Công Cụ Tốt

Nội dung

Kỹ thuật trồng trọt cà chua - GS Đường Hồng Dật

Đăng lúc: Thứ hai - 02/10/2023 11:01, Cập nhật 02/10/2023 11:01

Bài viết này được trích từ mục 3 phần 2 trong cuốn sách kỹ thuật trồng cà và cà chua của Giáo sư Đường Hồng Dật và chúng tôi bổ xung ảnh minh họa bài viết. Mặc dù kỹ thuật trồng trọt cà chua của Giáo sư Dật không đi vào cụ thể một giống cà chua nào nhưng nó rất đầy đủ về mặt đại cương. Để trồng một loại cà chua nhất định, chúng ta dựa trên các kiến thức này và bổ xung kiến thức khí hậu, thổ nhưỡng vùng canh tác cũng như các tính chất riêng của giống cà chua đó thì mới hiệu quả.

Kỹ thuật trồng trọt cà chua - trích trong sách kỹ thuật trồng cà và cà chua, xuất bản 2003 của Giáo sư Đường Hồng Dật

Thời vụ gieo trồng

Cà chua có thể gieo từ tháng 7 đến tháng 12, tháng giêng năm sau và trồng từ tháng 8 đến tháng 2. Có một số giống có thể gieo trồng quanh năm.

Người ta thường chia thời vụ gieo trồng cà chua thành các vụ như sau:

Vụ cà chua sớm:

Vụ sớm gieo hạt tháng 7-8, trồng tháng 8-9, thu hoạch tháng 11-12.

Vụ cà chua chính

Vụ chính gieo tháng 9-10, trồng tháng 10-11, thu hoạch tháng 1-2.

Vụ cà chua muộn

Vụ muộn: Gieo tháng 11-12, trồng tháng 12-01, thu hoạch tháng 3-4.

Vụ cà chua xuân hè

Vụ xuân hè: Gieo tháng 1-2, trồng tháng 2-3, thu  hoạch tháng 5-6.

Cà chua vụ chính phát triển và sinh trưởng trong điều kiện khí hậu thuận lợi cho nên năng suất và chất lượng cao. Trồng ở các vụ sớm hoặc muộn đều cho năng suất thấp hơn, nhưng lại có giá trị trên thị trường cao hơn. Hiện nay các tiến bộ khoa học và công nghệ đã tạo điều kiện cho các nhà công tác giống chọn tạo ra các giống cà chua có những đặc điểm thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau cho nên thời vụ gieo trồng cà chua có thể mở rộng ra và chúng ta có thể có cà chua ăn quanh năm.

Gieo hạt, ươm cây



Hạt cà chua nảy mầm và ra lá non
 
Lượng hạt gieo là 1,5-2,0 g/m². Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm 40-50°C trong 3-4 giờ. Lấy ra cho vào túi vải dùng giấy dầu bao bên ngoài. Để ở chỗ ấm nhằm để thúc hạt nảy mầm. Sau 3-4 ngày, rễ trắng nhú ra là có thể đem gieo vào vườn ươm. Sau khi gieo hạt đều trên mặt đất, rải 1 lớp tro mỏng, trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới nhẹ để có đủ ẩm cho hạt phát triển. Sau khi gieo hạt 30-40 ngày, cây con có 5-6 lá, có thể đem trồng ra vườn sản xuất. Muốn ươm cây con khỏe cần chú ý chăm sóc chúng trong vườn ươm. Điều quan trọng là đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, đủ nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cây con.

Làm đất, lên luống

Cà chua có bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu, và rộng. Vì vậy, cà chua nên trồng ở các chân đất sét. Cần chọn những nơi đất cao ráo, thoát nước, nhất là đối với các thời vụ trồng sóm.

Cày bừa đất ải

Cày sâu ít nhất là 18-20 cm. Trồng cà chua phải lên thành luống để dễ thoát nước khi mưa nhiều, giữ được nước khi khô hạn và giúp cho việc chăm sóc cây được dễ dàng. Làm đất trồng cà chua có thể tiến hành theo 3 bước:

Cày bừa đất để ải trong thời gian ít nhất là một tuần. Nếu có điều kiện để ai lâu hơn càng tốt. Sau đó cày bừa lại và lên luống sơ bộ.

Lên luống

Lên luống là sửa sang đát trồng thành luống chính thức để chuẩn bị trồng.



