Sản xuất cà chua cô đặc - GS Đường Hồng Dật
Đăng lúc: Thứ hai - 02/10/2023 15:28, Cập nhật 02/10/2023 15:28
Năm 2003, Giáo sư Đường Hồng Dật, trong cuốn Kỹ thuật trồng cà và cà chua có giới thiệu một cách rất khoa học về cách sản xuất cà chua cô đặc theo cả cách làm thủ công và cách làm công nghiệp. Qua bài viết này, không những ta có thể tự làm món cà chua cô đặc mà còn có thể biêt thêm các thông số về dinh dưỡng, độ khô của cà chua khô đặc. Ta cũng có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo khi mua các loại cà chua cô đặc trên thị trường. Công Cụ Tốt xin đăng lại bài viết của giáo sư Dật để làm tài liệu cho những ai có ý định tìm hiểu về cà chua cô đặc một cách nghiêm túc.
Cách sản xuất cà chua cô đặc trong sách của giáo sư Đường Hồng Dật xuất bản năm 2003
Cà chua cô đặc là gì ?
Từ quả cà chua có thể chế biến thành rất nhiều loại sản phẩm khác nhau: cà chua cô đặc, nước cà chua, sốt cà chua, cà chua nguyên quả đóng hộp, cà chua muối, dầm dấm, xalát, mứt cà chua v. v...
Trong điều kiện hộ gia đình của ta hiện nay, có thể chế biến các dạng sản phẩm như: cà chua cô đặc, nước cà chua, mứt cà chua. Trong đó chủ yếu là cà chua cô đặc nhằm giải quyết tình trạng có nhiều cà chua trong thời gian chính vụ, tạo thành dạng sản phẩm có thể bảo quản dài ngày (hàng năm) để sử dụng vào thời kỳ trái vụ khi cà chua khan hiếm dùng trong bữa ăn hàng ngày hoặc chuyển thành hàng hoá đưa bán trên thị trường.Cà chua cô đặc là một loại bột nhão đặc được làm bằng cách nấu cà chua trong vài giờ để giảm hàm lượng nước, sau đó lọc bỏ hạt và vỏ (một số trường hợp giữ lại vỏ). Chất lỏng thu được sau đó được nấu lại để tạo thành chất cô đặc đậm đặc. Cà chua cô đặc là một trong những sản phẩm chính của công nghiệp đồ hộp rau quả. Cà chua cô đặc được sử dụng như một bán chế phẩm dùng để sản xuất một số dạng đồ hộp như rau, quả, thịt cá và dùng để nấu các món ăn trong gia đình.
Chúng tôi thấy cà chua cô đặc là món khá phổ biến trên thế giới và có mặt ở nhiều quốc gia. Cách làm cô đặc phần lớn là nấu. Cũng có cách làm bột khô bằng cách phơi. Các cô đặc cà chua chính là một trong những cách chế biến cà chua để dùng dần lâu dài.
Phân loại cà chua cô đặc theo độ khô
Sản xuất cà chua cô đặc bằng cách cô đặc thịt quả cà chua theo các mức độ đặc loãng khác nhau, sau khi đã loại bỏ vỏ, hạt và đã nghiền nhỏ. Cà chua cô đặc thường được phân loại theo độ khô thành phẩm. Có các loại như sau:Pure cà chua
Pure (tiếng Pháp Purée de tomates ) cà chua có độ khô 12; 15 và 20%.Một bát pu rê cà chua
Cà chua xay nhuyễn có thể được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau, chẳng hạn như nước sốt mì ống, súp và món hầm. Nó cũng có thể được sử dụng làm nước sốt pizza hoặc làm lớp nền cho sốt cà chua.
