃ ta có thể thiết kế hệ thống cô đặc 3 nồi có diện tích truyền nhiệt bằng nhau và bằng 4,95 m²

V.CHỌN VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ

5.1. Buồng đốt

5.1.1. Tính số ống truyền nhiệt

Chọn loại ống truyền nhiệt có đường kính trong =25mm,bề dày ống =2mm  ( theo tiêu chuẩn [2,p238])
Chọn chiều cao ống H=3m, ⇒ Số ống truyền nhiệt là:

 

(Theo bảng quy chuẩn số ống truyền nhiệt V.11 [7,p42] )

Chọn n=19 ống

Chọn cách sắp xếp theo hình lục giác ,số hình lục giác là 2,số ống trên đường xuyên tâm hình lục giác là 5 ống

5.1.2.Xác định kính buồng đốt

5.2. Buồng đốt

5.2.1. Đường kính buồng đốt

Chọn đường kình buồng đốt là 1,2m ( theo bảng quy chuẩn XIII.6 ,[7, p359])

5.2.2.Chiều cao buồng đốt

Thể tích không gian hơi được xác định
⇒ Chiều cao không gian hơi là:
 


TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ KÝ HIỆU

[1] Bài giảng Kỹ thuật thực phẩm 2 – TS. Trần Thị Định
[2] Giáo trình các quá trình và thiết bị trong công nghệ thực phẩm- công nghệ sinh học tập II, Tôn Thất Minh (chủ biên )
[3] Nguyễn Văn Tiếp- Quách Dĩnh- Ngô Mỹ Văn, Kỹ thuật sản xuất đồ hộp rau quả, NXB Thanh Niên
[4] Nguyễn Trọng Cẩn – Nguyễn Lệ Hà, Nguyên lí sản xuất đồ hộp thực phẩm, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.
[5] Phụ lục Kỹ Thuật Thực Phẩm I
[6] Sổ tay quá trình  công nghệ và hóa chất tập I
[7] Sổ tay quá trình và công nghệ hóa chất tập II

TẢI VỀ

Để các bạn tiện sử dụng, ngoài phiên bản trên internet này, chúng tôi có 3 định dạng sau:

Bài viết liên quan