Cà chua được trồng trên các luống dất. Ảnh của Đại Học Hà Tĩnh năm 2019

Yêu cầu của khâu làm đất là không đập đất quá nhỏ thành đất bột. Bởi vì đất bột dễ bị đóng váng, ngăn không cho nước tưới và phân bón ngấm sâu đến lớp đất có rễ cây, mặt khác đất đóng váng dễ nứt nẻ, làm đứt rễ, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

Luống trồng cà chua có chiều rộng 110-120 cm, rãnh rộng 20-25cm để đảm bảo có đủ đất vun cây sau này. Luống lên cao 30 cm, vì cà chua không chịu nóng, mặt khác cũng không chịu được ngập úng. Các luống nên bố trí chiều dài theo hướng Đông - Tây để cây nhận được nhiều ánh sáng và thoáng gió, không khí trong hàng cây được lưu thông.

Trồng cà chua vụ xuân nên lên luống cao để giữ được nhiệt trong đất và khi có các trận mưa đầu mùa vào các tháng 5-6 dễ thoát nước. Cà chua vụ Thu Đông cũng như trồng ở các chân đất dễ thoát nước không nên làm luống cao, vì vụ trồng này dễ gặp hạn, tưới sẽ rất tốn nước.

Bón lót và trồng cà chua ở ruộng sản xuất

Sau khi lên luống xong thì cuốc hố bón lót. Hồ cuốc sâu 12-15 phân. Mỗi hố bón 1 kg phân chuồng hoai mục. Nếu có phân chuồng đã ủ với phân lân đem bón càng tốt hơn. Trường hợp không có phân chuồng hoai mục mà phải bón phân nước (phân chuồng hoặc phân bắc) thì cũng cần được để ngấu và phải đánh rãnh mà bón. Trên mỗi luống đánh 2 rãnh sâu 10-12cm, cách nhau 80cm. Khi cuốc rãnh xong cần làm cho mặt luống bằng phẳng lại. Phân nước tưới vào rãnh rồi khoả đất phủ lên trên một lớp mỏng, phơi khô khoảng 1-2 ngày rồi đánh cây ra trồng n

Trước khi đem trồng, cần chọn những cây con to khoẻ, nhiều rễ, thân thẳng không cong lá, noãn to và dày, có màu xanh tươi. Loại bỏ những cây con quá vống. Chọn những cây cao trung bình 15-17cm, có 6-7 lá thật, vào độ tuổi 30- 35 ngày đem trồng là tốt nhất. inand

Cây cà chua có một số đặc điểm cần chú ý:

- Lá cà chua có thể hút các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây. Trước khi trồng 3-4 ngày, mỗi ngày người ta pha nước đường ở nồng độ 8-10% rồi phun lên lá. Biện pháp này làm cho lượng đường trong cây tăng lên, rễ mới ra dễ hơn. Cây sau khi trồng hồi phục nhanh. Lượng đường làm cho nồng độ trong tế bào thân cây tăng lên, làm giảm một phần sự bốc thoát hơi nước của lá và làm tăng sức hút nước trong đất của rễ.

- Thân cây cà chua dễ ra rễ bất định, nên trồng sâu để cho cây mọc được nhiều rễ, sinh trưởng khoẻ, ra nhiều quả.

- Nên trồng dày vừa phải, vừa bảo đảm hạn chế sự phát triển của sâu bệnh, vừa cho năng suất cao. Trồng dày vừa phải cần giữ nguyên tắc là phải thoáng gió, có đầy đủ ánh sáng. Trồng quá dày, cây sinh trưởng kém, trồng quá thưa số lượng cây trên đơn vị diện tích thấp, năng suất giảm.

Mật độ trồng tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu của đất và các yếu tố kỹ thuật canh tác được áp dụng.

Trồng cà chua nên bố trí vào buổi chiều. Trồng với khoảng cách: hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 60cm. Có nơi trồng dày theo khoảng cách 80x40cm. Nói chung, trồng ở chân đất xấu hoặc có tỉa cành thì trồng dày. Trồng ở chân đất tốt và trồng theo lối thông thường thì trồng thưa.

Khi trồng cần xén bớt rễ cái để cho cây sau khi trồng bén rễ nhanh. Nên trồng cây to với cây to, cây nhỏ với cây nhỏ để tiện việc chăm sóc và quản lý. Sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất chung quanh gốc để khi tưới nước hoặc gặp mưa, nước không đọng lại làm chết cây. Trồng xong tưới nước ngay. Nếu buộc phải trồng trên đất chưa kịp bón phân lót thì khi tưới nước, pha thêm nước phân bắc loãng với tỷ lệ 20-30% để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Quản lý và chăm sóc cà chua sau khi trồng

Tưới nước

Sau khi trồng xong phải tưới nước liên tục trong 7 ngày liền, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2-3 ngày tưới 1 lần để tránh nước nhiều, cây mọc vống. Khi cành lá phát triển nhiều, số lượng nước tưới ở mỗi lần tưới cần được tăng dần lên, lần sau nhiều hơn lần trước. Thời kỳ cà chua có hoa, quả còn nhỏ, là thời kỳ cây cần nhiều nước nhất,vì vậy đất cần được luôn giữ ẩm.