Cà chua cô đặc vừa
Cà chua cô đặc vừa có độ khô 30; 35 và 40%.Cà chua cô đặc cao độ
Cà chua cô đặc cao độ có độ khô 50-70% ( Còn gọi là Tomato paste )Một thìa cà chua cô đặc cao độ vẫn giữ được hình dạng khi múc ra
Cà chua cô đặc được sử dụng như một chất tạo hương vị trong nhiều món ăn, bao gồm súp, món hầm và nước sốt. Cà chua cô đặc cao độ cũng là một thành phần phổ biến trong nước sốt pizza và mì ống, giúp tăng thêm hương vị đậm đà, thơm ngon và giúp làm đặc nước sốt.
Bột cà chua
Bột cà chua (Dried tomato powder) có độ khô 88-95%.Bột cà chua có thể dùng làm gia vị, gia vị tạo mầu trang trí, đồng thời làm nguyên liệu để chế biến các chế phẩm cà chua dạng lỏng như bột cà chua và nước sốt cà chua. Nó được làm bằng cách sấy khô cà chua và sau đó nghiền chúng thành bột mịn. Thông thường, vỏ cà chua, không có phần bên trong giòn và hạt, được dùng để làm bột cà chua. Ở dạng bột, bột cà chua mang lại hương vị cà chua nguyên chất, với tất cả độ axit phức tạp, tươi sáng mà bạn mong đợi từ cà chua nhưng tập trung ở dạng bột. Nó giống như bản chất của cà chua. Khi được hoàn nguyên, nó sẽ có hương vị giống như bột cà chua hoặc nước sốt cà chua. Bạn có thể sử dụng nó như một loại gia vị hoặc gia vị để thêm vào mọi thứ từ nước sốt đến rau, cơm, thịt và cá. Được thêm vào súp, nó mang lại hương vị cà chua đậm đà, đậm đà. Bột cà chua khá là tuyệt vời khi được rắc lên bỏng ngô hoặc ngô quả. Bạn cũng có thể sử dụng bột cà chua như một loại bột cà chua ăn liền, điều này chắc chắn sẽ rất hữu ích khi một công thức yêu cầu một lượng nhỏ bột cà chua, chẳng hạn như 1 muỗng canh, để lại cho bạn hầu hết hộp, chắc chắn sẽ bị mốc trong tủ lạnh. Thay vào đó, bạn chỉ cần trộn bột cà chua với nước nóng theo tỷ lệ bằng nhau để có được lượng bột cà chua bạn cần. Ví dụ, để làm 1/4 cốc bột cà chua, bạn phải kết hợp 2 thìa bột cà chua và 2 thìa nước nóng. Bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ để làm cho miếng dán của bạn dày hơn hoặc mỏng hơn. Bạn thậm chí có thể làm nước sốt cà chua, nước ép cà chua hoặc súp cà chua theo cách tương tự.
Ở nước ta đã sản xuất cà chua cô đặc ở độ khô 28% đóng vào hộp sắt ở các nhà máy đồ hộp.