Tưới phân thúc:

Đối với cà chua cần bón thúc nhiều lần, nhiều đợt. Bón thúc phân cần được kết hợp với tưới nước khi kết hợp với tưới nước nồng độ phân cần chuyển dần từ loãng sang đặc.

Tập trung bón thúc vào thời kỳ cây ra hoa, đậu quả và sau mỗi lần thu hoạch quả. Trời khô nắng thì bón thúc phân với nồng độ loãng. Trời dâm hoặc mưa thì bón thúc phân với nồng độ đặc hơn.

Vun xới:

Đây là một biện pháp kỹ thuật quan trọng có ảnh hưởng nhiều đến năng suất quả. Trên các đốt thân cà chua, các rễ phụ rất dễ dàng được tạo thành. Nếu được vun thêm đất thì các rễ phụ phát triển rất mạnh, hút được nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Việc vun xới gốc cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun được 2 lần; lần thứ nhất sau khi trồng 7-10 ngày và sau đó 1 tuần vun lần thứ hai.

Làm giàn:

Thân và cành cà chua thường mềm yếu. Cần phải cắm cọc hay làm giàn cho cà chua leo, vươn lên để có đầy đủ ánh sáng làm cho không khí trong tán cây lưu thông, sau bệnh ít. Nếu không làm giàn chống đỡ, cành lá cả chua ngả xuống dính đất cát dễ bị dập thổi,

Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Có nhiều cách làm giàn cà chua. Nhưng tốt nhất là làm giàn theo kiểu hàng rào. Mỗi một cây cà chua được đóng một cọc thẳng đứng sát gốc. Cây vươn lên đến dấu. người ta dùng ra, buộc thân cây vào cọc đến đó. Cọc thường cắt dài 1,5m, đóng sâu xuống đất 20cm. còn lại phần trên mặt đất là 130cm. Cần buộc | cây nứa theo hàng dài nối các cọc với nhau tạo thành hàng rào cho cọc vững chắc. Giàn cần được cắm thẳng đứng để cho quả khỏi ló ra ngoài lá, tránh cho quả khỏi bị táp nắng.

Bẩm ngọn, tỉa cành.

Cây cà chua có đặc điểm sinh ra rất nhiều cành phụ và phần lớn các cành phụ ấy lại rất ít ra hoa quả. Nếu để cây cà chua sinh trưởng tự nhiên, mầm ở gốc cọng lá sẽ phát triển lên thành cảnh. Tán cây cà chua sẽ rất rậm rạp làm cho không khí trong tán cây không được hưởng lưu thống, ánh nắng bị ngăn lại từ ngoài ra tán và không xuyên sâu được vào bên trong. Như vậy, tạo điều kiện cho nhiều loài sâu bệnh gây hại phát sinh phát triển. Mặt khác, những cành lá này làm tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và tích luỹ chất để tạo ra năng suất của cà chua. Vì vậy, trên mỗi cây cà chua chỉ nên giữ lại một số cảnh nhất định, và tiến hành tỉa bỏ các mầm non trước khi chúng phát triển.

Mục đích của bám ngọn, tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Cây cà chua sau khi được bấm ngọn và tỉa cành thường ít bị sâu bệnh gây hại, nhất là các loại sâu bệnh trên lá. Các hoạt động chăm sóc cây như phun chất hoá học ngăn ngừa rụng hoa, rụng quả, tỉa bớt quả, thu hoạch quả... được tiến hành dễ dàng. Cây cà chua được bấm ngọn tỉa cành có thể trồng dày hơn, làm tăng số lượng cây trên đơn vị diện tích, số quả ban đầu nhiều, năng suất tăng rõ rệt. Sau khi cắt tỉa cành, số quả ra sau trên cây cà chua giảm đi nhiều, chất dinh dưỡng được tập trung cho số quả ra đợt đầu nên quả to, khối lượng lớn, năng suất cao.

Bấm ngọn tỉa cành có lợi trên nhiều mặt. Tuy vậy, để thực hiện được có kết quả biện pháp này cần có đầu tư lớn hơn và áp dụng đúng kỹ thuật. Do đó, lượng cây trên đơn vị diện tích tăng lên, nên phải tốn nhiều cây con, công sức, vật tư phân bón tốn nhiều hơn. Mặt khác cần lưu ý là sau khi tỉa cành, bấm ngọn, quả cà chua trên cây dễ bị táp nắng, dễ bị nứt và bệnh thổi rốn quả cũng dễ phát sinh và gây hại.

Có nhiều cách bấm ngọn tỉa cành.Việc áp dụng cách nào để thích hợp với điều kiện cụ thể tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng giống cây, mục đích trồng cà chua. Có ba cách thường được áp dụng sau đây:

Tỉa cành chỉ để lại một thân mẹ

Mỗi một cây chỉ để lại 1 thân chính, còn các mầm xuất hiện ở các nách lá, khi mọc dài 3-4 cm là vật đi ngay. Công tác tỉa cành này cần được làm thường xuyên 4-5 ngày 1 lần. Sau khi trên thân chính đã có đủ chùm quả theo ý muốn (khoảng 4-5 chùm) thì tiến hành bấm ngọn để cây ngừng sinh trưởng, tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả, làm cho quả ít bị rụng mà quả lại to. Cách làm này áp dụng thích hợp cho các giống cà chua ngắn ngày.

Tỉa để 2 cành

Từ thân chính ra, để thêm 1 cành mọc từ dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. Tất cả các chồi non, các cành khác cần cắt tỉa bỏ đi. Trồng cà chua trên những diện tích lớn, người ta thường áp dụng cách này để tránh khỏi phải ươm nhiều cây con. Ở những nơi đất màu mỡ, mưa nhiều, trồng các giống cà chua dài ngày, sinh trưởng khoẻ, nếu không áp dụng phương pháp này cây dễ mọc vượt. nil

Bấm ngọn được tiến hành khi cây đã ra được 4-5 chùm quả. Người ta tính từ chùm hoa cuối cùng lên, chừa lại 1-2 lá, phần ngọn phía trên, đem bấm đi, không cho cây tiếp tục mọc lên. Bấm ngọn phải đúng lúc mới mang lại kết quả tốt, vì bấm quá sớm sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, bấm quá muộn lại làm lãng phí chất dinh dưỡng trong cây.

Tỉa lá già

Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có cành lá sum suê. Những lá ở gần gốc lần lượt vàng đi, không thể quang hợp để tạo chất dinh dưỡng cho cây. Cần tỉa bỏ những lá già mà không làm ảnh hưởng gì đến sinh trưởng của cây, trái lại còn tạo thông thoáng và làm cho cây có đầy đủ ánh sáng.

Ngăn ngừa rụng hoa, rụng quả

Trong quá trình sinh trưởng, phát dục, cây cà chua nếu gặp rét đậm hoặc quá nóng, quá ẩm, hoa sẽ không thụ tinh được. Ở các trường hợp đất kém màu mỡ, khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng hoặc bị sâu bệnh gây hại v.v... cây cà chua cũng có thể bị rụng hoa, rụng quả.

Nguyên nhân trực tiếp làm cho hoa, quả cà chua bị rụng là do trên đầu núm (rốn) quả phát sinh ra "tầng cách ly". Để ngăn ngừa hiện tượng này người ta phun chất kích thích sinh trưởng 2,4-D, chất này có tác dụng tăng thêm sức cho cây, làm cải thiện chế độ dinh dưỡng của tế bào, ngăn ngừa được hiện tượng phát sinh ra "tầng cách ly".

Phun chất 2,4 - D ngay cả khi hoa chưa thụ tinh cũng có thể kết quả được. Vì vậy, góp phần làm cho năng suất các giống cà chua ngắn ngày tăng lên và làm cho quả chín sớm hơn 7-10 ngày, tỷ lệ dường trong quả tăng, quả không có hạt hoặc có rất ít hạt do đó làm tăng giá trị của quả.

Xử lý 2,4 - D cho hoa cà chua có nhiều cách. Có thể dùng bút lông nhúng thuốc nước 2,4 - D, chấm trên đầu nhị cái 1-2 lần. có thể dựng dung dịch thuốc trong lọ miệng rộng, nhúng hoa cà chua vào cho dính thuốc rồi lấy ra ngay.

Cũng có thể dùng ống xịt thuốc loại cầm tay, cho thuốc vào rồi xịt 1 lần lên hoa. Bất cứ dùng cách nào cũng cần đợi cho hoa đã nở 1/2 rồi mới xử lý. Có như vậy mới phát huy được tác dụng của 2,4 - D.