Cà chua cô đặc Bà Bếp, một trong các thương hiệu cà chua cô đặc đóng hộp sắt ở nước ta
Sản xuất cà chua cô đặc theo phương pháp thủ công
Trong các gia đình nông dân cũng đã có kinh nghiệm cô đặc cà chua đóng vào chai lọ, trên có đổ 1 lớp dầu hoặc mỡ. Loại cô đặc này thường không cất giữ được lâu vì nắp đậy không kín hoàn toàn.Phương pháp thủ công làm cà chua cô đặc được tiến hành theo quy trình sau:
Quy trình sản xuất cà chua cô đặc thủ công, Ảnh đồ họa Đường Hồng Dật
Chọn quả cà chua nguyên liệu
Chọn những quả cà chua chín, vỏ đỏ đều, thành quả dày, nhiều bột, nhiều thịt quả. Loại bỏ những quả dập nát, úng thổi, mốc meo. Có thể sử dụng những quả tận dụng bằng cách cắt bỏ những chỗ bầm dập, vết rám hoặc phớt xanh.Rửa sạch cà chua nguyên liệu
Nhổ bỏ núm quả. Rửa nhẹ nhàng trong chậu nước sạch, sau đó tráng lại, để ráo nước.Đồ chín
Cho cà chua vào chõ đồ như đồ xôi, hoặc cho vào xoong với một ít nước, đun sôi cho cà chua chín. Khi đun nóng, chất protopectin chuyển thành pectin hoà tan, nên thịt quả dễ tách khỏi vỏ, khi chà xát sẽ tăng được tỷ lệ bột thịt quả. Đun nóng còn tiêu diệt được men và vi sinh vật, giữ được nhiều chất pectin có tác dụng keo hoa, làm cho sản phẩm đồng nhất không phân lớp.Chà mịn
Cà chua đã đồ chín đem chà xát trên ra sạch. Lấy muối chà xát mạnh cho bột cà chua càng nhỏ mịn càng tốt vì bột càng mịn cô đặc càng nhanh. Phần còn lại trên ra là hạt và vỏ. Đó là các phế liệu. Phần lọt xuống dưới rá là bột thịt quả được đem đi cô đặc.Cô đặc
Cô đặc cách thuỷ là tốt nhất nhưng lâu, tốn nhiều nhiên liệu. Cho nên, có thể cô đặc trực tiếp trên bếp lửa, bếp dầu hoặc bếp than. Cần quấy đảo luôn tay nhằm mục đích truyền nhiệt đều, hỗn dịch thoát hơi nước nhanh, cà chua không bị khê cháy. Thời gian cô đặc càng nhanh, màu sắc càng đẹp. Tuỳ theo khả năng dụng cụ chứa đựng có thể cô đặc đến độ khô 12 hoặc 15% tức là chỉ còn bằng 1/3 hoặc 1/4 lượng dịch cà chua so với ban đầu.Đóng chai
Loại có độ khô 12% nên đóng vào chai, vì dễ dốc ra hơn. Loại có độ khô 15% đóng vào lọ thuỷ tinh miệng rộng, nắp vặn để khi cần dễ lấy sản phẩm ra.Chai thuỷ tinh để đóng cà chua cô đặc có thể là loại 0,25 lít, 0.5lít, 0,65lít v.v... Điều cần có là miệng bằng phẳng để nắp được đậy kín. Nắp sắt sơn vecni, có đệm bên trong. Lọ thuỷ tinh miệng rộng nắp vặn cần có doăng liền. Bao bì cần được cọ rửa sạch sẽ cả bên trong lẫn bên ngoài bằng chổi lông và xà phòng. Sau đó tráng lại thật sạch. Úp để ráo nước. Nắp chai, nắp lọ và đệm đều cần được rửa sach.
Cà chua rót vào chai và lọ phải ở trong trạng thái nóng 85-90°C, nghĩa là phải lấy từ trên bếp nhỏ lửa. Rót đầy, cách miệng khoảng 0,5-1,0 cm, tránh dây lên miệng chai. Sau khi rót đầy cà chua cô đặc cần nhanh chóng ghép nắp Ngay. Chai phải ghép nắp bằng dụng cụ dập nắp. Lọ miệng rộng cần xoáy nắp bằng tay thật chặt. Mối ghép nắp cần phải kín hoàn toàn mới bảo quản sản phẩm được lâu.
Thanh trùng được tiến hành trong nước nóng có nhiệt độ 85"C với thời gian 30-60 phút, tuỳ theo cỡ bao bì to nhỏ khác nhau.
Sản xuất cà chua cô đặc bằng máy
Trong quy trình sản xuất cà chua cô đặc, có thể sử dụng máy móc ở một số khâu, được tiến hành như sau:Quy trình sản xuất cà chua cô đặc bằng máy
Cần đun nước nóng đến 60-70°C mới cho chai lọ vào. Sau đó nâng nhiệt lên 85"C, giữ nhiệt độ này ở thời gian cần thiết. Khi hết thời gian diệt trùng, thì tắt bếp, bê cả xoong ra, làm lạnh một cách từ từ bằng cách cho nước lạnh chảy vào xoong từng ít một. Nếu làm lạnh đột ngột chai, lọ dễ bị nứt vỡ.
Khi sản phẩm nguội đến nhiệt độ khoảng 40-50°C thì vớt ra, lau khô sạch và xếp vào chỗ cao ráo, thoáng mát để bảo quản. Sản phẩm có thể bảo quản được khá lâu, đến hàng năm, nếu khâu chế biến làm đúng các yêu cầu kỹ thuật.
Sau 15 ngày bảo quản, nếu sản phẩm bình thường, không có các biểu hiện khác thường thì có thể đem ra thị trường bán như một loại hàng hoá thực phẩm.
Sản phẩm chỉ bảo quản được ở dạng kín nắp. Nếu đã mở nắp để không khí lọt vào thì cần phải sử dụng ngay trong vòng 3-5 ngày trước khi sản phẩm bị men, mốc làm hỏng.
So với phương pháp thủ công, cách này sử dụng thêm 2 máy là máy xé tơi (máy xay sinh tố) và máy xát mịn (hiện đang có bán trên thị trường). Máy xé tơi làm nhỏ nguyên liệu trước khi đun nóng tạo điều kiện để đun nóng được tốt hơn và khi xát trên rá để tách vỏ và hạt được dễ dàng hơn, phế liệu vỏ và hạt ít hơn. Máy xát mịn làm cho bột thịt quả mịn màng, cô đặc nhanh hơn, màu sắc, trạng thái sản phẩm đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Các khâu còn lại làm giống như phương pháp thủ công.
Phương pháp thủ công đơn giản, dễ áp dụng, không tổn kém cho đầu tư ban đầu, nhưng chất lượng sản phẩm kém hon.
Nếu muốn sản xuất với quy mô lớn, khoảng 100 kg sản phẩm trở lên mỗi ngày và cần chất lượng sản phẩm đồng nhất, đúng tiêu chuẩn, nên trang bị một số công cụ chế biến thích hợp và đảm bảo các điều kiện vệ sinh công nghiệp.
Các thương hiệu cà chua cô đặc công nghiệp ở nước ta
- Cô Cà Chua: Công ty Cổ Phần Phát Triển Thảo Mộc Xanh sở hữu nhãn hàng này. Cô Cà Chua sử dụng công nghệ sinh học để sản xuất sản phẩm của mình.
- Cà chua Jimei Vn: Công ty này nghiên cứu công nghệ cô đặc cà chua nước sốt và cà chua cô đặc nguyên chất với công nghệ bay hơi Italia.
- Cà chua cô đặc Đức Phúc: Công ty TNHH Đức Phúc sản xuất cà chua cô đặc với nhiều loại đóng gói khác nhau
- Cà chua cô đặc Ông Chà Và
- Cà chua cô đặc Bà Bếp
Các món ngon có sử dụng cà chua cô đặc
Cà chua cô đặc là một nguyên liệu phổ biến trong nhiều món ăn, đặc biệt là các món ăn Ý. Dưới đây là một số món ăn ngon có thể được làm với cà chua cô đặc:- Sốt cà chua thịt bằm: Món ăn này sử dụng cà chua cô đặc để tạo ra một sốt cà chua đậm đà, kết hợp với thịt bằm và phô mai để tạo ra một lớp sốt ngon trên mặt của món Lasagna.
- Canh trứng cà chua: Món canh này là một món ăn đơn giản và dễ làm, sử dụng cà chua cô đặc để tạo ra một nồi canh đậm đà và thơm ngon. Cá nhân tôi thường nấu canh trứng cà chua tươi nhưng vào ngày không đi chợ được thì có thể thử nhé.