Thông thường nồng độ 2,4 - D được sử dụng là 15-25 phần triệu. Nồng độ cao hơn không được dùng nhiều quá hoặc xử lý nhiều lần cũng không được vì dễ làm cho quả bị nứt, hình dáng quả không đẹp. 2,4-D là một chất kích thích sinh trưởng thực vật mạnh, cho nên nếu sử dụng nồng độ quá cao, thuốc có thể ức chế sinh trưởng của cây, làm huỷ hoại các quá trình sinh lý trong cây và có thể làm cây bị chết. Nếu phun bằng ống xịt cầm tay, cần tránh không phun 2,4 - D lên lá, lên chơi non, vì có thể làm cho lá quăn queo giống như bị bệnh xoăn lá do virút.

Nếu gặp trường hợp này, nên bón ngay 1-2 lần phân loãng, sau 15-20 ngày cây sẽ mọc ra lá khác, cây dần hồi phục lại và sinh trưởng bình thường. Phun thuốc 2,4 - D làm cho quả không có hạt, cho nên trồng cà chua để giống không nên xử lý hoa bằng thuốc này.

Thu hoạch

Lúc cà chua có quả chín từ 1/3 đến 1/2, cần tiến hành thu hoạch ngay. Để chín quá, quả dễ bị rụng. Trung bình sau khi trồng 2 tháng thì thu hoạch lứa đầu tiên. Sau đó, 4-5 ngày lại thu hoạch 1 lần, tiếp tục như vậy trên I tháng thì cây tàn.



Người dân ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông phấn khởi bước vào vụ thu hoạch cà chua tháng 12/2022. Ảnh: Nguyễn Tâm, nguồn Báo Lao Động
 

Trong thực tế, tuỳ theo mục đích sử dụng và yêu cầu vận chuyển đi xa hay đi gần mà người ta quyết định việc thu hoạch cà chua. Có thể có 4 thời kỳ thu hoạch cà chua như sau:

Bảo quản để cà chua chín thêm:

Quả cà chua từ khi bắt đầu hình thành cho đến khi chín có độ chua trong quả giảm dần, trong khi đó lượng đường tăng dần lên. Nếu thu hoạch quả chưa chín đầy đủ, trong khi vận chuyển đi xa hoặc để trong các khoang tàu, không thoáng gió thì tỷ lệ đường không tăng lên bao nhiêu. Ngược lại, nếu để chỗ thoáng gió thì tỷ lệ đường tăng lên.

Muốn kéo dài được thời gian cung cấp điều hoà ra thị trường, đồng thời đảm bảo được phẩm chất của quả, cần thu hoạch cà chua vào lúc chín tới. Quả chưa đỏ hẳn. Bảo quản thêm một thời gian thì màu sắc quả sẽ đều hơn quả chín trên cây, quả ít bị nứt hơn.

Sau khi thu hoạch, để cà chua chín thêm tốt nhất là bảo quản ở nhiệt độ 22-25°C, độ ẩm tương đối của không khí là 80-85%. Trong điều kiện độ ẩm quá cao, quả dễ bị thối; độ ẩm quá thấp thời gian chín bị kéo dài thêm.

Để giống:

Muốn có hạt cà chua làm giống tốt cần chọn những cây sinh trưởng khoẻ, quả chín sớm, sai quả. Sau khi chọn được cây tốt rồi chú ý theo dõi quá trình ra quả của cây. Những quả ra đầu được hình thành khi cành lá phát triển chưa thật đầy đủ, sức sống của quả chưa cao, hạt chưa máy. Các quả này nên cắt dùng vào các mục đích khác. Trên cây chừa lại các chùm quả thứ 2, thứ 3 để chọn quả lấy hạt làm giống. Đây là những chùm quả được hình thành vào thời gian cây khoẻ nhất. Quả phát triển đầy đủ nhất, hạt to và mẩy. Mỗi chùm quả nên tỉa bớt một số, chỉ chừa lại 2- 3 quả. Đợi khi quả chín đẩy đủ mới cắt xuống bổ quả ra làm 3-4 phần. Vắt lấy hạt và nước cho vào chậu men hoặc chậu sành (tránh cho vào thùng tôn vì hạt sẽ bị xám), để 5- 6 ngày cho thối rữa hết thịt quả rồi đãi lấy hạt đem phơi. Hạt cho vào nong, nia phơi nơi thoáng mát, dùng đũa đảo luôn cho chóng khô. Cũng có thể phơi ngoài nắng, nhưng dùng sàng thưa che ở trên, phơi cho đến khi hạt se lại, không còn dính vào nhau. Cho hạt vào bảo quản trong các thùng kín, dưới đáy để vôi cục để chống ẩm.

Trung bình muốn lấy 1 kg hạt giống cà chua thì phải chọn 150-200 quả.

Bài viết liên quan