- Bắp cải cuộn thịt sốt cà: Món ăn này sử dụng cà chua cô đặc để tạo ra một sốt cà chua đậm đà, kết hợp với bắp cải và thịt để tạo ra một món ăn ngon miệng
- Súp lơ xào cà chua: Món ăn này sử dụng cà chua cô đặc để tạo ra một sốt cà chua đậm đà, kết hợp với lơ xào để tạo ra một món súp ngon miệng.
- Cá sốt cà: Món ăn này sử dụng cà chua cô đặc để tạo ra một sốt cà chua đậm đà, kết hợp với cá để tạo ra một món ăn ngon miệng
Tác giả bài viết
Đường Hồng Dật
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề kỹ thuật trồng cây họ cà để biết rộng hơn ◕‿◕
Chuyên mục hướng dẫn kỹ thuật trồng cây họ cà bởi các chuyên gia, các nhà nông nghiệp. Tại chuyên mục này bạn có thể học cách phân loại cây họ cà cho đến cách chăm sóc và thu hoạch của từng loại cà cụ thể như cà pháo, cà tím, cà chua, cà độc dược cho đến các giống cà đặc biệt khác trên thế giới. Chuyên trang này gồm rất nhiều bài viết cho nhiều cấp độ người đọc, từ người mới bắt đầu canh tác cây họ cà cho đến sinh viên và các nhà nghiên cứu về cây họ cà.
-
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống cà chua TN386 tại Lạng Sơn
Giới thiệu luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Khoa học cây trồng với đề tài: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống cà chua TN386 tại Lạng Sơn, do tác giả Nguyễn Tuấn Dũng tiến hành nghiên cứu dưới sự dẫn dắt của Tiến Sỹ Nguyễn Thị Mão năm 2014.
-
Kỹ thuật trồng trọt cà chua - GS Đường Hồng Dật
Bài viết này được trích từ mục 3 phần 2 trong cuốn sách kỹ thuật trồng cà và cà chua của Giáo sư Đường Hồng Dật và chúng tôi bổ xung ảnh minh họa bài viết. Mặc dù kỹ thuật trồng trọt cà chua của Giáo sư Dật không đi vào cụ thể một giống cà chua nào nhưng nó rất đầy đủ về mặt đại cương. Để trồng một loại cà chua nhất định, chúng ta dựa trên các kiến thức này và bổ xung kiến thức khí hậu, thổ nhưỡng vùng canh tác cũng như các tính chất riêng của giống cà chua đó thì mới hiệu quả.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về nghề trồng trọt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp công cụ trồng trọt chuyên nghiệp hiệu năng cao
-
Tính toán nhiệt trong thiết kế thiết bị cô đặc cà chua 3 nồi hơi công suất 500kg/giờ
Trong bài viết này, tác giả giới thiệu khá rõ ràng về sản phẩm cà chua cô đặc, bao bì đóng hộp sắt của cà chua cô đặc. Sau đó đưa ra bài toán thiết kế thiết bị cô đặc cà chua với 3 nồi hơi liên tục. Đây là một bài tính toán khá chi tiết, các bạn sinh viên đang học ngành công nghệ thực phẩm, môn thiết bị trong công nghệ thực phẩm có thể tham khảo.
-
Phòng trừ sâu bệnh hại cà chua - Giáo sư Đường Hồng Dật
Trong bài viết này, GS Đường Hồng Dật sẽ giới thiệu cho chúng ta biết một số loại sâu cà chua phổ biến và một số bệnh thường thấy trên cây cà chua. Mặc dù tài liệu này được xuất bản từ năm 2003 nhưng nó vẫn còn những giá trị học thuật trong ứng dụng thực tiễn để phòng trừ sâu bệnh trên cây cà chua. Tài liệu có thể dùng tham khảo cho sinh viên ngành nông học và bà con nông dân đang chuyên canh cà chua tham khảo.